Kế hoạch giảng dạy môn học khối 4 - Tuần 11

Kế hoạch giảng dạy môn học khối 4 - Tuần 11

$ 21: ÔN 5 ĐỘNG TÁC BÀI THỂ DỤC.

TRÒ CHƠI: NHẢY Ô TIẾP SỨC.

I, Mục tiêu:

- Ôn và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác.

- Tiếp tục chơi trò chơi: Nhảy ô tiếp sực.

II, Địa điểm, phương tiện:

- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.

- Chuẩn bị 1-2 còi, kẻ sân chơi trò chơi.

- Dk: Hoạt động cả lớp, tổ.

 

doc 60 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn học khối 4 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 03 tháng 11 năm 2008
( Nghỉ công tổ khối)
Thứ ba ngày 04 tháng 11 năm 2008
Tiết 1: Thể dục.
$ 21: Ôn 5 động tác bài thể dục. 
Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
I, Mục tiêu:
- Ôn và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
- Tiếp tục chơi trò chơi: Nhảy ô tiếp sực.
II, Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị 1-2 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
- Dk: Hoạt động cả lớp, tổ.
III, Nội dung, phương pháp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức
1, Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện.
- Tổ chức cho hs khởi động.
- Trò chơi tại chỗ.
2, Phần cơ bản:
2.1, Ôn 5 động tác bài thể dục:
2.2, Kiểm tra thử 5 động tác bài thể dục phát triển chung.
- Gv tiến hành kiểm tra các động tác của bài thể dục theo nhóm từ 3 -5 hs.
2.3, Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
3, Phần kết thúc:
- Chạy nhẹ nhàng trên sân.
- Thực hiện một vài động tác thả lỏng.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
6-10 phút
18-22 phút
5-7 phút
6-8 phút
4-6 phút
4-6 phút
- Hs tập hợp hàng.
 * 
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
- Hs ôn tập các động tác đã học.
- Hs thực hiện yêu cầu kiểm tra của gv.
- Hs tập hợp đội hình chơi.
- Hs chơi trò chơi.
 * 
 * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * *
Tiết 2: Toán.
$ 52: Tính chất kết hợp của phép nhân.
I, Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ nội dung bảng tính chất.
- Dk: Hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ
III, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1, Kiểm tra bài cũ:
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân.
a, So sánh giá trị của biểu thức:
(2 x 3) x 4 và 2 x ( 3 x 4)
( 5 x2) x 4 và 5 x ( 2 x 4)
( 4 x 5) x 6 và 4 x ( 5 x 6 )
b, Tính chất kết hợp của phép nhân:
- Gv giới thiệu bảng:
-Yêu cầu hs hoàn thành nội dungtrong bảng.
Hoạt động của trò
- Hs tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh giá trị.
( 2 x3) x4 = 2 x (3 x 4) 
( 5 x 2) x 4 = 5 x ( 2 x 4)
( 4 x 5) x6 = 4 x ( 5 x 6)
- Hs hoàn thành bảng.
a
b
c
( a x b) x c
a x ( b x c)
3
4
5
( 3 x 4) x 5 = 60
3 x ( 4 x 5) = 60
5
2
3
( 5 x 2) x 3 = 30
5 x ( 2 x 3) = 30
4
6
2
( 4 x 6) x 2 = 48
4 x ( 6 x 2) = 48
* ( a x b) x c: một tích nhân với một số
* a x ( b x c): một số nhân với một tích.
2.3, Thực hành:
MT: Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức bằng các cách khác nhau và bằng cách thuận tiện nhất.
Bài 1:Tính bằng hai cách ( theo mẫu).
- Gv phân tích mẫu.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Tính chất kết hợp của phép nhân.
- Chuẩn bị bài sau.
Kết luận:
( a x b) x c = a x ( b x c)
- Hs phát biểu tính chất bằng lời.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs theo dõi mẫu.
- Hs làm bàu theo mẫu.
- Hs đọc đề, xác định yêu cầu của bài.
- Hs tóm tắt và giải bài toán.
Bài giải: 
Có số học sinh đang ngồi học là:
8 x 15 x 2 = 240 ( học sinh)
 Đáp số: 240 học sinh.
Tiết 3: Chính tả.
$ 11: Nhớ – viết: Nếu chúng mình có phép lạ.
I, Mục tiêu:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn s/x, ?/ ~.
II, Đồ dùng dạy học:
- Phiếu nội dung bài tập 2a, 3.
- Dk: Hoạt động cá nhân, nhóm 2, nhóm 6.
III, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1, Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi 2 học sinh lên bảng viết: 
- Gv: đánh giá cho điểm
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn học sinh nhớ viết 
- Gv nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu học sinh mở sgk đọc 4 khổ thơ dầu của bài thơ.
