Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần 15 năm 2006

Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần 15 năm 2006

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc đúng: Siêng năng, lười biếng, thản nhiên, hũ bạc.

- Hiểu: hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.

+ Nội dung: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

2. Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh minh họa theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí nhờ và tranh minh họa kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa, bảng phụ.

III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC

A. BÀI CŨ:

Học sinh đọc bài “Một trường tiểu học ở vùng cao” và nêu nội dung bài.

B. BÀI MỚI:

 

doc 167 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần 15 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ 2 ngày 18 tháng 12 năm 2006
Tập đọc - Kể chuyện
Hũ bạc của người cha
I. Mục tiêu:
1. Đọc đúng: Siêng năng, lười biếng, thản nhiên, hũ bạc.
- Hiểu: hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.
+ Nội dung: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
2. Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh minh họa theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí nhờ và tranh minh họa kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa, bảng phụ.
III. Họat động dạy học
A. Bài cũ:
Học sinh đọc bài “Một trường tiểu học ở vùng cao” và nêu nội dung bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu - Hướng dẫn học sinh đọc.
- HS đọc nối tiếp từng câu - Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn - Hướng dẫn HS đọc câu khó, đọan khó 
- Đọc chú giải SGK.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đua đọc trước lớp - HS nhận xét bạn đọc.
3. Tìm hiểu bài.
01 HS đọc toàn bài trước lớp - Cả lớp đọc thầm để trả lời các câu hỏi sau:
? Câu chuyện có những nhân vật nào?
? Ông lão là người như thế nào? Ông lão buồn vì điều gì?
? Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
? Ông lão vứt tiền tiền xuống ao để làm gì?
? Người con đã làm lụng vất vả tiết kiệm như thế nào?
? Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa người con làm gì? Vì sao?
? Hãy tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này.
HS trả lời - Giáo viên nhận xét, kết luận.
4. Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- 02 HS đọc diễn cảm bài.
- HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, ông lão.
- Lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất.
5. Kể chuyện
- 01 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện: sắp xếp tranh đúng trình tự nội dung. Dựa vào tranh kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- HS luyện kể trong nhóm.
- 05 HS nối tiếp kể lại câu chuyện.
- 01 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
6. Củng cố dặn dò
? Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện?
- Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn dò tiết sau.
Tóan
Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có 1 chữ số.
- Giải bài toán có liên quan đến phép chia.
II. Họat động dạy học
A. Bài cũ:
- HS lên bảng thực hiện phép chia:
	82 : 4 = ?	75 : 5 = ?
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu phép chia và hướng dẫn HS cách chia.
- Giáo viên thực hiện phép chia : 	648 : 3	236 : 5
- Giáo viên hướng dẫn HS cách đặt tính và cách chia.
- 02 HS lên bảng thực hiện phép chia.
- HS nêu lên cách thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
HĐ2: Luyện tập thực hành:
- Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3 Vở bài tập trang 79.
