Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 7 năm 2010

Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 7 năm 2010

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật : chú khánh,Thầy giáo,lời dẫn truyện.

- Hiểu các từ: xúc động, hình phạt, lễ phép, mắc lỗi.

Hiểu nội dung bài: Cảm nhận được hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng. Tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc.

 

doc 21 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 7 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7
Thứ 2 ngày 4 tháng 10 năm 2010
Buổi sáng Tập đọc
Tiết 1
 Người thầy cũ
I. Mục tiêu:
-	Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu.
-	Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật : chú khánh,Thầy giáo,lời dẫn truyện.
-	Hiểu các từ: xúc động, hình phạt, lễ phép, mắc lỗi.
Hiểu nội dung bài: Cảm nhận được hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng. Tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ:
II. Đồ dùng dạy-học:
-	Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh đọc bài: Ngôi trường mới
-	Tìm những từ tả vẻ đẹp của ngôi trường.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Luyện đọc :
-	Giáo viên đọc mấu.
-	Một học sinh khá đọc .Cả lớp đọc từ khó.
-	Đọc câu khó . Giải nghĩa từ.
-	Đọc nối tiếp câu.
-	Đọc nối tiếp đoạn.
-	Đọc từng đoạn trong nhóm.
-	Thi đọc giữa các nhóm( Cá nhân, đoạn, cả bài)
-	Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
-	Bố Dũng đến trường để làm gì?
-	Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường?
-	Khi gặp thầy giáo cũ , bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
-	Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
-	Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
4.Luyện đọc lại:	
Các nhóm phân vai và đọc( người dẫn chuyện, thaỳy giáo, bố Dũng)
Đọc toàn bộ câu chuyện.
IV. Củng cố dặn dò:
-	Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
_____________________
Tiết 3 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
-	Củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn.
-	Củng cố và rèn kỉ năng giải toán ít hơn, nhiều hơn.
II. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-	1 học sinh chữa bài 3:
Số học sinh trai của lớp 3 A là:
15 – 3 = 12 ( học sinh)
Đáp số: 12 học sinh
B. Dạy bài mới:
-	Học sinh làm bài tập vào vở bài tập. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
-	Chấm chữa bài:
-	Bài 2: Em kém anh 3 tuổi tức là em ít hơn anh 3 tuổi.
-	Bài 3: cũng cố giải bài toán ngược.Anh hơn em 5 tuổi có thể hiểu là em ít hơn anh 5 tuổi.
Giải
Tuổi của anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
Đáp số: 16 tuổi
-	Bài 4: 1 học sinh giải ở bảng.
-	Học sinh làm bài tập vào vở, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài tập.
-	Chấm chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_____________________
Tiết 4 Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên biệt )
_____________________
Buổi chiều Hướng dẫn thực hành (TC )
tiết 1
 Gấp máy bay đuôi rời
I. Mục tiêu:
-	Học sinh gấp thành thạo máy bay đuôi rời.
-	Yêu cầu học sinh gấp đẹp và đúng yêu cầu kĩ thuật.
-	Có ý thức trong giờ học, không vứt rác bừa bãi.
II. Lên lớp:
1. Học sinh nêu lại các bước gấp máy bay đuôi rời.
-	Bước 1 cắt giấy thành 1 hình vuông và một hình chữ nhật.
-	Bước 2 gấp đầu và cánh máy bay.
-	Bước 3 Làm thân và đuôi máy bay.
-	Bước 4 Lắp máy bay hoàn chỉnh để sử dụng.
2. Học sinh thực hành:
-	Học sinh thực hành gấp cá nhân.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn.
-	Trình bày sản phẩm.
-	Đánh giá nhận xét sản phẩm.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_____________________
Tập viết
Tiết 2
Chữ hoa E, Ê
I. Mục tiêu:
-	Biết viết chữ cái hoa E, Ê theo cỡ vừa và nhỏ.
-	Biết viết câu ứng dụng : Em yêu trường em, theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
II. Đố dùng dạy học:
	Chữ hoa E, Ê đặt trong khung chữ.
	Chữ viết sẵn cở nhỏ Em, Em yêu trường em.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
-	Học sinh viết Đ, Đẹp vào bảng con.
-	Giáo viên nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh quan sát:
-	 Hướng dẫn quan sát chữ mẫu. Nhận xét.
-	Giáo viên hướng đẫn cách viết. 
-	Giáo viên viết mẫu nhắc lại qui trình viết chữ E , Ê.
-	Học sinh viết bảng con.
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng
-	Học sinh đọc câu ứng dụng.
-	Nêu những hành động để thể hiện tình cảm yêu quí ngôi trường của em?
-	Nhận xét dòng chữ ứng dụng.
-	Giáo viên viết mẫu chữ : Em. 
-	Học sinh viết bảng con.
4. Học sinh viết bài vào vở
	Giáo viên theo dõi tư thế ngồi viết, cách cầm bút của học sinh.
-	Chấm một số bài, nhận xét .
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
______________________
Tiết 3 Luyện thể dục
Ôn 6 động tác của bài thể dục
I. Mục tiêu:
-	Học sinh ôn lại 6 động tác của bài thể dục.
-	Yêu cầu học sinh tập tương đối chính xác các động tác đã học.
-	Có ý thức trong giờ học.
II. Lên lớp:
1. Phần mở đầu:
-	Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-	Khởi động, điểm số báo cáo.
-	Ôn 6 động tác thể dục 1 lần.
2. Phần cơ bản:
-	ôn 6 động tác thể dục.
-	Lớp trưởng điều khiển cả lớp luyện tập.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn chung.
-	Luyện tập từng tổ, cá nhân.
-	Lớp cùng giáo viên nhận xét.
3. Phần kết thúc:
-	Một số động tác thả lỏng.
-	Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài học.
-	Nhận xét giờ học.
____________________
 Thứ 3 ngày 5tháng 10 năm 2010 
Buổi sáng Thể dục
Tiết 1 động tác toàn thân - Đi đều. 
I. Mục tiêu:
-	Thực hiện động tác toàn thân tương đối đúng.
-	Ôn đi đều tương đối chính xác, đúng nhịp.
II.Địa điểm, phương tiện:
	Sân trường , còi
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Phần mở đầu:
-	Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
-	Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông.
-	Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên.
-	Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu.
2. Phần cơ bản:
	Tập động tác toàn thân.
+	Giáo viên vừa làm mẫu vừa hướng đẫn.
+	Giáo viên hô học sinh luyện tập.
+ 	Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh luyện tập.
-	Đi đều 2 – 4 hàng dọc.
+	Yêu cầu học sinh đi không chen lấn xô đẩy.
3. Phần kết thúc:
-	Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
_____________________ 
 Tiết 2 Toán
 Ki - lô - gam 
I. Mục tiêu:
-	Có biểu tượng về nặng hơn , nhẹ hơn.
-	Làm quen với cái cân, quả cân, cách cân ( Cân đĩa)
-	Nhận biết về đơn vị ki lô gam, biết viết, đọc , tên gọi, kí hiệu (kg)
-	Thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
-	Biết làm các phép tính cộng, trừ kèm theo đơn vị đo ki lô gam.
II. Đồ dùng dạy-học:
-	Cân đĩa và các quả cân: 1 kg, 2kg, 5 kg.
-	Một số đồ vật: túi gạo, túi đường, (1 kg)
III. Các hoạt động dạy-học:
1 Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn.
2.Giới thiệu cân đĩa và cách cân.
-	GV cho học sinh cân đĩa và giới thiệu cách cân.
-	Giới thiệu cách cân.
3. Giới thiệu kg, quả cân 1 kg.
-	Giáo viên đưa cân ra giới thiệu.
-	GIới thiêu tiếp các quả cân: 2 kg, 5kg, 1 kg.
-	Thực hành cân cho học sinh xem.
-	Giáo viên cho học sinh lên thực hành cân.
-	Lớp cùng giáo viên nhận xét.
4. Thực hành: 
Bài 1 : Nhìn hình vẽ đọc rồi điền vào chỗ chấm.
Bài 2: lưu ý: kết quả có kèm theo đơn vị đo.
 Giải toán:
Cả hai bao gạo cân nặng là:
25 + 10 = 35 (kg)
Đáp số: 35 kg
-	Học sinh làm vào vở bài tập, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
-	Chấm chữa bài, nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò:
-	Chuẩn bị cân để tiết sau thực hành.
-	Nhận xét giờ học.
_____________________
Tiết 3 Kể chuyện
 Người thầy cũ
I. Mục tiêu:
-	Xác định được 3 nhân vật trong chuyện: Chú bộ đội , thầy giáo và Dũng.
-	Kể lại câu chuyện toàn bộ đủ ý, đúng trình tự, diễn biến câu chuyện.
-	Biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện theo vai.
-	Biết nghe bạn kể, nhận xét bạn kể.
II. Đồ dùng dạy-học:
	Kính đeo mắt, mũ bộ đội, ca- ra- vát.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	4 học sinh dựng lại câu chuyện: Mẫu giấy vụn
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện :
-	Nêu tên các nhân vật trong chuyện? ( Dũng, chú Khánh, thầy giáo)
-	Kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
-	Đại diện nhóm thi kể câu chuyện trước lớp.
-	Cả lớp, giáo viên nhận xét.
-	Dựng lại đoạn 2 theo vai:
+	Lần 1: Giáo viên làm vai dẫn chuyện.
+	Lần 2: Học sinh dựng lại câu chuyện theo vai.
-	Các nhóm thi dựng lại câu chuyện.
-	Lớp cùng giáo viên theo dõi nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò: nhận xét giờ học.
____________________
 Tiết 4 Chính tả ( Tập chép)
 Người thầy cũ 
I. Mục tiêu:
-	Tập chép chính xác một đoạn trong bài: Người thầy cũ
-	Luyện tập phân biệt: ui / uy, tr/ ch.
II. Đồ dùng dạy-học:
-	Chép sẵn đoạn viết ở bảng
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-	2 học sinh viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con các tiếng có vần: ai, ay; cụm từ hai bàn tay.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn chuẩn bị :
-	Giáo viên đọc bài ở bảng. 2 học sinh đọc lại.
-	Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
-	Hướng dẫn nhận xét:
+	Chữ đầu câu viết như thế nào?
+	Học sinh viết tiếng khó: xúc động, cổng trường, cửa sổ, mắc lỗi, hình phạt, nhớ mãi.
-	Học sinh viết bài vào vở.
	Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
-	Chấm chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài:
	Từng cặp thi tìm: Bụi phấn, huy hiệu.
Bài 3 (b):Tiếng nói ,tiến bộ, lười biếng, biến mất.
IV. Củng cố dặn dò: nhận xét giờ học.
____________________
Buổi chiều
Cô Nhung dạy
 Thứ 4, ngày 6 tháng 10 năm 2010
Buổi sáng anh văn
tiết 1
Giáo viên chuyên biệt dạy
 _____________________
tiết 2 âm nhạc
Giáo viên chuyên biệt dạy
 _____________________
Toán
Tiết 3 Luyện tập
I. Mục tiêu:
-	Học sinh làm quen với cân đồng hồ ( cân bàn) tập cân cân đồng hồ.
-	Rèn kỉ năng làm tính và giải toán có kèm theo đơn vị đo (kg)
II. Đồ dùng dạy-học:
-	1 cân đồng hồ, cân bàn.
-	Túi gạo, túi đường, quả cam, quả bưởi.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-	Ki lô gam là đơn vị đo đại lượng nào ?
	1 học sinh giải bài 3.
B. Dạy bài mới:
Bài 1: Giới thiệu cân đồng hồ và cách cân.
-	Giới thiệu cân.
-	Hướng dẫn học sinh cân 1 vật.
-	Học sinh thực hành cân. Đọc kết quả.
-	Học sinh làm các bài còn lại vào vở. Giáo viên theo dỗi hướng dẫn thêm.
-	Chấm chữa bài.
Bài 3: Củng cố biểu tượng nặng hơn, nhẹ hơn.
Bài 4, 5 : giáo viên treo bảng phụ chữa bài.
-	Học sinh làm bài tập vào vở, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
-	Chấm một số bài, nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò: nhận xét giờ học.
_____________________
Tiết 4 Tập đọc
Thời khóa biểu
I. Mục tiêu:
-	Đọc đúng thời khóa biểu. Biết ngắt nghỉ hơi sau nội dung từng cột, từng dòng
-	Biết đọc với giọng roc ràng, rành mạch, dứt khoát.
-	Nắm được số tiết chính, số tiết bổ sung, số tiết họcc tự chọn.
-	Thời khóa biểu giúp học sinh theo dõi các tiết học trong từng buổi học, từng ngày. Chuẩn bị bài vở  ... . Các hoạt động dạy-học:
1. Hướng dẫn luyện viết:
- 	Giáo viên đọc bài chép một lần.
