Sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới phƯơng pháp dạy học môn Đạo đức lớp 5"

Sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới phƯơng pháp dạy học môn Đạo đức lớp 5"

Phần mở đầu

I.Lí do chọn đề tài.

 Đạo đức là một mặt quan trọng của nhân cách con ngời.Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trờng nói chung và nhà trờng Tiểu học nói riêng,nhằm xây dựng ‎ý thức đạo đức và hình thành những hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở đó hình thành cho các em

 

doc 66 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới phƯơng pháp dạy học môn Đạo đức lớp 5"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo hải dơng
g & h
&
Sáng kiến kinh nghiệm
“đổi mới phơng pháp dạy học môn đạo đức lớp 5”
Môn : 	đạo đức
Khối :	lớp 5
Năm học: 2006-2007
Phòng giáo dục và đào tạo huyện kim thành 
Trờng Tiểu học Kim Anh
Số phách
(do chủ tịch hội đồng ghi)
Sáng kiến kinh nghiệm
“đổi mới phơng pháp dạy học môn đạo đức lớp 5”
Môn : 	đạo đức
Khối :	lớp 5
Tác giả: 	Nguyễn Thu Thuỷ
Đánh giá của Hội đồng Khoa học nhà trờng
(Nhận xét, xếp loại, kí, đóng dấu)
Số phách
(do chủ tịch hội đồng ghi)
Sáng kiến kinh nghiệm
“đổi mới phơng pháp dạy học môn đạo đức lớp 5”
Môn : 	đạo đức
Khối :	lớp 5
Đánh giá của Hội đồng
chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện
Phòng giáo dục và đào tạo huyện kim thành 
Trờng Tiểu học Kim Anh
Sáng kiến kinh nghiệm
“đổi mới phơng pháp dạy học môn đạo đức lớp 5”
Môn : đạo đức
Tác giả: Nguyễn Thu Thuỷ
Đánh giá của Hội đồng Khoa học nhà trờng 
(Nhận xét, xếp loại, kí, đóng dấu)
Sáng kiến kinh nghiệm
“đổi mới phơng pháp dạy học môn đạo đức lớp 5”
Môn : đạo đức
Khối lớp: 5
Đánh giá của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện 
Phần mở đầu
I.Lí do chọn đề tài.
 Đạo đức là một mặt quan trọng của nhân cách con người.Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường nói chung và nhà trường Tiểu học nói riêng,nhằm xây dựng ‎ý thức đạo đức và hình thành những hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở đó hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức quan trọng của người công dân Việt Nam. Trong những năm gần đây cùng với những chuyển biến lớn của xã hội, với chính sách “mở cửa” của Đảng và Nhà nước kéo theo sự tha hoá nhân cách của một số phần tử xấu.Những sự tha hoá đó đã thâm nhập vào học đường làm cho các em học sinh cũng bị ảnh hưởng lớn.Bởi vậy cùng với việc dạy cho học sinh những kiến thức văn hoá thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải thường xuyên và đáng quan tâm.
 Giáo dục đạo đức cho học sinh là góp phần cho các em phát triển một cách toàn diện : Đức,Trí, Thể, Mỹ, Lao. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học được tiến hành thông qua con đường dạy học các môn học,trong đó quan trọng là môn Đạo đức, vì nó có khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hệ thống.
 Trong thực tế dạy học Đạo đức , học sinh động não tìm hiểu kiến thức song việc chuyển từ kiến thức sang các kĩ năng đạo đức diễn ra chưa hợp lí. Khả năng tập nhận xét các hành vi gặp trong thực tế so với chuẩn mực đạo đức đã học còn kém , Việc vận dụngcác chuẩn mực đạo đức vào ứng xử , xử lý tình huống ,vận dụng hành động của bản thân học sinh còn lúng túng. Vâỵ làm thế nào để tình cảm đạo đức nảy nở và củng cố thành niềm tin đạo đức xuyên thấm trong các hành vi ứng xử của học sinh ? Đó chính là nỗi trăn trở suy nghĩ của bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp của tôi trong tổ 4-5. Đây chính là lý do tôi tâm đắc với đề tài này “Để giờ dạy đạo đức lớp 5 đạt hiệu quả cao”
II. PHạM VI NGHIÊN CứU.
Đề tài : “Để giờ dạy đạo đức lớp 5 đạt hiệu quả cao” dựa theo chương trình dạy Đạo đức theo chương trình mới.
