TẬP ĐỌC
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HK I
I/ MỤC TIÊU :
-Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì 1 ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
-Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (TB2) ; biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3).
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Phiếu viết tên các bài tập đọc &HTL . Viết sẵn câu văn BT2.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 18 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009 TẬP ĐỌC ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HK I I/ MỤC TIÊU : -Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì 1 ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học. -Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (TB2) ; biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3). II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Phiếu viết tên các bài tập đọc &HTL . Viết sẵn câu văn BT2. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : -Gọi 3 em đọc bài “Thêm sừng cho ngựa” và TLCH -Bin ham vẽ như thế nào ? -Bin định vẽ con gì ? -Bin định chữa bức vẽ đó như thế nào ? -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. 1. Ôn luyện đọc & HTL. Mục tiêu : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Đọc trơn các bài tập đọc đã học. Tốc độ 45 chữ/ 1 phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. -Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc. -Chấm theo thang điểm : -Đọc đúng từ đúng tiếng : 7 điểm. -Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm. -Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm. 2. Tìm từ chỉ sự vật trong câu đã cho . Mục tiêu: Ôn luyện về từ chỉ sự vật. -Gọi HS đọc yêu cầu và đọc câu văn đề bài cho. -Em gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong câu văn ? -Nhận xét, cho điểm. 3. Viết bản tự thuật theo mẫu. Mục tiêu : Ôn luyện về cách viết tự thuật theo mẫu. -Gọi học sinh nêu yêu cầu . -Gọi một số em đọc bài Tự thuật. -Nhận xét, cho điểm. 3.Củng cố : Nhận xét tiết học. Dặn dò – Đọc bài. -Thêm sừng cho ngựa. -3 em đọc bài và TLCH. -Ôn tập đọc và HTL. -7-8 em bốc thăm. -Đọc 1 đoạn hoặc cả bài. -1 em đọc. -Gạch chân từ chỉ sự vật. -Lớp làm bài, 2 em lên bảng. -Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non. -Nhận xét, bổ sung. -1 em nêu yêu cầu. -Cả lớp làm bài. -Một số em đọc lại bài. -Nhận xét, bổ sung. -Đọc bài . ==================================== TẬP ĐỌC ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HK I (T2) I/ MỤC TIÊU : -Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì 1 ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học. -Biết đặt câu tự giới thiệu về mình với người khác (BT2) -Bước đầu biết đặt dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu và viết lại cho đúng CT (BT3). II/ CHUẨN BỊ : ( Xem tiết 1) III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Ôn luyện đọc & HTL. -Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc. -Chấm theo thang điểm : -Đọc đúng từ đúng tiếng : 7 điểm. -Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm. -Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm. 2. Đặt câu tự giới thiệu. -Gọi học sinh đọc đề bài. -Yêu cầu 1 em làm mẫu. -Em nhắc lại câu giới thiệu ? -2 tình huống còn lại, hãy thảo luận cặp đôi. -Nhận xét, cho điểm. 3. Ôn luyện về dấu chấm. -Yêu cầu học sinh đọc đề bài. -Yêu cầu học sinh tự làm bài. -Nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố : -Giáo dục tư tưởng :Nhận xét tiết học. Dặn dò- đọc bài. -Ôn tập đọc và HTL. -7-8 em bốc thăm. -Đọc 1 đoạn hoặc cả bài. -3 em đọc mỗi em đọc 1 tình huống. -1 em khá đọc lại tình huống 1. Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn em khi em đến nhà bạn lần đầu -1 em làm mẫu : + Cháu chào Bác ạ! Cháu là Mai, học cùng lớp với bạn Ngọc. Thưa Bác, Ngọc có nhà không ạ. -Vài em nhắc lại. -Thảo luận theo cặp. + Cháu chào Bác ạ!Cháu là Sơn con bố Tùng ở bên cạnh nhà Bác. Bác làm ơn cho bố cháu mượn cái kìm ạ! + Em chào cô ạ! Em là Ngọc, học sinh lớp Hai/2. Cô Minh bảo em đến phòng cô, xin cô cho lớp em mượn lọ hoa ạ! -1 em đọc. Cả lớp đọc thầm. -Làm vở bài tập. 2 em làm trên bảng. + Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa sẽ học giỏi cho bố vui lòng. -Nhận xét, bổ sung. -Đọc bài. =================================== TOÁN ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I/ MỤC TIÊU : -Biết tự giải các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị. -Phát triển tư duy toán học cho học sinh. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Ghi bảng bài 3,4. 2. Học sinh : Sách, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Bài cũ : Ôn tập về đo lường. -Ghi : 100kg – 38kg 100l – 7l 26l + 14l – 17l -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : luyện tập. Bài 1 : Gọi 1 em đọc đề, -Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ? -Muốn biết cả hai buổi bán bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào ? Tại sao ? -Nhận xét, cho điểm. Bài 2 : Yêu cầu gì ? -Bài toán cho biết những gì ? -Bài toán hỏi gì ? -Bài toán thuộc dạng gì ? Vì sao ? -Yêu cầu HS tóm tắt và giải. -Nhận xét. Bài 3: Yêu cầu gì ? -Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ? -Bài toán thuộc dạng gì ? -Yêu cầu HS tóm tắt và giải. -Nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố : Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học. Dặn dò- Học bài. -3 em đặt tính và tính.Lớp bảng con. -Ôn tập về giải toán. -1 em đọc đề, -Buổi sáng bán 48l dầu, buổi chiều bán 37l dầu. -Cả hai buổi bán ? lít dầu. -Thực hiện phép cộng : 48 + 37 -Vì số lít dầu cả ngày bằng số lít dầu buổi sáng và chiều gộp lại. -1 em lên bảng làm. Lớp làm vở. Tóm tắt Buổi sáng : 48l Buổi chiều : 37l Tất cả : ? l Giải Số lít dầu cả ngày bán được là : 48 + 37 = 85 (l) Đáp số : 85l -1 em đọc đề. -Bình nặng : 32 kg, An nhẹ hơn Bình 6 kg. -An cân nặng bao nhiêu kg. -Thuộc dạng ít hơn vì nhẹ hơn là ít hơn. Tóm tắt Bình : 32 kg. An : 5 kg ?kg Giải Bạn An cân nặng là : 32 – 6 = 26 (kg) Đáp số : 26 kg. -1 em đọc đề. -Lan hái : 24 bông hoa.Liên hái nhiều hơn Lan 16 bông hoa. -Liên hái được mấy bông hoa. -Bài toán về nhiều hơn. Tóm tắt . Lan : 24 bông hoa. Liên : 16 b.hoa. ? bông hoa, Giải. Số bông hoa Liên hái được : 24 + 16 = 40 (bông) Đáp số : 40 bông hoa. -Hoàn thành bài tập. ======================================== ĐẠO ĐỨC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : -Học sinh nhớ được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng. -Học sinh nhớ được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người. 2.Kĩ năng : -Học sinh có thể nói về mình một cách dễ dàng. -Học sinh có thể giao tiếp, ứng xử đúng mực trong quan hệ với tập thể gia đình cộng đồng. 3.Thái độ : -Có thái độ tự tin, tự trọng mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp, không nhút nhát. -Đối xử tốt trong quan hệ bạn bè, những người xung quanh. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1.Giáo viên : -5 tranh về quyền trẻ em. -Chuyện kể về “bạn Ngân”. -Bài hát “Em là bông hồng nhỏ” 2.Học sinh : Thuộc bài hát. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Hoạt động 1 : Trò chơi : Tìm bạn. Mục tiêu : Học sinh nhớ được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng. -GV : chia 3 nhóm. -Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Tìm bạn” -Trò chơi “Tìm bạn” sẽ giúp các em tự giới thiệu về mình. -GV hướng dẫn cách thực hiện trò chơi. -Nhóm hãy tự giới thiệu về mình ? -GV hỏi : Em hãy cho biết gia đình em có mấy người -Em có mấy anh chị em ? Có sống chung với ông bà không ? -Em có về quê nội hay quê ngoại không ? Quê ông bà em ở đâu ? Em có thích không ? -Bố mẹ em có quan tâm đến em không ? -Em có ước muốn điều gì không ? -HS chơi trò chơi xong GV tóm ý : Các em rất mạnh dạn tự tin khi kể về mình, về gia đình mình. -Yêu cầu lớp hát bài “Mẹ của em ở trường” -GV truyền đạt : Là một con người dù trai hay gái ai cũng có họ tên , cái tên chứng tỏ mình có cha mẹ, gia đình khi mới sinh ra được đặt tên. -Trực quan : Tranh 1 : Nhìn tranh các em thấy gì ? -Tranh 2 : Em nhìn thấy hình ảnh gì trong tranh 2 ? +Em bé thật bất hạnh, và như thế em bé không có cha mẹ, gia đình. +Trong trò chơi “Tìm bạn” không có sự phân biệt bạn trai hay gái, giỏi hay yếu. -Tranh 3 : Nhìn bức tranh em thấy thế nào ? -GV : Đây là hành động không đúng. +Tuổi thơ các em có nhiều ước muốn thật giản dị, dễ thương Treo 2 tranh : 2 bức tranh nói lên điều gì ? +Các em có muốn đến trường học tập không ? +Các em có muốn vui chơi không ? -Chúng ta vừa tìm hiểu chủ đề “Tôi là một đứa trẻ”. Một đứa trẻ có quyền có tên họ, có cha mẹ, có gia đình, có quêâ hương và không bị phân biệt đối xử. Hoạt động 2 : Kể chuyện “Bạn Ngân” Mục tiêu : Qua câu chuyện kể các em nhớ được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội. -Giáo viên kể chuyện “Bạn Ngân” -Nha ... ; hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đã đọc. -Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt tên cho câu chuyện (BT2); viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Các tờ phiếu ghi tên các bài TĐ &HTL. 2.Học sinh : Sách, vở, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Kiểm tra Tập đọc & Học thuộc lòng. -GV chuẩn bị các phiếu có ghi sẵn những bài tập đọc, yêu cầu học sinh HTL. -Giáo viên yêu cầu học sinh HTL không cầm sách. -Theo dõi, cho điểm. -Em nào chưa thuộc về nhà tiếp tục học, tiết sau kiểm tra lại. 2.Kể chuyện theo tranh , đặt tên cho truyện. -Gọi học sinh nêu yêu cầu. -Trực quan : 3 Tranh -Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp. -Quan sát tranh 1 : -Trên đường phố mọi người và xe cộ đi lại thế nào ? -Ai đang đứng trên lề đường ? -Bà cụ định làm gì ? Bà đã làm được việc bà muốn chưa ? -Nhận xét. -Quan sát tranh 2. -Lúc đó ai xuất hiện ? -Câu bé sẽ làm gì, nói gì với bà cụ. Hãy nói lời của cậu bé. -Khi đóbà cụ sẽ nói gì ? Hãy nói lời bà cụ ? -Quan sát tranh 3 : nêu nội dung tranh. -Em hãy kể lại toàn bộ câu chuyện. -Em hãy đặt tên cho câu chuyện ? 3. Viết nhắn tin : -Yêu cầu học sinh làm vở. -Nhận xét, chọn lời nhắn hay. 3.Củng cố : Nhận xét tiết học. Dặn dò- Học bài, làm bài. -HS lên bốc thăm. -Xem lại bài 2 phút.. -Đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. -Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho truyện. -Quan sát tranh. -HS trao đổi theo cặp. -Trên đường phố mọi người và xe cộ đi lại tấp nập. -Có một bà già đang đứng trên lề đường. -Bà cụ định qua đường nhưng bà chưa qua được. -HS kể theo tranh 1. -Cậu bé xuất hiện. -Cậu bé nói : Bà ơi! Cháu có giúp được bà điều gì không ?/ Bà ơi, bà có sang đường không, để cháu giúp bà nhé!