Kế hoạch dạy học Tuần 5 Lớp 2

Kế hoạch dạy học Tuần 5 Lớp 2

Đạo đức.

Tiết 5 : GỌN GÀNG NGĂN NẮP.

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Giúp học sinh biết được :

- Biểu hiện của việc gọn gàng ngăn nắp.

- Ích lợi của việc sống gon gàng ngăn nắp.

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hành đúng sống gọn gàng ngăn nắp.

3.Thái độ : Giáo dục học sinh thực hiện sống gọn gàng ngăn nắp trong học tập và trong sinh hoạt.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Ghi sẵn các tình huống, giấy thảo luận.

2.Học sinh : Sách, vở BT.

 

doc 37 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Tuần 5 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 & Kế hoạch dạy học Tuần 5 Lớp Hai/2
BUỔI SÁNG
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2003
Hoạt động tập thể.
Tiết 1 : SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
 -------------------------------------------------------------
Đạo đức.
Tiết 5 : GỌN GÀNG NGĂN NẮP.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh biết được :
- Biểu hiện của việc gọn gàng ngăn nắp.
- Ích lợi của việc sống gon gàng ngăn nắp.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hành đúng sống gọn gàng ngăn nắp.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh thực hiện sống gọn gàng ngăn nắp trong học tập và trong sinh hoạt.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Ghi sẵn các tình huống, giấy thảo luận.
2.Học sinh : Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : Cho học sinh ứng xử nhanh các tình huống 
-Sơ ý làm giây mực ra áo bạn.
-Mượn vở của bạn và sơ ý làm rách.
-Quên chưa làm bài tập về nhà.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới :
- Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Quan sát tranh và TLCH.
Tranh :
Câu hỏi : 
-Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
-Bạn làm như thế để nhằm mục đích gì ?
-Tổng kết ý của các nhóm.
Kết luận : Nên rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt.
Hoạt động 2: Phân tích truyện.
-Giới thiệu câu chuyện.
Câu hỏi : Tại sao cần phải ngăn nắp gọn gàng?
-Nếu emkhông ngăn nắp gọn gàng sẽ gây ra hậu quả gì ?
-Tổng kết ý của các nhóm.
Kết luận : Nên giữ thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt.
Hoạt động 3 : Xử lí tình huống.
-Chia 5 nhóm, phát mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi cách xử lí tình huống.
Tình huống 1: Hà đang thu dọn sách vở và đồ dùng học tập để đi chơi thì bạn đến rũ đi chơi. Nếu là Hà em làm thế nào ?
Tình huống 2 : Bé Nam đã học lớp một nhưng luôn vứt đồ dùng, sách vở lung tung làm cả nhà vất vả nhiều phen đi tìm sách vở khi đi học.Nếu là anh chị của Nam em làm thế nào ?
Tình huống 3 : Ngọc được giao nhiệm vụ thu xếp gọn chăn chiếu sau giờ nghỉ trưa ở lớp. Nhưng ngủ dậy là Ngọc chạy ra sân chơi. Là bạn của Ngọc em sẽ làm gì ?
Tình huống 4 : Ở lớp Tuấn ngồi cùng bàn với Nga. Ngày nào Tuấn cũng để sách vở đồ dùng bóng bi sang ngăn bàn của Nga. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
Kết luận : Nên rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn 
nắp trong học tập và sinh hoạt.
Hoạt động 4 : Luyện tập.
-Nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố : Tại sao cần phải sống gọn gàng ngăn nắp ?
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Thực hành đúng bài học.
-Nhận lỗi với bạn.
-Xin lỗi và dán trả lại bạn.
-Nhận lỗi với cô và làm ngay bài tập.
-Gọn gàng ngăn nắp.
-Nhóm quan sát, thảo luận nhóm theo câu hỏi.
-Bạn nhỏ trong tranh đang cất sách vở đã học xong lên giá.
-Giữ gìn bảo quản sách vở, để giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
-2 em đọc lại.
-HS các nhóm chú ý nghe.
-Thảo luận để trả lời câu hỏi.