áp dụng ở lớp 4-5.
III.phương pháp NGHIÊN CứU.
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Điều tra thực trạng.
2. Nghiên cứu tài liệu.
3. Thực nghiệm sư phạm.
4. Tổng kết sư phạm.
phần nội dung
I.CƠ Sở Lý L‎UậN.
1.Vị trí môn Đạo đức trong trường Tiểu học:
Môn Đạo đức ở trường Tiểu học giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực đạo đứcvà pháp luật cơ bản phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ giữa các em với bản thân, với gia đình, với cộng đồng, xã hội, môi trường tự nhiên và ‎y nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.
Môn Đạo đức còn từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình,yêu thương tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui hạnh phúc cho con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
Môn Đạo đức là một môn học gắn bó mật thiết với quá trình giáo dục đạo đức ở Tiểu học . Môn Đạo đức là một môn học thật quan trọng tạo tiền đề cho học sinh có thể học tốt môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở.
2.Nhiệm vụ của môn Đạo đức ở trường Tiểu học:
Môn Đạo đức cần phải trang bị cho học sinh những tri thứ sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi đạo đức và năng lực định hướng giá trị đạo đức. Những tri thứ sơ đẳng về những chuẩn mực hành vi đạo đức cần được chuyển hoá thành niềm tin đạo đức.Với những y thức đạo đức và năng lực định hướng giá trị đạo đức ban đầu, qua kinh nghiệm sống của bản thân,qua thí nghiệm trong cuộc sống ở học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 4-5 sẽ hình thành và phát triển những xúc cảm, tình cảm đạo đức đối với các đối tượng trong các mối quan hệ hàng ngày.
Môn Đạo đức còn định hướng và hình thành cho học sinh những hành vi thói quen đạo đức phù hợp với những chuẩn mực đã quy định.
Ii.CƠ Sở thực tiễn
1.Quan điểm chung
- Dạy học môn Đạo đức cần đi từ quyền trẻ em, từ lợi ích của trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của trẻ em. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy học đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn giúp cho học sinh lĩnh hội và thực hiện chuẩn mực hành vi tự giác hơn, tránh được tính chất nặng nề áp đặt.
- Dạy học môn Đạo đức sẽ chỉ đạt được hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học. Dạy học môn Đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới.
Do trình độ nhận thức của học sinh còn thấp, tư duy cụ thể còn chiếm vai trò quan trọng,có tính bắt chước ,kinh nghiệm sống còn nghèo nàn,nên chưa đủ nhận thức các chuẩn mực đạo đức trên bình diện ly luận .So với lớp 1,2,3 học sinh lớp 4,5 đã có trình độ nhận thức phát triển hơn, nhận thức đã ban đầu mang tính khái quát, kinh nghiệm sống của các em phong phú hơn song nhận thức của các em chưa thoát ly được những tình huống cụ thể (ví dụ :hợp tác với những người xung quanh, quan hệ với nhà trường, với cộng đồng xã hội, với môi trường tự nhiên).
Học sinh lớp 5 được học các chuẩn mực hành vi ở tiết 1 đã dễ hiểu về nội dung, ý nghiã cá nhân, ý nghĩa xã hội và cách thực hiện.
