Tuần 12:
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUẦN
CHỦ ĐIỂM: "KÍNH YÊU THẦY GIÁO, CÔ GIÁO"
I. Mục tiêu:
- Lớp 3 trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần 11của toàn khu.
- Nắm được kế hoạch hoạt động học tập sinh hoạt trong tuần 12:
+ Thực hiện giảng dạy chương trình tuần 12.
+ Học bài và làm bài trớc khi đến lớp.
+ Tăng cường phụ đạo HS yếu.
+ Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
+ HS đi học đầy đủ, đúng giờ.
+ Tập văn nghệ chuẩn bị chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
Tuần 12: Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011 Tiết 1: hoạt động đầu tuần CHủ ĐIểM: "KíNH YÊU THầY GIáO, CÔ GIáO" I. Mục tiêu: - Lớp 3 trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần 11của toàn khu. - Nắm được kế hoạch hoạt động học tập sinh hoạt trong tuần 12: + Thực hiện giảng dạy chương trình tuần 12. + Học bài và làm bài trớc khi đến lớp. + Tăng cường phụ đạo HS yếu. + Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp. + HS đi học đầy đủ, đúng giờ. + Tập văn nghệ chuẩn bị chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. II.Thời gian, đối tượng: - 7 giờ 30 tại khu Trung Tâm. - HS cả khu. III. Chuẩn bị: - HS lớp trực tuần kê bàn ghế. IV. Tiến hành hoạt động: * Phần lễ: - Chào cờ. - Triển khai các nội dung chủ yếu. * Phần hội: - Lớp tham gia tiết mục văn nghệ: bài hát Bông hồng tặng cô. V. Kết thúc hoạt động: - Nhận xét tiết học .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 2+ 3: Tập đọc Tiết 34+35: Sự tích cây vú sữa I. Mục đích - yêu cầu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy. - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con. (trả lời được CH1,2,3,4). - Giáo dục học sinh tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài đọc sách giáo khoa. Tranh (hoặc ảnh) chụp cây hoặc quả vú sữa. - DK: Nhóm 2, cá nhân, cả lớp. III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 A /Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc bài "Cây xoài của ông em" Vì sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông? B /Bài mới. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc. Học sinh xem tranh minh hoạ chủ điểm cha, mẹ và tranh minh hoạ bài đọc "Cây vú sữa". Luyện đọc 1/ GV đọc mẫu toàn bài. 2/ GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu. GV rèn phát âm cho HS. b. Đọc từng đoạn trước lớp. GV treo bảng phụ hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi và giọng đọc. GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ: + Mỏi mắt chờ mong. + Trổ ra. + Xoà cành. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. Thi đọc giữa các nhóm. GV nhận xét và bình điểm cho các nhóm Tiết 2 3/Hướng dẫn tìm hiểu bài. Tổ chức cho học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. Câu hỏi 1: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? Câu hỏi 2: Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường về nhà? Trở về nhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì? Câu hỏi 3: Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào? Thứ quả ở cây này có gì lạ? * Em có yêu thương mẹ không? Để vui lồng em cần làm gì? Câu hỏi 4: Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ? 4. Luyện đọc lại: GV đọc mẫu - HD đọc. GV nhận xét các nhóm đọc. C/ Củng cố dặn dò. - Câu chuyện này nói lên điều gì? - Nhận xét chung giờ học. Hai HS đọc bài. Học sinh trả lời Học sinh khác nhận xét - đánh giá HS quan sát tranh SGK. HS chú ý lắng nghe. - HS nối tiếp đọc từng câu + luyện p.