Kế hoạch dạy học các môn Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học: 2011-2012

Kế hoạch dạy học các môn Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học: 2011-2012

TUẦN 30. Ngày

 Soạn ngày : 4/04/2011

 Dạy ngày: Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011

TẬP ĐỌC

 AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ (trả lời được câu hỏi 1,2,3,4,5 )

- Giáo dục học sinh có đức tính chăm ngoan.

* Hỗ trợ cho học sinh cách đọc ngắt giọng.

* KNS: Tự nhận thức, ra quyết định

 II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài; Tranh minh hoạ.

 Phần hướng dẫn luyện đọc.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 21 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30. Ngày
 Soạn ngày : 4/04/2011
 Dạy ngày: Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC 
 AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ (trả lời được câu hỏi 1,2,3,4,5 )
- Giáo dục học sinh có đức tính chăm ngoan.
* Hỗ trợ cho học sinh cách đọc ngắt giọng.
* KNS: Tự nhận thức, ra quyết định
 II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài; Tranh minh hoạ.
 Phần hướng dẫn luyện đọc.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : Cây đa quê hương
 2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng.
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc toàn bài
Mục tiêu: Rèn cho học sinh đọc trơn được toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc từng câu.
- Phát âm những từ khó theo yêu cầu.
- Hướng dẫn chia đoạn.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn + giải nghĩa từ.
- Đọc đoạn trong nhóm. Báo cáo kết quả đọc.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-1 HS đọc
-HS lần lượt đọc nối tiếp từng câu 
-Đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc đoạn nối tiếp
- Đọc trong nhóm. Báo cáo.
- Các nhóm thi đọc đoạn.
- Đọc đồng thanh 1 đoạn.
TIẾT 2
Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Giúp cho học sinh tìm hiểu được nội dung bài.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
 +Khi Bác Hồ đến thăm, tình cảm của các em nhỏ như thế nào ?
+Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? 
=> GV nói : Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi và đồng bào ta. Hỏi tiếp:
+Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì?
+Những câu hỏi của Bác cho các em thấy điều gì về Bác?
+Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ?
+Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho ?
+Tại sao Bác khen Tộ ngoan ?
- GV chỉ vào bức tranh và hỏi : Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào? Em hãy kể lại?
Tự nhận thức, ra quyết định
=> Chốt lại nội dung bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
-1 số học sinh trả lời 
-3 HS lên chỉ vào tranh và kể lại.
- Trình bày ý kiến cá nhân
Hoạt động 1: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu: Rèn cho học sinh đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng ở một số dấu câu.
-Yêu cầu HS đọc lại bài theo hình thức phân vai.
-Nhận xét và ghi điểm.
- 4 HS thi đọc theo phân vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai em bé, Tộ)
3. Củng cố – dặn dò: 
H: Qua bài học em thấy Bác Hồ là Người như thế nào?
- Giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhận xét tiết học.
Về luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC 
 BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH 
 I. MỤC TIÊU:
- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ởtrường và ở nơi công cộng.
* KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích.
* BVMT (Toàn phần): Tham gia và nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần BVMT tự nhiên.
 II. CHUẨN BỊ: Tranh ảnh, Một số con vật có ích thật.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : Gọi học sinh trả lời câu hỏi:
 + Đối với người khuyết tật em phải làm gì ?
 + Giúp đỡ người khuyết tật là trách nhiệm cuả những ai ?
 2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Phân tích tình huống
Mục tiêu: Học sinh biết được cách phân tích một số tình huống.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu tất cả các cách mà bạn Trung trong tình huống sau có thể làm : 
+ Tình huống :Trên đường đi học Trung gặp một đám bạn cùng trường đang túm tụm quanh 1 chú gà con lạc mẹ. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì thì thò tay kéo cánh gà lên đưa đi đưa lại và bảo là đang tập cho gà biết bay 
+ Các cách :
Mặc bạn không quan tâm.
Đứng xem, hùa theo trò nghịch của các bạn