Học sinh nâng cao dần tính khái quát của những hiểu biết có liên quan, dễ nhớ lâu, song để thể hiện trong thực tế cuộc sống thì các em còn lúng túng. Vì vậy giáo viên cần tổ chức cho các em luyện tập những kỹ năng làm cơ sở cho hành vi. (ví dụ :chuyển kĩ năng về nói năng, động tác chào hỏi, khi chia vui ), và định hướng cho học sinh chuyển hoá những kĩ năng thành những hành vi tương ứngphù hợp với những chuẩn mực hành vi được học . (ví dụ :chuyển kĩ năng về nói năng, động tác chào hỏithành hành vi chào hỏi trongt các tình huống khác nhau với độngk cơ đúng đắn ). 
Chẳng hạn khi dạy bài “Có trách nhiệm về việc làm của mình’’ Bài 2- Đạo đức lớp 5. Mục tiêu cần đạt là : Học sinh cần biết mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình .
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình .
- Học sinh tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm , đổ lỗi cho người khác.
Sau khi giúp học sinh xác định được y nghĩa của hành vi sống có trách nhiệm qua việc phân tích tìm hiểu truyện kể “Chuyện của bạn Đức’’ .Giáo viên yêu cầu học sinh xác định những việc làm biểu hiện là người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm bằng cách :
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập (Bài1 –SGK Đạo đức 5 trang 7)
Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
Giáo viên kết luận.
Học sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa : Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về hành động của mình’.
Giáo viên cho học sinh làm lần lượt các bài tập trong sách giáo khoa Đạo đức 5
 *Củng cố.
Một số em đọc lại ghi nhớ.
Để đánh giá khả năng nắm bắt tri thức và kĩ năng vận dụng của các em, tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra dạng trắc nghiệm như sau:
Câu 1: Nối mỗi y ở cột A với một y ở cột B để thành một câu hoàn chỉnh.
A
B
1. Có trách nhiệm về việc làm của mình
a. cũng là có tinh thần trách nhiệm.
2. Làm qua loa việc được phân công
b. là một biểu hiện chưa có trách nhiệm với việc làm của mình.
3. Chỉ hứa nhưng không làm
c. sẽ được mọi người tin tưởng và qu‎y mến.
4.Làm tốt một việc dù nhỏ
d. là chưa có trách nhiệm về việc làm của mình
ơCâu 2. Ghi dấu “x” vào ô □ trước cách giải quyết mà em cho làphù hợp nhất trong mỗi tình huống sau đây:
a/ Do chủ quan Hà đã nhận một công việc không phù hợp với khả năng của mình. Hà sẽ :
□ Bỏ không làm.
□ Làm qua loa cho xong.
□ Cố gắng làm cho tốt.
□ Xin đổi công việc khác
b/ Lan được phân công mang lọ hoa cho buổi sơ kết thi đua của lớp. Sáng hôm đó Lan bị ốm không thể đi học được Lan sẽ :
□ Bỏ qua vì nghĩ rằng mình bị ốm.
□ Gọi điện cho bạn và nhờ bạn mang hộ.
□ Nhờ mẹ mang đến.
c/ Bình được phân công trang trí đầu báo tường của lớp, nhưng đến ngày nộp mới nhớ ra Bình sẽ:
□ Trang trí qua loa cho xong.
□ Nói dối cô giáo là mình bị ốm nên chưa làm được.
□ Nhận lỗi và cuối giờ nhờ các bạn trong nhóm cùng làm.
Tôi đã thu được kết quả sau :
Tổng số bài
Đạt mức giỏi
Đạt mức khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
26
0
0
9
34,6
13
50
4
15,4
Qua dự một số lớp kết hợp với kết quả thu được từ bài khảo sát trên tôi nhận thấy: Sau 2 tiết học của một bài Đạo đức , học sinh nắm chắc nội dung bài, học thuộc trôi chảy ghi nhớ của bài,song khả năng nhận biết được hành vi chuẩn mực của học sinh còn kém , học sinh chưa biết vận dụng vào các tình huống cụ thể để ứng xử.
