Kế hoạch giảng dạy các môn học khối 2 - Tuần 14 - Trường Tiểu học số II Nhơn Hòa

Kế hoạch giảng dạy các môn học khối 2 - Tuần 14 - Trường Tiểu học số II Nhơn Hòa

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ (số bị trừ có hai chữ số, số trừ có một chữ số)

- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng.

- Củng cố cách vẽ hình theo mẫu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng con , vở BT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 29 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn học khối 2 - Tuần 14 - Trường Tiểu học số II Nhơn Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
 Thứ Hai, ngày 30 tháng 11 năm 2009
 MÔN: TOÁN
 TIẾT 66: BÀI: 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9 
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ (số bị trừ có hai chữ số, số trừ có một chữ số) 
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng. 
- Củng cố cách vẽ hình theo mẫu. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng con , vở BT.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
5’
1’
15’
10’
10’
4’
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- 2HS lên bảng thực hiện các y/c:
+ HS1: Đặt tính và tính: 15 – 8; 16 – 7; 17 – 9; 18 – 9.
+ HS2: Tính nhẩm: 16 – 8 – 4; 15 – 7 -3; 
18 – 9- 5. 
- Nhận xét – cho điểm.
2. DẠY BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài:
Học về cách thực hiện phép trừ : 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9 và giải các bài tập có liên quan.
- Ghi đề bài lên bảng.
b. Nêu phép trừ 55 – 8:
- Nêu bài toán: Có 55 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
 ? Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Mời 1HS lên bảng thực hiện tính trừ, HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- Y/c HS nêu cách đặt tính và tính và tính.
c. Phép trừ 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9.
- Tiến hành tương tự để rút ra cách thực hiện phép trừ.(Y/c không sử dụng que tính).
 56 . 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 
- 9, viết 9, nhớ 1. 
 7 5 trừ 1 bằng 4 viết 4. Vậy 56 – 7 = 49. 
 49 
 37 . 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 
 - 9 viết 9, nhớ 1. 
 8 3 trừ 2bằng 1, viết 1. Vậy 37 – 8 = 29. 
 29 
 68 . 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 
 - 9, viết 9, nhớ 1. 
 9 6 trừ 1 bằng 5, viết 5. Vậy 56 – 7 = 49 
 59 
d. Luyện tập - Thực hành: 
Bài 1: - Gọi 1HS nêu y/c bài tập. 
- Y/c HS tự làm vào VBT – 3HS lên bảng thực hiện tính.
 - Sửa bài trên bảng.
- Nhận xét – cho điểm. 
Bài 2: Tìm x. Y/c HS tự làm bài tập. 
- Nêu các thành phần của phép tính. 
- Muốn tìm một số hạng chưa biết, ta làm như thế nào?
- Sửa bài, chốt kết quả đúng. 
- Nhận xét - cho điểm.
Bài 3: - Y/c HS quan sát hình mẫu.
? Hình mẫu gồm những hình gì ghép lại với nhau?
- Y/c vẽ hình theo mẫu trang 66. 
- Kiểm tra một số bài.
- Nhận xét. 
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Nêu cách trừ : 46 – 7 ; 87 – 9 ; 36 – 8. 
+ Trò chơi: Chọn bài đúng 
• Vì sao chọn a, d ? 
• Vì sao không chọn c, b ? 
- Về xem lại bài. 
- Làm bài tập trong VBT. 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép trừ 55 – 8.
 55 
 - 
 8 
 43 
- 5 trừ 8 không được, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1.
• 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. 
- Nêu cách trừ: 56 – 7; 37 – 8; 
68 – 9. 
• 
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. 
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS nêu. 
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
x + 9 = 27 	 7 + x = 35
x = 27 – 9 x = 35 - 7
x = 18 x = 28.
x + 8 = 46
x = 46 – 8
x = 38
- Quan sát hình.
- Hình tam giác và hình chữ nhật.
- Tự vẽ – đổi chéo vở kiểm tra.
- HS tham gia trò chơi.
* Bổ sung, rút kinh nghiệm: 	
************************************
MÔN: TẬP ĐỌC
 TIẾT 40, 41: BÀI: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. MỤC TIÊU: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con).
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ mới và từ quan trọng: chia lẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
TIẾT 1
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
5’
1’
29’
20’
10’
4’
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ + TLCH.
- Nhận xét – cho điểm.
2. DẠY BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài:
- Cho HS xem tranh -> giới thiệu bài.
- Ghi tên bài học lên bảng.
b. Hướng dẫn luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài: giọng đọc thong thả, lời người cha ôn tồn.
- Sửa phát âm: hoà thuận, va chạm, buồn phiền, bẻ gãy, thong thả, đoàn kết.
- Gọi HS đọc từng câu.
- Gọi 2HS thực hành hỏi – đáp các từ chú giải.
* HD đọc ngắt giọng:
Một hôm,/ ông đặt một bó đũa/ và một túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ gái,/ dâu,/ rể lại/ và bảo://
Ai bẻ gãy được bó đũa này/ thì cha thưởng cho túi tiền.//
Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc/ một cách dễ dàng.//
Như thế là/ các con đều thấy rằng/ chia lẻ ra thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//
* Đọc cả đoạn, bài.
- GV và HS bình chọn nhóm đọc hay nhất.
* Thi đọc giữa các nhóm.
- GV và HS bình chọn cá nhân đọc hay nhất.
* Đọc đồng thanh.
 TIẾT 2
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi 1HS đọc đoạn 1.
? Câu chuyện này có những nhân vật nào?
? Các con của ông cụ có yêu thương nhau không? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
- Va chạm có nghĩ là gì?
- Gọi 1HS đọc đoạn 2.
? Thấy các con không thương yêu nhau, oÂng cụ làm gì?
? Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
? Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
- Gọi 1HS đọc đoạn 3.
? Một chiếc đũa được ngầm so sánh với điều gì?
? Cả bó đũa được ngầm so sánh với điều gì?
•
? Người cha muốn khuyên các con điều gì?
c. Luyện đọc lại:
- HD HS các nhóm thi đọc câu chuyện theo vai: Người kể chuyện, ông cụ, bốn người con (cùng nói)
- Nhận xét, tuyên dương.
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Đặt tên khác thể hiện ý nghĩa câu chuyện?
- Em có anh (chị, em) ở nhà không?
- Anh chị em trong nhà em yêu thương nhau như thế nào?
- Bạn bè trong lớp không phải là anh chị em một nhà, có cần phải nghe theo lời khuyên cùa câu chuyện này không? Vì sao?
- Về đọc lại bài, nhớ nội dung câu chuyện để tiết sau học kể chuyện.
-Nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc bài thơ.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi, đọc thầm.
- Luyện đọc từ khó.
- Đọc từng câu.
-Đọc từng đoạn, kết hợp đọc từ chú giải.
- Đọc ngắt giọng.
- Cá nhân đọc đoạn theo nhóm.
- Cá nhân đọc từng đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Đọc đồng thanh đoạn theo nhóm.
- Đọc đoạn 1.
 - Có 5 nhân vật: Ông cụ và 4 người con.
- Không. Họ thường hay va chạm với nhau.
- Va chạm có nghĩa là cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.
- Đọc đoạn 2.
- Ông cụ rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con: Ông đặt một túi tiền để thưởng cho ai bẻ được bó đũa.
- Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ. 
- Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc.
- Đọc đoạn 3.
- Với từng người con và với sự mất đoàn kết.
- Với bốn người con và với sự thương yêu đùm bọc.
- Anh em phải đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu.
- Mỗi nhóm cử 5 HS thi đọc
- Các nhóm nhận xét
- Đoàn kết là sức mạnh; Sức mạnh đoàn kết . . . 
- HS tự nêu.
- HS tự nêu.
* Bổ sung, rút kinh nghiệm: 	
************************************
 	Thứ Năm, ngày 11 tháng 12 năm 2008
 MÔN: TOÁN
 TIẾT 67: BÀI: 65 – 38 ; 46 – 17 ; 57 – 28 ; 78 – 29 
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Biết thực hiện các phép tính trừ có nhớ, trong đó số bị trừ có hai chữ số, số trừ cũng có hai chữ số. 
- Biết thực hiện các phép trừ liên tiếp và giải toán có lời văn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Vở bài tập, phấn, bảng con .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
5’
1’
20’
10’
4’
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- 2HS lên bảng thực hiện y/c: 
+ HS1: Đặt tính và tính: 55 – 8; 66 – 7.
+ HS2: Đặt tính và tính: 47 – 8; 88 - 9.
- Nhận xét – cho điểm.
2. DẠY BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài: 65 – 38 ; 46 – 17 ; 
57 – 28 ; 78 – 29 
- Ghi đề bài lên bảng.
b. Tổ chức cho HS tự thực hiện các phép trừ : 65 – 38 ; 46 – 17 ; 57 – 28 ; 78 – 29: 
- Tự đặt tính, nêu cách trừ. 
* Tương tự, HS làm các phép tính còn lại. 
- Em có nhận xét gì về 4 phép trừ này? (số trừ, số bị trừ) 
- Số đơn vị của số bị trừ và số đơn vị của số trừ như thế nào? 
- Đây là những dạng phép trừ như thế nào? 
c. Luyện tập - Thực hành:
Bài 1: Tính. GV cho HS tự làm rồi chữa bài
-Sửa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 2: - Gọi HS nêu y/c bài tập.
- Bài toán y/c ta làm gì?
- Viết bảng:
86
	- 6	- - 10	
? Số nào cần điền vào 	 là số nào? Vì sao? 
? Điền số nào vào 	 , vì sao?
? Trứơc khi điền số ta phải làm gì?
- Y/c HS làm BT – 3HS lên bảng làm.
Bài 3: (V) - Gọi 1HS đọc đề bài.
? Bài này thuộc dạng toán gì?
? Muốn tính tuổi mẹ ta làm thế nào?
- Y/c HS tự giải toán vào vở.
- Sửa bài trên bảng.
• 
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Nêu cách trừ : 74 – 27; 56 – 29; 87 – 39. 
+ Trò chơi: Chọn kết quả đúng 
A : 39 
B : 25 
C : 46 
- Về tiếp tục học bảng trừ “15, 16, 17, 18 trừ đi một số”. 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- 5 trừ 8 không được, lấy 15 trừ 8 còn 7, viết 7, nhớ 1. 
• 3 thêm 1 bằng 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2.
- 4 phép trừ này, số bị trừ và số trừ đều là số có hai chữ số.
- Số đơn vị của số bị trừ bé hơn số đơn vị của số trừ. 
- Phép trừ có nhớ. 
- HS bảng con - 3 HS lên bảng. 
- HS nêu kết quả.
- Điền số.
- Điền số 80 vào vì 86 – 6 = 80.
- Điền số 70 vì 80 – 10 = 70. 
- Thực hiện tính nhẩm tìm kết quả của phép tính.
- HS làm bài.
- 1HS đọc đề toán. 
- Ít hơn. 
- Lấy tuổi bà trừ đi phần ... n HS về nhà xem lại bài và phòng tránh những thứ dễ ngộ độc. Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS trả lời.
- HS theo dõi và lắng nghe.
- HS tự nêu.
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi dành cho nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Các em khác góp ý xem như thế đã hợp lý chưa và những thứ đó nên cất ở đâu cho hợp lý?
- Các nhóm đưa ra tình huống và phân vai.
- HS lên đóng vai, HS khác theo dõi.
- Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- HS trả lời.
* Bổ sung, rút kinh nghiệm:	
*******************************
	Chủ Nhật, ngày 14 tháng 12 năm 2008
MÔN: TOÁN
 TIẾT 70: BÀI: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
- Củng cố phép trừ có nhớ (tính nhẩm và tính viết), vận dụng để làm tính và giải bài toán. 
- Củng cố cách tìm số hạng trong phép cộng và tìm số bị trừ trong phép trừ.
- Tiếp tục làm quen với việc ước lượng độ dài đoạn thẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở BT, bảng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
5’
1’
25’
4’
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- Gọi 4HS đọc bảng trừ. 
- Nhận xét – ghi điểm. 
2. DẠY BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài: “Luyện tập”.
- Ghi đề bài lên bảng.
b. Luyện tập – thực hành:
Bài 1: - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bằng cách thi tính nhanh, đúng. 
- Sửa bài. Nhận xét. 
Bài 2: - 1HS đọc y/c bài tập.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi 3HS lên bảng làm (mỗi HS làm 1 phép tính). – Nêu cách thực hiện phép tính: 35 – 8; 81 – 45;
94 – 36.
- GV sửa bài trên bảng. • 
Bài 3: - Gọi 1HS nêu y/c bài tập. 
- Cho HS nêu cách tìm x trong mỗi phần a, b, c rồi làm bài. 
- Y/c HS nhắc lại quy tắc tìm số hạng chưa biêt, tìm số bị trừ chưa biết.
- Sửa bài trên bảng, chốt kết quả đúng. 
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm ra cách giải
- Gọi vài nhóm lên trình bày thảo luận của nhóm.
- Gọi 2 em lên bảng tóm tắt và giải yêu cầu lớp làm vào vở
? Bài toán cho biết gì? 
? Bài toán hỏi gì? 
? Bài toán thuộc dạng toán gì? 
- Sửa bài. 