- Giáo viên theo dõi - Giúp đỡ học sinh yếu.
- Chấm - chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau.
Tự nhiên xã hội
Các hoạt động thông tin liên lạc
I. Mục tiêu:
- HS biết kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc diễn ra ở bưu điện.
- Nêu lợi ích của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
II. Đồ dùng 
- Một số bì thư, điện thoại.
III. Họat động dạy học
A. Bài cũ
- Hãy kể một số cơ quan hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục cấp tỉnh.
B. Bài mới:
HĐ1: Một số hoạt động ở bưu điện
- HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi.
+ Bạn đã đến bưu điện chưa? 
+ Hãy kể những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh?
+ Nêu lợi ích của hoạt động bưu điện? Nếu không có hoạt động của bưu điện thì các thông tin về những ở nơi xa nhau sẽ như thế nào?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
HĐ2: ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
- HS thảo luận nhóm.
+ Nêu nhiệm vụ, lợi ích của phát thanh, truyền hình.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét - kết luận.
HĐ3: Chơi trò chơi “Chuyển thư nhanh”
- HS ngồi thành vòng tròn, 01 trưởng trò.
- Trưởng trò điều khiển: 	+ Chuyển thường: Chuyển qua từng bạn.
	+ Chuyển nhanh: Chuyển qua 2 bạn.
	+ Chuyển hỏa tốc: Chuyển qua 3 bạn.
- Ai không chuyển kịp sẽ bị phạt.
3. Củng cố - dặn dò
- HS nêu lại tầm quan trọng của bưu điện, phát thanh, truyền hình.
- Giáo viên nhận xét - dặn dò.
Chiều Luyện tiếng việt
Luyện đọc - kể chuyện: Hũ bạc của người cha
I. Mục tiêu
- HS luyện đọc đúng, đọc diễn cảm.
- HS luyện kể chuyện theo tranh đúng lời nhân vật.
II. Hoạt động dạy học
HĐ1: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Các nhóm đọc nối tiếp trước lớp.
- Giáo viên nhận xét bổ sung. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
HĐ2: Luyện kể chuyện
HS nhìn tranh đã sắp xếp luyện kể chuyện theo nhóm.
Các nhóm sắm vai thi kể chuyện.
Giáo viên nhận xét - đánh giá.
HĐ3: Củng cố - Dặn dò
Cho 01 nhóm khá lên kể lại chuyện trước lớp.
Giáo viên nhận xét - dặn dò.
Hướng dẫn thực hành Tự nhiên xã hội
Thực hành các hoạt động thông tin liên lạc
I. Mục tiêu
- HS biết thực hành các hoạt động thông tin liên lạc.
- HS biết vận dụng để thông tin trao đổi với nhau.
II. Hoạt động dạy học
HĐ1: Củng cố kiến thức lý thuyết.
- HS nhắc lại một số hoạt động thông tin liên lạc.
- HS nêu ích lợi của các hoạt động thông tin liên lạc đó.
HĐ2: Thực hành
- Giáo viên cho một số học sinh sắm vai làm nhân viên bưu điện, 01 HS làm phát thanh viên của xã, một số học sinh săm vai làm khách hàng, 01 liên đội trưởng.
- Cho HS xử lý các tình huống.
+ Hỏng xe cần người nhà đến ngay.
+ Hỏi thăm sức khỏe của 1 bạn ở xa.
+ Thông báo cho các bạn đội viên ngày chủ nhật tập trung về UBND xã để sinh hoạt hè.
- Giáo viên nhận xét - Bổ sung.
Hoạt động tập thể
Hát về anh bộ đội cụ Hồ
- Giáo viên cho HS xung phong hát bài hát về anh bộ đội.
- Giáp viên tập HS bài hát “Nhạc rừng” của Hoàng Việt.
Thứ 3 ngày 19 tháng 12 năm 2006
Thể dục
Tiếp tục hoàn thiện bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu
- Tiếp tục hoàn thiện bài thể dục phát triển chung.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- Chơi trò chơi “Đua ngựa”.
II. Địa điểm - phương tiện
- Sân trường - Còi.
III. Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu.
- Lớp tập hợp thành ba hàng dọc.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS khởi động.
- Trò chơi “Chui qua cầu”.
2. Phần cơ bản
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- HS ôn tập theo tổ, theo cả lớp.
