Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học Đông Hòa

Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học Đông Hòa

 PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài :

1.1. Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL )

1.2. . Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp

 PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận để hình thành việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học.

1.1. Vị trí của hoạt động ngoài giờ lên lớp

1.2. Vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp

1.3. Nhiệm vụ của hoạt động ngoài giờ lên lớp

1.3.1. Nhiệm vụ củng cố tăng cường nhận thức

1.3.2. Nhiệm vụ bồi dưỡng thái độ, tình cảm

1.3.3. Nhiệm vụ hình thành hệ thống kĩ năng, hành vi

 

doc 61 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học Đông Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÀN Ý
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài : 
Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL )
. Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp 
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận để hình thành việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học. 
Vị trí của hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Nhiệm vụ của hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Nhiệm vụ củng cố tăng cường nhận thức 
Nhiệm vụ bồi dưỡng thái độ, tình cảm 
Nhiệm vụ hình thành hệ thống kĩ năng, hành vi 
2. Các giải pháp để tổ chức HĐGDNGLL ở trường Tiểu học 
Thực trạng vấn đề 
Xây dựng kế hoạch hoạt động 
Đối với nhà trường
Đối với cấp lớp ( chủ yếu do GVCN thực hiện ) 
Sưu tầm tài liệu để tổ chức (băng hình, bài hát, tư liệu)
Các chủ điểm tháng và các ngày trọng điểm trong tháng
Các bài hát phục vụ sinh hoạt chủ điểm. 
Sưu tầm băng hình về truyền thống địa phương, lịch sử dân tộc, danh lam thắng cảnh và phim hoạt hình có tính giáo dục đạo đức
Sưu tầm tài liệu 
Chuẩn bị cơ sở vật chất để thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
Hình thành các chủ điểm năm học 
Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chủ điểm
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp qua giờ sinh hoạt lớp
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp qua các tiết chào cờ 
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp qua các hoạt động tự chọn
Quy trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Thực hành đặt tên các hoạt động ngoài giờ lên lớp và xác định yêu cầu của hoạt động ngoài giờ lên lớp
Đánh giá rút kinh nghiệm sau khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
Thực hành một số hoạt động mẫu ngoài giờ lên lớp đã thực hiện
PHẦN KẾT LUẬN 
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài : ...trang 01
Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL )
. Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp 
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận để hình thành việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học. ......trang 03
 Vị trí của hoạt động ngoài giờ lên lớp :. ... trang0 3
Vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp : ..trang 06
Nhiệm vụ của hoạt động ngoài giờ lên lớp :.. trang 06
Nhiệm vụ củng cố tăng cường nhận thức :.... trang 07
Nhiệm vụ bồi dưỡng thái độ, tình cảm :. trang 07
Nhiệm vụ hình thành hệ thống kĩ năng, hành vi : ....trang 08
2. Các giải pháp để tổ chức HĐGDNGLL ở trường Tiểu học : ......trang 08
Thực trạng vấn đề : trang 09 
Xây dựng kế hoạch hoạt động : ..trang 10
Đối với nhà trường: ..trang 10
Đối với cấp lớp ( chủ yếu do GVCN thực hiện ) trang 11
Sưu tầm tài liệu để tổ chức (băng hình, bài hát tư liệu)trang 13
Các chủ điểm tháng và các ngày trọng điểm trong tháng.. trang 14
Các bài hát phục vụ sinh hoạt chủ điểm  ..trang 15
Sưu tầm băng hình về truyền thống địa phương, lịch sử dân tộc, danh lam thắng cảnh và phim hoạt hình có tính giáo dục đạo đức... trang 16
Sưu tầm tài liệu : trang 16
Chuẩn bị cơ sở vật chất để thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. .trang 17
Hình thành các chủ điểm năm học :.. trang 18
Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... ..trang 18
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chủ điểm...trang 18
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp qua giờ sinh hoạt lớp.: trang 21
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp qua các tiết chào cờ :...... trang 23
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp qua các hoạt động tự chọn. trang 25
Quy trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ....trang 27
Thực hành đặt tên các hoạt động ngoài giờ lên lớp và xác định yêu cầu của hoạt động ngoài giờ lên lớp trang 27
Đánh giá rút kinh nghiệm sau khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp......trang 35
Thực hành một số hoạt động mẫu ngoài giờ lên lớp đã thực hiện.... trang 36
PHẦN KẾT LUẬN ...trang 52
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài : 
Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)
Tâm lý trẻ em đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi từ 1 đến 12 rất thích hoạt động. Đặc biệt là hoạt động thể chất. Khi hoạt động các em được tự do thể hiện ý tưởng của mình, thể hiện những khám phá thế giới xung quanh qua lăng kính tuổi thơ của các em. Hoạt động vui chơi, đặc biệt là hoạt động tập thể giúp các em có niềm vui, sự thích thú và thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Những hoạt động tập thể giúp các em phát triển thể chất, trí não và hình thành cho học sinh khả năng hoạt động tập thể, biết đoàn kết có khả năng tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp.Tâm hồn trong sáng của các em sẽ được phát triển một cách hài hòa, toàn diện.
Hoạt động giúp các em vận động linh hoạt giữa trí tuệ và thể chất. Từng bước hình thành cho các em sự phong phú đa màu sắc của cuộc sống và giúp trẻ phát triển toàn diện.
Ánh mắt vui tươi, những tiếng cười sảng khoái, không khí nhộn nhịp, thư giãn trong hoạt động ngoài giờ tạo ra sự gần gũi, cảm thông, đoàn kết, tinh thần tập thể giữa thầy cô với các em, các em với các em. Đặc biệt những em rụt rè, nhút nhát do bản thân do hoàn cảnh sống các em sẽ tự tin hòa nhịp với cuộc sống hơn.
Do đó ta thấy rằng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với học sinh bằng sự chờ đón háo hức được tham dự để mỗi chúng ta thấy rằng mô hình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học vô cùng quan trọng và mỗi người cán bộ quản lý luôn thao thức để tìm ra giải pháp tốt nhất để tổ chức hoạt động này.
Với những yếu tố quan trọng của vấn đề, và trong vai trò của người quản lý chuyên môn của trường tiểu học tôi đã nghiên cứu và rút ra được vài kinh nghiệm để tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học.
. Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL là hoạt động sư phạm của giáo viên và học sinh trong nhà trường được tiến hành thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể........ Các hoạt động này bổ trợ cho các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường.
HĐGDNGLL những hoạt động mang tính giáo dục, được sự chỉ đạo, hướng dẫn chung của Bộ giáo dục - Đào tạo, của Sở giáo dục - Đào tạo Bình Dương, của Phòng giáo dục – Đào tạo huyện Dĩ An được diễn ra ngoài giờ học chính khoá.
 Những hoạt động ấy được cụ thể hoá, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên trực tiếp tổ chức hướng dẫn để giáo viên “biến” sự hiểu biết của mình thành những hành vi đạo đức cho học sinh.
Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học qua các môn học ở trên từng bước phát triển một cách phù hợp sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống, xã hội.
Từng bước hình thành và phát triển kĩ năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi (kĩ năng tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức)
Hứng thú, mong muốn tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực, phù hợp.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận để hình thành việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học.
Việc tổ chức HĐGDNGLL có tạo được tính giáo dục đúng theo mục tiêu mà HĐGDNGLL mang lại cho các hoạt động giáo dục hay không ? Trước hết việc đầu tiên mà tôi quan tâm và tìm hiểu đó là xác định vai trò, vị trí mục tiêu và nhiệm vụ của HĐGDNGLL trong nhà trường Tiểu học.