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Nêu cách làm : x – 7 = 12
- Về tiếp tục học thuộc bảng trư.ø
- Xem trước bài: 100 trừ đi một số.
- 4 HS đọc 
- HS lắng nghe.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm phiếu học tập.
- Thi đọc các phép tính.
- Đổi phiếu chấm chéo.
- 1HS nêu yêu cầu bài.
- HS tự làm bài - Đổi vở sửa bài.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
x + 7 = 21 	 8 + x = 42 
x = 21 – 7 x = 42 – 8
x = 14 	 x = 34 
x – 15 = 15 
x = 15 + 15 
x = 30 
- Đổi vở kiểm tra chéo. 
- 1 em đọc đề bài 
- 1HS lên tóm tắt, 1HS giải. Lớp làm vào vở - Đổi vở kiểm tra chéo.
Bài giải
Số đường của thùng bé là: 
45 – 6 = 39 (kg) 
Đáp số: 39 kg đường 
- Thùng to: 45 kg đường; thung bé ít hơn thùng to 6kg đường.
- Thùng bé:  kg đường?
- Ít hơn. 
* Bổ sung, rút kinh nghiệm: 	
*******************************
 MÔN: CHÍNH TẢ
 TIẾT 28: BÀI: TIẾNG VÕNG KÊU 
I. MỤC TIÊU:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng khổ 2 của bài thơ “Tiếng võng kêu”
- Viết đúng các chữ HS dễ viết sai: kẽo kẹt, phất, mênh mông. 
2. Làm đúng các bài tập phân biệt: l / n, i / iê, ăt / ăc.
3. Giáo dục HS tính trung thực khi viết bài chính tả hoặc tự sửa lỗi sai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: viết trước khổ thơ 2, bài tập 2b. 
 - HS: vở bài tập, bảng con, bút chì. 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
5’
1’
15’
10’
4’
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: “Câu chuyện bó đũa”
- Làm bài tập 2a, 2c – 2HS lên bảng làm bài tập.
- Kiểm tra việc sửa lỗi sai ở nhà. 
- Nhận xét – ghi điểm.
2. DẠY BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài: - Hôm nay, các em sẽ viết khổ thơ 2 của bài Tiếng võng kêu. 
- Ghi đề bài lên bảng.
b. Hướng dẫn tập chép: 
* HD chuẩn bị: 
- GV mở bảng phụ đã chép khổ thơ 2.
? Bài thơ cho ta biết điều gì?
* HD nhận xét:
? Chữ đầu các dòng thơ viết như thế nào?
? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Rút từ khó ghi bảng: kẽo kẹt, phất, mênh mông. 
- HD HS phân tích từ khó (âm, vần, dấu thanh).
- GV nhận xét. 
- Đọc từ khó - Luyện viết từ khó.
* Hướng dẫn HS viết bài vào vơ.û
- GV đọc toàn bài.
- GV theo dõi, uốn nắn. 
- HD HS sữa lỗi. GV đọc từng câu, gạch chân dưới chữ khó. 
- GV chấm bài - Nhận xét.
c. HD làm bài tập chính tả:
Bài 2b: Treo bảng phụ y/c HS đọc đề – lớp làm vào vở. 
- GV theo dõi, nhận xét, chốt bài đúng
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nêu một số lỗi sai tiêu biểu để củng cố.
- Về xem lại bài và sửa lỗi sai theo quy định.
- Xem trước bài tập 3 trang 120 sgk. 
- Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
• 
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc. 
- Bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đoán giấc mơ của em.
- Viết hoa, lùi vào 2 ô cách lề vở.
- 4 chữ.
- HS phân tích âm, vần, dấu thanh.
- HS đọc. 
- Viết từ khó vào bảng con.
- Hs theo dõi.
- HS chép bài vào vở.
- HS soát bài.
- HS đổi vở, gạch dưới chữ sai.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. 
• Tin cậy
• Tìm tòi
• Khiêm tốn 
• Miệt mài
* Bổ sung, rút kinh nghiệm: 	
*******************************
MÔN: TẬP LÀM VĂN
 TIẾT 14: BÀI: QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI 
 VIẾT NHẮN TIN 
I. MỤC TIÊU: 
1. Rèn kĩ năng nghe và nói: Quan sát tranh, trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh.
2. Rèn kĩ năng viết: Viết được một mẫu nhắn tin ngắn gọn, đủ ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập 1. 
- Vở bài tập.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- Gọi 3HS đọc đoạn văn ngắn đã viết về gia đình mình.