-Vì khi lấy các thứ, chúng ta không mất thời gian. Ngoài ra ngăn nắp gọn gàng giúp ta giữ gìn đồ đạc bền đẹp.
-Đồ đạc sẽ lộn xộn, mất thờøi gian tìm.Không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bừa bộn, bẩn thỉu.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
-2 em nhắc lại.
-Chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí.
-Hà cần thu xếp sách vở, đồ dùng gọn gàng rồi mới đi chơi.
-Chị nên khuyên Nam phải để sách vở đồ dùng gọn gàng ngăn nắp. Đồng thời tập cho Nam thói quen này bằng cách hai chi em cùng nhau xếp gọn sách vở, đồ chơi.
-Em nên khuyên Ngọc phải hoàn thành nhiệm vụ.
-Nga yêu cầu Tuấn sắp xếp các thứ cho gọn không mang đồ chơi đến lớp học.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhận xét.
-Nhiều em đọc lại nội dung bài.
-Làm vở BT.
-1 em trả lời.
-Học bài, thực hành đúng.
 --------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 21 : 38 + 25
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh :
- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ dạng 38 + 25
- Áp dụng phép cộng trên để giải các bài tập có liên quan
2.Kĩ năng : rèn tính nhanh, đúng, chính xác.
3.Thái độ : Thích sự chính xác của toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Bảng cài, que tính. Viết sẵn bài 2.
2. Học sinh : Sách, vở BT, nháp, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : Ghi : 45 + 8 29 + 8
-Có 28 hòn bi, thêm 5 hòn bi. Hỏi có tất cả bao nhiêu hòn bi ?
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : a/ Giới thiệu bài : 
-Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
-Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
b/ Tìm kết quả :
-Yêu cầu học sinh sử dụng que tính.
Hỏi đáp : Có tất cả bao nhiêu que tính ?
 Vậy 38 + 25 = ?
- HS tìm không được hướng dẫn sử dụng bảng cài và que tính để hướng dẫn.
c/ Đặt tính và tính:
Hỏi đáp : Em đặt tính như thế nào ?
-Nêu cách thực hiện phép tính ?
Hoạt động 2 : Luyện tập.
Bài 1 :
Bài 2 : Bài toán yêu cầu gì ?
-Số thích hợp trong bài là số nào ?
-Làm thế nào để tìm tổng?
-Kết luận, cho điểm.
Bài 3 : Vẽ hình trên bảng, hỏi : Muốn biết con kiến phải đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm ta làm như thế nào ?
Bài 4 : Bài toán yêu cầu gì ?
Muốn so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trước ?
-Ngoài cách tính tổng ta còn cách tính nào khác ?
-Giải thích vì sao 9 + 8 = 8 + 9 ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Nêu cách đặt tính và thực hiện 38 + 25?
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Học thuộc cách đặt tính và tính.
-2 em lên bảng nêu cách đặt tính và tính. Lớp làm bảng con.
-1 em giải.
-Nghe và phân tích đề toán.
-Thực hiện phép cộng 38 + 25.
-Thao tác trên que tính.
-63 que tính.
-Bằng 63.
-1 em lên bảng đặt tính. Lớp làm nháp.
-Viết 38 rồi viết 25 dưới 38 sao cho 5 thẳng cột với 8, 2 thẳng cột với 3. Viết dấu + và kẻ gạch ngang.
-Tính từ phải sang trái : 8 + 5 = 13, viết 3 nhớ 1, 3 + 2 = 5 thêm 1 bằng 6 viết 6. Vậy 38 + 25 = 63 .
-3 em nhắc lại.
-3 em lên bảng. HS làm bài vào vở. Nhận xét bài bạn.
-Viết số thích hợp vào ô trống.
-Tổng các số hạng.
-Cộng các số hạng với nhau.
-1 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Nhận xét.
-1 em đọc đề bài.
-28 dm + 34 dm.
-Giải vào vở.
-Điền dấu > < == vào chỗ thích hợp.
-Tính tổng rồi mới so sánh.
-3 em lên bảng. Lớp làm vở. Nhận xét Đ – S.
SS : 9 = 9 và 7 > 6 nên 9 + 7 > 9 + 6.
Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
1 em nêu.
Học bài.
 ---------------------------------------------------------------
Tiếng việt.
Tiết 1 : Tập đọc : CHIẾC BÚT MỰC.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc.
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ có vần khó, dễ lẫn : lớp,mực, nức nở, loay hoay.
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, và giữa các cụm từ.
- Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật : giọng Lan, Mai, cô giáo.
- Hiểu : Nghĩa các từ : hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.
2.Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Ý thức biết giúp đỡ bạn trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên : Tranh : Chiếc bút mực.
 2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT DỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
5’
1.Bài cũ : Tiết trước em tập đọc bài gì ?
-Nghe xong thơ viết về mình Biết Tuốt thế nào ?
-Nghe xong thơ của Mít, thái độ của 3 bạn thế nào ?
-Vì sao các bạn rất giận Mít ?
-Em hãy nói một câu bênh bạn Mít ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : 
-Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
-Giáo viên đọc mẫu : to, rõ ràng, phân biệt lời các nhân vật.
Đọc từng câu : 
-Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn.
-Hướng dẫn ngắt giọng :
Ở lớp 1A,/ học sinh/ bắt đầu được viết bút mực,/ chỉ còn/ Mai và Lan/ vẫn phải viết bút chì.
Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì.//
Đọc từng đoạn :
Giảng từ : Hồi hộp là gì ?
Chia nhóm đọc :
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
-Trong lớp bạn nào vẫn phải viết bút chì ?
-Những từ ngữ nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực ?
-Thế là trong lớp còn mấy bạn phải viết bút chì ?
Chuyển đoạn : Lan đã được viết bút mực còn Mai thì chưa. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Chúng ta cùng học tiếp đoạn còn lại
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Đọc tìm hiểu đoạn 3.
-Mít làm thơ.
-HS đọc và TLCH.
-Chiếc bút mực.
-1 em giỏi đọc. Lớp đọc thầm.
-Học sinh nối tiếp đọc từng câu.
-HS phát âm, CN, ĐT.
-5-6 em luyện đọc câu.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1-2.
-Không yên lòng và chờ đợi một điều gì đó.
 -Từng HS đọc trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Đồng thanh.
-Đọc thầm đoạn 1-2.
-Bạn Lan và Mai.
-1 em đọc đoạn 2.
-Hồi hộp nhìn cô, buồn lắm.
-Một mình Mai.
-Đọc bài, tìm hiểu bài.
 --------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU.
Tiếng việt
Tiết 2 : Tập đọc – CHIẾC BÚT MỰC/ TIẾT 2.
I/ MỤC TIÊU : ( Xem tiết 1).
II/ CHUẨN BỊ : ( Xem tiết 1)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : 
-Trong lớp bạn nào phải viết bút chì ?
-Những từ ngữ nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực ?
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu : Mai vẫn chưa đươc viết bút mực, chúng ta cùng học tiếp đoạn 3.
 ... át 2 khổ thơ đầu.
Hoạt động 1 : Viết chính tả.
a/ Nội dung :Giáo viên đọc 2 khổ thơ đầu.
Hỏi đáp : Tìm những từ ngữ tả cái trống như con người ?
b/ Hướng dẫn cách trình bày bài thơ.
-Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ ?
-Trong hai khổ thơ đầu có mấy dấu câu ? Đó là những dấu câu nào ?
-Tìm những chữ cái viết hoa ? Vì sao viết hoa ?
-Đây là bài thơ 4 chữ vậy chúng ta trình bày như thế nào ?
c/ Từ khó : Giáo viên gợi ý cho HS nêu từ khó. Ghi bảng. Xoá bảng. Giáo viên đọc các từ khó cho HS viết bảng. 
d/ Đọc bài, soát lỗi, chấm bài.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Bài 2a : Yêu cầu gì ?
Bài 2 b, c :
Bài 3 :Mỗi nhóm tìm tiếng có chứa l/ n, en/ eng, im/ iêm. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều tiếng.
3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng . Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Sửa lỗi.
-Chiếc bút mực.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm nháp.
-Có 4 khổ thơ.
-Đồng thanh.
-Nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn.
-Có 4 dòng thơ.
