Kế hoạch dạy học môn Đạo đức học kì I Lớp 5

Kế hoạch dạy học môn Đạo đức học kì I Lớp 5

. MỤC TIÊU:

Sau khi học bài này, học sinh sẽ:

 - Nhận thức được vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước (4, 3, 2, 1).

 - Vui và tự hào là HS lớp 5.

 - Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.

 - Bước đầu có khả năng tự nhận thức, kỹ năng đặt mục tiêu.

I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - SGK lớp 5.

 - Giấy trắng, bút màu.

 - Sưu tầm các tấm gương về HS lớp 5 gương mẫu.

III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc 25 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Đạo đức học kì I Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1- Tuần 1 
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Em là học sinh lớp 5 (tiết1)
I. Mục tiêu: 
Sau khi học bài này, học sinh sẽ:
	- Nhận thức được vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước (4, 3, 2, 1).
	- Vui và tự hào là HS lớp 5.
	- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.	
	- Bước đầu có khả năng tự nhận thức, kỹ năng đặt mục tiêu. 
I. Đồ dùng dạy học: 
	- SGK lớp 5.
	- Giấy trắng, bút màu.
	- Sưu tầm các tấm gương về HS lớp 5 gương mẫu.
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú 
2p
30p
8p
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra SGK của HS.
- GV nêu phương pháp học môn đạo đức.
2. Bài mới:
- HS hát tập thể bài "Trường em".
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.
+ Tranh vẽ gì?
+ Em nghĩ gì khi xem các tranh trên?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp dưới?
+ Theo em, chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? Vì sao? 
=> Năm nay đã là HS lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em lớp dưới noi gương. 
=> ghi nhớ.
b. Hoạt động 2: HS làm bài tập 1 và 2 SGK. 
Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh, những điểm đáng tự hào, hài lòng riêng đồng thời cũng có những điểm yếu cần phải cố gắn khắc phục để xứng đáng là HS lớp 5: Lớp đàn anh trong trường.
c. Hoạt động 3: Trò chơi "Phóng viên".
+ Theo bạn, lớp 5 có gì khác với các lớp dưới?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
+ Hãy nêu những điểm bạn thấy hài lòng về mình.
+ Hãy nêu những điểm bạn thấy còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5.
+ Bạn hát một bài hát (đọc bài thơ) về chủ đề "Trường em".
- HS đọc ghi nhớ SGK.
d. Hoạt động tiếp nối:
+ Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
+ Sưu tầm các bài thơ, bài toán về "Trường em".
+ Sưu tầm các bài báo, các tấm gương về HS lớp 5 mẫu.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài học. Hs ghi bài.
- Dặn HS học thuộc bài, và chuẩn bị tốt các yêu cầu trên để giờ học tốt hơn .
* Khởi động.
* Hoạt động nhóm
+ GV yêu cầu HS quan sát từng bức tranh trong SGK (tr 3, 4) yêu cầu HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm trả lời.
+ GV nhận xét, kết luận.
- hs đọc to ghi nhớ cuối bài sau đó đọc đồng thnah.
* Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài số 1, 2.
- Cả lớp làm bài cá nhân vào vở.
- Từng bàn trao đổi.
- 1, 2 HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
2. HS nhắc lại. 
* PP trò chơi:
- GV gọi một số em thay phiên nhau làm phóng viên, hỏi các bạn ở dưới lớp (phỏng vấn).
- GV nhận xét và kết luận.
- 2, 3 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS.
- HS lập theo nhóm, ghi ra giấy trắng. 
- 2 HS đọc.
- gv nhắc nhở công việc tiếp nối.
- HS đọc lại phần ghi nhớ.
Tiết 2- Tuần 2 
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Em là học sinh lớp 5 ( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
	- Như tiết 1.
	- Rèn luyện cho HS kỹ năng đạt mục tiêu.
	- Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5.
	- HS biết thừa nhận và học tập gương tốt.
- Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm của mỗi người đối với trường, lớp.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Một số mẩu chuyện, tấm gương về HS lớp 5 gương mẫu.
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức
 tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú 
5'
30'
5'
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS lớp 5 có gì khác so với HS lớp dưới?
- Em cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
