Kế hoạch dạy học Tuần 10 Lớp 2

Kế hoạch dạy học Tuần 10 Lớp 2

Đạo đức.

Tiết 10 : CHĂM CHỈ HỌC TẬP/ TIẾT 2.

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được :

- Như thế nào là chăm chỉ học tập.

- Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì .

2.Kĩ năng : Rèn cho học sinh tính tự học, tự làm bài đầy đủ ở trường, ở nhà.

3.Thái độ : Ý thức chăm chỉ học tập.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Đồ dùng trò chơi sắm vai.

2.Học sinh : Sách, vở BT.

 

doc 42 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1686Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Tuần 10 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 & Kế hoạch dạy học Tuần 10 Lớp Hai/2
BUỔI SÁNG
Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2003
Hoạt động tập thể.
Tiết 1 : SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
 -------------------------------------------------------------
Đạo đức.
Tiết 10 : CHĂM CHỈ HỌC TẬP/ TIẾT 2.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được :
- Như thế nào là chăm chỉ học tập.
- Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì .
2.Kĩ năng : Rèn cho học sinh tính tự học, tự làm bài đầy đủ ở trường, ở nhà.
3.Thái độ : Ý thức chăm chỉ học tập.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Đồ dùng trò chơi sắm vai.
2.Học sinh : Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : 
-Ở lớp, em đã chăm chỉ học tập như thế nào ? Hãy kể ra ?
-Chăm chỉ học tập có lợi ích gì?
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Đóng vai.
Mục tiêu : Giúp học sinh có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.
-Giáo viên phát phiếu thảo luận.
-Yêu cầu thảo luận : 
-Tình huống : Hôm nay khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào.
-Giáo viên nhận xét, chốt ý :
Hà nên đi học. Sau buổi học sẽ về chơi và nói chuyện với bà.
-Kết luận : Học sinh cần phải đi học đều và đúng giờ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm .
Mục tiêu : Giúp học sinh bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức.
-Chia nhóm phát cho mỗi nhóm một phiếu, mỗi phiếu nêu nội dung sau :
a/Chỉ những bạn học không giỏi mới cần chăm chỉ.
b/Cần chăm học hàng ngày và chuẩn bị kiểm tra.
c/Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích của tổ, của lớp.
d/Chăm chỉ học tập là hàng ngày phải học đến khuya.
-Giáo viên kết luận. 
a/Không tán thành, vì HS ai cũng chăm chỉ học tập.
b/Tán thành.
c/Tán thành.
d/Không tán thành, vì thức khuya có hại sức khoẻ.
Hoạt động 3 : Phân tích tiểu phẩm.
Mục tiêu : Giúp học sinh đánh giá hành vi chăm chỉ học tập và giải thích.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiểu phẩm.
1.Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ học tập không ? Vì sao ?
2.Em có thể khuyên bạn An như thế nào ?
-GV kết luận :(SGV/tr 42)
- Kết luận (SGV/ tr 42).
Hoạt động 4 : Luyện tập.
Mục tiêu : Aùp dụng những điều đã học để làm đúng bài tập.
3.Củng cố : Chăm chỉ học tập mang lại hiệu quả gì ?
-Nhận xét Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Chăm chỉû học tập/ tiết 1.
-Em luôn chăm chú nghe cô giảng, học và làm bài đủ cô yêu cầu.
-Giúp cho việc học đạt kết quả tốt, được mọi người yêu mến.
-Chăm chỉ học tập/ tiết 2.
-Thảo luận nhóm bàn cách ứng xử, phân vai cho nhau trong nhóm.
-Một số nhóm sắm vai theo cách ứng xử của nhóm: Hà nên đi học. Sau buổi học sẽ về chơi với bà.
-Nhóm khác góp ý bổ sung.
-Đại diện nhóm trình bày .
-4-5 em nhắc lại.
-Thảo luận nhóm bày tỏ thái độ : Tán thành – không tàn thành.
-Không tán thành.
-Tán thành.
-Tán thành.
-Không tán thành
-Từng nhóm thảo luận.
-Trình bày kết quả, bổ sung 
-Vài em nhắc lại.
-Một số em diễn tiểu phẩm :
-Trong giờ ra chơi, bạn An cắm cúi làm bài tập. Bạn Bình thấy vậy liền bảo :”Sao cậu không ra chơi mà làm việc gì vậy?” An trả lời:”Mình tranh thủ làm bài tập để về nhà không phải làm bài nữa và được xem ti vi cho thỏa thích”.
-Bình (dang hai tay) nói với cả lớp:”Các bạn ơi đây có phải là chăm chỉ học tập không nhỉ!”
-Không phải học như vậy là chăm học vì các em cũng phải có thời gian giải trí.
-Bạn nên áp dụng lời cô dạy : Giờ nào việc nấy.
Bài học : Chăm chỉ học tập là bổn phận của người học sinh đồng thời cũng là để giúp các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền được học tập của mình.
-Làm vở BT.
-Việc học đạt kết quả tốt
Toán
Tiết 46 : LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh củng cố về :
- Tìm số hạng trong một tổng. Phép trừ trong phạm vi 10.
- Giải toán có lời văn. Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
2.Kĩ năng : Rèn tính đúng, chính xác các dạng toán tìm số hạng trong một tổng.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Hình vẽ bài 1.
2. Học sinh : Sách, vở BT, nháp, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : Nêu cách tìm số hạng trong một tổng ?
-Ghi : Tìm x : x + 8 = 19 
x + 13 = 38 
41 + x = 75 
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Củng cố tìm số hạng trong một tổng. Phép trừ rong phạm vi 10.Giải toán có lời văn.Bài toán trắc nghiệm lựa chon.
Bài 1 :
-Vì sao x = 10 - 8
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét , cho điểm. 
Bài 3 : Nhẩm và ghi ngay kết quả.
-Vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau ?
-Nhận xét.
Bài 4 : 
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm thế nào ?
-Vì sao ?
Bài 5 :
3.Củng cố : Trò chơi : Hoa đua nở (STK/ tr 122)
-Nhận xét trò chơi. Giáo dục: Tính cẩn thận khi làm bài. Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Xem lại cách giải toán có lời văn.
-1 em nêu.
-3 em lên bảng làm. Lớp bảng con.
-Luyện tập.
-HS làm bài.3 em lên bảng
-x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 8 là số hạng đã biết.Tìm x là lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-Nhẩm và ghi ngay kết quả.
-Làm bài.
 9 + 1 = 10
10 – 9 = 1
10 – 1 = 9
-Lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia.
-Làm bài.
-Vì 3 = 1 + 2.
-1 em đọc đề.
 Cam & Quýt : 45 quả.
 Cam : 25 quả.
 Quýt : ? quả.
-Thực hiện : 45 – 25 .
-45 là tổng, 25 là số hạng đã biết. Muốn tìm số quýt lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-.Giải vở.
Số quýt có :
45 – 25 = 20 (quả quýt)
Đáp số : 20 quả quýt.
-Tự làm : x = 0
-Chia 2 đội.
-Xem lại bài.
 ---------------------------------------------------------------
Tiếng việt.
Tiết 1 : Tập đọc : SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Hà, ông, bà)
- Hiểu : Nghĩa các từ mới và những từ quan trọng : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
-Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện :Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng kính yêu ông bà.
II/ CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : Tranh : Sáng kiến của bé Hà.
 2. Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc.
-Tiếp theo chủ điểm về nhà trường các em sẽ học chủ điểm nói về tình cảm gia đình :Oâng bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà.Bài học mở đầu chủ điểm ông bà có tên gọi :Sáng kiến của bé Hà kể về một sáng kiến rất độc đáo của bé Hà để bày tỏ lòng kính yêu ông bà.Em hãy đọc truyện và cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ
hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc
phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Hà, ông, bà) .
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, giọng người kể vui, giọng Hà hồn nhiên, giong ông bà phấn khởi.
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
-Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
Đọc từng đoạn :
-Chia nhóm đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đoạn 1.
Mục tiêu : Hiểu bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình nên đã có sáng kiến là chọn một ngày làm lễ cho ông bà.
-Bé Hà có sáng kiến gì ? Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ cho ông bà ?
-Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm lễ của ông bà?
-Vì sao ?
-Giáo viên giảng : Hiện nay trên thế giới người ta đã lấy ngày 1 tháng 10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi.
-Sáng kiến của bé Hà đã cho em thấy bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà ?
3.Củng cố : 
-Câu chuyện sẽ diễn tiến ra sao nữa chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp qua tiết học sau.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-Sáng kiến của bé Hà.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc đoạn 1.Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
-HS luyện đọc các từ :ngày lễ, lập đông, rét, sức khoẻ, suy nghĩ, .
-HS ngắt nhịp các câu trong SGK.
-Bố ơi,/ sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ?// (giọng thắc mắc).
-Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hàng năm/ làm”ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo cho sức khoẻ/ cho các cụ già,//
-Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.//
-3 em đọc chú giải.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Đồng thanh.
-1 em đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm.
-Bé Hà có sáng kiến là chọn một ngày lễ làm ngày lễ cho ông bà. Vì Hà  ... hóm lên viết vào băng giấy. Các em khác làm nháp.
-Oâng vàù cháu.
-Sửa lỗi, mỗi chữ sai 1 dòng.
Toán.
Tiết 50 : 51 - 15
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
- Biết thực hiện phép trừ (có nhớ), số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 1, số trừ là số có hai chữ số.
-Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng (vận dụng phép trừ có nhớ).
-Tập vẽ hình tam giác khi biết ba đỉnh.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đặt tính nhanh, giải toán đúng.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 5 bó 1 chục que tính và 1 que rời.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : Ghi : 76 -9 47 - 8 54 - 8
-Gọi 2 em đọc thuộc lòng bảng công thức 11 trừ đi một số.-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 :Giới thiệu bài.
Mục tiêu : Biết đặt tính và thực hiện phép trừ có nhớ dạng 51 – 15.
A/ Nêu bài toán : Có 51 que tính, bớt 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
-Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
B/ Tìm kết quả.
-Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả.
Gợi ý : 
-51 que tính bớt 15 que tính còn mấy que tính ?
-Em làm như thế nào ? Chúng ta phải bớt mấy que ?
-15 que gồm mấy chục và mấy que tính ?
-Để bớt được 15 que tính trước hết chúng ta bớt đi 1 que tính rời (của 51 que tính), rồi lấy 1 bó 1 chục tháo ra được 10 que tính rời, bớt tiếp 4 que tính nữa, còn 6 que tính (lúc này còn 4 bó 1 chục và 6 que tính rời). Để bớt tiếp 1 chục que tính, ta lấy tiếp 1 bó 1 chục que tính nữa. Như thế đã lấy đi 1 bó 1 chục rồi lấy tiếp 1 bó 1 chục nữa, tức là đã lấy đi “1 thêm 1 bằng 2 bó 1 chục” 5 bó 1 chục bớt đi 2 bó 1 chục còn 
3 bó 1 chục tức là còn 3 chục que tính. Cuối cùng còn lại 3 chục que tính và 6 que tính rời tức là còn 36 
que tính. Vậy 51 – 15 = 36
-Em đặt tính như thế nào ?
-Em thực hiện phép tính như thế nào?
Hoạt động 2 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng (vận dụng phép trừ có nhớ). Tập vẽ hình tam giác khi biết 3 đỉnh.
Bài 1: 81 – 46 51 – 19 61 – 25 .
Bài 2 : Xác định đề toán : đặt tính rồi tính.
-Muốn tìm hiệu em làm thế nào ?
-Giáo viên chính xác lại kết quả. Nhận xét.
Bài 3:Tìm một số hạng trong một tổng em làm như thế nào ? -Nhận xét.
Bài 4: Giáo viên vẽ hình.
-Mẫu vẽ hình gì ? 
-Muốn vẽ hình tam giác ta phải nối mấy điểm với nhau ?
Nhận xét cho điểm.
3.Củng cố : Nêu cách đặt tính và thực hiện 51 - 15
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – học cách tính 51 – 15.
-3 em lên bảng đặt tính và tính.
-Bảng con.
-2 em HTL.
-51 - 15
-Nghe và phân tích.
-Thực hiện phép trừ 51 – 15.
-Thao tác trên que tính.
-Lấy que tính và nói có 51 que tính.
-Còn 36 que tính.
-Bớt 15 que tính.
-Gồm 1 chục và 5 que tính rời.
-Vậy 51 – 15 = 36.
-1 em lên bảng đặt tính và nói. Lớp đặt tính vào nháp.
 51 Viết 51 rồi viết 15 xuống dưới
-1 5 sao cho 5 thẳng cột với 1. Viết
 36 dấu –và kẻ gạch ngang.
-Thực hiện phép tính từ phải sang trái :1 không trừ được 5, lấy 11 –5 = 6, viết 6 nhớ 1, 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3 viết 3. Vậy 51 – 15 = 36.
-Nhiều em nhắc lại.
-HS tự làm bài.
-3 em lên bảng làm ( nêu cách đặt tính và thực hiện ). Bảng con. 
-Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
-3 em lên bảng làm. Lớp làm nháp.
-Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-Làm vở.
-1 em nêu : hình tam giác.
-Nối 3 điểm với nhau.
-Cả lớp vẽ hình.
-Xem lại bài.
 ---------------------------------------------------------------
Tiếng việt
 Tiết 10 : Tập làm văn – KỂ VỀ NGƯỜI THÂN.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
- Biết kể về ông, bà hoặc một người thân, thể hiện tình cảm đối với ông, bà người thân.
-Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (3-5 câu).
2.Kĩ năng : Nghe, nói, viết đúng thành thạo.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa Bài 1 trong SGK.
2. Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : 
-Nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 1.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Dựa vào các câu hỏi kể lại một cách chân thật, tự nhiên về ông bà hoặc người thân. Viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Gọi 1 em làm mẫu, hỏi từng câu.
-GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm việc.
-GV nhận xét chọn người kể tự nhiên hay nhất.
Bài 2 :Yêu cầu gì ?
-Giáo viên nhắc nhở : Cần viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong phải đọc lại bài, phát hiện và sửa sai.
-Nhận xét, chấm điểm
3.Củng cố : Hôm nay học câu chuyện gì ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập kể lại và biết viết thành bài văn viết ngắn gọn.
-Theo dõi.
-Kể về người thân.
-1 em đọc yêu cầu.
-Một số HS trả lời.
-1 em giỏi kể mẫu trước lớp.
-HS kể trong nhóm
-Đại diện các nhóm lên thi kể.
-Bà em năm nay đã 60 tuổi nhưng tóc bà vẫn còn đen. Trước khi nghỉ hưu bà là cô giáo dạy ở trường Tiểu học. Bà rất yêu nghề dạy học và yêu thương học sinh. Em rất yêu bà vì bà hiền hậu và rất chiều chuộng em. Có gì ngon bà cũng phần cho em. Em làm điều gì sai, bà không mắng mà bảo ban rất nhẹ nhàng.
-Nhận xét bạn kể.
-Làm bàiviết.
-Cả lớp làm bài viết.
-1 em giỏi đọc lại bài viết của mình
-Kể chuyện người thân.
-Tập kể lại chuyện, tập viết bài.
 BUỔI CHIỀU.
Anh văn.
( Giáo viên chuyên trách dạy )
 ----------------------------------------------------------------
Tiếng việt / ôn.
 ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ : ÔNG VÀ CHÁU.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Oâng và cháu.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 .
Hỏi đáp : Bài thơ có tên gì ?
-Khi ông và cháu thi vật với nhau thì ai thắng cuộc ?
-Khi đó ông đã nói gì ?
-Bài có mấy khổ thơ ? Mỗi câu thơ có mấy chữ ?
-Trong đoạn này có những dấu câu nào 
-Đây là văn xuôi hay thơ ?
-Em trình bày như thế nào ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài : Oâng và cháu.
-1 em đọc lại.
-Oâng và cháu.
-Cháu thắng cuộc.
-Cháu khoẻ hơn ông.
-Hai khổ thơ, có 5 chữ.
-Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
-Thơ.
-Viết mỗi câu xuống dòng.
-Bảng con : xế chiều, rạng sáng.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
 ---------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể.
Tiết 4 : KỂ CHUYỆN NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Biết sinh hoạt theo chủ đề : Kể chuyện người tốt việc tốt.
2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn, tự tin.
3.Thái độ : Có ý thức, kỉ cương trong sinh hoạt.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bài hát, chuyện kể, báo Nhi đồng.
2.Học sinh : Các báo cáo, sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
25’
4’
1’
Hoạt động 1 : Kiểm điểm công tác.
Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần.
-Giáo viên đề nghi các tổ bầu thi đua.
-Nhận xét. Khen thưởng tổ đạt.
Hoạt động 2 : Kể chuyện người tốt việc tốt.
Mục tiêu : Học sinh biết kể một số gương tốt trong học tập. Đưa ra phương hướng phấn đấu.
-Các tổ đưa ra những gương tốt của lớp thực hiện trong tuần.
-GV đọc gương người tốt việc tốt/Báo Tuổi trẻ(Ngày 13/11/2003) Những tấm lòng vàng.
-Sinh hoạt văn nghệ.
Thảo luận : Đưa ra phương hướng tuần 11.
-Ghi nhận, đề nghị thực hiện tốt.
Củng cố : Nhận xét tiết sinh hoạt.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Thực hiện tốt kế hoạch tuần 11
-Các tổ trưởng báo cáo.
-Nề nếp : Truy bài tốt trật tự ra vào lớp, xếp hàng nhanh, đi học đúng giờ, đầy đủ, giữ vệ sinh lớp, sân trường Học và làm bài tốt, Không chạy nhảy, không ăn quà trước cổng trường.Mua tăm giúp người mù.
-Lớp trưởng tổng kết.
-Lớp trưởng thực hiện bình bầu. Chọn tổ xuất sắc, CN.
-HS đưa ra những ý kiến : 
-3 bạn trong tổ 4 nhặt được bút trả bạn. Bạn nghỉ học bạn An cho Thảo mượn vở chép bài đầy đủ.
-Lớp tham gia mua tăm ủng hộ người mù.
-Theo dõi .
-Lớp tham gia văn nghệ.
-Đồng ca bài hát đã học
-Thảo luậän nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, xếp hàng nhanh, giữ vệ sinh lớp.
-Không ăn quà trước cổng trường.
-Tham gia phong trào ;Thi vẽ tranh, kể chuyện, văn nghệ chào mừng ngày 20/11
-Làm tốt công tác thi đua.
 Ngày ..... tháng ..... năm 2003.
 Duyệt của Ban Giám Hiệu.
 Ngày 14tháng 11 năm 2003.
 Duyệt của Khối Trưởng 
 Trần Thị Ngọc Dung 

Tài liệu đính kèm:

  • docKEHOACHDHOCT10.doc