âm Khắp nơi, tán lá, kỳ lạ thay. - HS đọc từng đoạn trước lớp Hai HS đọc. - Chờ đợi, mong mỏi quá lâu. - Nhô ra, mọc ra. - Xoà rộng cành để bao bọc. - Học sinh đọc nhóm 2. - Các nhóm thi đọc. Học sinh đọc thầm - trả lời câu hỏi Một em đọc câu hỏi 1. - Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi. HS đọc đoạn đầu đoạn 2. - Đi la cà khắp nơi cậu vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ và trở về nhà. - Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. HS đọc phần còn lại của câu hỏi 3. - Từ các cành lá những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây rồi hoa rụng quả xuất hiện. - Lớn nhanh, da căng mịm, mầu xanh óng ánh tự rơi vào lòng cậu bé. Khi môi cậu vừa chạm vào bỗng xuất hiện một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ. - Học sinh trả lời. HS đọc thầm đoạn 3. - Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xoà cành như tay mẹ âu yếm vỗ về. Các nhóm HS thi đọc. - Nói lên tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con. .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 4: Toán Tiết 56: Tìm số bị trừ I/ Mục tiêu: - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x - a = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần vào kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ). - Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó. - Giáo dục học sinh ý thức học. II/ Đồ dùng dạy - học. - Một tấm thẻ có 10 ô vuông. - DK: nhóm, cá nhân, cả lớp. III/ Các hoạt động dạy - học. 1/ Kiểm tra đầu giờ. - YC hs nêu lại quy tắc tìm 1 số hạng trong 1 tổng. GV - HS đánh giá cho điểm 2/ Bài mới. - Giới thiệu bài. Gv gắn 10 ô vuông lên bảng Có mấy ô vuông? - GV dùng kéo cắt rời 4ô vuông hỏi HS còn bao nhiêu ô vuông? - Nêu phép tính - Nêu tên gọi của các số trong phép tính? - Nếu Số bị trừ là số chưa biết(x) thì làm thế nào để tìm Số bị trừ? 3/Thực hành: Bài 1: Tìm x -Muốn tìm x ta làm thế nào?(lấy hiệu số cộng với số trừ) Bài 2: Bài yêu cầu gì? - Muốn tìm SBT ta làm thế nào? Bài 4: a, Vẽ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD. b, Đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại một điểm. Hãy ghi tên điểm đó. 4/Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - HS nhắc lại. - HS quan sát - Có 10 ô vuông - Còn 6 ô vuông 10 - 4 = 6 SBT ST H 10 - 4 = 6 10 = 6 + 4 x - 4 = 6 x = 6 + 4 x = 10 Lấy hiệu cộng với số trừ - 1em đọc y/c của đề x là số bị trừ a) x- 8 = 4 b) x - 9 = 18 x = 8 + 4 x = 18 + 9 x =12 x = 27 d) x - 8 = 24 e) x - 7 = 21 x = 24 + 8 x = 21 + 7 x = 32 x = 28 -Viết số thích hợp vào ô trống -Tìm số bị trừ lấy hiệu cộng với số trừ Số bị trừ 11 21 49 Số trừ 4 12 34 Hiệu 7 9 15 HS làm bài tập cá nhân HS nhận xét - chữa bài .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Chiều: Tiết 1: Đạo đức Tiết 12: Quan tâm, giúp đỡ bạn (tiết 1) I/ Mục tiêu - Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II/ Đồ dùng dạy học. - Câu truyện trong giờ ra chơi. III/ Các hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ Kiểm tra đầu giờ. B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Nghe kể chuyên trong giờ ra chơi. a/GV kể chuyện: Trong giờ ra chơi - GV yêu cầu HS thảo luận. - Các bạn lớp 2A đã làm gì khi bạn Cường ngã? - Các em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A không? Vì sao? Hoạt động 2: Việc làm nào là đúng. - Cho HS quan sát tranh. - Chỉ ra những hành vi nào là quan tâm giúp đỡ bạn. Kết luận:Vui vẻ chan hoà với bạn bè ,sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập ,trong cuộc sống Hoạt động 3 Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn? - GVphát phiếu -Hãy đánh dấu (+) vào ô trống trước những lý do, quan tâm giúp đỡ bạn mà em tán thành. Kết luận: - Quan tâm giúp đỡ bạn bè là việc làm của mỗi học sinh. - Quan tâm tới bạn bè là em mang lại niềm vui cho bạn. 3/ Củng cố - dặn dò. - Em đã làm được những việc gì giúp đỡ cho bạn? - Giáo viên nhận xét giờ học. -HS chú ý lắng nghe -HS chú ý lắng nghe -HS thảo luận - Các bạn đỡ bạn dậy - Có, vì đó là sự biểu hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn - HS quan sát bộ tranh 7 tờ - HS nêu -HS làm việc trên phiếu học tập sau đó bày tỏ ý kiến và nêu lý do. - Học sinh nêu - Học sinh khác bổ sung .............................