- Nêu ghi nhớ giờ học trước. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về kế hoạch phấn đấu của HS. 
=> Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu và rèn luyện một cách có kế hoạch.
* Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. 
Qua tấm gương bạn vừa kể, chúng ta học tập được điều gì?
Chúng ta cần phải học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ. 
* Hoạt động 3: Hát, múa; đọc thơ, giải thích hành vẽ về chủ đề "Nhà trường".
Chúng ta rất vui và tự hào là HS lớp 5 rất yêu quý và tự hào về trường; lớp mình. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của mình là phải học tập rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5.
+ HS nhắc lại ghi nhớ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau: Có trách nhiệm về việc làm của mình. 
* PP kiểm tra đánh giá:
- 1 HS trả lời
- 3 HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm.
* Thảo luận nhóm:
- Từng HS để kế hoạch cá nhân của mình lên bàn và trao đổi trong nhóm (4 HS). 
- GV mời một số HS lên trình bày trước lớp về kế hoạch phấn đấu của mình.
- HS khác hỏi, chất vấn.
- GV nhận xét chung và kết luận.
* nêu gương:
- HS kể các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu (trong lớp hoặc ở các lớp khác). 
- Thảo luận lớp về những điều có thể học tập được ở tấm gương đó.
- GV nêu thêm một vài tấm gương khác.
- GV kết luận.
* Trò chơi:
- HS xung phong đọc thơ, hát về chủ đề "Nhà trường".
- HS nào có tranh, giải thích tranh vẽ của mình.
- GV nhận xét, kết luận. 
- 2 HS.
- 2 HS.
Tiết 3- Tuần 3
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Có trách nhiệm 
 về việc làm của mình (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
	- HS hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em.
	- HS có thái độ tán thành những hành vi đúng và không thanh niêná thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho ngườikhác.
	- HS có kĩ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- SGK đạo đức 5, bài tập 1 viết sẵn lên giấy Axitamin (bảng phụ).
	- Một vài mẩu chuyện về gương thật thà.
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
30'
5'
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nên ghi nhớ bài học trước "Em là HS lớp 5".
- Là HS lớp 5, em phải làm gì?
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Đọc và phân tích truyện trang 6, SGK.
+ Đức đã gây ra chuyện gì? Đó là việc vô tình hay cố ý?
+ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
+ Theo em, Đức nên làm gì? Vì sao?
- GV tóm tắt lại những ý chính của từng câu hỏi: Khi chúng ta làm điều gì có lỗi dù là vô tình chúng ta cũng phải dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
=> Ghi nhớ: 7
b. Hoạt động 2: HS làm bài tập 1 SGK. Đánh dấu (+) vào ô trống trước những biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
a. Trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ.
b. Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
d. Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
e. Việc làm hỏng xin được làm lại cho tốt.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. Bài tập 2 SGK.
Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu:
- Em không suy nghĩ trước khi làm một việc gì đó?
- Em không dám chịu trách nhiệm về việc của mình làm.
GV kết luận: - Nếu không suy nghĩ trước khi hành động thì việc làm của em có thể gây ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh và ảnh hưởgn đến xã hội. Không dám chịu tránh nhiệm về việc lmf của mình thì sẽ không có được niềm tin nơi mọi người và khó hoàn thành được công viêc của mình. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Qua các hoạt động trênem có thể rút ra điều gì?
- Vì sao phải có trách nhiệm về việc làm của mình? Đọc ghi nhớ, dặn HS khác ghi nhớ. 
* pp kiểm tra đánh giá:
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- GV nhận xét cho điểm.
* Đọc chuyện- thảo luận nhóm:
- HS đọc thầm câu chuyện.
- 2, 3 HS đọc to câu chuyện cho cả lớp cùng nghe.
- Cả lớp thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
- Nhóm khác bổ sung.
- Một vài HS nhắc lại.
- Đọc cá nhân- đồng thanh tổ phần ghi nhớ.
* Luyện tập cá nhân:
- Một HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV phân tích ý nghĩa từng câu đưa ra đáp án đúng (a, b, d, c).