 Khuyên các bạn đừng trêu chọc chú gà con nữa mà thả chú về với gà mẹ.
+ Trong các cách cách nào là tốt nhất ? Vì sao ?
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích.
KL: Đối với các loài vật có ích, các em nên yêu thương và bảo vệ chúng, không trêu chọc hoặc đánh đập chúng.
- Học sinh suy nghĩ và trả nêu các cách ứng xử.
- Nêu cách ứng xử tốt nhất. 
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- Động não
Hoạt động 2: Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật.
Mục tiêu: Học sinh biết kể tên và nêu được lợi ích của một số con vật có ích.
-Yêu cầu học sinh giới thiệu với cả lớp về con vật mà em đã chọn bằng cách cho cả lớp xem tranh hoặc ảnh về con vật đó , giới thiệu tên , nơi sinh sống , lợi ích của con vật đối với chúng ta và cách bảo vệ chúng .
-Một số HS trình bày trước lớp. Sau mỗi lần, cả lớp đóng góp thêm những hiểu biết khác về con vật đó.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi .
Mục tiêu: Giúp cho học sinh biết được các hành vi để ứng xử.
-Yêu cầu học sinh không giơ tay (sai) và giơ tay (đúng) để nhận xét hành vi của các bạn học sinh trong mỗi tính huống.
-Các tình huống :
+Tình huống 1 : Dương rất thích đá cầu làm từ lông gà, mỗi lần nhìn thấy chú gà trống nào có chiếc lông đuôi dài, óng và đẹp là Dương lại tìm cách bắt và nhổ chiếc lông đó.
+Tình huống 2 : Nhà Hằng nuôi 1 con mèo , Hằng rất yêu qúy nó. Bữa nào Hằng cũng lấy cho mèo một bát cơm thật ngon để nó ăn.
+Tình huống 3 : Nhà Hữu nuôi 1 con mèo và 1 con chó nhưng chúng thường hay đánh nhau. Mỗi lần như thế để bảo vệ con mèo nhỏ bé, yếu đuối Hữu lại đánh cho con chó 1 trận nên thân.
+Tình huống 4 : Tâm và Thắng rất thích ra vườn thú chơi vì ở đây 2 cậu được vui chơi thoải mái. Hôm trước, khi chơi ở vườn thú, hai cậu đã dùng que trêu chọc bầy khỉ trong chuồng làm chúng sợ hãi kêu náo loạn.
=> Nhận xét chốt lại cách ứng xử hay nhất.
* GDBVMT: Tham gia và nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần BVMT tự nhiên.
- Nghe phổ biến cách chơi và nêu tình huống. HS nhận xét bằng cách giơ tay và không giơ tay, sau đó giải thích vì sao lại đồng ý với hành động của bạn học sinh trong tình huống đó.
- HS lắng nghe
3. Củng cố – dặn dò:
H: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các con vật có ích? Nhận xét tiết học.
Về chăm sóc tốt cho các con vật nuôi trong gia đình. Chuẩn bị bài sau.
 ---------------------------------------------------------------------------
TOÁN 
 KI-LÔ-MET
 I. MỤC TIÊU : 
- Biết ki –lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.
Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét.
 Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
- Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
- Học sinh yêu thích môn học.
* Hỗ trợ cho học sinh độ lớn của đơn vị đo độ dài ki-lô-mét.
 II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài. Bảng phụ
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Gọi học sinh làm bài:
 1m = ... cm ...dm = 100 cm 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu ki-lô-mét (km)
Mục tiêu: Giúp cho học sinh nhận biết được km.
+ Các em đã được học các đơn vị đo độ dài nào?
- GV nói: Trong thực tế, con người thường xuyên phải thực hiện đo những độ rất lớn như đo độ dài con đường quốc lộ, con đường nối giữa các tỉnh, các miền, độ dài dòng sông ... Khi đó, việc dùng các đơn vị như xăngtimét, đềximét hay mét khiến cho kết quả đo rất lớn, mất nhiều công để thực hiện phép đo, vì thế người ta đã nghĩ ra một đơn vị đo lớn hơn mét đó là kilômét.
- Kilômet kí hiệu là km.
+1 km bằng bao nhiêu mét? 
* Đọc:1 km bằng 1000 m.
- GV viết lên bảng : 1km = 1000 m
- Gọi học sinh đọc phần bài học trong sgk.
- HS trả lời
-Học sinh nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
-1 học sinh trả lời.
- Cả lớp đọc lại.
- 1 học sinh đọc.
Hoạt động 2 : Thực hành.
Mục tiêu: Giúp cho học sinh làm được các bài tập.
Bài 1: Số?
Mục tiêu: HS đổi đơn vị và điền số vào chỗ trống.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm ra bài lẫn nhau.
- Nhận xét, đưa ra kết quả đúng.
Bài 2: Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi.
Mục tiêu: HS dựa vào hình vẽ và trả lời được các câu hỏi trong bài.
-Vẽ đường gấp khúc như sgk lên bảng, yêu cầu học sinh đọc tên đường gấp khúc.
+Quãng đường AB dài bao nhiêu kilômét?
+Quãng đường từ B đến D (đi qua C ) dài bao nhiêu kilômet ?
+Quãng đường từ C dến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômet ?
=> Nhận xét, đưa ra kết quả đúng. 
Bài 3: Nêu số đo thích hợp ( theo mẫu)