Vị trí của hoạt động ngoài giờ lên lớp.
HĐGDNGLL là một trong ba họat động quan trọng, là bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu GD-ĐT của nhà trường.
 Mục tiêu Quá trình - Dạy học trên lớp Hiệu quả
 đào tạo đào tạo - HĐGDNGLL đào tạo
 - GD.LĐKT.HN&DN
	Mỗi quá trình đào tạo đều thực hiện các mục tiêu:
	- Giáo dục nhận thức ( tri thức, hiểu biết )
	- Giáo dục thái độ, tình cảm
	- Hình thành kỹ năng, kỹ xảo, hành vi, thói quen
	Các mục tiêu này thường không tách rời, mà hòa quyện, gắn bó với nhau trong một thể thống nhất, khó có thể tách bạch. Tuy nhiên trong mỗi quá trình lại có có thế mạnh trong một mục tiêu nhất định ( tác dụng chủ yếu ). Sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối.
QUÁ TRÌNH
THẾ MẠNH ( Tác dụng chủ yếu )
DẠY HỌC TRÊN LỚP
Giáo dục nhận thức
- Góp phần cải tạo bản thân học sinh về mặt xã hội thông qua việc hình thành tri thức, hiểu biết(về TN, XH, bản thân )
HĐGDNGLL
Gíao dục tình cảm, thái độ + hành vi
- Góp phần hình thành cho học sinh ý thức XH, lối sống, nếp sống, biết xử lý tốt các mối quan hệ XH.
- Củng cố,mở rộng,phát triển,nâng cao hiệu qủa những tri thức, thái độ, kỹ năng tiếp thu được ở trên lớp, giúp học sinh tin tưởng, tích cực trong việc học tập, lĩnh hội tri thức.
- Tạo điều kiện thực hành, rèn luyện thông qua họat động cụ thể có sự hướng dẫn của thầy cô
GDLĐKT.HN&DN
Giáo dục kỹ năng, hành vi
- Góp phần hình thành cho học sinh ý thức, kỹ năng lao động, thái độ với người lao động và các sản phẩm lao động.
- Góp phần rèn luyện, tăng cường thể lực
− Quá trình giáo dục tiểu học được tổ chức giúp học sinh nắm được những nội dung : hệ thống tri thức, thái độ, kĩ năng, hành vi ứng xử và thói quen hành vi thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng, của xã hội. Từ đó hình thành ở học sinh những mặt xã hội, tâm lí, thể chất, cách ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong nhóm, trong các hoạt động học ... át động. Chỉ tiêu: 100% các bạn đều có bài dự thi chất lượng cao.
            * Hoạt động 3: Quyên góp ủng hộ các bạn ở Điện Biên – Lai Châu để các bạn xây dựng nhà văn hoá tỉnh.
    Chỉ tiêu: 100% các bạn tiết kiệm tiền ăn sáng, ủng hộ 2000đ cùng một số đồ dùng học tập khác.
            * Hoạt động 4: Xây dựng chương trình măng non mang tên “ Vườn hoa Điện Biên”.
        Chỉ tiêu: Cả lớp bổ sung được 2 – 3 chậu hoa đẹp vào vườn hoa của trường. Chăm sóc cây trong vườn được xanh tốt.
  *  Hoạt động 5: Hoàn thành chương trình tự rèn luyện đội viên mang danh hiệu “ Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” ( Chương trình do cô tổng phụ trách cung cấp).
   Chỉ tiêu: 100% các bạn đạt danh hiệu, ở mỗi hoạt động người dẫn chương trình điều khiển cho các bạn phát biểu nêu chỉ tiêu.
    Thi tìm hiểu về Điện Biên: Các bạn bốc thăm bằng cách xung phong lên hái những bông hoa ban trên mô hình cây hoa. Trả lời các câu hỏi về lịch sử Điện Biên. Bạn nào trả lời đúng, các bạn vỗ tay tuyên dương và được nhận 1 món quà.
    Thi hát về Điện Biên: Chia lớp làm 2 đội ( Mỗi đội 2 tổ). Các tổ thi hát và đọc thơ về Điện Biên. Hát nối tiếp, đội nào không hát được nối tiếp đội đó sẽ thua.
    Kết thúc: Cảm ơn đại biểu.
Đánh giá - Rút kinh nghiệm   
    Sau khi làm mẫu, ban giám hiệu họp tất cả thành phần tham dự để rút kinh nghiệm.
1.      Về ưu điểm của lớp 5 D:
    Lớp 5 D đảm bảo đầy đủ, cụ thể các nội dung theo yêu cầu của nhà trường. Đặc biệt phần phát động thi đua nêu rõ các hoạt động.
    Phần hát liên khúc nối tiếp về Điên Biên: Sôi nổi, hào hứng.
    Bạn dẫn chương trình điều khiển tốt.
2.      Về nhược điểm: 
            -          Phần thảo luận nêu ý kiến về cách thực hiện chỉ tiêu của 1 số học sinh còn lúng túng, chưa mạnh dạn.
3.      Các giáo viên chủ nhiệm báo cáo công việc chuẩn bị tổ chức liên hoan của lớp mình:
            -          Đã phân công ban tổ chức liên hoan.
            -          Đã tổ chức cho các em học hát, tìm hiểu lịch sử Điện Biên.