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung.
- HS luyện tập theo cả lớp.
- HS luyện tập theo tổ, cả lớp, cá nhân.
- Chơi trò chơi “Đua ngựa”.
3. Phần kết thúc
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Giáo viên nhận xét - dặn dò.
Toán 
Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu
- HS tiếp tục thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
- HS giải các bài toán có liên quan.
II. Họat động dạy - học
A. Bài cũ
- 02 HS lên bảng thực hiện phép chia - Lớp làm vào nháp.
	234 : 2 = ?	783 : 9 = ?	
B. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu phép chia và cách chia
- Giáo viên giới thiệu phép chia: 560 : 8 = 	632 : 7 =
- 02 HS lên bảng làm và nói cách thực hiện.
HĐ2: Luyện tập thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở Vở bài tập trang 80 - 81.
- Giáo viên theo dõi - giúp đỡ học sinh làm bài.
- Chấm - chữa bài.
3. Củng cố - dặn do
- Nêu cách thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Nhận xét - Dặn dò học sinh
Toán 
Tập nặn tạo dáng tự do: Nặn con vật
I. Mục tiêu
- HS nhận ra ra đặc điểm của con vật.
- Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.
- Yêu mến các con vật.
II. Đồ dùng
Hình gợi ý cách nặn, đất nặn.
III. Hoạt động dạy học
HĐ1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh hoặc các bài tập nặn để học sinh nhận biết.
+ Tên con vật.
+ Các bộ phận của con vật (đầu, mình, chân, đuôi)
+ Đặc điểm con vật.
- Yêu cầu học sinh chọn con vật để nặn.
HĐ2: Cách nặn 1 con vật.
- Giáo viên dùng đất để hướng dẫn
+ Nặn bộ phận chính trước: đầu, mình.
+ Nặn các bộ phận khác sau: chân, đuôi, tai.
+ Ghép, đính thành con vật.
- Sau khi ghép các bộ phận cần quan sát và điều chỉnh cho hợp với dáng để con vật thêm sinh động.
HĐ3: Thực hành
- HS thực hành nặn - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
- HS trưng bày sản phẩm của mình lên bàn - Giáo viên đánh giá, nhận xét.
- Dặn dò tiết sau: Sưa tầm tranh dân gian Đông Hồ.
Chính tả (N - V)
Hũ bạc của người cha
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác đoạn từ “Hôm đó.. quý đồng tiền”.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ui/uôi, s/x hoặc âc/ât.
II. Đồ dùng
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
- 01 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp các từ:
màu sắc, nong tằm, nhiểm bệnh.
B. Bài mới
HĐ1: Hướng dẫn viết
- Giáo viên đọc đoạn viết - 02 HS đọc lại
? Khi thấy cha ném tiền vào lửa người con đã làm gì?
? Hành động đó giúp người cha hiểu điều gì?
? Đoạn văn có mấy câu?
? Trong đoạn văn có những từ nào phải viết hoa?
? Lời nói của người cha được viết như thế nào?
- HS tìm từ khó, luyện viết từ khó: sưởi, lửa, thọc tay, chảy nước mắt, làm lụng.
HĐ2: Học sinh viết bài.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh trước khi viết.
- Học sinh viết bài theo giáo viên đọc.
- Học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chấm - chữa bài.
HĐ3: Làm bài tập chính tả
- Giáo viên hướng dẫn làm bài tập ở Vở bài tập.
- HS chữa bài - Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn dò học sinh.
Tập đọc
Nhà rông ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu
- Đọc đúng: lim, rông, chiêng, thần làng, nông cụ, truyền lại.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả.
- Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ: múa cồng chiêng, nông cụ
- Hiểu được nội dung bài: Bài văn giới thiệuvới chúng ta về Nhà Rông của các dân tộc Tây Nguyên và sinh họat cộng đồng gắn với Nhà Rông.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa SGK.
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ
- 02 HS lần lượt đọc thuộc lòng bài “Nhà bố ở” và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HD học sinh đọc nối tiếp từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
Bài chia làm 4 đoạn.
- 4 HS ...  dùng
- Tranh minh họa ở SGK.
III. hoạt động dạy học
a. bài cũ
- 04 HS lên kể 4 đoạn câu chuyện “Ông tổ nghề thêu”
b. bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b. Hướng dẫn học sinh đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ, đoạn thơ.
- Đọc trong nhóm.
- Đồng thanh cả bài.
3. Tìm hiểu bài
- Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì?
- Em hiểu hai dòng cuối bài như thế nào?
4. Luyện đọc thuộc lòng.
- Giáo viên đọc lại bài thơ.
- Học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
5. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Chiều:	luyện toán
luyện phép trừ các số trong phạm vi 10.000
I. mục tiêu
- Luyện cho HS cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 10000.
- Vận dụng và giải toán.
II. hoạt động dạy học
HĐ1: Củng cố lý thuyết
- Học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ trong phạm vi 10000.
- Yêu cầu học sinh làm ở nháp bài tập sau:
* Đặt tính rồi tính: 	6728 - 3976 	8754 - 6278	7963 - 5840
HĐ2: Luyện tập thực hành
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK trang 104.
- Học sinh làm bài - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những học sinh yếu.
- Giáo viên chấm bài.
- Học sinh chữa bài - Giáo viên nhận xét - Kết luận.
* Bài tập dành cho học sinh khá:
	(10000 - 500) + (1965 - 965)	(8000 - 4000) + (6300 - 2000).
HĐ3: Củng cố - Dặn dò
- Cho một số học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép trừ.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau.
luyện mỹ thuật
xem tranh: em thúy
I. mục tiêu
- Học sinh biết được tên tác giả của bức tranh, chất liệu của bức tranh và 5 tác giả vẽ bức tranh “Em Thúy”.
- Bồi dưỡng học sinh lòng say mê môn học.
II. đồ dùng
- Tranh “Em Thúy”.
III. hoạt động dạy học
HĐ1: Giới thiệu bức tranh
- Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh.
- Giáo viên giới thiệu về tác giả Trần Văn Cẩn họa sỹ nổi tiếng của Việt Nam.
- Giới thiệu bức tranh: Vẽ về 1 em bé người Hà Nội (Vẽ chân dung), chất liệu vẽ là sơn dầu. Bức tranh được tác giả vẽ năm 1943. Bức tranh in lại từ cuốn các họa sỹ trường Công an mỹ thuật Đông Dương.
HĐ2: Học sinh tập giới thiệu về bức tranh
- Học sinh giới thiệu bức tranh như giáo viên đã giới thiệu.
? Nhìn vào tranh em thấy “Em Thúy” đang có cảm xúc gì?
3. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
hdth thủ công
trưng bày sản phẩm cắt, dán chương ii
I. mục tiêu
- Các tổ trưng bày sản phẩm cắt, dán như đã phân công.
- Giới thiệu cho cả lớp về sản phẩm của tổ mình.
- Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của môn học.
II. hoạt động dạy học
1. Giáo viên cho các tổ trình bày sản phẩm của tổ mình.
Tổ 1: Cắt, dán sản phẩm cờ đỏ sao vàng.
Tổ 2: Cắt, dán các chữ cái đã học.
Tổ 3: Cắt, dán bông hoa.
- Đại diện các tổ giới thiệu sản phẩm của tổ mình trước lớp.
- Lớp quan sát - Nhận xét bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
- Giáo viên nhận xét - Kết luận.
Thứ 4 ngày 31 tháng 01 năm 2007 
toán
luyện tập
I. mục tiêu
- Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số.
- Củng cố về thực hienẹ phép trừ trong phạm vi 10000 và giải toán bằng lời văn có đến 2 phép tính.
II. hoạt động dạy học
a. bài cũ
- Học sinh thực hiện phép trừ ở giấy nháp.
	6786 - 2894 	7863 - 5840 	9654 - 987
b. bài mới
HĐ1: Hướng dẫn học sinh cách trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số.