/ Bà ơi! Bà đứng đây làm gì ? -Bà muốn sang bên kia đường, nhưng xe cộ lại đông quá, bà không qua được. -Cậu bé đưa bà cụ qua đường./ Cậu bé dắt tay đưa bà cụ qua đường. -Học sinh kể nối tiếp theo nội dung từng tranh. -2 HS kể lại toàn bài. -Vài em nêu tên câu chuyện : +Bà cụ và cậu bé. +Cậu bé ngoan. +Qua đường. +Giúp đỡ người già yếu. -1 em nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. -Học sinh làm vở. -Nhiều em đọc bài viết của mình. -Nhận xét, bổ sung. -Hoàn chỉnh bài viết. -Tập đọc các bài ôn. ================================ TẬP VIẾT ÔN TẬP (Tiết 7) I/ MỤC TIÊU : -Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì 1 ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đã đọc. -Tìm được từ chỉ đặt điểm trong câu (BT2). -Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo (BT3). II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Bài tập đọc, đề trắc nghiệm. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Giáo viên phát đề kiểm tra. -Bài kiểm tra gồm 2 phần : 1. Đọc thầm mẫu chuyện “Cò và Vạc” -Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài. 2. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời : 1.Cò là một học sinh như thế nào ? 2.Vạc có điểm gì khác Cò ? 3.Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn ? 4.Những cặp từ ngữ nào dươí đây là cặp từ ngữ cùng nghĩa ? 5.Câu “Cò ngoan ngoãn” được cấu tạo theo mẫu câu nào ? -Giáo viên thu bài. -Nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra. 3.Củng cố : Nhận xét tiết kiểm tra. Dặn dò –Học bài. -HS nhận đề. -Đọc bài văn “ Cò và Vạc” -HS lần lượt đọc thầm bài (12-15 phút) -Làm trắc nghiệm chọn ý đúng. -Ngoan ngoãn, chăm chỉ . -Không chịu học hành. -Vì xấu hổ. -Chăm chỉ – siêng năng. -Ai thế nào ? ================================== TỰ NHIÊN XÃ HỘI THỰC HÀNH : GIỮ TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP. I/ MỤC TIÊU : -Biết thực hành một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch, đẹp. - Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp và tham gia những hoạt động làm chương trường học sạch đẹp. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh vẽ trang 38,39. Phiếu BT. 2.Học sinh : Sách TN&XH, Vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : Cho học sinh làm phiếu. -Hãy điền vào 2 cột dươí đây những hoạt động nên và không nên làm để giữ an toàn cho mình và cho ngươì khác khi ở trường ? Nên tham gia Không nên tham gia. -Nhận xét. 2.Dạy bài mới : -Giới thiệu bài ; Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp. A/ Làm việc theo cặp. -GV hướng dẫn quan sát càc hình ở trang 38,39 và TLCH : -Các bạn trong từng hình đang làm gì ? -Các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì ? -Việc làm đó có tác dụng gì ? B/ Làm việc cả lớp : -Gọi một số HS trả lời câu hỏi : -Trên sân trường, xung quanh sân trường các phòng học sạch hay bẩn ? -Xung quanh sân trường có trồng cây xanh không ? -Khu vệ sinh đặt ở đâu ? có sạch không ? -Trường học của em đã sạch đẹp chưa ? -Theo em thế nào là trường học sạch đẹp ? -Em phải làm gì để trường học sạch đẹp ? -GV kết luận (SGV/ tr 61) -Nhận xét. Hoạt động 2 : Thực hành làm vệ sinh trường lớp -Làm việc theo nhóm. -Phân công công việc cho mỗi nhóm. -Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ. -Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. -Giáo viên yêu cầu nhóm làm theo phân công. -GV nhắc nhở các nhóm cách sử dụng dụng cụ hợp lí để bảo đảm an toàn và giữ vệ sinh cơ thể : đeo khẩu trang, dùng chổi cán dài, vẩy nước khi quét lớp, quét sân. Khi làm vệ sinh xong phải rửa tay