- Nhận xét – ghi điểm. 
2. DẠY BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài:
Quan sát tranh, trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh và viết một mẫu nhắn tin ngắn.
- Ghi đề bài lên bảng.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: GV nêu y/c bài tập: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- GV treo tranh minh hoạ.
- GV khuyến khích mỗi em nói theo cách nghĩ của mình.
a. Bạn nhỏ đang làm gì?
b. Mắt bạn nhìn búp bê như thế nào?
c. Tóc bạn như thế nào?
d. Bạn mặc áo màu gì?
- Y/c HS nói liền mạch các câu nói về hành động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.
Bài 2: (Viết)
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của bài: Viết một vài câu nhắn lại cho bố mẹ biết khi bà đến nhà đón em đi chơi.
- GV hỏi:
? Vì sao cần phải viết tin nhắn? 
? Em nhắn tin cho ai?
? Em muốn nhắn lại điều gì để bố mẹ biết?
? Để mẹ yên tâm, em cần nhắn thêm điều gì?
- GV nhắc HS cách trình bày, viết đúng chính tả, đầy đủ nội dung.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV và HS bình chọn người viết nhắn tin hay nhất.
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Tập làm văn hôm nay học những nội dung gì?
- Về xem lại bài. Thực hành viết nhắn tin. 
- Xem kĩ bài tập 2, 3 trang 126 tiết 15.
- Nhận xét tiết học.
-3 HS đọc bài làm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS quan sát tranh, trả lời lần lượt từng câu hỏi.(Tự đặt câu hỏi rồi mời bạn trả lời )
- Bạn nhỏ đang bón bột cho búp bê. Bạn nhỏ đặt búp bê trên lòng, bón bột cho búp bê ăn, 
- Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm. Bạn nhìn búp bê thật trìu mến. 
- Tóc bạn buộc thành hai bím, có thắt nơ. Tóc bạn buộc vểnh lên, thắt hai chiếc nơ trông thật xinh xẻo. 
 - Bạn mặc một bộ quần áo rất gọn gàng. Bạn mặc một bộ quần áo rất đẹp. Bạn mặc chiếc áo màu xanh da trời. 
• 
- HS xem lại bài tập đọc “Nhắn tin” SGK để nắm được cách viết nhắn tin.
- Vì bà đến nhà đưa em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em cần nhắn tin cho cho bố mẹ biết.
- Nhắn tin cho bố mẹ.
- Bà đến chơi. Chờ mãi mẹ chưa về, bà đưa em ra công viên chơi.
- Hẹn mấy giờ em sẽ về, 
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài viết .
 8 giờ sáng ngày 10 – 12 
Mẹ ơi !
 Sáng nay, bà nội đến chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con ra công viên chơi. Khoảng 11 giờ trưa bà sẽ đưa con về nhà.
Con: Kim Huyền
* Bổ sung, rút kinh nghiệm: 	
*******************************
TIẾT 14: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
- HS biết thực hiện tốt nội quy chung của nhà trường.
- Giúp HS có thái độ và hành động cụ thể để tránh sai phạm nội quy đề ra.
- Luôn có ý thức rèn luyện tính tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, côc gắng học tốt.
- HS nắm được công tác tuần 15.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng theo dõi trong tuần.
- HS: lớp trưởng có bảng tổng kết tuần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1’
10’
6’
10’
1’
1. ỔN ĐỊNH:
2. HƯỚNG DẪN HS SINH HOẠT:
a/ Kiểm tra chung trong tuần:
b/ Biện pháp khắc phục:
- GV đưa ra hướng HS vi phạm nội quy: nhắc nhở, khắc phục những khuyết điểm.
c/ Phổ biến công tác tuần:
Thực hiện tốt truy bài đầu giờ, giúp đỡ bạn học yếu. 
d/ Lớp múa hát sinh hoạt:
GV cho HS sinh hoạt, múa hát tập thể.
3. TỔNG KẾT-DẶN DÒ:
Nhận xét tiết sinh hoạt.
- Lớp trưởng đọc bản tổng kết chung của lớp:
+ Ưu: Nhiều bạn cố gắng học tốt, giành nhiều điểm cao.
+ Khuyết: Trực nhật còn chậm, nhiều bạn còn nói chuyện trong giờ học.
+ Tuyên dương các bạn:
- HS thực hiện.
 - HS theo dõi thực hiện. 
- Lớp phó văn thể điều khiển.
- HS chơi trò chơi.
Bổ sung: 	
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2tuan 14(2).doc