- Yêu cầu hs đọc thuộc lòng đoạn 
viết.
? Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước những gì?
- Gv lưu ý hs một số từ dễ viết sai. 
?Nêu cách trình bày một bài thơ ?- Tổ chức cho hs nhớ-viết bài.
- Hướng dẫn soát lỗi chính tả(đổi vở)
- Thu một số bài chấm,nhận xét.
2.3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2a: Điền vào chỗ chấm s/x?
- Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm 2 vào phiếu bài tập.
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Viết lại các câu cho đúng chính tả.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm hướng dẫn các nhóm hoạt động.( thi điền nhanh cho điểm theo nhóm)
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn luyện viết thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- Xôn xao, sản suất, xuất sắc.
- Hs chú ý nghe.
- Hs đọc thuộc lòng đoạn viết.
- Mong ước mình có phép lạ để cho cây mau ra hoa, kết trái ngọt, để thành người lớn làm việc có ích, cho thể giới không còn mùa đông , không còn chiến tranh trẻ em luôn sống trong hoàbình.
- Hs viết một số từ dễ viết sai.
(Hạt giống, đáy biển, đúc thành, trong ruột).
- Học sinh nêu- Nhận xét.
- Hs nhớ – viết đoạn thơ theo yêu cầu.
- Hs chữa lỗi.
- Hs nêu yêu cầu của bài:
- Hs làm bài:
Các từ cần điền: sang, xíu, sức, sáng.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
- Hs chỉ ra những chỗ viết sai và sửa lại:
a, xơn – sơn
b, sấu – xấu
c, xông, bễ – sông, bể.
d, tõ - tỏ
 dẩu - dẫu
 lỡ - lở
Tiết 4: Luyện từ và câu.
$ 21: Luyện tập về động từ.
I, Mục tiêu:
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên.
II, Đồ dùng dạy học:
- Phiếu nội dung bài tập 2,3.
- Dk: Hoạt động cá nhân bài 1, bài 2, 3 hoạt động nhóm.
III, Các hoạt dộng dạy học:
Hoạt động của thầy
* Kiểm tra bài cũ: Gạch chân những động từ có trong đoạn văn sau: 
Những mảnh là mướp to bản đều cúp uốn xuống để lộ ra những cánh hoa màu vàng gắt. Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con ong bò đen bóng, bay rập rờn trong bụi cây chanh.
1, Giới thiệu bài:
2, Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Các từ in đậm sau bổ sung ý nghĩacho động từ nào?Bổ sung ý nghĩa gì?
- Gv gọi học sinhtrả lời, gv gạch chân
? Từ sắp bổ sung ý nghĩa gì cho từ đến? Nó cho biết điều gì?
? Từ đã bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút? Nó gợi cho em biết điều gì?
- Chữa bài, nhận xét.
*KL: Nhữ từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ rất quan trọng. Nó cho biết sự việc sắp diễn ra , dâng diễn ra hay đã hoàn thành rồi.
Bài 2: Chọn đã, đang, sắp để điền. 
- Lớp làm nhóm 2 vào phiếu bài tập, một học sinh làm vào phiếu lớn.
- Tại sao ô trống này em điền từ đã?
- Nhận xét.
Bài 3: Truyện vui: Đãng trí.
- Yêu cầu hs làm bài.(học sinh làm bài cá nhân) viết những từ thay thế hoặc từ bỏ ra nháp
- Gv treo bảng phụ.
? Trong câu truyện này em thay đổi hoặc bỏ bớt từ nào? (thay đã bằng đang, bỏ từ đã và từ sẽ)
- Gv gọi học sinh lên bảng thay thế và bỏ bớt từ.
- Chữa bài, nhận xét.
? Truyện đáng cười ở chỗ nào?.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- Một học sinh lên bảng làm
- Nhận xét cho điểm.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Bổ sung ý nghĩa cho các động từ:
+ đến – sắp: bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc gần tới lúc diễn ra.
+ trút - đã: bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ trút. Nó gợi cho em đến sự việc được hoàn thành rồi.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs thảo luận nhóm 2 để điền vào chỗ trống.
a, đã- Vì đây là sự việc đã diễn ra rồi.
b, đã,đang, sắp.
- Hs đọc câu chuyện.
- Hs nối tiếp làm bài vào phiếu dán trên bảng.Hs làm bài vào vở.
- Hs đọc lại truyện vui, giải thích cách sửa bài của mình.
+ đã - đang
+ đang – ( bỏ)
+ sẽ - đang – ( không cần )
- Hs nêu tính khôi hài của truyện.
- Thay từ:(đã - đang) vì nhà bác học đang làm việc trong phòng làm việc.
- Bỏ từ (đang) vì người phục vụ đi vào phòng rồi mới nói nhỏ với giáo sư.
- Bỏ từ sẽ vì tên trộm đã lẻn vào phòng rồi.