-1 dấu chấm, 1 dấu ?
-C, M, S, Tr, B vì đó là những chữ đầu dòng thơ.
-HS trả lời.
-Cho vài em đọc.
-Viết bảng con.
-Viết vở. Sửa lỗi. Nộp bài.
-Điền vào chỗ trống l/ n.
-1 em lên bảng điền. Lớp làm vở.
-Học sinh làm tương tự.
-Chia nhóm. Cử 2 bạn viết nhanh ghi các tiếng mà nhóm tìm được.
-Nhận xét, bổ sung.
-Sửa lỗi mỗi tiếng 1 dòng.
 --------------------------------------------------------------
Toán.
Tiết 25 : LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh củng cố cách giải bài toán có lời văn về “ nhiều hơn” bằng một phép tính cộng.
2.Kĩ năng : Rèn đặt tính đúng, tính nhanh, chính xác.
3.Thái độ : Thích học toán.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Que tính, bảng cài. Viết Bài 2.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
27’
2’
1’
1.Bài cũ : Giáo viên ghi : 9 – 7 16 – 6 8 – 3
Hỏi đáp : 9 nhiều hơn 7 mấy đơn vị ?
-16 nhiều hơn 6 mấy đơn vị ?
-8 nhiều hơn 3 mấy đơn vị ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : 
-Giới thiệu bài :
Bài 1 :
-Để biết trong hộp có bao nhiêu bút chì ta phải làm gì Vì sao ?
-Nhận xét.
Bài 2 : Bài yêu cầu gì ?
Bài 3 : Làm tương tự bài 2.
Bài 4 : Yêu cầu HS tự làm bài.Tóm tắt :
AB : 10 cm
CD dài hơn AB : 2 cm.
CD dài : ? cm
-Em nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và vẽ.
Hoạt động 2 : Trò chơi Thi sáng tác đề toán theo số.
-Đưa ra luật chơi ( STK/ tr 68)
-Nhận xét. Khen thưởng đội thắng.
3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng . Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học thuộc các bảng cộng.
-Làm bảng con.
-3 em nêu miệng.
-Luyện tập.
-1 em đọc đề bài.
1- em lên bảng tóm tắt
Cốc có : 6 bút chì
Hộp nhiều hơn cốc : 2 bút chì.
Hộp có : ? bút chì.
-Thực hiện : 6 + 2.
-Vì trong hộp nhiều hơn cốc 2 bút chì.
-Lớp giải vào vở.
Số bút chì trong hộp có :
6 + 2 = 8 (bút chì )
Đáp số : 8 bút chì.
-Dựa vào tóm tắt đọc đề toán.
-1 em đọc : An có 11 bưu ảnh, Bình có nhiều hơn An 3 bưu ảnh. Hỏi Bình có bao nhiêu bưu ảnh ?
-HS giải vào vở.
Số bưu ảnh Bình có :
11 + 3 = 14 (bưu ảnh )
Đáp số : 14 bưu ảnh.
-HS làm vở.
-1 em đọc đề bài câu a.Giải 
Đoạn thẳng CD dài :
10 + 2 = 12 (cm)
Đáp số : 12 cm.
-1 em trả lời . Cả lớp vẽ vào vở.
-2 đội tham gia.
-Học thuộc bảng cộng.
 ---------------------------------------------------------------
Tiếng việt
 Tiết 10 : Tập làm văn – TRẢ LỜI CÂU HỎI – ĐẶT TÊN CHO
 BÀI – LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Biết dựa vào tranh và câu hỏi, kể lại được nội dung từng bức tranh, liên kết các câu thành một câu chuyện.
-Biết đặt tên cho truyện.
-Biết kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình thật hấp dẫn.
Biết viết mục lục các bài tập đọc.
2.Kĩ năng : Rèn thực hiện đúng yêu cầu.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa ( SGK / tr 47). Kẻ bảng bài 1.
2. Học sinh : Sách tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
27’
2’
1’
1.Bài cũ : Gọi 4 em lên bảng.
-Nói lời Tuấn xin lỗi Hà trong bài Bím tóc đuôi sam.
-Nói lời Lan cám ơn Mai trong bài Chiếc bút mực.
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Trực quan : Tranh : Đây là một câu chuyện rất hay kể về Chiếc bút mực của cô giáo, để biết câu chuyện ra sao chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1 : Bài tập.
-Tranh 1 : Hỏi : Bạn trai đang vẽ ở đâu ?
-Tranh 2 : Bạn trai nói gì với bạn gái ?
-Tranh 3 : Bạn gái nhận xét như thế nào ?
-Tranh 4 : Hai bạn đang làm gì ?
-Vì sao không nên vẽ bậy ?
-Em hãy ghép nội dung của các tranh thành một câu chuyện.
-Chỉnh sửa cho HS. Nhận xét.Cho điểm.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-Em hãy đọc các bài tập đọc trong mục lục ?
-Nhận xét.