- HS đối chiếu bài làm của mình.
* Hoạt động nhóm:
- Chia nhóm (nhóm 6) để thảo luận. 
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc lại.
* Đàm thoại:
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- HS đọc đồng thanh.
Tiết 4- Tuần 4
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Có trách nhiệm 
 về việc làm của mình (tiết 2)
I. Mục tiêu: Như tiết 3.
	- Củng cố hành vi đạo đức trên qua cách xử lý tình huống và liên hệ tới bản thân để rút ra một bài học cho bản thân: Cần phải suy nghĩ kĩ, ra quyết định một cách có trách nhiệm trước khi làm một việc gì và cần phải có kiên định thực hiẹen quyết định của mình.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- GV chép bài tập 3 (SGK) ra bảng phụ.
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nếu không có suy nghĩ trước khi làm một việc gì đó thì sẽ như thế nào?
- Người không dám chịu trách nihệm về việc làm của mình là người như thế nào?
- 1HS đọc lại phần ghi nhớ. 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Xử lý tình huống bài 3 SGK. Em sẽ làm gì nếu:
+ Bạn em làm điều sai nhưng lại đổ lỗi cho bạn khác.
+ Em gặp một vấn đề khó khăn mà chưa biết nên giải quyết.
- GV kết luận: 
- Em cần giúp bạn nhận ra lỗi của mình và sửa chữa, không đổ lỗi cho bạn khác.
- Em nên tham khảo ý kiến của người tin cậy (ông bà, bố mẹ, thầy cô).
b. Hoạt động 2: Tự liên hệ.
Hãy nhớ một việc em đã thành công (thất bại).
+ Em suy nghĩ như thế nào? Làm gì trước khi quyết định điều đó?
+ Vì sao em đã thành công.
+ Bây giờ nghĩ lại, em thấy như thế nào?
GV tóm tắt các ý kiến và hướng dẫn HS các bước. 
c. Hoạt động 3: Đóng vai.
Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn em vứt rác ra sân trường?
Nhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bạn rủ em bỏ học đi chơi điện tử?
Nhóm 3: Em sẽ làm gì khi bạn rủ em hút thuốc lá trong giờ chơi.
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy?
+ Trong thực tế, thực hiện điều đó có đơn giản, dễ dàng không?
+ Cần làm gì để thực hiện những việc tốt?
GV kết luận: 
- Cần phải suy nghĩ kĩ, ra quyết định một cách có trách nhiệm trowcs khi làm một việc gì? Sau đó cần phải kiên định thực hiện quyết định của mình.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu phần ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS học bài.
* Pp kiểm tra đánh giá:
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- GV nhận xét cho điểm.
 ... hành vi đạo đức “Kính già yêu trẻ” để xử lý đúng các tình huống thường gặp trong thực tế. Biết liên hệ với bản thânmình từ đó các em có thái độ đối xử tốt với người già và em nhỏ. HS nêu được một số việc làm của địa phương đối với người già, em nhỏ. 
- HS nhớ được một số ngày lễ, về một sóo tổ chức xã hội dành cho người cao tuôi và trẻ em.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- SGK đạo đức 5.
	- Chuẩn bị một số tình huống (sắm vai).
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
30’
I. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao chúng ta phải kính trọng người già, yêu quý em nhỏ?
- Em đã làm gì để tỏ lòng kính trọng người già và yêu quý em nhỏ?
II. Bài mới:
* Hoạt động 1: HS làm bài tập 2 SGK.
+ Tình huống 1: Vân nên dừng lại, dỗ dàng em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó Vân có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ các chú công an tìm gia đình em bé. Nếu nhà Vân ở gần, Vân có thể dắt em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.
+ Tình huống 2: Hành vi của anh thanh niên đã vi phạm quyền vui chơi của trẻ em. Có thể có những cách bày tỏ khác:
- Em bé lẳng lặng bỏ đi chỗ khác.
- Cậu bé hỏi lại: Tại sao anh lại đuổi em? Đây là chỗ chơi chung của mọi người cơ mà.
+ Tình huống 3: Nếu là Thuỷ, em sẽ lại gần lễ phép chào ông và đưa ông sang đường. Vì ông cụ đã già, chan chậm mắt mờ qua đường bình thường đã khó, lúc đông người càng khó và nguy hiểm hơn. Vả lại, ông cụ đang rất cần có sự giúp đỡ. Hành động giúp ông sẽ thể hiện Thuỷ là một người văn minh lịch sự.
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 3 SGK.
+ Phong trào “áo lụa tặng bà”.
+ Ngày lễ dành riêng cho người cao tuổi.
+ Nhà dưỡng lão.
+ Tổ chức mừng thọ (dịp tết).