Ví dụ: 	8000 - 3000	Lấy 8 - 3 = 5 thì 8000 - 3000 = 5000
	8600 - 3600	Lấy 86 - 36 
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b. Hướng dẫn học sinh đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ, đoạn thơ.
- Đọc trong nhóm.
- Đồng thanh cả bài.
3. Tìm hiểu bài
- Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì?
- Em hiểu hai dòng cuối bài như thế nào?
4. Luyện đọc thuộc lòng.
- Giáo viên đọc lại bài thơ.
- Học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
5. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
đạo đức
tôn trọng khách nước ngoài
I. mục tiêu
- Học sinh hiểu: Thế nào là tôn trọng khách nước ngoài? Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài?.
- Học sinh biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ khách nước ngoài?
- Học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. đồ dùng
- Tranh minh họa.
III. hoạt động dạy học
a. bài cũ
? Với các bạn thiếu nhi quốc tế em cần đổi xử như thế nào?
b. bài mới
HĐ1: Các biểu hiện tôn trọng khách nước ngoài.
- Học sinh quan sát tranh theo nhóm thảo luận, nhận xét cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong từng tranh khi gặp và tiếp xúc với khách nước ngoài.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên theo dõi - Nhận xét - Kết luận.
HĐ2: Phân tích truyện
Mục tiêu: Học sinh biết thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài.
- Giáo viên đọc truyện “Cậu bé tốt bụng”.
- Hướng dẫn học sinh phân tích truyện theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Bạn nhỏ đã làm việc gì?
? Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì đối với người khách nước ngoài?
? Theo em người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam
? Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ?
? Em nên làm những việc gì để thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài?
- Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét, kết luận.
4. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh thực hiện những điều đã học.
luyện từ và câu
nhân hóa - ôn cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?
I. mục tiêu
- Tiếp tục học về nhân hóa. Nắm được 3 cách nhân hóa.
- Ôn luyện cách đặt câu và trả lời câu hỏi ở đâu?
II. hoạt động dạy học
a. bài cũ
- Hãy lấy 1 ví dụ có sử dụng nhân hóa.
- Vì sao gọi là nhân hóa?
b. bài mới
HĐ1: Củng cố kiến thức
- Giáo viên cho học sinh biết có 3 cách nhân hóa sau:
+ Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người như: ông, chị, bác..
+ Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người: bật lửa, kéo đến, trốn, ..
+ Nói sự vật thân mật như nói với người: nào
- Cho học sinh đặt câu và trả lời câu hỏi ở đâu?
tập viết
ôn chữ hoa: O, Ô, ơ
I. mục tiêu
- Củng cố cách viết các chữ hoa O, Ô, ơ thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết tên riêng: Lãn Ông bằng cở chữ nhỏ.
- Viết câu ca dao bằng cở chữ nhỏ:	 ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
	Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người
II. đồ dùng
- Chữ mẫu.
III. hoạt động dạy học
a. bài cũ
- Yêu cầu học sinh viết tên riêng của mình vào nháp.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
b. bài mới
HĐ1: Hướng dẫn viết
- Giáo viên cho học sinh xem chữ mẫu O, Ô, Ơ.
- Học sinh nêu lại quy trình viết chữ hoa các chữ đó.
- Học sinh tìm những chữ viết hoa trong từ ứng dụng.
- Học sinh luyện viết vào giấy nháp các chữ hoa L, B, O, Ô, Ơ, H, Đ, Q, T.
- Học sinh luyện viết từ, câu ứng dụng.
- Giáo viên giải thích từ, câu ứng dụng.
HĐ2: Học sinh viết bài vào vở Tiếng việt.