- Vị giáo sư đãng trí vì tên trộm không phải vào thư viện để đọc sách mà ông không nghĩ nó cần những đồ đạc quý có trong thư viện
buổi chiều
Tiết 1: Đạo đức.
$ 11: Ôn Tập và thực hành kĩ năng giữa kì.
I, Mục tiêu:
- Ôn tập toàn bộ những kiến thức đã học từ đầu năm đến bài 5.
- Thực hành các kĩ năng đạo đức.
II, Chuẩn bị:
- Nội dung ôn tập.
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai.
- Dk: Hoạt động nhóm
III, Các hoạt động dạy học:
1, Ôn tập:
- Nêu các bài đã học trong chương trình?
- Nêu một số biểu hiện trung thực trong học tập?
- Kể một số tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết?
2, Thực hành các kĩ năng đạo đức:
Hoạt động 1:Nối mỗi ý ở cột A với ý ở cột B để thành một câu hoàn chỉnh.
- Tổ chức cho hs thực hành.
- Nhận xét.
- Hs nêu tên các bài từ bài 1 đến bài 5.
- Hs nêu.
- Hs theo dõi yêu cầu thực hành.
- Hs thực hành.
- Hs đọc lại các câu hoàn chỉnh.
Cột A
Cột B
- Tự lực làm bài trong giờ kiểm tra
- Hỏi bạn trong giờ kiểm tra
- Không cho bạn chép bài của mình trong giờ kiểm tra
- Thà bị điểm kém
- Trung thực trong học tập
- Còn hơn phải cầu cứu bạn cho chép bài
- Giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến
- là thể hiện sự thiếu trung thực trong học tập
- là thể hiện sự trung thực trong học tập.
- là giúp bạn mau tiến bộ.
Hoạt động 2: Ghi chữ Đ vào trước những ý thể hiện sự vượt khó trong học tập và chữ S vào trước ý thể hiện chưa vượt khó trong học tập.
- Gv đưa ra các ý.
- Yêu cầu hs xác định việc làm thể hiện vượt khó và việc làm thể hiện chưa vượt khó trong học tập.
- Nhận xét.
Hoạt động 3: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình, em sẽ làm gì ?
- Gv đưa ra một vài cách xử lí, yêu cầu hs lựa chọn.
- Nhận xét.
3, Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs nêu lại yêu cầu thực hành.
- Hs thực hành lựa chọn:
Đ-Nhà bạn Vinh nghèo nhưng bạn ấy vẫn học tập tốt.
Đ-Bài tập dù khó đến mấy, Minh vẫn cố gắng suy nghĩ làm bằng được.
S- Bạn Lan hôm nay không đi học vì trời mưa.
S- Chưa học bài xong Thuỷ đã đi ngủ.
- Hs theo dõi yêu cầu thực hành.
- Hs bày tỏ ý kiến của mình:
* Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu.
Tiết 2: Toán.
ôn tập Tính chất kết hợp của phép nhân.
I, Mục tiêu:
 - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp củ ... h hợp.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
Luyện từ và câu:
Tiết 22: Tính từ.
I, Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là tính từ:
- Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ.
II, Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
-Lấyví dụ về động từ.Đặt câu với động từ đó
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Phần nhận xét:
- Đọc câu chuyện: Cậu học sinh ở ác – boa.
- Tìm các từ trong câu chuyện trên chỉ:
+ Tính tình, tư chất của Lu-i
+ Màu sắc
+ Hình dáng, kích thước, đặc điểm khác của sự vật.
- Trong cụm từ: Đi lại vẫn nhanh nhẹn từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
2.3, Ghi nhớ sgk.
- Lấy ví dụ về tính từ.
2.4, Luyện tập:
Bài 1: Tìm tính từ trong các đoạn văn.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Hãy viết một câu có dùng tính từ:
a, Nói về người bạn hoặc người thân của em.
b, Nói về sự vật quen thuộc với em.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Thuộc ghi nhớ sgk.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Hs đọc câu chuyện.
- Hs tìm các từ theo yêu cầu:
+ chăm chỉ, giỏi
+ trắng phau, xám ( tóc )
+ nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền hoà, nhăn nheo.
- Bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
- Hs nêu yêu càu của bài.
- Hs xác định tính từ trong đoạn văn:
a, gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ,cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b, quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng,
- Hs đặt câu.
- Hs đọc câu đã đặt.
Địa lí:
Tiết 11: Ôn tập.
I, Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Xác định được vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn và các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Phiếu học tập của hs.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các bài đã học?
- Nhận xét.
2, Hướng dẫn ôn tập:
Hoạt động 1:
- Gv treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Yêu cầu xác định vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn và các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt, đỉnh Phan-xi – păng trên bản đồ.
- Nhận xét.
Hoạt động 2:
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm 4:
- Trả lời câu hỏi 2 sgk.
- Yêu cầu điền hoàn thành bảng thống kê.
Hoạt động 3:
- Nêu đặc điểm địa hình của trung du Bắc bộ?
- Người dân ở đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
3, Củng cố, dặn dò:
- Ôn tập thêm .
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs nêu.
- Hs quan sát bản đồ.
- Hs xác định vị trí theo yêu cầu.
- Hs thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- Hs nêu.
- Hs trình bày .
Khoa học:
Tiết 22: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
I, Mục tiêu:
Sau bài học, Học sinh có khả năng:
- Trình bày được Mây được hình thành như thế nào?
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
II, Đồ dụng dạy học:
- Hình sgk trang 46-47.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước?
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên:
MT:Trình bày được mây dược hình thành như thế nào. Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
- Hình sgk.
- Mây được hình thành như thế nào?
- Nước mưa từ đâu ra?
- Câu chuyện:Cuộc phiêu lưu của giọt nước.
- Kết luận: sgk.
2.2, Chơi trò chơi đóng vai: Tôi là giọt nước
MT: Củng cố kiến thức.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm để chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm đóng vai.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Mây được hình thành như thế nào?
- Mưa từ đâu ra?
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs vẽ sơ đồ.
- Hs quan sát hình sgk.
- Hs trả lời câu hỏi.
- Hs kể câu chuyện: Cuộc phiêu lưu của giọt nước theo nhóm 2.
- Một vài nhóm kể trước lớp.
- Hs chú ý kết luận sgk.
- Hs thảo luận nhóm, phân vai, thiết kế lời thoại cho từng vai.
- Hs các nhóm đóng vai.
Thứ sáu
Âm nhạc: 
Tiết 11: Ôn bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em. TĐN số 3.
I, Mục tiêu:
- Hs biết hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát.
- Hs biết vừa hát, vừa gõ đệm theo tiết tấu, phách, nhịp và biểu diễn bài hát.
- Biết đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 3 Cùng bước đều.
II, Chuẩn bị:
- Một số động tác phụ hoạ cho nội dung bài hát.
- Bài TĐN số 3 Cùng bước đều.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Phần mở đầu:
- Giới thiệu nội dung bài:
+ Ôn bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em.
+ TĐN số 3 Cùng bước đều.
2, Phần nội dung:
2.1,Ôn bài hát:Khăn quàng thắm mãi vai em
- Tổ chức cho hs ôn .
- Gv giới thiệu một vài động tác phụ hoạ.
2.2, TĐN số 3 Cùng bước đều.
- Bài tập đọc nhạc có những hình nốt gì?
- So sánh sáu nhịp đầu và sáu nhịp sau.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập cao độ.
- Hs luyện tập tiết tấu.
3, Phần két thúc.
- Trình bày bài tập đọc nhạc số 3.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs hát ôn bài hát:
+ Hát ôn theo bàn, tổ
+ Hát ôn cả lớp.
- Hs theo dõi gv làm mẫu một vài động tác phụ hoạ.
- Hs hát ôn kết hợp phụ hoạ.
- Hs nêu.
- Hs so sánh.
- Hs luyện tập.
Tập làm văn:
Tiết 22: Mở bài trong bài văn kể chuyện.
I, Mục tiêu:
- Hs biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
- Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách: gián tiếp và trực tiếp.
II, Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết nội dung bài tập 2: mở bài gián tiếp.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
-Thực hiện cuộc trao đổi với người thân về...
của tiết trước.
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Phần nhận xét:
Bài tập 1,2:
- Tìm đoạn mở bài trong câu chuyện.
- Mở bài theo cách nào?
Bài tập 3:
- Cách mở bài trong bài này có gì khác so với cách mở bài trước?
- Đó là cách mở bài nào?
- Thế nào là mở bài gián tiếp?
- Có mấy cách mở bài trong bài văn kể chuyện?
2.3, Ghi nhớ sgk
- Tìm mở bài trong câu chuyện Ông trạng thả diều. Mở bài đó theo cách nào?