-	Hai học sin hkhá đọc lại.
-	Nêu các dấu câu có trong bài ?
-	Trước lời nói của nhân vật có dấu gì ?
2. Học sinh viết bài:
-	Học sinh nhìn sách chép bài.
-	Học sinh viết bài giáo viên theo dõi thêm.
-	Chấm một số bài.
-	 Nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________
Tiết 2 Tự học toán
Luyện bảng 6 cộng với một số - Giải toán
I. Mục tiêu:
-	Học thuộc bảng cộng 6. 
-	Củng cố cách đặt tính và tính dạng 6 +5 
-	Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Củng cố kiến thức:
-	Học sinh nhắc lại cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính bằng cột dọc.
 6 + 5	6 + 8 	6 + 9	
-	Trò chơi: tính đúng , tính nhanh.
-	Học sinh đố nhau các phép tính bất kì trong các bảng cộng.
2. Bài tập:
	Học sinh làm bài vào vở ô li.
-	Học sinh làm bài số:	
- Bài làm thêm:
-	 Hùng có 26 viên bi, Dũng có 38 viên bi. Hùng muốn có số bi bằng Dũng thì Hùng phải mua thêm mấy viên bi nữa? 
-	Học sinh làm bài giáo viên theo dõi , hướng dẫn thêm.
-	Chấm chữa bài.
-	Củng cố cách đặt tính và tính.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________
Tiết 3 Luyện âm nhạc
Chim bay cò bay
I. Mục tiêu:
-	Học sinh luyện hát bài : Chim bay, cò bay.
-	Yêu cầu học sinh hát đúng lời, đúng nhạc.
-	Biết múa một số động tác đơn giản.
II. Lên lớp:
1. Cả lớp ôn lại bài hát một lần.
-	Học sinh luyện hát, giáo viên theo dõi nhận xét.
-	Học sinh hát đồng thanh, hát cá nhân.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn một số em hát chưa đúng.
-	Giáo viên tập một số động tác múa đơn giản.
-	Giáo viên làm mẫu học sinh làm theo.
2. Học sinh xung phong lên hát biểu diễn.
-	Lớp cùng giáo viên theo dõi nhận xét.
-	Thi đua giữa các tổ.
-	Nhận xét đánh giá.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
___________________
Thứ 6 ngày 8 tháng 10 năm 2010
 Buổi sáng Chính tả( nghe viết)
Tiết 1
 Cô giáo lớp em
I. Mục tiêu:
-	Nghe viết đúng khổ 2, 3 bài thơ “Cô giáo lớp em”. Trình bày đúng khổ thơ năm chữ.
-	Làm đúng các bài tập phân biệt phân biệt các tiếng có vần ui / uy. Vần iên / iêng.
II. Đồ dùng dạy học:
-	Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	2 học sinh viết bảng lớp. Các lớp viết bảng con : huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái chăn.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
-	 Giáo viên đọc đoạn viết. Hai học sinh đọc lại.
-	Khi cô dạy viết gió và nắng thế nào?
-	Câu thơ nào cho biết bạn nhỏ rất thích bài thơ của cô cho?
-	Hướng dẫn nhận xét.
-	Viết từ khó: thoảng, giảng , trang vở, ngắm mãi, điểm mười.
-	Giáo viên đọc bài, học sinh viết bài vào vở.
-	Chấm chữa bài.
2. Bài tập:
-	Bài tập 2: 1 học sinh đọc yêu cầu. Tìm tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống.
-	Các nhóm thi nhau tìm, nhóm nào tìm được nhiều từ nhóm đó thắng cuộc.
Bài tập 3: 1 học sinh đọc yêu cầu: Tìm hai từ ngữ có tiếng chứa vần iên, hai từ ngữ có tiếng chứa vần yên.
-	Đại diện các tổ thi viết ở bảng .
IV. Củng cố dặn dò:
	Giáo viên nhận xét tiết học.
 __________________________
Tiết 2 Toán
26 + 5
I. Mục tiêu: 
-	Giúp học sinh:
-	Biết thực hiện phép cộng dạng 26 + 5 (Cộng có nhớ dưới dạng tính viết)
-	Củng cố giải toán đơn về cách đo đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
	2 bó một chục que tính và 11 quue tính rời.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
-	3 tổ thi tiếp sức bảng cộng 6:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu 26 + 5
-	Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên:
-	Lấy 26 que tính. Lấy thêm 5 que tính nữa. Tất cả có bao nhiêu que tính?
-	Học sinh nêu cách làm.
-	Vậy 26 + 5 bằng mấy?
-	 Giáo viên ghi bảng : 26 + 5 = 31
-	Hướng dẫn học sinh đặt tính:	
 26 
 +
 5
 ___
	 	 31
-	Nhiều học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách tính
2. Thực hành:
-	Bài 1: Học sinh làm bảng con. Giáo viên nhận xét.
-	Bài 2: Học sinh làm theo nhóm.
-	Học sinh nhận dãy số: 16, 22, 28, 34 ( Số sau hơn số trước 6 đơn vị)
-	Học sinh làm bài 3, 4 vào vở
	 Giải
 Số điểm 10 trong tháng là:
 16 + 5 = 21 ( điểm)
 Đáp số: 21 điểm
-	Bài 4 : Học sinh đo đọc kết quả .
-	Học sinh làm vào vở bài tập, giáo viên theo dõi hướng dẫn.
-	Chấm chữa bài, nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_________________________
Tiết 3 Tập làm văn
Kể ngắn theo tranh . Luyện tập về thời khóa biểu
I. Mục tiêu:
-	Dựa vào 4 tranh vẽ liên hoàn, kể lại được một truyện đơn giản có tên: Bút của cô giáo.
-	Trả lời được một số câu hỏi về thời khóa biểu của lớp.
-	 Viết thời khóa biểu hôm nay theo mẫu đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ bài tập 1.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
-	1 học sinh đọc bài tập 2 trang 6.
-	2 học sinh đọc mục lục trong truyện thiếu nhi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
-	Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từng tranh, đọc lời các nhân vật mỗi tranh.
-	Tranh 1: Tranh vẽ hai bạn học sinh đang làm gì?
-	Bạn trai nói gì?
-	Bạn kia trả lời ra sao?
-	Học sinh kể lại toàn bộ nội dung tranh 1.
-	Các tranh còn lại làm tương tự.
-	Hoạt động nhóm: kể lại nội dung 4 tranh. Mỗi học sinh kể 1 lượt.
-	Thi kể giữa các nhóm.
-	Bài 2: học sinh mở thời khóa biểu của lớp. Yêu cầu học sinh viết thời khóa biểu ngày thứ 2( viết theo 2 cách). Giáo viên nhận xét.
-	Bài 3: Dựa vào bài 2, trả lời các câu hỏi:
-	Ngày mai có mấy tiết? Đó là những tiết nào?
-	Em cần mang những quyển sách nào đến trường?
-	Học sinh làm bài tập vào vở, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm bài.
-	Chấm chữa bài, nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò:
-	Thời khóa biểu dùng để làm gì?
-	Một học sinh kể lại câu chuyện: Bút của cô giáo.
-	Nhận xét giờ học.
_________________________
Tiết 4 Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét công tác tuần 7:
-	Lớp trưởng đánh giá nhận xét công tác trong tuần.
-	Giáo viên hướng dẫn học sinh bình bầu một số bạn xuất sắc trong tuần.
2. Kế hoạch tuần 8:
-	Giáo viên triển khai công tác tuần 8
-	Quán triệt việc ăn quà vặt, xả giấy lọai.
-	Luyện viết chữ đẹp.
-	Học thuộc các bảng cộng đã học.
-	Đi học chuyên cần, mặc đồng phục đúng quy định.
______________________
Buổi chiều Luyện tiếng việt
Tiết 1
Làm bài tập tiếng việt 
I. Mục tiêu:
-	Củng cố về các từ ngữ về môn học và các chỉ hoạt động của người ?
-	Luyện làm bài tập luyện từ và câu.
II. Hoạt động dạy học:
1. Cũng cố kiến thức:
-	Hãy kể tên các môn học lớp 2?
-	Môn tiếng Việt gồm các phân môn nào?
-	Nêu các từ chỉ hoạt động của người mà em biết?
2. Luyện tập:
-	Học sinh làm vào vở bài tập sau:
Bài 1. Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động:
-	Bạn Nam đi học.
-	Hôm nay em dọn dẹp nhà cửa.
-	Cô giáo đang giảng bài.