- Học sinh viết bài - Giáo viên theo dõi, nhắc nhở những học sinh yếu.
- Giáo viên chấm bài - Chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Tự nhiên - xã hội
thân cây (tiếp)
I. mục tiêu
Sau bài học học sinh biết.
- Nêu được chức năng của thân cây.
- Kể ra được lợi ích của một số thân cây.
II. đồ dùng
- Tranh ảnh, cây.
III. hoạt động dạy học
a. bài cũ
- Hãy nêu một số loại cây có thân mọc đứng? Thân leo? Thân bò? Thân gỗ? Thân thảo?.
b. bài mới
HĐ1: Chức năng của thân cây
- Học sinh quan sát hình 1, 2, 3 trang 18 và trả lời câu hỏi sau:
? Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa?
? Để biết được tác dụng của nhựa cây và thân cây các bạn trong H3 làm thí nghiệm gì?
- Giáo viên kết luận.
+ Ngoài chức năng trên hãy kể các chức năng khác của thân cây?
HĐ2: Lợi ích của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật.
- Học sinh quan sát theo nhóm các hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 và trả lời các câu hỏi:
? Kể tên một số loại cây làm thức ăn cho người và động vật.
? Kể tên một số thân cây cho gỗ làm nhà, đóng thuyền.
? Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, sơn?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét - Bổ sung - Kế luận.
3. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Chiều:	 HDTH (luyện từ và câu
luyện nhân hóa - ôn cách đặt câu và trả lời câu hỏi ở đâu?
I. mục tiêu
- Luyện các kiến thức về nhân hóa, các cách nhân hóa.
- Ôn luyện, củng cố về cách đặt câu và trả lời câu hỏi ở đâu?
II. hoạt động dạy học
HĐ1: Củng cố lý thuyết
? Có mấy cách nhân hóa?
? Hãy lấy ví dụ về mỗi cách?
? Hãy đặt câu để trả lời câu hỏi ở đâu?
Ví dụ: 	Nguyễn Du quê ở huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh.
+ Hãy trả lời câu hỏi Kim Đồng quê ở đâu?
- Học sinh trả lời - Giáo viên kết luận củng cố lại các kiến thức.
HĐ2: Luyện tập thực hành
- Giáo viên ra bài tập cho học sinh làm.
Bài 1: 
a. Đọc bài thơ dưới đây và cho biết những sự vật nào được nhân hóa
Trong vườn
Bác Xà cừ vươn cao
Cam la đà mặt đất
Chuối, hồng, cau gặp mặt.
Cùng chung sống chan hòa
Gió đi qua gật gù
Chim tới khen ríu rít
Mây qua che vườn mát
Đất màu: Dành tốt tươi
Vườn cây sống thật vui
Nắng mưa cùng chia sẻ
Đêm đêm ru nhau ngủ
Bình minh lại xôn xao.
b. Các sự vật trong bài thơ được nhân hóa bằng cách nào?
Bài 2: Gạch chân dưới các bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu?
a. Làng Cố Đô nằm ở ven sông Hồng thuộc huyện Ba Vì 
b. ở Cố Đô có nghề dệt lụa, nuôi tằm, ươm tơ.
c. Ngày nay nghề nuôi tằm, dệt lụa, ươm tơ ở Cố Đô và các làng dọc Sông Hồng vẫn được gìn giữ.
- Học sinh làm bài vào vở - Giáo viên theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Giáo viên chấm - Chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
tự học toán
luyện phép trừ các số trong phạm vi 10000
I. mục tiêu
- Luyện tập, củng cố về phép trừ trong phạm vi 10000 và giải toán bằng lời văn có 2 phép tính.
II. hoạt động dạy học
HĐ1: Củng cố lý thuyết
- Học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 10000.
- Học sinh làm vào giấy nháp các bài tập sau:
Đặt tính rồi tính:	8768 - 7929 9463 - 5626 7564 - 746
- 3 học sinh lên bảng làm bài - Giáo viên nhận xét.
HĐ2: Luyện tập thực hành
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở SGK trong 105 vào vở ô ly.
- HS làm bài - Giáo viên theo dõi - Giúp đỡ.
* Bài tập dành cho học sinh khá.
	(8569 - 3275) x 4	7862 - 5946 + 318 x 4
- Giáo viên chấm bài - Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
luyện âm nhạc
Giáo viên chuyên trách

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3(2).doc