2.4, Luyện tập:
Bài 1: Mỗi mở bài sau đây là mở bài theo cách nào?
- Nhận xét.
Bài tập 2:
Mở bài trong truyện Hai bàn tay là mở bài theo cách nào?
- Nhận xét.
Bài 3: Viết mở bà gián tiếp cho câu chuyện hai bàn tay.
- Nhận xét, chấm một số bài.
3, Củng cố, dặn dò:
- Hoàn thiện mở bài giàn tiếp của bài 3.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs thực hiện cuộc trao đổi.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs đọc câu chuyện Rùa và Thỏ.
- Hs tìm đoạn mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. tập chạy.
- Mở bài trực tiếp.
- Khác: không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.
- Mở bài gián tiếp.
- Hs nêu.
- Có hai cách mở bài: trực tiếp và gián tiếp
- Hs nêu ghi nhớ sgk.
- Hs tìm đoạn mở bài trong câu chuyện.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs xác định cách mở bài của mỗi mở bài:
Cách a: mở bài trực tiếp.
Cách b, c,d: mở bài gián tiếp.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Hs đọc câu chuyện Hai bàn tay.
- Mở bài trực tiếp.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs viết mở bài gián tiếp.
Toán:
Tiết 55: Mét vuông.
I, Mục tiêu:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông.
- Biết đọc và viết, so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông.
- Biết 1m2 = 100dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.
II, Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ôvuông,mỗi ôvuông có diện tích 1dm2.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu mét vuông:
- Hình vuông cạnh 1 m có diện tích 1m2.
Mét vuông: m2.
1m2 = 100 dm2.
2.2, Thực hành:
MT: Giúp hs biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị mét vuông.Biết so sánh các số đo diện tích theo đơn vị mét vuông.
Bài 1: Viết theo mẫu:
- Gv giới thiệu mẫu.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
MT: Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.
Bài 3:
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:Tính diện tích miếng bìa.
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, dặn dò.
- Hs quan sát hình vuông.
- Hs nhận biết mét vuông.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
- Hs dọc đề bài.
- Hs tóm tắt và giải bài toán.
 Bài giải: 
 Diện tích một viên gạch lát nền là:
 30 x 30 = 900 ( cm2)
 Diện tích căn phòng là:
 200 x 900 = 180000 (cm2)
 180000 cm2 = 18 m2.
 Đáp số: 18m2.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
Kĩ thuật:
Tiết 22: Thêu móc xích. ( tiết 1)
I, Mục tiêu:
- Hs biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xúch.
- Học sinh hứng thú học thêu.
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình thêu móc xích.
- Mẫu thêu móc xích.
- Vật liệu và dụng cụ: một mảnh vải sợi bông trắng, len, chỉ thêu khác màu, kim, phấn vạch, thước, kéo.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Giới thiệu bài:
2, Dạy học bài mới:
2.1, Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu:
- Gv giới thiệu mẫu.
- Nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích?
- Khái niệm thêu móc xích?
- Gv giới thiệu sản phẩm thêu móc xích.
- Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và một số kiểu thêu khác.
2.2, Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- Tranh quy trình.
- Hình 2 sgk.
- Gv thao tác vạch dấu, đánh dấu các điểm trên đường vạch dấu.
- Hình 3a,b,c sgk.
- Hướng dẫn thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, mũi thứ hai,
- Hình 4 sgk. Kết thúc đường thêu.
- Gv lưu ý một số điểm khi thêu:
+ Thêu từ phải sang trái.
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường vạch dấu.
+ Lên kim, xuống kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Kết thúc đường thêu
* Ghi nhớ sgk.
3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau.
- Hs quan sát mẫu.
- Hs nêu.
- Hs quan sát một số sản phẩm.
- Hs quan sát tranh quy trình.
- Hs chú ý theo dõi thao tác vạch dấu.
- Hs theo dõi thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi 1, mũi 2,..
- Hs ghi nhớ cách kết thúc đường thêu.
- Hs nêu lại một số lưu ý khi thêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc