Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài: Tiêu hóa thức ăn

Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài: Tiêu hóa thức ăn

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn : TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Bài : TIÊU HÓA THỨC ĂN

I. Mục tiêu :

- Nói sơ lược về sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.

- Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.

- Hiểu được chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa.

- Có ý thức : ăn chậm, nhai kĩ; không chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no; không nhịn đi đại tiện.

II. Đồ dùng dạy học :

- Mô hình (hoặc tranh vẽ) cơ quan tiêu hóa.

- Một gói kẹo mềm.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 3 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài: Tiêu hóa thức ăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn : 	TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
Bài : 	TIÊU HÓA THỨC ĂN
I. Mục tiêu : 
- Nói sơ lược về sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.
- Hiểu được chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa.
- Có ý thức : ăn chậm, nhai kĩ; không chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no; không nhịn đi đại tiện.
II. Đồ dùng dạy học :
- Mô hình (hoặc tranh vẽ) cơ quan tiêu hóa.
- Một gói kẹo mềm.
III. Các hoạt động dạy và học :
Giáo viên
Học sinh
* Khởi động : 
- Đưa ra mô hình cơ quan tiêu hóa.
- Mời 1 số hs lên bảng chỉ trên mô hình (chỉ nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa : khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa)
- Một số hs lên bảng thực hiện
- GV chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa ---> dẫn vào bài học mới.
* Hoạt động 1 : Sự tiêu hóa thức ăn ở miệng và dạ dày.
l Bước 1 : Hoạt động cặp đôi
- GV phát cho mỗi hs một chiếc kẹo và yêu cầu hs nhai kĩ ở trong miệng rồi mới nuốt. Sau đó thảo luận nhóm tra lời các câu hỏi sau :
- Thực hành nhai kẹo.
+ Khi ta ăn, răng, lưỡi và nước bọt làm nhiệm vụ gì ?
+ Vào đến dạ dày, thức ăn được tiêu hóa như thế nào ?
- Răng nghiền thức ăn, lưỡi đảo thức ăn, nước bọt làm mềm thức ăn ...
l Bước 2 : Hoạt động cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến :
+ Với câu hỏi 1, có thể trả lời như mong muốn.
(Tham khảo trong SGK trang 14 để hoàn thiện câu trả lời cho câu hỏi 2)
+ Với câu hỏi 2, trả lời được : vào đến dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn.
- GV bổ sung ý kiến của hs và kết luận :
+ Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, luỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày.
+ Ở dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.
- Hs nhắc lại kết luận.
* Hoạt động 2 : Sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già.
- Yêu cầu hs đọc thông tin nói về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non, ruột già (trang 15)
- Hs đọc
- Đặt câu hỏi cho cả lớp :
+ Vào đến ruột non, thức ăn tiếp tục được biến đổi thành gì ?
- Thức ăn được biến đổi thành chất bổ dưỡng.
+ Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu ? Để làm gì ?
- Chất bổ thấm qua thành ruột non, để đi nuôi cơ thể.
+ Phần chất bã có trong thức ăn được đưa đi đâu ?
- Chất bã được đưa xuống ruột già.
+ Sau đó, chất bã được biến đổi thành gì ? Được đưa đi đâu ?
- Chất bã biến thành phân rồi được đưa ra ngoài (qua hậu môn)
- Gv nhận xét, bổ sung, tổng hợp ý kiến hs và kết luận :
Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Chúng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân, rồi được đưa ra ngoài.
- Gv chỉ sơ đồ và nói về sự tiêu hóa thức ăn ở 4 bộ phận: khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- 4 hs nối tiếp nhau nói về sự biến đổi thức ăn ở 4 bộ phận (mỗi hs 1 phần)
- 1,2 hs khá nói về sự biến đổi thức ăn ở cả 4 bộ phận.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế
- Đặt vấn đề : Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng ?
- Gv đặt câu hỏi lần lượt cho cả lớp :
- Hs thảo luận cặp đôi
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ ?
- Thức ăn được nghiền nát tốt hơn.
- Giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn và thức ăn nhanh chóng biến thành các chất bổ dưỡng nuôi cơ thể.
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no ?
- Sau khi ăn no, ta cần nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng để dạ dày làm việc, tiêu hóa thức ăn. Nếu ta chạy nhảy, nô đùa ngay dễ bị đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm tác dụng của sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Lâu ngày sẽ mắc các bệnh về dạ dày.
- Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hàng ngày ?
- Chúng ta cần đi đại tiện hàng ngày để tránh táo bón.
- GV nhắc nhở hs : Hàng ngày nên thực hiện những điều đã học : ăn chậm, nhai kĩ; không nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no; đi đại tiện hàng ngày.
* Dặn dò :
- Về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_tieu_hoa_t.doc