Vì vậy các nội dung giáo dục cần chuyển tải tới học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động:đóng vai, chơi trò chơi, phân tích xử lí tình huống,kể chuyện theo tranh, xây dựng phần kết cho các câu chuyện có kết cục mở, đánh giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực hành vi dã học, tìm hiểu phân tích đánh giá các sự kiện trong đời sống đạo đức của lớp học, của nhà trường, của địa phương:kể chuyện , hát múa,đọc thơ, vẽ tranh, xem băng hình.. có liên quan đến chủ đề bài học.
 Dạy học môn Đạo đức cần phải gắn bó chặt  ...  Hùng Vương vào ngày 10-3 hằng năm thể hiện điều gì?
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm – Tổ chức cho các nhóm thảo luận về ý nghĩa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm. Đại diện nêu ý kiến.
Giáo viên kết luận.
2. Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình.
+ Mục tiêu: Học sinh biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình, có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó.
+ Cách tiến hành:
- Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
? Em có tự hào về truyền thống đó không? Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống đó?
Kết luận: Mỗi gia đình dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng, cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
Giáo viên mời một học sinh lên giới thiệu.
3-4 em xung phong giới thiệu trả lời thêm câu hỏi của giáo viên.
Giáo viên chúc mừng học sinh, kết luận.
C. Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại ghi nhớ bài
Bài số 8: Hợp tác với những người xung quanh
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Học sinh biết hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- Học sinh có thái độ đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện: 
Giáo viên: Tranh minh hoạ nhóm trồng cây.
Học sinh: Thẻ màu, Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tiết 1.
A. Khởi động: Học sinh hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết”
B Vào bài:
1. Tìm hiểu tranh
+ Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh
+ Cách tiến hành:
Kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau phối hợp làm công việc chung để cây được trồng ngay ngắn thẳng hàng. Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh (Sgk-25) giao việc học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm, đội. Trả lời câu hỏi dưới tranh Đại diện nêu ý kiến
Giáo viên khẳng định ý đúng, kết luận.
2-3 em nhắc lại ghi nhớ
2. Những việc làm thể hiện sự hợp tác.
+ Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác
+ Cách tiến hành:
- Làm bài tập 2 vở bài tập Đạo đức (trang 17)
Kết lụân: Để hợp tác tốt với những người xung quanh các em cần biết phân công nhiệm vụ cho nhau, bàn bạc hỗ trợ phối hợp với nhau trong công việc chung.
Giáo viên giao nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm đội làm bài tập 2.
1-2 em đại diện báo cáo kết quả đ bổ sung
Giáo viên khẳng định, kết luận
3. Bày tỏ ý kiến
+ Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
+ Cách tiến hành
Làm bài tập 2 (Sgk-26)
Kết luận: Nếu không biết hợp tác thì công việc chung sẽ luôn gặp khó khăn.
- Hợp tác trong công việc giúp em học được nhiều điều hay từ người khác 
Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến trong bài 2.
Học sinh bày tỏ thái độ qua việc giơ thẻ:
Đồng ý : màu đỏ
Không đồng ý: màu xanh
Lưỡng lự : màu vàng.
Giáo viên yêu cầu giải thích lý do
Giáo viên kết luận: Học sinh khá-giỏi
C. Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại ghi nhớ bài.
Tiết 2.
A.Khởi động : Thi đọc những câu ca dao , tục ngữ thể hiện sự đoàn kết hợp tác.
B.Vào bài.
 1. Những hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
+Mục tiêu : Học sinh biết nhận xét một số hành vi , việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh.
+Cách tiến hành :
-Làm bài tập 3 (Sgk-26,27)
Kết luận : Việc làm của bạn trong tình huống (a) là đúng , cần học tập
Giáo viên giao nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm đôi theo từng nội dungđ 3-4 em báo cáo kết quả đ
Lớp bổ sung
 2. Xử lí tình huống .
+Mục tiêu :Học sinh biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
+ Cách tiến hành .
-Làm bài tập 4 trong Sgk- 27
Kết luận :Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau
Giáo viên chia lớp thành các nhóm 7 em giao việc.
Học sinh đọc các tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết đ Báo cáo vai dưới hình thức phân vai thể hiện tình huống cách xử lí.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét 
Giáo viên kết luận cách xử lí hay nhất
3. Xây dựng kế hoạch hợp tác.
+Mục tiêu: Học sinh biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những ngườ xung quanh trong công việc hàng ngày.
Cách tiến hành:
Làm bài 5 (Sgk - 27): Hãy kể những việc mình có thể hợp tác với người khác.
Kết luận chung cả bài
Học sinh: làm việc cá nhân ở vở bài tập đạ đức. đ 3-4 em nêu ‎ kiến.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương những học sinh có dự kiến hay.
C. Củng cố dặn dò:
1 Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
Học sinh hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết”.
Sau khi dạy bài 8 “Hợp tác với những người xung quanh” tôi tiến hành khảo sát chất lượng qua bài kiểm tra sau:
Câu 1: Hãy ghi dấu “x” vào ô □ trước những ‎ ý kiến mà em tán thành.
□ Hợp tác với những người xung quanh là rất quan trọng.
□ Trong hợp tác cần phải lắng nghe ý kiến của nhau.
□ Hợp tác với những người khác là thể hiện sự yếu kém của mình.
□ Hợp tác trong công việc giúp em học hỏi được nhiều điều hay từ bạn bè.
□ Chỉ hợp tác với những người cần sự giúp đỡ cảu mình.
□ Biết hợp tác trong công việc sẽ đạt được kết quả tốt.
Câu 2. 
Tuần tới lớp 5A tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ” và tổ 3 được giao nhiệm vụ cho cuộc chơi này.
Nếu là thành viên của tổ 3. các em sẽ dự kiến thực hiện nhiệm vụ trên như thế nào?
Câu 3. Hãy khoanh vào chữ cái trước những việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh.
a. Việc của ai, người nấy biết.
b. Làm thay công việc cho người khác.
c. Biết phân công nhiệm vụ cho nhau.
d. Để người khác làm còn mình thì chơi.
e. Khi thực hiện công việc chung, luôn bàn bạc với mọi người.
g. Hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung.
Thống kê chất lượng qua bài kiểm tra, tôi thu được.
TSB
Đạt mức giỏi
Đạt mức khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
26
11
42,3
15
57,7
0
0
0
0
IV. Đối chiếu kết quả:
So sánh đối chứng: Qua khảo sát chất lượng với 2 mô hình bài dạy bằng những phương pháp, cách tổ chức dạy khác nhau, thực nghiệm trên cùng một lớp.So với bảng số liệu trang 6 Tôi thấy hiệu quả chất lượng giảng dạy đạo đức nâng lên rõ rệt, nó thể hiện qua việc nắm bắt bài, chuẩn mực và sự thể hiện hành vi của học sinh sau khi dạy. Cụ thể là bài đạt được mức giỏi tăng, bài đạt mức khá tăng mà không có học sinh ở mức đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. Thực tế trong giao tiếp và hoạt động hằng ngày của các em có phần mạnh dạn, tự tin, đoàn kết hơn.
Với kết quả trên tôi mạnh dạn báo cáo với tổ chức chuyên môn, được sự giúp đỡ của tổ chức chuyên môn, sự chỉ đạo hướng dẫn của Ban giám hiệu nhà trường mô hình bài dạy của tôi được chuyển thành chuyên đề của tổ 4-5.