3.Củng cố : Câu chuyện bức vẽ trên tường khuyên chúng ta điều gì ?Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập kể lại câu chuyện tập soạn mục lục.
-2 em đóng vai.
-2 em đóng vai.
-Bạn trai đang vẽ một con ngựa lên bức tường ở ở trường học.
-Vẽ lên tường làm xấu trường lớp.
-Vẽ lên tường làm xấu trường lớp.
-Quét vôi lại bức tường cho sạch.
-Vì vẽ bậy làm bẩn tường, xấu môi trường chung quanh.
-Suy nghĩ.
-4 em lên trình bày nối tiếp từng tranh.
-2 em kể lại toàn bộ chuyện.
-Nhận xét.
-Đặt tên khác cho truyện : 
-Từng em nói tên truyện : Không nên vẽ bậy. Bức vẽ làm hỏng tường. Đẹp mà không đẹp. Bức vẽ.
-Đọc mục lục sách. Đọc thầm.
-3 em đọc tên các bài tập đọc.
-HS đọc bài làm .
-Không nên vẽ bậy lên tường.
-Tập kể chuyện, tập soạn mục lục.
 ----------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU.
Anh văn.
( Giáo viên chuyên trách dạy )
 ----------------------------------------------------------------
Tiếng việt / ôn.
 ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ : 2 KHỔ CUỐI – CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả 2 khổ cuối bài : Cái trống trường em.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 ( 2 khổ cuối )
Hỏi đáp : Hai khổ thơ này có mấy dòng thơ ?
-Trong hai khổ thơ này có những dấu câu nào ?
-Những chữ cái nào phải viết hoa ? Vì sao viết hoa ?
-Đây là bài thơ mấy chữ ?
-Em trình bày như thế nào ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết ( đọc khổ thơ, đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả 2 khổ cuối bài Cái trống trường em.
-1 em đọc lại.
-8 dòng thơ.
-Dấu chấm, dấu !, dấu :
-C, Ngh, Ch, N, K, T, V, Gi vì đó là chữ đầu dòng thơ.
-4 chữ.
-1-2 em nêu.
-Viết bảng con.
-Viết vở. 
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
 ---------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể.
Tiết 4 : SINH HOẠT VĂN HOÁ VĂN NGHỆ.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Biết sinh hoạt theo chủ đề : văn hoá văn nghệ
2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn, tự tin.
3.Thái độ : Có ý thức, kỉ cương trong sinh hoạt.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bài hát, chuyện kể.
2.Học sinh : Các báo cáo, sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
Hoạt động 1 : Kiểm điểm công tác.
-Giáo viên đề nghi các tổ bầu thi đua.
-Nhận xét. Khen thưởng tổ đạt.
Hoạt động 2 : Văn hoá văn nghệ.
-Hướng dẫn sinh hoạt văn hóa.
1.Trong năm nay có sự kiện thể thao nào quan trọng ?
2.Em biết bài hát nào chào mừng Seagames 22 ?
3.Biểu tượng của Seagames 22 có hình con gì ?
4.Em tính nhanh bài toán sau : 2 2 + 2 + 2 = ?
-Sinh hoạt văn nghệ.
Thảo luận : Đưa ra phương hướng tuần 6.
-Ghi nhận, đề nghị thực hiện tốt.
Củng cố : Nhận xét tiết sinh hoạt.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Thực hiện tốt kế hoạch tuần 6
-Các tổ trưởng báo cáo.
-Nề nếp : trật tự ra vào lớp, xếp hàng nhanh, đi học đúng giờ, đầy đủ.Học và làm bài tốt, Không chạy nhảy, không ăn quà trước cổng trường, giữ vệ sinh lớp.
-Lớp trưởng tổng kết.
-Lớp trưởng thực hiện bình bầu. Chọn tổ xuất sắc, CN.
-Thi đố em. Chia 2 đội bốc thăm câu hỏi.
-Chào mừng Seagames 22.
-Vì một thế giới ngày mai.
-Trâu vàng.
-26
-Lớp tham gia văn nghệ.
-Đồng ca bài hát chào mừng
Seagames, kết hợp vỗ tay .
-Thảo luậän nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, xếp hàng nhanh, giữ vệ sinh lớp.
-Không ăn quà trước cổng trường.
-Tham gia nộp sách cũ tặng thư viện.
-Tham gia phong trào mua vé số ủng hô cộng trình xây dựng TTSHDN ở Cần Giờ.
-Làm tốt công tác thi đua.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày ..... tháng ..... năm 2003.
 Duyệt của Ban Giám Hiệu.
 Ngày 10 tháng 10 năm 2003.
 Duyệt của Khối Trưởng 
 Trần Thị Ngọc Dung 

Tài liệu đính kèm:

  • docKEHOACHDHOCT5.doc