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 2: Tập đọc Ôn luyện I/ Mục đích. - Học sinh đọc diễn cảm các bài tập đọc "Sự tích cây vú sữa" - Đọc đúng các tiếng, từ khó phát âm, biết ngắt nghỉ đúng dấu câu. - Giáo dục học sinh yêu quý kính trọng mẹ. II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra đầu giờ. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2/ Bài ôn. a. Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học b. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc. - Giáo viên đọc mẫu. - Đọc từng câu. GV ghi lên bảng những từ hs đọc sai cho phát âm lại cho đúng. - Đọc đoạn trước lớp. GV giảng cho học sinh nghe một số từ khó hiểu - Đọc đoạn trong nhóm. GV quan sát uốn nắn * Giáo viên hướng dẫn học sinh yếu đọc - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp - Đọc diễn cảm toàn bài. 3/ Củng cố - dặn dò. ? Em hãy nêu nội dung chính của bài. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh lắng nghe - Học sinh nghe - Học sinh đọc tiếp sức câu Luyện phát âm - Học sinh đọc tiếp sức đoạn - Học sinh đọc nhóm 2 - Học sinh yếu đọc dưới sự hướng dẫn của giáo viên * Học sinh yếu đọc đúng được một đoạn - Học sinh thi đọc - Nhóm khác nhận xét cho điểm - 2- 3 học sinh đọc diễn cảm toàn bài. - Học sinh nêu ............................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3: Toán ôn luyện I/ Mục tiêu: - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x - a = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bẵng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần vào kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ). - Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đạt tên điểm đó. - Giáo dục học sinh ý thức học. II/ Các hoạt động dạy - học. 1/ Kiểm tra đầu giờ. 2/ Bài ôn. - Giới thiệu bài. Bài 1: Tìm x -Muốn tìm x ta làm thế nào? ... nhiêu quyển vở ta làm ntn? 3/ Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. - HS tự nhẩm kết quả - HS đọc kết quả của các phép tính - HS làm bài vào bảng con học sinh lên bảng. -1 h/s đọc đề bài - Thực hiện phép tính trừ Bài giải Số quyển vở còn lại là : 73- 48 = 15 ( quyển ) Đáp số : 15 quyển .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 2: Luyện từ và câu ôn luyện I/ Mục đích - yêu cầu. - Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu (BT1, BT2); nói được 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh (BT3). - Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu (BT3- chọn 2 trong số 3 câu). - Giáo dục học sinh ý thức học. II/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ Kiểm tra bài cũ. B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: 2/HD làm bài tập. Bài1: Ghép các tiếng sau thành những từ có 2 tiếng: Yêu, thương, quý, mến, kính. GV cùng học sinh chữa bài. Bài 2: ? Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh? a) Cháu ... ông bà. b) Con ... bố mẹ. c) Em ... anh chị. Bài3: -Nhìn tranh nói 2-3 câu về hoạt động cuả mẹ và con. Người mẹ đang làm gì? Bạn gái đang làm gì? Em bé đang làm gì? Thái độ của từng người trong tranh như thế nào? Bài tập 4 (viết ) - Các từ giống nhau trong câu giữa các bộ phận đó đặt dấu phấy. - GV nhận xét. C/ Củng cố - dặn dò. - Giáo nhận xét giờ học. -1 emđọc yêu cầu của bài -HS làm bài Yêu mến, quý mến. Thương yêu, thương mến, mến thương, kính yêu, yêu quý.. +1 HS đọc yêu cầu của đề bài. HS làm bài. HS đọc trước lớp a) Cháu yêu quý ông bà. b) Con yêu thương bố mẹ. c) Em yêu mến anh chị. -1 HS đọc yêu cầu của bài HS thảo luận nhóm 2 Mẹ đang ôm bé trong lòng. Bạn đưa vở được điểm 10 cho mẹ xem. Em bé đang ngủ trong lòng mẹ. 1 tay mẹ ôm bé vào lòng, 1 tay mẹ cầm quyển vở của bạn. Mẹ khen (Con gái mẹ học giỏi lắm) cả hai mẹ con đều rất vui. -1 em đọc yêu cầu cảu bài. HS làm bài vào VBT. Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng. Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn. Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 3: Sinh hoạt sao Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011 Tiết 1: Toán Tiết 60: Luyện tập I/ Mục tiêu. - Thuộc bảng 13 trừ đi một số. - Thực hiện được phép trừ dạng 33 - 5; 53 - 15. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15. II/Đồ dùng dạy - học. - Bảng nhóm. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/Kiểm tra đầu giờ. - Giáo viên ghi phép tính lên bảng - GV nhận xét, ghi điểm. 2/ Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn thực hành: Bài 1: Tính nhẩm. Bài 2: Đặt tính rồi tính Nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. Bài 4: HD h/s tóm tắt và giải toán - Muốn biết còn bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào? 4/ Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học HS nêu HS làm bài vào bảng con x + 6 = 33 x = 33 - 6 x = 27 HS tự nhẩm kết quả HS đọc kết quả của các phép tính 13 - 4 = 9 13 - 6 = 7 13 - 8 = 5 13 - 5 = 8 13 - 7 = 6 13 - 9 = 4 - HS làm bài vào bảng con học sinh lên bảng. 1 h/s đọc đề bài - Thực hiện phép tính trừ Bài giải Số quyển vở còn lại là : 73- 48 = 15 ( quyển ) Đáp số : 15 quyển .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 2: Chính tả (tập chép) Tiết 24: Mẹ I/ Mục đích - yêu cầu. - Chép lại chính xác bài chính tả; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm đúng BT2, BT (3) a/b. - Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận trong khi viết. II/ Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết bài tập chép. - Viết nội dung BT 2. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết bảng con. - GV nhận xét - đánh giá. B/ Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn tập chép: a. HD chuẩn bị: - GV đọc bài chép trên bảng lớp. - Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào? - Đếm và nhận xét số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả. - Cách viết các chữ ở mỗi dòng thơ như thế nào? - Viết bảng con b. HS chép bài vào vở 3/HD h/s làm bài tập: Bài 2: Điền vào chỗ trống iê, yê, ya? - GV nhận xét chữa bài Bài 3: Tìm những tiếng bắt đầu bằng r, gi C/ Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. HS viết BC Con nghé - người cha - 1 em đọc lại bài - Những ngôi sao trên bầu trời, ngọn gió mát - Bài thơ viết theo thể thơ lục bát 6 / 8 - Viết hoa chữ cái đầu câu - quạt, giấc tròn - HS chép bài vào vở - 1 em đọc y/c của bài Cả lớp làm bài vào phiếu BT Đêm đã khuya. Bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kêu kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con. - HS làm bài vào bảng con Rồi, ru Gió, giấc .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 3: Tập làm văn Tiết 12: Gọi điện I/ Mục đích - yêu cầu. - Đọc hiểu bài Gọi điện, biết một số thao tác gọi điện thoại; trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại (BT1). - Viết được 3, 4 câu trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung nêu ở BT (2). - Giáo dục học sinh ý thức học. II/ Đồ dùng dạy - học: - Máy điện thoại, máy thật hoặc đồ chơi. - HT nhóm 2 ,cá nhân, cả lớp. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ Kiểm tra đầu giờ. - Đọc bức thư ngắn''Thăm hỏi ông bà''. - GV nhận xét đánh giá. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn làm bài tập Bài1: (miệng). a/ Sắp xếp lại thứ tự các việc phải làm khi gọi điện. b/ Em hiểu các tín hiệu sau nói điều gì? c/ Nếu bố mẹ của bạn em cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn như thế nào? Bài2 (viết). -Bạn gọi điện cho em nói về chuyện gì? Bạn sẽ nói với em như thế nào? Em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi em sẽ nói như thế nào? Trình bày đúng lời đối thoại. 3/ Củng cố - dặn dò. - Nhắc lại một số việc khi gọi điện. - 2 HS đọc - 2 HS đọc bài gọi điện Cả lớp đọc thầm. 1. Tìm số máy của bạn trong sổ 2. Nhấc ống lên 3. Nhấn số. -Tút ngắn liên tục. Máy đang bận, (người ở đầu dây bên kia đang nói chuyện). -Tút dài ngắt quãng: Chưa có ai nhấc máy. HS nêu miệng. - Chào hỏi bố mẹ của bạn và tự giới thiệu tên, quan hệ thế nào với người nói chuyện. - Xin phép bố mẹ của bạn - Cảm ơn bố mẹ của bạn 1 HS đọc yêu cầu Đọc tình huống a. Rủ em đến thăm 1 bạn trong lớp bị ốm: Hoàn đấy à, mình là Tâm đây, bạn Hà bị ốm đấy, bạn có cùng đi với mình đến thăm Hà được không. - Đúng 5 giờ chiều nay mình sẽ đến nhà Tâm rồi cùng đi nhé. HS viết bài vào vở. 4-5 HS khá đọc bài. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 4: Thủ công Tiết 12: Ôn tập chủ đề gấp hình I/ Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học. - Gấp được ít nhất 1 hình để làm đồ chơi. II/ Chuẩn bị: - Mẫu 1 số hình đã học.. - Qui trình gấp 1 số hình đã học. - Giấy để HD gấp. III/ Các hoạt động dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra đồ dùng của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài ôn: - Kể tên các bài đã - Nêu lại quy trình các bước gấp của từng bài đã học 2. Thực hành: - Cho HS gấp lại các bài đã học - GV quan sát hướng dẫn một số em con lúng túng. - YC HS trưng bày sản phẩm. - Nhận xét về tinh thần, thái độ kết quả học tập của học sinh. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị cho giờ học sau. -HS chuẩn bị đồ dùng. - Gấp tên lửa - Gấp máy bay phản lực - Gấp máy bay đuôi rời - Gấp thuyền phẳng đáy không mui - Gấp thuyền phẳng đáy có mui - HS thực hành. - Các tổ trưng bày sản phẩm - HS nhận xét bài của các tổ. Khen các nhóm làm tốt. - HS lắng nghe. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 5: hoạt động cuối tuần I. Mục tiêu: - HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua. - Đề ra phương hướng tuần 13. II.Thời gian: - 10 giờ 30 phút. III. Đối tượng: - HS lớp 2a: 19 HS V.Nội dung: 1. Nhận xét chung: *Ưu điểm: - Đi học đúng giờ, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần. - Trong lớp chú ý nghe giảng. Có ý thức xây dựng bài. - Trực nhật vệ sinh lớp học và khu vực sạch sẽ, tự giác. - Thực hiện tốt các hoạt động đầu giờ và hoạt động giữa giờ. - Một số HS có sự tiến bộ: Bính, Mới. - Có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập. -Thực hiện tốt mọi nội quy, nền nếp của trường, của lớp đề ra. - Một số em có ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp: *Tồn tại: - Một số em chưa có y thức trong học tập: .................................................... - Một số HS còn hay nghỉ học và đi học muộn. - Một số HS chưa có ý thức giữ VSCĐ. 2. Thực hiện chủ điểm:"Kính yêu thầy giáo, cô giáo". 3. Phương hướng tuần 12. - Trồng và chăm sóc cây, hoa. - Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Tập văn nghệ chuẩn bị ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tài liệu đính kèm: