Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải một số dạng toán khó

Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải một số dạng toán khó

Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng. Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp quan sát để góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết của người lao động mới.

Đối với mỗi người giáo viên nhất là giáo viên tiểu học, việc phát triển và bồi dưỡng những học sinh yêu thích và học giỏi toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì muốn học tốt môn Toán ở các lớp trên thì ngay từ đầu cấp học, các em phải có kiến thức vững chắc về môn toán. Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi toán phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và ngay từ lớp 1, lớp 2, lớp 3. Trong chương trình toán nâng cao lớp 2 có nhiều dạng toán đòi hỏi tư duy sáng tạo của học sinh. Nhưng tuổi các em còn nhỏ tư duy trực quan là chủ yếu, khi làm toán các em nhanh hiểu nhưng lại dễ quên. Vậy, mỗi người giáo viên phải có phương pháp dạy sao cho các em hiểu sâu sắc cách giải từng loại toán. Trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 2, có một bài toán dạng điền số vào ô trống trên các cạnh của hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. Dạng toán này dưới dạng trò chơi trí tuệ, rèn luyện kĩ năng tính toán, nhận biết so sánh phân tích tổng hợp, đòi hỏi phát triển óc tư duy sáng tạo của các em. Các em biết dựa vào mối quan hệ giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán. Nhưng đối với học sinh lớp 2 nhận biết bài toán để tìm ra cách giải đúng là một việc làm khó khăn. Vậy làm thế nào để học sinh nhận dạng và có phương

pháp giải đúng, giải nhanh và hiểu sâu sắc dạng toán này đó là điều mà tôi suy nghĩ và tìm cách giả quyết. Chính vì thế trong năm học, tôi đã nghiên cứu đề tài "Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải một số dạng toán khó".

2.Mục đích nghiên cứu:

Qua đề tài này tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học toán và giúp học sinh lớp 2 xác định đúng hướng giải để có phương pháp giải đúng, giải nhanh và hiểu sâu sắc bốn dạng toán tôi đề cập trong đề tài.

 

doc 29 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 792Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải một số dạng toán khó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn 
Trong mấy tháng vừa qua, dù thời gian không dài, em đã được các thầy cô giáo Trường Bồi dưỡng Cán bộ Giáo dục Hà Nội cung cấp cho hệ thống kiến thức lý luận và phương pháp quản lý Tổ trưởng chuyên môn.
Nhân dịp thực hiện khoá luận này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, các thầy cô Trường Bồi dưỡng Cán bộ Giáo dục Hà Nội. Em đặc biệt cảm ơn cô giáo – Nguyễn Thị Thanh Thuỷ – Phó trưởng khoa giáo dục Tiểu học đã tận tình hướng dẫn giúp em vững tin hơn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.
Do thời gian có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế nên mặc dù rất cố gắng song đề tài không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Em xin trân trọng tiếp thu sự góp ý của cô giáo, cùng các bạn đồng nghiệp để khoá luận được hoàn thiện hơn.
 Em xin trân trọng cám ơn!
 Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài:
Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng. Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp quan sátđể góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết của người lao động mới. 
Đối với mỗi người giáo viên nhất là giáo viên tiểu học, việc phát triển và bồi dưỡng những học sinh yêu thích và học giỏi toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì muốn học tốt môn Toán ở các lớp trên thì ngay từ đầu cấp học, các em phải có kiến thức vững chắc về môn toán. Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi toán phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và ngay từ lớp 1, lớp 2, lớp 3. Trong chương trình toán nâng cao lớp 2 có nhiều dạng toán đòi hỏi tư duy sáng tạo của học sinh. Nhưng tuổi các em còn nhỏ tư duy trực quan là chủ yếu, khi làm toán các em nhanh hiểu nhưng lại dễ quên. Vậy, mỗi người giáo viên phải có phương pháp dạy sao cho các em hiểu sâu sắc cách giải từng loại toán. Trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 2, có một bài toán dạng điền số vào ô trống trên các cạnh của hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. Dạng toán này dưới dạng trò chơi trí tuệ, rèn luyện kĩ năng tính toán, nhận biết so sánh phân tích tổng hợp, đòi hỏi phát triển óc tư duy sáng tạo của các em. Các em biết dựa vào mối quan hệ giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán. Nhưng đối với học sinh lớp 2 nhận biết bài toán để tìm ra cách giải đúng là một việc làm khó khăn. Vậy làm thế nào để học sinh nhận dạng và có phương 
pháp giải đúng, giải nhanh và hiểu sâu sắc dạng toán này đó là điều mà tôi suy nghĩ và tìm cách giả quyết. Chính vì thế trong năm học, tôi đã nghiên cứu đề tài "Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải một số dạng toán khó".