Bài 2. Điền các từ ngữ chỉ hoạt động vào chỗ chấm.
-	Thầy Thái. môn toán.
-	Tổ trực nhật . lớp.
-	Bạn Thanh đang. đọc truyện.
	Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
3. Trò chơi:3 tổ thi tiếp sức : Viết các từ chỉ hoạt động của người.
-	Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài tập.
-	Chấm chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
______________________
Tiết 2 Tự học toán
Luyện làm bài tập 26 + 5
I. Mục tiêu:
-	Học thuộc bảng cộng 6 cộng với một số. 
-	Củng cố cách đặt tính và tính dạng 26 +5 
-	Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Củng cố kiến thức:
-	Học sinh nhắc lại cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính bằng cột dọc.
 26 + 5	26 + 8 	26 + 9	
-	Trò chơi: tính đúng , tính nhanh.
-	Học sinh đố nhau các phép tính bất kì trong các bảng cộng.
2. Bài tập:
	Học sinh làm bài vào vở ô li.
-	Học sinh làm bài số: 1,3, 4 trang 28	
- Bài làm thêm:
*	Biết phép cộng có hai số hạng là 36 và 44 . Hãy viết phép cộng đó rồi tính tổng.
*	Hai số khác 0 có tổng bằng 2 . Vậy mỗi số hạng bằng bao nhiêu.
-	Học sinh làm bài giáo viên theo dõi , hướng dẫn thêm.
-	Chấm chữa bài.
-	Củng cố cách đặt tính và tính.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________
tiết 3 hoạt động tập thể
sinh hoạt sao
____________________
Tiết 2 Luyện toán
Thực hành đo khối lượng kg - Giải toán.
I. Mục tiêu:
-	Củng cố cách giải bài toán về ít hơn.
-	Củng cố đơn vị ki lô gam, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy-học:
-	Cân đĩa, gạo, đường , hộp bút.
III. Các hoạt động dạy-học:
1.Củng cố kiến thức:
	- Học sinh viết bảng con: 1 kg, 3 kg, 6 kg.
	- Nêu các bước giải một bài toán?
2.Thực hành :
	- Học sinh thực hành cân một số vật: 1 bao gạo, 1 bao đường, bảng con.
	- Học sinh làm bài tập 2, 3 trang 32.
Bài làm thêm: Lúc ông 66 tuổi cháu 5 tuổi. Năm nay ông 72 tuổi. Hỏi bây giờ cháu 
bao nhiêu tuổi?
HD: -	Tìm số tuổi ông hơn cháu.
-Tìm số tuổi của cháu.
- Lưu ý Học sinh có thể làm 2 cách.
	 - Học sinh làm bài tập. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
---------***---------
Tiết 3 Luyện thể dục
Ôn 6 động tác của bài thể dục
I. Mục tiêu:
-	Học sinh ôn lại 6 động tác của bài thể dục.
-	Yêu cầu học sinh tập tương đối chính xác các động tác đã học.
-	Có ý thức trong giờ học.
II. Lên lớp:
1. Phần mở đầu:
-	Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-	Khởi động, điểm số báo cáo.
-	Ôn 6 động tác thể dục 1 lần.
2. Phần cơ bản:
-	ôn 6 động tác thể dục.
-	Lớp trưởng điều khiển cả lớp luyện tập.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn chung.
-	Luyện tập từng tổ, cá nhân.
-	Lớp cùng giáo viên nhận xét.
3. Phần kết thúc:
-	Một số động tác thả lỏng.
-	Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài học.
-	Nhận xét giờ học.
------------***-------------
------------***-----------
Tiết 3 Hướng dẫn thực hành (TC )
Gấp thuyền phẳng đáy không mui
I. Mục tiêu:
-	Học sinh gấp thành thạo thuyền phẳng đáy không mui.
-	Yêu cầu các nếp gáp phẳng.
-	Học sinh có ý thức trong giờ học, không vứt rác bừa bãi.
II. Lên lớp:
1. Học sinh nêu lại các bước gấp thuyền:
-	Bước 1: Gấp tạo mui thuyền.
-	Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều.
-	Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
2. Thực hành:
-	Học sinh tự gấp cá nhân.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh gấp đúng kĩ thuật.
-	Trình bày sản phẩm.
-	Đánh giá nhận xét sản phẩm.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
------------***-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 2B.doc