Phần kết luận
Qua thực tế giờ thăm lớp của các đồng chí trong tổ 4-5 và trong việc giảng dạy của bản thân tôi, tôi nhận thấy: Mỗi giờ học đạo đức không khí sôi động hơn, học sinh lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng hơn, học sinh được luyện tập những kỹ năng làm cơ sở cho hành vi (như nói năng, điệu bộ khi cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi người khác). Học sinh được rèn luyện trong những tình huống khác nhau như là: Những tình huống đấu tranh nhằm hình thành những hành vi đạo đức và hơn nữa phải lặp đi lặp lại nhiều lần những hành vi đạo đức đã được hình thành nhằm xây dựng thói quen đạo đức. Học sinh có thể tự phân đoán, liệt kê các cách giải quyết, tự phân tích kết quả, so sánh kết quả và tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất trong các tình huống.
Dạy học đạo đức theo chuyên đề này, học sinh hoạt động tích cực hơn, chủ động, sáng tạo hơn, học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh bài học với sự cố vấn, giúp đỡ, chỉ đạo của giáo viên.
1.Bài học kinh nghiệm:
Muốn giờ dạy đạo đức đạt kết quả cao, người giáo viên cần phải chú ‎‎ý:
-Xác định đúng mục tiêu của bài
- Chuẩn bị bài dạy chu đáo, xây dựng các hình thức tổ chức dạy học phong phú phù hợp với các hoạt động của bài dạy, phù hợp với đối tượng học sinh.
- Các chuẩn mực đạo đức luôn gắn liền với thực tiễn để học sinh dễ hiểu, dễ thực hành.
- Coi trọng, nhận thức đúng đắn về môn dạy đạo đức sao cho có hiệu quả.
- Không ngừng suy nghĩ tìm tòi những biện pháp sáng tạo linh hoạt, tạo tâm thế vui, thoải mái cho học sinh trong giờ đạo đức.
- Cần thường xuyên quan tâm đến đối tượng học sinh cá biệt, giúp các em có hành vi chuẩn mực đạo đức tiến bộ. ‎
2.ý kiến đề xuất
- Đối với cấp trên: Nên tổ chức nhiều chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học hơn nữa. Trong đó có chuyên đề (đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức cho giáo viên học tập).
- Đối với giáo viên: Tăng cường dự giờ học hỏi kinh nghiệm để nâng cao tay nghê. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá ‎ý thức đạo đức của học sinh và ghi nhận dù là một tiến bộ nhỏ của các em.
- Đối với phụ huynh: Thường xuyên quan tâm tới việc học ở nhà của các em. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức cho con em mình. Cần chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở bài tập đạo đức và dụng cụ học tập cho các em. 
Với kinh nghiệm ít trong những năm giảng dạy tôi đã mạnh dạn trình bày kinh nghiệm “Để giờ dạy Đạo đức lớp 5 đạt hiệu quả cao” chắc đề tài này có phần còn hạn chế, rất mong sự góp ‎ý, bổ sung của các đồng chí trong Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp trong tổ 4-5 và các bạn đọc để đề tài của tôi được hoàn thiện và đạt được hiệu quả cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mục lục.
Nội dung
Trang
A . Phần mở đầu.
Lí do chọn đề tài .
Phạm vi nghiên cứu .
B.Phần nội dung.
Cơ sở lý luận.
Cơ sở thực tiễn.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức.
Một số phương pháp dạy học Đạo đức 5.
Thiết kế bài giảng Đạo đức 5.
C.Phần kết luận .
D.Tài liệu tham khảo.
1/tư liệu nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học (Tác giả Đặng Vũ Hoạt- Nguyễn Hữu Hợp ).
- Các tài liệu , chuyên san có liên quan đến dạy Đạo đức.
- SGK Đạo đức lớp 5- SGV , vở bài tập Đạo đức 5 của Nhà xuất bản Giáo dục năm 2006.
- Hỏi đáp về môn Đạo đức ở Tiểu học (Tác giả Lưu Thu Thuỷ- Nguyễn Hữu Hợp)
1
1
2
3
3
4
8
12
17
27

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_dao_du.doc