2.Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài này tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học toán và giúp học sinh lớp 2 xác định đúng hướng giải để có phương pháp giải đúng, giải nhanh và hiểu sâu sắc bốn dạng toán tôi đề cập trong đề tài.
3.Đối tượng nghiên cứu.
Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải một số dạng toán khó.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tôi đề cập tới bốn dạng toán điển hình trong chương trình toán lớp 2:
- Điền số vào ô trống trên hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật sao cho tổng các hàng, cột và đường chéo bằng nhau.
- Điền số vào các băng ô hình chữ nhật sao cho tổng 3 ô (hoặc 4 ô) liền nhau là một số cho trước. 
- Cho trước các hình vẽ và các số. Hãy điền số vào các góc của hình vẽ sao cho khi cộng 4 góc của mỗi hình và 2 dường chéo thì đựoc các tổng bằng nhau.
- Cho trước các bảng hình chữ nhật, hình vuông có ghi sẵn các số và cho biết trước tổng một hàng và một cột. Yêu cầu tính nhanh tổng các cột và các hàng còn lại.
+ Đưa ra các phương pháp hướng dẫn học sinh giải một số dạng toán khó trong chương trình.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu: Tâm lí học lứa tuổi, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên, toán nâng cao, tài liệu tham khảo.
- Tổng kết kinh nghiệm, dự giờ trao đổi, dạy thực nghiệm.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học toán .
 6. Phạm vi:
Trong chương trình toán bồi dưỡng học sinh giỏi, toán nâng cao có rất nhiều dạng toán phức tạp, đòi hỏi các em phải có óc suy luận tốt và có phương pháp giải chính xác. Ngay trong chương trình toán nâng cao lớp 2 có rất nhiều dạng toán khác nhau, tôi đề cập ở đề tài này 4 dạng toán cơ bản. Đề tài được thực hiện trong qúa trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 2A ở trường Tiểu học Tân Minh B.
7.Thời gian thực hiện đề tài :
 - Tôi tiến hành thực hiện đề tài này bắt đầu từ năm học 2007 đến tháng 5 năm 2009.
Nội Dung
Chương 1 - Cơ sở lí luận của phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải một số dạng toán khó.
1.Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn toán:
Thông qua việc dạy và học toán cung cấp cho học sinh những kiến thức về:
- Đếm, đọc, viết số đến 1000. 
- So sánh, sắp xếp các số theo thứ tự xác định .
- Sử dụng bảng cộng trừ có nhớ trong phạm vi 20, để thực hành tính với các số có ba chữ số. Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ. 
- Thực hành nhân, chia trong các bảng 2, 3, 4, 5. Tìm thừa số- số bị chia.
- Xác định 1/ 2, 1/3, 1/4, 1/5 của một nhóm đồ vật.
- Đong bằng lít, đơn vị đo độ dài dm, m, km, mm, khối lượng, thực hành xem lịch, ngày, tháng, các loại tiền Việt Nam.
- Các hình chữ nhật, tứ giác, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng, đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc, chu vi tam giác, chu vi tứ giác. 
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Cách học toán và phát triển tư duy toán học.
Muốn lĩnh hội kiến thức kỹ năng toán hiệu quả nhất, học sinh được hướng dẫn hoạt động và thực hành trên các đồ vật, mô hình, kí hiệu vì thông qua những hoạt động đó học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hệ thống.
2. Chương trình SGK môn Toán lớp 2:
SGK Toán 2 gồm 7 phần chia làm 2 học kì:
2.1. Học kì 1: Gồm 18 tuần dạy trong 90 tiết
+ Phần 1: Ôn tập và bổ sung ( 10 tiết )
+ Phần 2: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 ( 33 tiết ) 
+ Phần 3: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 ( 36 tiết )
+ Phần 4: Ôn tập ( 9 tiết )
 2 tiết kiểm tra định kì giữa kì 1 và cuối kì 1
2.2. Học kì 2: Gồm 17 tuần dạy trong 85 tiết
+ Phần 5: Phép nhân và phép chia ( 44 tiết )
+ Phần 6: Các số trong phạm vi 1000 ( 17 tiết )
+ Phần 7: Ôn tập cuối năm học ( 14 tiết )
 2 tiết kiểm tra định kì giữa kì 2 và cuối kì 2.
3. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học
 - Các em HS tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi, vì vậy vốn sống, vốn kinh nghiệm còn rất ít ỏi.
 - Quy luật nhận thức của trẻ từ cái cụ thể, trực quan tư duy trừu tượng :Từ trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng ; tư duy và hành động của các em chuyển dần từ thụ động sang chủ động
 - Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học rất tò mò, ham hiểu biết luôn mong muốn khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống.
 - Các em học sinh tiểu học còn nhỏ nên ý thức học tập, sự tập trung chú ý còn phải dựa vào thầy cô giáo và bố mẹ. Đối với học sinh lớp 2, nếu thầy cô không hướng dẫn, không gợi mở thì việc tìm ra phương pháp giải đúng, giải nhanh là một việc làm khó khăn với các em.
4. Đánh giá của giáo viên với học sinh :
 - năm học 2008-2009 tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 2A. Qua điều tra tôi thấy đại đa số các em ngại làm toán nâng cao và toán bồi dưỡng. Vì mấy năm gần đây chỉ tổ chức thi học sinh giỏi lớp 2 cấp trường còn cấp huyện thì không tổ chức thi nữa. Do đó nhiều em chưa có ý thức trong việc giải toán nâng cao, toán khó. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học toán là một vấn đề khó khăn và để có được học sinh giỏi cấp trường lại càng khó khăn hơn. Chính vì điều này mà tôi cố gắng tìm ra cách giải hay nhất và dễ nhớ nhất để giúp học sinh nắm vững kiến thức nâng cao môn Toán. Đặc biệt là khi giải các dạng toán “ Điền số thích hợp vào ô trống trên hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác” đòi hỏi các em phải `có óc suy luận tốt và có phương pháp giải chính xác thì mới tìm ra đáp án. Để giúp các em giải được dạng toán này thì giáo viên phải hình thành cho học sinh phương pháp giải phát hiện và dự đoán những sai lầm của học sinh khi giải, cách khắc phục những sai lầm đó. Có làm được như vậy thì đội ngũ học sinh giỏi của lớp mình mới tăng lên.
Chương 2 : Thực trạng việc Dạy – Học môn Toán của Giáo viên – Học sinh khối 2 Trường tiểu học Tân Minh B
2.1.Đặc điểm chung của nhà trường : 
 Trường tiểu học Tân Minh B gồm 18 lớp chia thành 5 khối.Bàn ghế, ánh sáng được nhà trường trang bị đầy đủ. Cơ sở vật chất nhà trường khang trang. Đồ dùng, thiết bị dạy học cho mỗi khối lớp đầy đủ. Khối 2 có 4 lớp, mỗi lớp 25 học sinh với 4 giáo viên chủ nhiệm.Giáo viên trẻ nhất tổ là 38 tuổi, tôi 42 tuổi, 2 giáo viên còn lại một chị 45 tuổi và một chị 47 tuổi.