Mục tiêu: HS nêu đúng số đo thích hợp của từng quãng đường.
- Treo lược đồ như sgk, sau đó chỉ trên bản đồ để giới thiệu: Quãng đường từ Hà Nộïi đến Cao Bằng dài 285km.
- Yêu cầu HS quan sát hình trong sgk và ...  thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ.
- Rèn học sinh củng cố quy tắc chính tả phân biệt ch/ tr; êt/ êch.
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết. 
* Hỗ trợ cho học sinh phân biệt ch/ tr.
II. CHUẨN BỊ: Đoạn thơ cần chép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ:
 - 2 lên bảng tìm các từ có chứa vần êt / êch sau đó cho HS viết lên bảng.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
Mục tiêu: Rèn cho học sinh viết được đoạn thơ đúng chính tả.
- GV đọc mẫu 6 câu thơ cuối.
+ Đoạn thơ có mấy dòng? 
+ Dòng thứ nhất có mấy tiếng? 
+ Dòng thứ hai có mấy tiếng? 
Giảng : Đây là thể thơ lục bát. Dòng thứ nhất viết lùi vào 1 ô, dòng thứ hai viết sát lề.
+ Các chữ cái đầu dòng thơ viết như thế nào? Vì sao viết hoa chữ Bác?
- Yêu cầu HS tìm, viết và đọc các từ khó viết.
- GV đọc cho học sinh viết.
- Đọc toàn bài phân tích từ khó cho học sinh soát lỗi.
- Chấm 10 bài nhận xét. Sửa sai.
-2 học sinh đọc lại.
-Một số em trả lời.
- Học sinh nghe, ghi nhớ.
-Học sinh trả lời 
 - 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
-Nghe và viết vào vở 
-Học sinh soát lỗi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Mục tiêu: Giúp cho học sinh làm được bài tập chính tả phân biệt ch/ tr.
Bài 2 : Yêu cầu học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét chữa bài, đưa ra kết qủa đúng.
- 1 em đọc đề bài.
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở.
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học.
Về viết lại những lỗi chính tả. Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN 
 NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Học sinh nghe kể và nhớ được nội dung câu chuyện: Qua suối.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
- Rèn học sinh viết các câu trả lời theo ý hiểu của minh có đủ ý, đúng ngữ pháp.
* Hỗ trợ cho học sinh cách trả lời câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài. Tranh minh hoạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ:
 - 2 HS lên kể và trả lời câu hỏi chuyện : Sự tích hoa dạ lan hương.
 2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Rèn cho học sinh nghe kể chuyện và trả lời được câu hỏi.
- Treo tranh và yêu cầu học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên kể câu chuyện.
- Gọi học sinh đọc câu hỏi dưới bức tranh.
- GV kể lần 2 câu chuyện, vừa kể vừa giới thiệu tranh.
+ Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
+ Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
+ Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
+ Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?
- Yêu cầu HS hỏi đáp theo cặp.
- Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS quan sát tranh và suy nghĩ về nội dung bức tranh.
- HS lắng nghe.
- 2 học sinh đọc câu hỏi.
- HS nghe kể chuyện lần 2.
- Một số học sinh trả lời.
- 8 cặp học sinh thực hành hỏi đáp.
- 3-4 HS lên kể chuyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu trả lời cho câu hỏi vào vở.
Mục tiêu: Giúp cho học sinh viết được câu trả lời vào vở.
Bài tập 2.
- Gọi học sinh lên thực hành hỏi đáp.
- Yêu cầu học sinh tự viết vào vở.
- Gọi học sinh đọc phần bài làm của mình.
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
- 1 em đọc đề bài 2.
- 2 cặp HS thực hành hỏi đáp.
- HS tự viết bài (10 phút).
- Nhiều em đọc bài.
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học.
Về kể lại chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------
TOÁN
PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh biết:
- Thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc.
- Rèn học sinh hiểu được cách cộng từ phải sang trái và cộng hàng đơn vị trước.
- Giáo dục học sinh thêm yêu môn học.
* Hỗ trợ cho học sinh cách thực hiện phép cộng( không nhớ) trong phạm vi 1000.
* Điều chỉnh: Bài 1 (cột 4 và cột 5), bài 2 ( câu b) /156
II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ: 3HS lên bảng 
 Viết các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
 234, 230, 405.
 657, 702, 910 c. 398, 890, 908.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn cộng các số có 3 chữ số (không nhớ).
Mục tiêu: Giúp cho học sinh cộng được số có ba chữ số.
- Gắn hình biểu diễn và nêu bài toán: Có 326 hình vuông, thêm 253 hình vuông nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?