sạch bằng xà phòng. -GV tổ chức cho mỗi nhóm kiểm tra thành quả. - Nhận xét, đánh giá. 3.Củng cố : Em nên làm những công việc gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp ? -Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học Dặn dò – Học bài. -Trường học. -Làm phiếu BT. - Điền vào 2 cột dươí đây những hoạt động nên và không nên làm để giữ an toàn cho mình và cho ngươì khác khi ở trường ? Nên tham gia Không nên tham gia. -Thực hành giữ gìn trường học sạch đẹp. -Từng cặp trao đổi ý kiến với nhau. -Nhận xét. -Các phòng học sạch. -Có nhiều cây xanh xung quanh sân. -Khu vệ sinh đặt ở góc sân rất sạch. -Trường sạch đẹp. -HS trả lời. -Quét dọn sạch không xả rác, nhắc các bạn ý thức giữ vệ sinh trường lớp. -Vài em nhắc lại. Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ. -Làm vệ sinh theo nhóm. -Nhóm 1 : Làm vệ sinh lớp Nhóm 2 : Nhặt rác quét sân Nhóm 3 : Tươí cây xanh sân trường. Nhóm4 : Nhổ cỏ tươí hoa vườn tường. -Các nhóm kiểm tra thành quả. -Nhận xét. -Nên có ý thức giữ gìn trường lớp : không vẽ bẩn lên tường, không vứt rác khạc nhổ, đại tiện tiểu tiện đúng nơi quy định, không bẻ cành ngắt hoa, tham gia tích cực các hoạt động giữ gìn trường lớp sạch đẹp. -Học bài. ===================================== Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009 CHÍNH TẢ KIỂM TRA : ĐỌC – ĐỌC HIỂU I/ MỤC TIÊU : -Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm traôn Tiếng Việt lớp 2, HK1( BGD&ĐT- Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 2) II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Đề kiểm tra, giấy thi HS. 2.Học sinh : Giấy nháp, giấy thi. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : ======================================= TOÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – CUỐI HỌC KÌ I. I/ MỤC TIÊU : Đánh giá kết quả học tập về : -Cộng trừ trong phạm vi 20 -Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng hoặc phép trừ có liên quan đến các đơn vị đã học. -Nhận dạng hình đã học. Ý thức tự giác làm bài. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Đề kiểm tra. 2.Học sinh : nháp, giấy thi. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : ==================================== THỂ DỤC. SƠ KẾT HỌC KÌ 1. I/ MỤC TIÊU : -Biết thực hiện cơ bản đúng các nội dung đã học ở học kì 1 - Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi . II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Vệ sinh sân tập, còi. 2.Học sinh : Tập họp hàng nhanh. III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 35’ 1.Phần mở đầu : -Phổ biến nội dung : Đi đều và hát trên địa hình tự nhiên. Trò chơi “Diệt các con vật có hại”. Tổ bình chọn các bạn học tốt môn Thể dục. Gọi HS lên thực hành. Chia theo tổ và phân địa điểm. Giáo viên theo dõi. -Nhận xét. 2.Phần cơ bản : Mục tiêu : Sơ kết Học kì I. -Giáo viên công bố kết quả học tập, tuyên dương cá nhân, tổ. -Nhắc nhở cá nhân, tổ chưa tốt. -Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” 3.Phần kết thúc : -Giáo viên hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X ================================ CHÍNH TẢ KIỂM TRA : ĐỌC – ĐỌC HIỂU I/ MỤC TIÊU : -Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm traôn Tiếng Việt lớp 2, HK1( BGD&ĐT- Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 2) II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Đề kiểm tra, giấy thi HS. 2.Học sinh : Giấy nháp, giấy thi. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : ================================================ HẾT TUẦN 18 BGH (Duyệt)
Tài liệu đính kèm: