Tham luận: Bồi dưỡng năng lực quản lí cho tổ khối trưởng chuyên môn ở Trường TH Tân Phước B

Tham luận: Bồi dưỡng năng lực quản lí cho tổ khối trưởng chuyên môn ở Trường TH Tân Phước B

Trường Tiểu học Tân Phước B được tách ra từ Trường Tiểu học Tân Phước vào đầu năm học 2009-2010, là một trường vùng sâu, vùng xa của huyện Đồng Phú. Trường có 2 điểm trường đóng trên địa bàn xã Tân Phước (một xã vừa thoát khỏi nhóm xã có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ). Điểm lẻ của trường khá xa điểm chính, đường xá đi lại xấu. Học sinh dân tộc thiểu số chiếm gần 30%, chủ yếu là dân tộc Khơ me.

Năm học 2009 – 2010 trường có 15 lớp với 385 học sinh/ 174 nữ. Được chia thành 4 tổ khối: Tổ khối 1; Tổ khối 2+3; Tổ khối 4 và Tổ khối 5.

 

doc 19 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1340Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận: Bồi dưỡng năng lực quản lí cho tổ khối trưởng chuyên môn ở Trường TH Tân Phước B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUAÄN: 
BOÀI DÖÔÕNG NAÊNG LÖÏC QUAÛN LÍ CHO TOÅ KHOÁI TRÖÔÛNG CHUYEÂN MOÂN ÔÛ TRÖÔØNG TH TAÂN PHÖÔÙC B
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG:
Trường Tiểu học Tân Phước B được tách ra từ Trường Tiểu học Tân Phước vào đầu năm học 2009-2010, là một trường vùng sâu, vùng xa của huyện Đồng Phú. Trường có 2 điểm trường đóng trên địa bàn xã Tân Phước (một xã vừa thoát khỏi nhóm xã có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ). Điểm lẻ của trường khá xa điểm chính, đường xá đi lại xấu. Học sinh dân tộc thiểu số chiếm gần 30%, chủ yếu là dân tộc Khơ me.
Năm học 2009 – 2010 trường có 15 lớp với 385 học sinh/ 174 nữ. Được chia thành 4 tổ khối: Tổ khối 1; Tổ khối 2+3; Tổ khối 4 và Tổ khối 5. 
Năm học 2010-2011 trường có 18 lớp với 411 học sinh, chia làm thành 5 tổ chuyên môn.
II. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN:
1. Thực trạng đội ngũ làm Tổ khối trưởng của trường:
* Tổng số tổ khối trưởng chuyên môn: 5/5 nữ
* Tuổi đời: Dưới 30 tuổi: 1/1 nữ
	30 – 40 tuổi: 2/2 nữ
	40 – 50 tuổi: 2/2 nữ
* Trình độ chuyên môn: Cao đẳng: 2/2 nữ
	Đại học: 3/3 nữ
* Trình độ văn hóa: 12/12: 5/5 nữ
* Thâm niên công tác: 16-20 năm: 2/2 nữ
	11- 15 năm: 2/2 nữ
	 5- 10 năm: 1/1 nữ.
* Năng lực của tổ khối trưởng:
- Năng lực quản lý chưa tốt, chưa biết cách điều hành tổ khối hoạt động, không tổ chức tốt một buổi sinh hoạt khối. 
- Việc sinh hoạt khối còn mang tính hình thức theo quy định bắt buộc của ngành, của trường. Chỉ tổ chức sinh hoạt một cách chiếu lệ, không chú trọng học hỏi và trao đổi. Trong sinh hoạt chủ yếu là nêu lại những kế hoạch mà nhà trường đã phổ biến, rồi lại xét thi đua nhưng lại xét theo cảm tính thiếu nhận xét, đánh giá những gì làm được, chưa làm được. Hầu hết đều xếp loại tốt mà không thuyết trình được vì sao xếp như vậy. Việc đưa ra kế hoạch cũng thiếu sự chủ động, sáng tạo của bản thân mỗi khối mà chỉ lập lại những kế hoạch nhà trường đã triển khai.
- Trong thao giảng, hội giảng chưa biết cách điều hành đánh giá nhận xét tiết dạy. Việc đánh giá tiết dạy được tiến hành một cách qua loa, đại khái, máy móc nên không rút được những kinh nghiệm cho bản thân cũng như cho đồng nghiệp.
- Hình thức sinh hoạt tổ khối chưa đa dạng, nội dung không phong phú, phong cách làm việc của tổ khối trưởng thiếu tính khoa học.
- Tổ khối trưởng chưa biết cách xây dựng một kế hoạch, kể cả kế hoạch năm, học kì, tháng và tuần. Thiếu cái nhìn tổng quát trong việc xây dựng kế hoạch. Chưa biết dựa vào đặc điểm tình hình của nhà trường, của khối mình mà xây dựng. Kế hoạch thiếu tính cụ thể, chưa đưa ra các biện pháp để thực hiện thành công kế hoạch đó.
- Xây dựng, thiết lập các loại hồ sơ quản lý chưa bao quát mọi mặt, theo dõi vừa thừa, vừa thiếu; thiếu tính khoa học và tính thẩm mỹ.
2. Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: khối trưởng chưa học qua lớp quản lí; thiếu sự say mê; chỉ làm cho có; làm theo cảm tính; chưa nhận thức được mối liên quan chặt chẽ giữa hoạt động của tổ khối chuyên môn và việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục;...
- Nguyên nhân quan trọng nhất là do năng lực quản lí của tổ khối trưởng còn nhiều hạn chế. Vì: Trường vừa được tách ra từ trường Tiểu học Tân Phước toàn bộ bộ khung nòng cốt và giáo viên cốt cán, có năng lực, có kinh nghiệm được giữ lại ở trường cũ. Đội ngũ giáo viên chuyển về trường mới hầu hết là giáo viên lớn tuổi có tư tưởng an phận, thiếu vắng sự nhiệt tình, năng động,Ngoài việc dạy học, họ chưa từng được phân công làm một nhiệm vụ gì nên thiếu từng trải, thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu được tường tận việc quản lí tổ khối.
- Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ giáo viên trong trường còn nhiều hạn chế. Một số đông giáo viên những năm học trước thường xuyên là giáo viên dự trữ, không được phân công đứng lớp nên không có điều kiện cọ sát và chuyên môn bị mai một.
- Hầu hết giáo viên dự giờ mà không biết nhận xét giờ dạy. Do khả năng tiếp thu, đánh giá, nhận định vấn đề; sự sáng tạo trong phương pháp, hình thức tổ chức của giáo viên cũng còn hạn chế.
III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO TỔ KHỐI TRƯỞNG CHUYÊN MÔN:
	1. Nâng cao vai trò của tổ khối trưởng trong việc đưa tổ khối vào nề nếp sinh hoạt.	
	Sau khi đã bố trí, xây dựng đội ngũ làm tổ khối trưởng, tôi chỉ đạo các khối trưởng xây dựng nề nếp của khối mình. Thực hiện theo Điều lệ trường Tiểu học, nhà trường quy định các khối sinh hoạt 2 buổi/ tháng ( sinh hoạt chéo buổi vào thứ năm tuần thứ hai và tuần thứ tư của tháng). Để tiện cho các khối trong sinh hoạt, tôi bố trí tất cả các lớp của một khối cùng dạy trong 1 buổi (sáng hoặc chiều), và tôi đã bố trí khối 1 và khối 5 dạy sáng; khối 2, khối 3 và khối 4 dạy chiều vì vậy mà thời gian sinh hoạt khối không bị động. Tôi phân cấp quyền quản lý cho khối trưởng, khối trưởng chịu trách nhiệm điều hành, quản lý khối của mình. 
	Trong Hội nghị CBVC đầu năm, tôi điều hành toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên xây dựng cụ thể bảng lượng hóa thi đua và áp dụng bảng lượng hóa này để xét thi đua hàng tháng, định kỳ, cả năm. Dựa vào kế hoạch hoạt động năm học của nhà trường; bám vào bảng lượng hóa thi đua mà toàn trường đã xây dựng và thông qua, khối trưởng xây dựng, quản lý nề nếp hoạt động khối của mình để hoàn thành các chỉ tiêu năm học đề ra. Ví dụ: Hàng tháng nộp báo cáo định kỳ vào ngày nào; thao giảng, dự giờ bao nhiêu tiết; giáo viên có thao giảng, dự giờ đủ theo quy định hay không; duyệt giáo án, hồ sơ có đảm bảo đủ, đúng và kịp thời không; tham gia sinh hoạt khối, chuyên môn, hội đồng,  có đầy đủ, đúng giờ không; trong sinh hoạt khối có tham gia đóng góp ý kiến xây dựng không; việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu như thế nào; công tác chủ nhiệm ra làm sao; tham gia các hoạt động của trường, của khối như thế nào;.nếu giáo viên nộp trễ, đi trễ, vắng; bồi dưỡng phụ đạo không hiệu quả; thao giảng, dự giờ còn thiếu ; công tác chủ nhiệm không tốt; đều bị trừ điểm, hạ bậc thi đua và đưa ra nhắc nhở trước hội đồng. Khối trưởng có trách nhiệm theo dõi, đánh giá, nhận xét chi tiết. Nếu khối trưởng lơ là, theo dõi không sát sao thì khối trưởng phải chịu trách nhiệm. Khi ban giám hiệu kiểm tra phát hiện hoặc giáo viên khác phát hiện khối trưởng theo dõi không sát sao, làm qua loa hoặc cả nễ thì ngoài việc trừ điểm của bản thân người vi phạm, khối trưởng cũng sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ của sự việc. 
	Với việc làm này sẽ giúp khối trưởng nâng cao vai trò, vì trí của mình đối với giáo viên và tạo uy tín của khối trưởng với giáo viên đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của khối trưởng.
	Nhờ quản lý chặt chẽ mà nề nếp của giáo viên, của khối, của nhà trường đi vào ổn định. Giáo viên có ý thức trong việc thực hiện nề nếp của khối, của trường, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tạo được bầu không khí thi đua cởi mở, vui vẻ.
	2. Bồi dưỡng việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch:
	2.1. Xây dựng kế hoạch:
	Để tổ khối chuyên môn biết xây dựng kế hoạch, vào đầu tháng 9, sau khi ổn định nề nếp đầu năm, tôi triển khai ngay một chuyên đề về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cho các bộ phận nòng cốt trong nhà trường và đội ngũ dự bị thay thế.
	Trong chuyên đề, tôi cung cấp cho mọi người thấy rõ mục đích, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch; xây dựng kế hoạch phải đảm bảo các nguyên tắc như: mục đích của kế hoạch phải được xác định rõ ràng; lập kế hoạch phải dựa trên thực tế và các số liệu cụ thể; kế hoạch đề ra phải đo đếm được khi triển khai thực hiện, phải có tính khả thi; mọi kế hoạch bộ phận cần được lồng ghép trong kế hoạch chung;
	Đồng thời tôi cũng làm rõ cấu trúc của một bản kế hoạch gồm có 2 phần lớn:
	- Phần thứ nhất là phân tích, đánh giá tình hình đặc điểm của trường, của 
khối như: mặt mạnh, mặt yếu của trường, cùa khối về đội ngũ, học sinh, cơ sở vật chất( các yếu tố nội lực) và những cơ hội mà nhà trường, tổ khối có thể vận dụng như sự quan tâm của Đảng, chính quyền, địa phương, cha mẹ học sinh; nhu cầu học tập của học sinh; những nguy cơ và thách thức chúng ta cần tránh như sự tác động của các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm( các yếu tố ngoại lực).
	- Phần thứ hai là phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện các mặt công tác của trường, khối như công tác dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh; công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ; công tác thi đua; các hoạt động ngoài giờ lên lớp; hoạt động xã hội; công tác quản lý, giám sát, kiểm tra nội bộ;
	Bên cạnh đó tôi cũng yêu cầu các khối trưởng nắm được: hệ thống kế hoạch của một tổ khối gồm: Kế hoạch năm học; kế hoạch học kỳ; kế hoạch tháng; kế hoạch tuần và kế hoạch thao giảng. 
	Tiếp theo tôi yêu cầu các khối trưởng tiến hành xây dựng một bản kế hoạch của khối mình ( dựa vào những gợi ý), rồi trình bày, trao đổi, thảo luận, nhận xét lẫn nhau để đúc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh.
	Gợi ý:
	* Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học:
	- Trước hết phải nêu các căn cứ để xây dựng kế hoạch như: phương hướng, nhiệm vụ năm học của trường; tình hình thực tế của khối;.
	I/ Đặc điểm tình hình (chỉ nêu tóm tắt những đặc điểm tình hình chủ yếu về mặt chuyên môn) gồm có:
	1. Số liệu lớp, học sinh đầu năm của khối.
	2. Những thuận lợi, khó khăn của tổ khối.
	3. Những kết quả khối đã đạt được trong năm trước.
	4. Những hạn chế, tồn tại của năm trước.
	II/ Phương hướng nhiệm vụ năm học: gồm có:
	1. Nhiệm vụ chung ( nêu những công tác nhiệm vụ trọng tâm cần phấn đấu và đạt được trong năm học)
	2. Nhiệm vụ cụ thể ( nêu nội dung thực hiện, biện pháp tiến hành, chỉ tiêu phấn đấu của các nhiệm vụ chuyên môn trong khối). Thường có những nội dung sau:
	- Thực hiện các cuộc vận động và phong trào của ngành.
- Công tác vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số
- Công tác dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh
- Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh (nội dung ra đề thi, đổi mới cách đánh giá, phương pháp đánh giá,)
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu ( nêu rõ đối tượng, kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo)
- Thực hiện quy chế chuyên môn, quy định của ngành ( nêu các nội dung về soạn bài, các loại hồ sơ, thực hiện sinh hoạt chuyên môn,  ... kinh nghiệm mình có được để nhận xét, đánh giá. Người dự phải chỉ ra được những điểm hay, những thiếu sót của người dạy. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta phải luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Bên cạnh đó, trong quá trình dự chúng ta phải ghi lại những ý kiến của mình vào từng chi tiết của giờ dạy: chỗ nào giáo viên làm tốt, chỗ nào chưa tốt; sử dụng phương pháp, hình thức hợp lý chưa; vì sao; theo bản thân mình nên làm như thế nào; làm như vậy có tác dụng gì;Có thể góp ý một cách cụ thể về phong thái sư phạm; cách trình bày bảng; khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học; hoạt động của học sinh;Trong quá trình dự giờ, đánh giá cần có sự so sánh, đối chiếu với những điều đã góp ý ở các tiết trước xem người dạy đã tiếp thu, sửa chữa, khắc phục ở mức độ nào. Lưu ý đánh giá sự tiến bộ của người dạy.
Tổ khối trưởng tổ chức cho giáo viên trong khối mình đánh giá giờ dạy bắt đầu từ những người được coi là có chuyên môn yếu nhất, rồi đến giáo viên có trình độ chuyên môn vững hơn, khối trưởng là người nhận xét, đánh giá sau cùng. Làm như thế thì giáo viên sẽ dần dần mạnh dạn hơn trong quá trình đánh giá. Nếu tiết dạy có những ý kiến đóng góp trái ngược nhau thì khối trưởng sẽ trực tiếp thống nhất ý kiến rồi đi đến kết luận. Nếu vấn đề đó vượt quá khả năng của khối trưởng thì có thể tham khảo ý kiến của ban giám hiệu nhà trường. Cũng cần có lời tuyên dương với sự tiến bộ của người dạy cũng như người góp ý đánh giá.
Cán bộ quản lí, nhất là khối trưởng phải thường xuyên dự giờ để nắm bắt thực trạng dạy và học của giáo viên. Qua dự giờ chúng ta góp ý giáo viên một cách nhẹ nhàng, không nặng nề về xếp loại mà tập trung xem sự cố gắng vươn lên của đồng nghiệp, khắc phục những mặt còn hạn chế. Có như vậy mới tạo sự thoải mái cho cả người dự lẫn người dạy.
3.3. Bồi dưỡng việc xây dựng và triển khai chuyên đề:
Trước hết khối trưởng phải nắm rõ cấu trúc của một chuyên đề. Để làm điều đó, tôi cũng đã tiến hành mở một chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên trong trường về cách xây dựng một chuyên đề cấp khối.
Thường chuyên đề gồm 2 thể loại:
+ Thể loại 1: Chuyên đề dạy các môn, phân môn, các dạng bài.
* Cấu trúc ( phần lý thuyết) gồm:
Mục tiêu chuyên đề.
Mục tiêu môn.
Cấu trúc, nội dung môn, phân môn.
Các phương pháp, biện pháp hình thức tổ chức dạy.
Quy trình dạy môn, phân môn.
Cách trình bày bảng.
Kiểm tra, đánh giá.
+ Thể loại 2: Chuyên đề bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho học sinh; bồi dưỡng giáo viên; sử dụng đồ dùng dạy học;
* Cấu trúc ( phần lý thuyết) gồm:
Mục tiêu chuyên đề
Thực trạng, nguyên nhân.
Giải pháp.
Tổ chức thực hiện.
Một số lưu ý
Kết luận
* Các bước thực hiện một chuyên đề:
Chọn nội dung chuyên đề
Viết lý thuyết.
Trình bày lý thuyết
Dạy thử 1 tiết minh họa ( đối với chuyên đề thuộc thể loại 1 và chuyên đề tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo học sinh).
Thảo luận, thống nhất
Áp dụng
Kiểm tra quá trình áp dụng, hiệu quả của chuyên đề.
Dựa vào cấu trúc và các bước thực hiện một chuyên đề, khối trưởng cùng các thành viên trong khối xây dựng, phân công chuẩn bị chu đáo nội dung chuyên đề, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện CSVC, lên kế hoạch triển khai và tiến hành triển khai.
Với việc chuẩn bị chu đáo nội dung sinh hoạt khối, tôi chắc chắn một điều chất lượng các buổi sinh hoạt khối ngày một nâng cao.
5. Bồi dưỡng việc thiết lập và quản lý các loại hồ sơ khối:
Căn cứ vào hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, tôi yêu cầu khối trưởng thiết lập các loại hồ sơ sau:
1. Sổ kế hoạch: Xây dựng như đã triển khai gồm kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần và kế hoạch thao giảng. có đầy đủ nội dung, biện pháp thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện.
2. Sổ kế hoạch bộ môn: Sử dụng lâu dài, bao gồm các môn, các phân môn trong chương trình. Mỗi môn có đủ các phần: Mục tiêu; cấu trúc nội dung; phương pháp- biện pháp dạy học; các hoạt động dạy học chủ yếu ( quy trình tiết dạy); đánh giá. Với các dạng bài khác nhau thì có các quy trình khác nhau.
3. Sổ theo dõi hoạt động khối: Gốm 2 phần:
- Phần 1: Theo dõi giáo viên. Bao gồm: Lý lịch trích ngang; phân công nhiệm vụ; các chỉ tiêu đăng ký, ngày giờ công, ký duyệt hồ sơ, mượn sách, thiết bị dạy học; đồ dùng dạy học tự làm; xếp loại thao giảng, giáo viên giỏi, sáng kiến kinh nghiệm, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, thi đua hàng tháng.
- Phần 2: Theo dõi học sinh. Bao gồm: Sĩ số học sinh hàng tháng; học sinh chuyển đi, đến, bỏ học; học sinh khuyết tật; học sinh có HCKK; học sinh giỏi; học sinh yếu; học sinh năng khiếu; học sinh được nhận quà hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân; danh sách các lớp.
4. Sổ thống kê: Thống kê đầy đủ số liệu học sinh của khối, học sinh dân tộc, độ tuổi; thống kê chất lượng: điểm thi, hai mặt giáo dục, VSCĐ. ( lưu ý thống kê đầy đủ theo mẫu)
5. Sổ ghi biên bản họp khối: Lưu ý đúng thể thức, có chủ tọa và thư ký. Nội dung họp ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng. Ghi rõ các ý kiến của các thành viên và kết luận của khối trưởng. Biên bản phải thông qua các thành viên, cuối biên bản có chữ ký của thư ký và chủ tọa.
6. Sổ báo giảng: Lập thành 2 quyển, lên đầy đủ lịch báo giảng hàng tuần và lên trước ít nhất 2 tuần. 1 quyển công khai tại văn phòng, 1 quyển lưu trong hồ sơ tổ khối.
7. Hồ sơ nghiên cứu chuyên môn: Sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Lưu trử đầy đủ các chuyên đề, các công văn chỉ đạo chuyên môn, các SKKN được áp dụng trong khối; sưu tầm các vấn đề liên quan về chuyên môn của khối mình.
Các loại hồ sơ sắp xếp, tạo mẫu một cách khoa học, theo dõi thường xuyên. Hàng tháng, hàng tuần khối trưởng cập nhật đầy đủ các loại hồ sơ trên, có đánh giá, nhận xét cụ thể và sử dụng chúng để quản lý giáo viên, học sinh trong khối mình. Mọi thông tin trong hồ sơ đều phục vụ cho công tác theo dõi, quản lý của khối.
Thiết lập và theo dõi đầy đủ hồ sơ, khối trưởng sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin của giáo viên, học sinh trong khối mình khi cần thiết mà không phụ thuộc vào giáo viên, rất thuận tiện trong công tác quản lý.
IV/ MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Sau một thời gian xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ tổ khối trưởng, nhà trường đã xây dựng được khối trưởng và khối phó từ khối 1 đến khối 5 biết cách quản lí và điều hành khối.