+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình vuông, làm thế nào? 
- Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép cộng và hỏi:
+ Tổng 236 và 253 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông? 
+ Gộp 5 trăm, 7 chục , 9 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông? 
+ Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu? 
-Yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng các số có 2 chữ số, hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính và thực hiện phép tính của số 236 và 253.
- Gọi học sinh nêu cách đặt và thực hiện phép tính.
=> Tổng kết thành quy tắc thực hiện tính cộng và cho học sinh học thuộc:
 + Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
 + Tính: Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm.
-Theo dõi và tìm hiểu bài toán. Phân tích bài toán.
-1 học sinh trả lời.
-Một số học sinh trả lời.
-2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp
-2 HS nêu, lớp theo dõi bổ sung.
-Học sinh đọc quy tắc cá nhân, sau đó đọc đồng thanh một lần.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành .
Mục tiêu: Rèn cho học sinh làm được các dạng bài tập.
Bài 1 và bài 2: 
Mục tiêu: HS thực hiện phép cộng (không nhớ) các số có 3 chữ số đúng thứ tự.
 Bài 1 : Tính
 -Yêu cầu HS làm bài sau đó gọi 2 em lên bảng.
-Nhận xét, đưa ra kết quả đúng.
 Bài 2 : Đặt tính rồi tính
+ Thứ tự thực hiện phép tính như thế nào?
-Yêu cầu HS làm bài. Gọi 4 em lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Chấm một số bài. Nhận xét đưa ra kết quả đúng.
=> Chốt cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính theo cột dọc.
Bài 3 : Tính nhẩm ( theo mẫu)
Mục tiêu: HS tính nhẩm nhanh theo mẫu.
 -Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp.
+ Các số trong bài là các số như thế nào?
- Nhận xét đưa ra kết quả đúng.
-1 HS đọc đề bài tập.
-2 HS lên bảng làm, lớp làm sgk
-1 HS đọc đề bài tập.
-1 học sinh trả lời.
-2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc đề bài tập.
-10 HS nối tiếp đọc kết quả.
-1 em trả lời.
3. Củng cố – dặn dò: Nêu lại cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính số có ba chữ số?
- Về ôn lại quy tắc và chú ý khi đặt tính cũng như thực hiện phép tính các số có 3 chữ số.
- Làm bài trong vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------
 SINH HOẠT TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
I/ MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được ưu - khuyết điểm chính trong tuần 30, phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục nhược điểm trong tuần. Nắm được kế hoạch tuần 31.
- Biểu dương những HS có nhiều thành tích trong học tập và các hoạt động khác. Nhắc nhở HS còn mắc những tồn tại cần sửa chữa.
- Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết.
II/ CHUẨN BỊ: Nội dung sinh hoạt
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1/ Nhận xét hoạt động tuần 30
Ưu điểm:
+ Đạo đức và nề nếp : 
 Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Có ý thức cao trong học tập. 
 HS tham gia tốt các hoạt động chung của trường. 
 Đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong học tập, đi học chuyên cần.
 Ra vào lớp đúng giờ, đảm bảo nề nếp của lớp. 
+ Học tập : 
 Có nhiều cố gắng, chuẩn bị bài chu đáo khi tới lớp, có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập. Trong lớp hăng hái xây dựng bài. 
 Tích cực học mới, ôn cũ vận dụng kiến thức đã học vào tập thực hành.
 Nhiều HS có nhiều thành tích cao trong học tập.
Nhược điểm:
 - HS thực hiện chưa tốt việc rèn chữ, giữ vở.
 - Một số HS chuẩn bị bài chưa thật chu đáo, chưa tích cực trong học tập.
* Các hoạt động khác: 
- Thực hiện chưa thật tốt an toàn vệ sinh thực phẩm (vẫn còn tình trạng ăn quà vặt)
- Chấp hành tương đối tốt về an toàn giao thông (Khi đi biết đi bên phải đường)
- Tham gia sôi nổi các phong trào thi đua do nhà trường phát động.
2. Phương hướng tuần 31:
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong học tập.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Hoạt động ngoài giờ: 
- Thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ theo chủ điểm.
- Thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm (Không ăn quà vặt, luôn ăn chín uống sôi)
- Nghiêm chỉnh chấp hành tốt an toàn giao thông (Khi đi cần đi bên phải đường)
- Tham gia các phong trào thi đua do nhà trường phát động sôi nổi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_cac_mon_lop_2_tuan_30_nam_hoc_2011_2012.doc