- Qùa cho các cháu trong những ngày lễ 1/6. Tết trung thu, quà cho HS giỏi
- Tổ chức các điểm vui chơi cho trẻ em.
- Thành lập quỹ hỗ trợ tài năng trẻ.
- Tổ chức uống Vitamin, Vacxin.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 4 SGK.
- Ngày giỗ dành cho người cao tuổi: 1/10.
- Ngày giỗ dành cho trẻ em: 1/6, tết trung thu.
- Các tổ chức xã hội dành cho người cao tuổi; trẻ em là. Hội người cao tuổi. Đội TNTP Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu truyền thống kính già, yêu trẻ của dân tộc ta. Việc tim fhiểu có thể thông qua việc sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện cổ, truyện viết , bài báo... về nội dung này.
III. Củng cố - dặn dò:
- Vì sao chúng ta phải kính già yêu trẻ?
- Em đã làm được những việc gì để kính già, yêu trẻ?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS học bài, soạn bài “Tôn trọng phụ nữ”.
* PP kiểm tra - đánh giá:
- 1 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động nhóm5 sắm vai xử lý tình huống:
- GV chia HS thành các nhóm và phân công ngẫu nhiên mỗi nhóm xử lý một tình huống (HS sắm vai).
- Các nhóm cử đại diện bốc thắm, chọn trưởngnhóm và thư kí; thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi HS: tìm hiểu, ghi lại một việc làm của địa phương nhằm chăm sóc người già và thực hiện quyền trẻ em.
- HS làm việc cá nhân.
- Từng tổ so sánh các phiếu của nhau. Phân loại và xếp ý kiến giống nhau vào cùng một nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận.
+ Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu các ngày lễ, tổ chức xã hội dành cho người cao tuổi và trẻ em.
+ HS làm việc cá nhân.
+ Một vài HS trình bày. 
- GV kết luận.
- HS đọc yêu cầu, gv gợi ý nếu chưa rõ.
- Một số HS trả lời ví dụ. GV nhận xét cho điểm.
- hs trả lời dựa vào phần ghi nhớ.
- Hs ghi bài. BTVN: 4 tr 21.
Tiết 13 - Tuần 13 
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Tôn trọng phụ nữ (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS hiểu phụ nữ là những người thân yêu ở quanh em: bà, mẹ, chị em, cô giáo, bạn gái. Phụ nữ là những người luôn quan tâm, chăm sóc, yêu thường người khác, có công sinh thành, nuôi dưỡng em.
- HS biết trẻ em có quyền đối xử bình đẳng không phân biệt trai, gái. 
- HS có thái độ tôn trọng phụ nữ: HS biết thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- SGK đạo đức 5.
	- Phóng to 4 tranh SGK (trang 22).
	- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức
 tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
30'
I. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao chúng ta phải kính trọng người già và yêu quý em nhỏ?
- Em hãy nêu một số ngày lễ, một số tổ chức xã hội dành cho người cao tuổi, cho trẻ em?
II. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu 4 tranh ở SGK, tr 22.
Tranh 1: Bà Trưng ra trận.
Tranh 2: Chị Võ Thị Sáu.
Tranh 3: Một nhà khoa học đang làm việc.
Tranh 4: Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Ví dụ: Tranh 2: ( câu đố ) Người con gái quê ở Đất Đỏ, rất anh dũng hiên ngang ra pháp trường, tên chị đã gắn với tên một bài hát. 
* Hoạt động 2: HS thảo luận chung cả lớp.
+ Em hãy kể các công việc của người phụ nữ mà em biết. 
- Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng. 
- Có sự phân biệt, đối xử giữa trẻ em trai và gái ở Việt Nam không? Cho ví dụ.
=> Ghi nhớ: 23
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 2 SGK. a. Em hãy cùng các bạn nhận xét và bày tỏ thái độ đối xử bình đẳng (tán thành).
b. Nam giới bao giờ cũng giỏi hơn phụ nữ (không tán thành).
c. Phụ nữ phải phục tùng nam giới (không tán thành).
d. Làm việc nhà là trách nhiệm của mẹ và con gái.
ý kiến a là đúng. Các ý kiến khác biểu hiện thái độ chưa đúng đối với phụ nữ.
* Hoạt động 4: Làm bài tập 1 SGK.
- Luật chơi: mỗi cá nhân suy nghĩ, sau 2 phút bắt đầu nghe hiệu lệng của gv mới viết vào bảng. Chú ý truyền bảng lần lượt để tất cả các bàn đều được viết. Nếu bàn không nghĩ ra thì truyền cho bnà dưới, sau hết mới được nhận lại để viết. Sau 6 phút, tổ nào ghi được nhiều nhất thì thắng.
- Em hãy ghi những việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng. Có nhiều cách biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ. Các em hãy thể hiện sự tôn trọng đó với những người phụ nữ quanh em như: Bà, mẹ, cô giáo, bạn gái.