            -          Đã hoàn thành hệ thống câu hỏi, duyệt kế hoạch thi đua “ Hướng về Điện Biên”.
4.      Ban giám hiệu lưu ý:
            -          Hết sức lưu tâm tới phần hướng dẫn thảo luận cho học sinh để các em mạnh dạn, tự tin nêu ra được những ý kiến phong phú.
            -          Phần hái hoa dân chủ: Nên làm bằng nhiều hình thức: Câu hỏi được viết trong các bông hoa ban, ngoài ra cần có thêm trò chơi, ai thắng thì được phần thưởng.
    Thống nhất chỉ đạo các lớp: Từ ngày 2 – 3 đến 20 – 3, 100% các lớp hoàn thành liên hoan cấp chi đội. Sau đó ban giám hiệu sẽ dự từng lớp và góp ý rút kinh nghiệm cho tất cả các lớp. 
b.      Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên cấp liên đội:
1.      Bước chuẩn bị:
            -          Ban giám hiệu họp với các khối trưởng chuyên môn, Tổng phụ trách, bí thư chi đoàn để thông qua nội dung, hình thức liên hoan.
* Ban giám hiệu lên kế hoạch phân công cụ thể:
Chỉ đạo chung: Ban giám hiệu.
    + Dẫn chương trình: Đ/ c Hiền – Tổng phụ trách.
    + Tổng hợp số liệu cho phần tuyên dương, khen thưởng: Đ/c bí thư chi đoàn.
    + Chuẩn bị phần thưởng cho học sinh: Văn phòng.
    + Biên kịch và hướng dẫn học sinh tập màn sử thi: Tổ văn thể.
    + Trang trí sân khấu, làm đạo cụ: Giáo viên họa.
    + Am ly – Loa đài: Đ / c Trí
         + Tổ chức trò chơi vui khỏe : giáo viên chủ nhiệm.
    + Ổn định trật tự trong liên hoan: Các giáo viên chủ nhiệm và bảo vệ.
            -          Ban giám hiệu yêu cầu các bộ phận hoàn thành công việc chuẩn bị xong trước ngày 26 – 03 - 2008. Đôn đốc và kiểm tra các bộ phận.
            -          Ban giám hiệu lên lịch tổng duyệt: 27 – 03 – 2008
        -          Sau khi tổng duyệt, Ban giám hiệu họp tất cả các bộ phận, góp ý từng khâu để rút kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh trong ngày 28 – 03 – 2008
        * Kết quả:
    Liên hoan “Chiến  sĩ nhỏ Điện Biên” cấp liên đội: Diễn ra hoành tráng, sôi nổi, có ý nghĩa giáo dục lịch sử rất cao. 
    Tuyên dương cụ thể từng tập thể, cá nhân đã có nhiều thành tích trong đợt thi đua này.
    Các giáo viên và học sinh đều phấn khởi vì được động viên kịp thời. Các vị đại biểu đến dự rất khen ngợi về công tác tổ chức liên hoan của nhà trường
PHẦN KẾT LUẬN
 Đối với Học sinh:
Kể từ khi có sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu đối với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì nề nếp, kỉ luật của học sinh toàn trường trong những  năm học vừa qua đã có tiến bộ rõ rệt. Trước đây những hoạt động như thế này rất xa lạ với các em. Chính vì thế mà nhiều học sinh không mạnh dạn, trước đông người nói không lưu loát, không rõ ý. Còn bây giờ, các em đã bạo dạn và khả năng nói đã rất tiến bộ, đồng thời những hoạt động giờ đây là không thể thiếu được đối với mỗi lớp học, đối với toàn trường. Những hoạt động này còn góp phần rất lớn nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh đối với chính các em, đối với tập thể lớp, đối với trường.
Qua một thời gian thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ tăng lên rõ rệt đạt 100%. Toàn trường không có học sinh ngỗ ngược, quậy phá vì các em này đã được thu hút vào các hoạt động của nhà trường.
Nề nếp học tập, kỷ luật của nhà trường, của lớp được nâng cao rõ rệt, không có hiện tượng nói tục, chửi bậy.
Sau đây là bản khảo sát kết quả % sau gần 3 năm thực hiện mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Đông Hòa:
Trường tiểu học
Đông Hòa
Thích tham gia
các hoạt động
Không thích tham gia
Tự tin
vào bản thân
Học tập tiến bộ hơn
Thực hiện tốt các nội quy của nhà trường
Chi đội
( Học sinh khối 4+ 5 )
100%
0%
93%
92%
99%
Sao nhi đồng
(Học sinh khối 1+2+3)
100%
0%
95%
96%
99%
Ý thức học tập của các em được nâng cao. Đa phần các em thấy gắn bó với trường, với lớp, tự giác học bài, làm bài hơn. Kết quả cuối năm phản ánh rõ sự chuyển biến này. Vì thế mà chất lượng đạo đức và văn hoá đã được nâng cao rất nhiều.
Năm học
Hạnh kiểm
Văn hoá
Đạt
Chưa Đạt
Giỏi
Khá
TB
Yếu
2006 - 2007
75%
25%
20%
65%
14,5%
0,5%
2007 - 2008
80%
20%
35%
51%
13,8%
0,2%
Học Kỳ I 2008 - 2009
100%
0%
60%
33%
7%
0%
    Trong nhiều năm liền, liên đội đạt danh hiệu: Liên đội mạnh xuất sắc của ngành.
	Chi đoàn được danh hiệu chi đoàn vững mạnh
Về phía giáo Giáo viên:
        Trước đây, giáo viên rất ngại, thậm chí không muốn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp vì  mất rất nhiều thời gian, đầu tư công sức và ảnh hưởng đến học tập.
  Nay sau 3 năm học, được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu, đông đảo đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã nhận thức rõ được ích lợi của giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, từ đó họ gắn bó hơn với nhà trường, tinh thần trách nhiệm với học sinh được nâng cao rõ rệt. Có nhiều giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động đã có nhiều sáng tạo làm cho các hoạt động càng phong phú, hiệu quả hơn.
  Qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp giáo viên có khả năng tổ chức quản lý học sinh một cách bài bản, phát huy mọi mặt về năng lực của giáo viên.
        Tuy nhiên vẫn có những tồn tại làm ảnh hưởng đến các hoạt động này, đó là: Các tài liệu ít, nghèo nàn nên mỗi khi tổ chức lại phải mất nhiều thời gian, công sức.
III. Những đề xuất và kiến nghị:
Xây dựng cho nhà trường một đội ngũ giáo viên có năng lực quản lý học sinh tốt.
Giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ và cả năng lực công tác Đội, bởi mỗi giáo viên chủ nhiệm là một phụ trách Đội.
Hội đồng Đội cần tổ chức các hoạt động Đội thiếu niên, Sao nhi đồng với nội dung sát thực tế từng địa bàn hoạt động của mỗi trường học. 
    Các hoạt động Đội phải được thiết kế sao cho phù hợp từng lứa tuổi.
    Cần đầu tư trang thiết bị cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tạo điều kiện cho các trường hoạt động tốt hơn.
    Các cấp chỉ đạo cần có những qui định, đặc biệt cần biên soạn các tài liệu phù hợp với các cấp học để hỗ trợ, để giúp đỡ các nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục góp phần vào sự  nghiệp công hoá, hiện đại hoá. 
 Lời kết cho đề tài : 
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em học sinh tiểu học ngoài giờ học chính khoá có thêm môi trường sinh hoạt lành mạnh, tránh được tác động xấu đang phổ biến ngoài xã hội.
Thông qua hoạt động đó, hỗ trợ cho việc giáo dục toàn diện về văn hoá, đạo đức, rèn luyện thể chất và phát hiện tài năng của học sinh. 
            Tuy còn những tồn tại làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng đó chỉ là tạm thời, còn tác dụng của nó thì thật là lớn.
            Nó giúp học sinh “biến” những hiểu biết của mình thành những hành vi đạo đức chuẩn mực gắn với cuộc sống, giúp các em mạnh dạn tự tin qua đó phát huy được khả năng, độc lập, sáng tạo, để phát triển toàn diện và từ đó nâng cao  chất lượng giáo dục. Vì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết, không thể thiếu được ở lớp học, ở mỗi nhà trường. Ban giám hiệu cùng với giáo viên các nhà trường cần thấy được tầm quan trọng và có được sự chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể, có sự tham gia hưởng ứng tích cực để những hoạt động này được diễn ra thường xuyên.
Có thể nói hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giữ một vai trò quan trọng trong nhà trường tiểu học, bởi nó phù hợp với tâm sinh lý của trẻ tiểu học là ưa hoạt động. Trong hoạt động, trẻ sẽ bộc lộ rõ mặt mạnh, yếu, từ đó thầy cô giáo sẽ giúp các em phát huy khả năng sở trường và hạn chế những điểm yếu của trẻ.
Trên đây là đề tài tôi đã nghiên cứu từ năm học 2006 – 2007 đến hết học kỳ I năm học 2008 – 2009 đến nay đã đạt khá nhiều thành công khi vận dụng từ thực tế ở trường tôi.Tôi rất mong quý lãnh đạo các cấp xem xét và có hướng chỉ đạo để tôi được học tập và nghiên cứu để tiếp tục thực hiện ở nhà trường trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào.
	Đông Hòa, ngày 16 tháng 02 năm 2009
	Người viết
	Phạm Thị Chinh
XÉT DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO CẤP TRƯỜNG
XÉT DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO CẤP HUYỆN
XÉT DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_vai_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len.doc