- Các khối đã đi vào nề nếp, sinh hoạt đều đặn, có chất lượng. Biết xây dựng và triển khai chuyên đề.
- Các tổ khối trưởng đã thiết lập và quản lí các loại hồ sơ khối một cách khoa học, theo dõi và cập nhật thường xuyên, đầy đủ, phục vụ tốt cho việc quản lí khối mình.
- Các khối đều xây dựng được kế hoạch hoạt động năm, học kỳ, tháng tuần với nội dung cụ thể, xác thực, phù hợp với điều kiện hiện có, đề ra các biện pháp phù hợp và triển khai thực hiện một cách có hiệu quả. Hàng tháng đều có đánh giá kết quả thực hiện, tìm ra nguyên nhân của nhũng tồn tại để có hướng khắc phục, điều chỉnh phù hợp, khoa học.
- Năng lực quản lý của tổ khối trưởng được nâng lên rõ rệt. Đội ngũ tổ khối trưởng đã nhận thức được trách nhiệm và nhiệm vụ cần phải làm để nâng cao chất lượng các giờ sinh hoạt khối. Họ đã biết cách tổ chức một buổi sinh hoạt khối có chất lượng, biết tạo sự đa dạng trong quá trình tổ chức sinh hoạt khối và khơi dậy tiềm năng trong mỗi giáo viên.
- Giáo viên hăng hái với các giờ sinh hoạt khối hơn, nghiêm túc hơn, nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, biết nhận xét giờ dạy, rút kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp.
- Tập thể giáo viên đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ nhau trong chuyên môn.
- Phong trào thi đua 2 tốt của đơn vị có tiến bộ rõ rệt: có CBQL giỏi tỉnh, giáo viên dạy giỏi huyện, CSTĐ cơ sở, học sinh giỏi huyện, tỉnh.
- Các phong trào của ngành cũng có kết quả khả quan.
V/ KẾT LUẬN:
1. Việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, tổ khối trưởng chuyên môn là một nhiệm vụ khá quan trọng, có tính chất quyết định tới sự thành công của một nhà trường. Vì vậy cần hiểu rõ bản chất của vấn đề để lựa chọn xây dựng và bồi dưỡng phù hợp.
- Hiệu trưởng nhà trường phải luôn coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ tổ khối trưởng, phải thiết kế chương trình, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với đơn vị mình. Cần lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn vững, được sự tín nhiệm cao của tập thể giáo viên làm công tác tổ khồi trưởng, tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ tổ khối trưởng làm việc và phát huy năng lực.
2. Trong bồi dưỡng cần làm cho khối trưởng thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình. Cần hướng cho tổ khối trưởng lập kế hoạch hoạt động một cách khoa học, mang tính khả thi. Tổ chức các chuyên đề theo khối để tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Khi chọn đề tài chuyên đề các khối lớp phải dựa vào vướng mắc về chuyên môn để lựa chọn. Phải tranh thủ sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, có sự phân công hợp lý. Tài liệu chuyên đề phải gởi trước cho giáo viên để có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến trao đổi.
3. Định hướng cho phó hiệu trưởng và tổ khối trưởng nội dung họp định kì hàng tháng tinh giảm về hành chính, chủ yếu đi sâu vào những nội dung thiết thực phục vụ cho công tác chuyên môn như: thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm, triển khai kế hoạch, bàn thảo về những khó khăn và cách giải quyết về một dạng bài, một phương pháp hay một phân môn giảng dạy gặp phải trong tuần, trong tháng để giáo viên trong tổ khối cùng bàn bạc, tìm hướng giải quyết thỏa đáng.
	5. Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ khối trưởng bằng những việc làm thiết thực, cụ thể như đề tài đã nêu là một giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực quản lý của tổ khối trưởng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Thực tế sau gần hai năm thực hiện, Trường Tiểu học Tân Phước B đã xây dựng được đội ngũ tổ khối trưởng biết quản lý và điều hành khối hoạt động có hiệu quả, đem lại cho nhà trường những thành tích đáng kể.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong quá trình xây dựng, bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ khối trưởng chuyên môn ở Trường Tiểu học Tân Phước B nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Hy vọng việc nghiên cứu này sẽ góp phần trong việc chuyển biến chất lượng giáo dục chung. Rất mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
	Tân phước, ngày tháng năm 2011
	Người thực hiện
	 Châu Thị Thùy Trang

Tài liệu đính kèm:

  • docTham luan boi duong to khoi truong chuyen mon.doc