* Hoạt động tiếp nối: - Tìm hiểu chuẩn bị giải thích về một người phụ nữ mà em kính trọng.
- Sưu tầm các bài thơ bài hát ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
III. Củng cố - dặn dò:
- Vì sao chúng ta phải tôn trọng phụ nữ?
- Ta phải làm gì để tỏ thái độ "tôn trọng phụ nữ"?
- Nhận xét giờ học. Ghi bài.
- Dặn HS học bài ghi nhớ tr 23.
* PPkiểm tra - đánh giá.
- 1 HS trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV chia nhóm ngẫu nhiên và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS chuẩn bị giới thiệu 1 bức tranh ở trang 22 dưới hình thức tiểu phẩm bài thơ, bài hát, câu đố
- Các nhóm chuẩn bị.
- Từng nhóm trình bày. 
- GV nhận xét, bổ sung chọn ra nhóm tốt nhất.
- GV cho HS thảo luận.
- Một số HS trình bày ý kiến.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- 1 vài hs đọc ghi nhớ; tổ đọc đồng thanh.
- Hđ nhóm đôi.
- Giao nhiệmvụ cho nhóm HS thảo luận các ý kiến trong bài tập 2.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận.
* Trò chơi :
- GV thông báo luật chơi; HS chuẩn bị cá nhân sau đó hội ý tổ rồi ghi lại vào bảng phụ của tổ.
- Hs lên gắn bảng; gv chữa bài và đánh gia. ở đây có thể chỉ cần nêu việc chưa thích hợp.
- GV kết luận.
- gv nêu yêu cầu. Hs nghe về nhà chuẩn bị.
- gv hỏi, hs trả lời.
- hs viết bài.
Tiết 14 - Tuần 14
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Tôn trọng phụ nữ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức liên quan đến CMHV và tăng cường rèn kĩ năng, gd thái độ tình cảm về CMHV.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- SGK đạo đức 5.
	- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
30'
A. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải tôn trọng phụ nữ?
- Chúng ta có thể làm gì để thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
B. Bài mới:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống bài tập 3 SGK.
+ Hoạt động liệt kê tất cả các cách ứng xử có thể có trong tình huống. Hỏi nếu là em, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Em có nhận xét gì về các hiện tượng dưới đây:
- Cha mẹ chỉ cho con trai đi học, bắt con gái ở nhà lao động giúp đỡ gia đình. 
- ở trường, các bạn nam không cho các bạn nữ cùng chơi.
Kết luận: Các hiện tượng trên đây đều thể hiện sự chưa tôn trọng phụ nữ. Trẻ em cũng có quyền được đi học, được vui chơi, bình đẳng, với trẻ em nam, đảm bảo sự phát triển của các em như quyền "Trẻ em".
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 4 SGK.
- Một nhóm người (HS) đang ngồi trên xe buýt thì một phụ nữ đến gần, tay xách làn, tay bế con nhỏ đang tìm cách lên xe. 
- Theo em, các bạn HS có thể làm gì? Nếu là em, em sẽ làm gì?
- Kết luận: Các em nên đỡ hộ đồ đạc, giúp 2 mẹ con lên xe và nhường chỗ ngồi. Đó là những cử chỉ đẹp mà mỗi người nên làm.
Bài 5: Vì sao có nhiều người mua hoa trong ngày 8/3? Việc làm đó thể hiện điều gì? (Đó là ngày quốc tế phụ nữ. Mua hoa tặng những người phụ nữ xung quanh mình việc làm đó thể hiện sự tôn trọng yêu quý đối với phụ nữ. 
* Hoạt động 3: HS giải thích về một phụ nữ mà em kính trọng. 
- Kết luận: Xung quanh em có rất nhiều người phụ nữ đáng yêu và đáng kính trọng. Chúng ta cần thể hiện tình cảm đó bằng thái độ, lời nói, việc làm cụ thể.
* Hoạt động 4: HS hát, đọc thơ, về chủ đề ca ngợi người phụ nữ.
C. Củng cố - dặn dò:
- Vì sao phải tôn trọng phụ nữ?
- Em đã làm gì thể hiện sự tôn trọng phụ nữ?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài thực hành.
- 1 HS trả lời.
- 2 HS trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
* Hđ nhóm đôi:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nêu lại yêu cầu bài 2 cho rõ.
- HS làm nhóm, thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV kết luận.
* Đóng vai:
- HS đọc yêu cầu bài 4. 
- hs chia nhóm ngẫu nhiên, nhận tình huống và trao đổi,
nêu cách ứng xử của mình trong tình huống đó.
- HS trình bày dưới dạng tiểu phẩm.
- GV kết luận.
- HS đọc yêu cầu bài tập 5, nêu ý nghĩa ngày 8/3. GV nhận xét, kết luận. 
- 3, 4 HS giới thiệu.
- GV kết luận. 
- Gọi 4, 5 HS lên hát (đọc thơ).
- GV hỏi: bài hát (thơ) đó ca ngợi điều gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_dao_duc_hoc_ki_i_lop_5.doc