 Môn Toán là môn học quan trọng. Đặc biệt, từ năm học đổi mới chương trình sách giáo khoa đến nay thì các đồng chí trong Ban giám hiệu Trường tiểu học Tân Minh B luôn chỉ đạo sát sao việc đổi mới phương pháp dạy – học bằng các buổi chuyên đề, hội giảng, thảo luận tổ chuyên môn cho giáo viên học tập, trao đổi. Đồng thời, với lòng yêu nghề, mến trẻ, say mê nghề nghiệp đã thúc đẩy các đồng chí giáo viên không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.Do đó mà thầy-trò Trường tiểu học Tân Minh B chúng tôi đã thu được một kết quả đáng khích lệ trong những năm qua. Song không tránh khỏi những thiếu xót và khiếm khuyết của giáo viên và học sinh trong việc dạy - học. Đặc biệt là môn Toán, việc tiếp thu kiến thức của các em còn những hạn chế. Trường nằm trên địa bàn dân trí thấp, kinh tế nghèo nàn, do đó các em không đủ SGK, đồ dùng học tập, do vậy phong trào học tập của các em có rất nhiều hạn chế.
2.2. Chất lượng môn Toán 2 năm 2008 – 2009.
 Mức độ
Gỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A ( 25 học sinh)
9
36
8
32
7
28
1
4
2B ( 25 học sinh)
6
24
7
28
12
48
0
0
2C ( 25 học sinh)
8
32
9
36
7
28
1
4
2D ( 25 học sinh)
6
24
9
36
10
40
0
0
Tổng số: 100 học sinh
29
29
33
33
36
36
2
2 
2.3.Thực trạng dạy Toán của giáo viên khối 2 Trường TH Tân Minh B:
 - Trường tiểu học Tân Minh B có 4 đồng chí giáo viên kh ... nêu bước 3.
*Bước 3: - Tìm số cần điền
	- Hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự vào các cột và hàng.
- Cho làm vào vở.
+Số ở cột 1 hàng 2 là : 15 - (5 +9) = 1. 1 2 3 
+Số ở cột 1 hàng 3 là : 15 - (8 +1) = 6. 1 8 3 4
+Số ở cột 3 hàng 1 là : 15 - (6 +5) = 4. 2 1 5 9
+Số ở cột 3 hàng 3 là : 15 - ( 9 +4) =2 3 6 7 2 
+Số ở cột 2 hàng 1 là : 15 - ( 4 + 8) = 3
+Số ở cột 2 hàng 3 là : 15 - ( 3 +5) =7
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
- Gọi học sinh nêu bước 4.
*Bước 4: - Đánh số vào ô trống.
- Kiểm tra lại kết quả.	
- Cho học sinh nhận xét - bổ sung.
- Cho làm vào vở và gọi học sinh chữa bài trên bảng lớp.
 + Cho nhận xét bài làm của bạn.
 b, Bài 2: Điền các số thích hợp vào ô trống sao cho tổng các số ở 3 ô liền nhau bằng 20.
7
9
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài toán.
Gọi học sinh nêu bước 1.
 *Bước 1 : Tìm hiểu đề bài
	- Bài cho biết 2 số liền nhau.
	- Trong băng ô có tất cả 12 ô.
	- Cứ 3 ô liền nhau có tổng bằng 20.
 + Gọi học sinh nhận xét – bổ sung.
 - Gọi học sinh nêu bước 2.
*Bước 2 : Tìm số thứ 3 cần điền.
- Lấy tổng 3 số( đề bài cho) trừ đi tổng 2 số có mặt trên ô được số thứ 3 cần điền.
20 - ( 7 + 9 ) = 4 vậy 3 ô số là : 4,7,9.
 + Gọi học sinh nhận xét - bổ sung
 - Gọi học sinh nêu bước 3.
 *Bước 3 : Tìm quy luật các số cần điền:
- Có 12 ô ta chia làm 4 phần để mỗi phần có 3 ô, mà tổng 3 ô đó bằng nhau, ta đánh số thứ tự 1, 2,3.
+ Gọi học sinh nhận xét - bổ sung.
+ Cho học sinh làm vào vở.
9
 4 
 7
 9
 4 
 7 
 9
 4
 7
 9
 4
 7
 1	 2	 3	 1	 2	 3	 1	 2	 3	 1	 2	 3 	
- Nhìn vào bảng ta thấy:
+Ô số 3 là 7.
ô số 1 là 9 Vậy ô số 2 là 4.
Từ đó cho học sinh điền số theo quy luật trên.
 - Gọi học sinh nêu bài làm của mình.
 - Gọi học sinh nêu bước 4.
*Bước 4 : -Đánh số theo quy luật 9, 4, 7
	-Kiểm tra kết quả điền số.
+ Gọi học sinh nhận xét - bổ sung.
c, Bài 3:
Cho tám số lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và hình bên. 
Hãy điền số vàomột vòng tròn sao cho khi cộng 4 số 
trên mỗi tứ giác và 2 đường chéo chính 
thì được các tổng bằng nhau.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài toán.
- Gọi học sinh nêu bước 1.
* Bước 1 : Tìm hiểu đề bài.
	- Mỗi tứ giác có 4 số ở 4 đỉnh.
	- Mỗi đường chéo cũng điền 4 số.
- Gọi học sinh nhận xét – bổ sung.
- Gọi học sinh nêu bước 2.
 * Bước 2 : - Đánh số thứ tự vào các tứ giác hình bên.
	- Xác định tổng các cặp số là :
 	1 + 8 = 9 3 + 6 = 9 
	2 + 7 = 9 4 + 5 = 9 1 
- Xác định tổng của 4 số ở 4 đỉnh 4 3
tứ giác và tổng 4 số ở 2 đường chéo 2 
 chính là : 9 +9 = 18 
- Gọi học sinh nhận xét – bổ sung. 
- Gọi học sinh nêu bước 3.
*Bước 3 : Tìm quy luật điền số:
- Nếu ta điền ở tứ giác 1với các số là 1, 8, 3,6 thì tổng của nó là:
	1 + 8 + 3 +6 = 18
- Vậy tứ giác 2 ta phải điền cặp số còn lại là : 2, 7, 4, 5. Thì tổng của nó là :
 2 + 7 + 4 +5 = 18
- Tứ giác 3 tổng 4 số là : 3 + 6 + 7 +2 = 18.
- Tứ giác 4 tổng 4 số là : 8 + 1 + 4 + 5 =18.
8
3
- Hình vuông nhỏ tổng 4 số là : 1 + 6 + 7 + 4 = 18.
1
6
- Hình vuông lớn tổng 4 số là : 3 + 8 + 5 + 2 = 18.
- Tổng 4 số ở đường chéo là : 8 + 1 + 7 + 2 = 18.
7
4
	 5 + 4 + 6 + 3 = 18
2
5
- Gọi học sinh nhận xét – bổ sung.
- Cho học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh nêu bước 4.
 * Bước 4 : - Điền số như quy luật trên.
	 - Kiểm tra lại kết quả điền số.
 - Cho học sinh làm vào vở, gọi học sinh chữa bài trên bảng lớp.
 * Lưu ý: ở dạng toán này các em phải xác định được tổng hai cặp số để tìm ra quy luật điền số đúng phù hợp với điều kiện đầu bài.
 3.2.2. Tiết 2:
 a, Bài 1:
 Hãy điền số thích hợp vào 
Các ô trống trên hình vuông vẽ bên 8 18 
 để khi cộng các số theo hàng ngang, 10 
cột dọc và đường chéo đều có kết 12
quả như nhau.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài toán.
- Gọi học sinh nêu bước 1.
 *Bước 1: Tìm hiểu đề bài :
	- Quan sát hình mỗi cột, mỗi hàng và mỗi đường chéo đều có 3 ô.
	- Tổng các số trong 3 ô này đều bằng nhau.
- Gọi học sinh nhận xét – bổ sung.
- Gọi học sinh nêu bước 2.
*Bước 2 : Xác định tổng:
	- Đường chéo của hình vuông có đủ 3 số tổng là : 8 +10 + 12 = 30.
	- Vậy tổng cột dọc, hàng ngang và đường chéo đều bằng 30.
- Gọi học sinh nhận xét – bổ sung.
- Gọi học sinh nêu bước 3 và bước 4.
- Cho học sinh làm bước 3,bước 4 vào vở.
- Gọi học sinh chữa bài trên bảng lớp.
 *Bước 3 : Tìm số để điền vào ô trống.
- Hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự các cột và các hàng.
	+Số ở cột 3 hàng 1 là : 30 - ( 8 +18) = 4
	+Số ở cột 3 hàng 2 là : 30 - ( 12 +4) = 14
	+Số ở cột 2 hàng 3 là : 30 - (18 +10) = 2
	+Số ở cột 1 hàng 2 là : 30 - (14 +10) = 6 1 2 3 
	+Số ở cột 1 hàng 3 là : 30 - ( 12+ 2) = 16 1 8 18 4 
*Bước 4 : - Đánh số vào hình 2 6 10 14 
	- Kiểm tra kết quả tìm được. 3 16 2 12 
b, Bài 2 : Điền các số vào ô trống sao cho tổng các ô ở 4 ô liền nhau có tổng bằng 20.
9
5
4
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài toán.
- Gọi học sinh nêu bước 1.
*Bước 1 : +Tìm và nhận xét đề.
	- Băng ô có 12 ô.
	- Cứ 4 ô liền nhau có tổng bằng 20.
	- Trên hình vẽ đã biết 3 ô số.
 - Gọi học sinh nhận xét – bổ sung.
- Gọi học sinh nêu bước 2.
*Bước 2 :
 - Tìm số thứ 4.
	Ta lấy 20 - ( 9 +5 + 4) = 2
	Vậy số thứ 4 là 2.
	Bốn số đó là 9, 2, 5,4.
- Gọi học sinh nhận xét – bổ sung.
- Gọi học sinh nêu bước 3.
 *Bước 3 :
	- Tìm quy luật các số cần điền.
	+ Chia 12 ô làm 3 phần và mỗi phần có 4 ô.
	Nhận xét: Ô số 1 là 9.
	 Ô số 3 là 5.
	 Ô số 4 là 4
	 Ô số 2 là 2.
- Gọi học sinh nhận xét – bổ sung.
- Gọi học sinh nêu bước 4.
 *Bước 4 : 
- Điền các số vào ô trống theo quy luật trên.
- Thử lại kết quả điền.
+ Gọi học sinh nhận xét – bổ sung.
+ Cho học sinh làm bài vào vở.
9
2
5
4
9
2
5
4
9
2
5
4
1	 2	 3	 4	 1	 2	 3	 4	 1 2	 3	 4 
- Gọi học sinh chữa bài trên bảng lớp.
 c, Bài 3:	 1	 2	 3 4 5	
 Cho bảng ô số sau: 6 7 8 9 10
*Câu 1 : Cộng các số cột 1 11 12 13 14 15
(tính từ trái sang phải) 16 17 18 19 20
thì được tổng là 34. Hãy
tìm cách cộng nhanh các số ở cột 2, cột 3, cột 4, cột 5. 
*Câu 2 :
Cộng các số ở hàng thứ nhất (tính từ trên xuống) thì được tổng bằng 15. Em hãy tìm cách cộng nhanh các hàng hai, ba, tư. 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài toán.
- Gọi học sinh nêu bước 1.
 *Bước 1 : Tìm hiểu đề bài
	- Ta thấy trong bảng ô số có 5 cột và có 4 hàng
	- Tổng cột thứ nhất : 1 + 6 + 11 + 16 = 34
	- Tổng hàng thứ nhất : 1 + 2 + 3 +4 + 5 = 15.
	- Mỗi số cột sau cùng hàng hơn số cột liền trước cùng hàng 1 đơn vị. Vậy 4 số một cột là hơn 4 đơn vị.
	- Mỗi số hàng liền sau cùng cột hơn số hàng trên cùng cột là 5 đơn vị. Vậy hàng sau hơn hàng trước cùng cột là : 5 x 5 = 25.
- Gọi học sinh nhận xét – bổ sung.
- Gọi học sinh nêu bước 2.
 *Bước 2 : Tính nhanh tổng các cột và các hàng:
- Cho học sinh làm bài vào vở.
 Câu 1 : 
- Cột thứ 2 có tổng là : 34 + 4 = 38 ( vì cột 2 hơn cột 1 là 4 đơn vị)
- Cột thứ 3 có tổng là : 38 + 4 = 42.
- Cột thứ tư có tổng là : 42 + 4 = 46.
- Cột thứ 5 có tổng là : 46 + 4 = 50.
Câu 2 : 
- Tổng các số hàng thứ hai là : 15 + 25 = 40 (vì hàng hai hơn hàng một là 25 đơn vị)
- Tổng các số hàng thứ 3 là : 40 + 25 = 65
- Tổng các số hàng thứ tư là : 65 + 25 = 90
- Học sinh chữa bài trên bảng lớp.
- Giáo viên chấm vở cho học sinh.
* Lưu ý: Bước quan trọng nhất của dạng toán này là tìm hiểu đề bài để xác định đúng cách giải và từ đó sẽ giải đúng bài toán.
4. Kết quả thực nghiệm.
4.1. Kết quả trước khi thử nghiệm
 Mức độ
Giỏi
Khá 
Trung Bình
Lớp
SL
%
SL
%
SL
%
2A ( 25 học sinh)
5
20
10
40
10
40
2B ( 25 học sinh)
9
36
12
48
4
16
2C ( 25 học sinh)
6
24
11
44
8
32
2D ( 25 học sinh)
8
32
10
40
7
28
Tổng số: 100 học sinh
28
28
43
43
29
29
4.2. Kết quả sau khi thử nghiệm 
 Mức độ
Giỏi
Khá
Trung Bình
Lớp
SL
%
SL
%
SL
%
2A ( 25 học sinh)
15
60
9
36
1
4
2B ( 25 học sinh)
15
60
8
32
2
8
2C ( 25 học sinh)
18
72
5
20
2
8
2D ( 25 học sinh)
14
56
9
36
2
8
Tổng số: 100 học sinh
62
62
31
31
7
7
 4.3. Biểu đồ so sánh kết quả của học sinh trước và sau khi thử nghiệm.
 Trước khi thử nghiệm Sau khi thử nghiệm
 Giỏi Khá Trung Bình
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận:
Trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc tiểu học, môn toán chiếm một vị trí rất quan trọng . Việc nâng cao hiệu quả của dạy và học môn toán là một yêu cầu bức xúc hiện nay. Để đáp ứng được yêu cầu trên, theo tôi các thầy cô giáo nên làm rõ cơ sở khoa học của các kiến thức nâng cao môn toán ở bậc tiểu học dựa trên những kiến thức toán học cao cấp và khoa học giáo dục mà chúng ta tiếp thu được ở các trường sư phạm, từ đó hình thành cho mình một cách truyền đạt kiến thức môn toán phù hợp với khả năng tiếp thu của từng học sinh. Đặc biệt là khi giải các bài tập ở các dạng toán khó trong sách nâng cao, sách bồi dưỡng thì các thầy cô giáo phải hình thành cho học sinh phương pháp giải các dạng toán đó, phát hiện và dự đoán những sai lầm của học sinh khi giải, cách khắc phục những sai lầm đó. Để có đội ngũ học sinh giỏi, mỗi thầy cô giáo phải chú ý đến những vấn đề sau : 
1.1.Bám sát các tài liệu nâng cao của môn Toán và môn Tiếng Việt.
1.2.Dành nhiều thời gian nghiên cứu các dạng toán điển hình để bồi dưỡng cho các em.
1.3.Đầu tư nhiều loại sách : Ví dụ sách nâng cao, sách bồi dưỡng để cho học sinh luyện tập.
1.4. Bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho học sinh giỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Bồi dưỡng kiến thức nâng cao ngay từ lớp 1 cho các em.
1.5.Mỗi giáo viên phải có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho cả năm học.
1.6.Giáo viên phải thống nhất, phối hợp với phụ huynh học sinh về nội dung bài và phương pháp giải để cùng tiến hành bồi dưỡng các em.
2. Khuyến nghị:
2.1 . Với nhà trường:
2.1.1. Nhà trường đầu tư nhiều đầu sách nâng cao, sách bồi dưỡng, sách tham khảo, ở môn Toán và Tiếng Việt.
2.1.2. Nối mạng để học sinh có điều kiện truy cập internet, tham gia các cuộc thi giải Toán trực tuyến qua internet
Mở các lớp chuyên đề về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên và phụ huynh học sinh
2.2. Với phòng giáo dục và đào tạo:
2.2.1. Mở cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện cho các khối lớp
2.2.2. Mở các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi để tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm giữa các trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN HOC SINH GIOI.doc