Kế hoạch bài soạn Tiếng Việt lớp 2 tuần 19 đến 27

Kế hoạch bài soạn Tiếng Việt lớp 2 tuần 19 đến 27

TUẦN 19

Môn : Tập đọc ( 2 tiết )

 Tiết 55 – 56 : Chuyện bốn mùa

I.Mục đích yêu cầu:

 - Đọc rành mạch toàn bài; ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu

 - Hiểu ND : Bốn mùa xuân, hạ, thu đông, mỗi mùa một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống (Trả lời được các CH 1, 2, 4; HS khá giỏi trả lời được CH3 )

 -Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên

II.Đồ dùng dạy học:

 -Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc. Tranh minh họa

 -Học sinh: SGK

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 102 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài soạn Tiếng Việt lớp 2 tuần 19 đến 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Môn : Tập đọc ( 2 tiết )
 Tiết 55 – 56 : Chuyện bốn mùa
I.Mục đích yêu cầu:
 - Đọc rành mạch toàn bài; ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu	
 - Hiểu ND : Bốn mùa xuân, hạ, thu đông, mỗi mùa một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống (Trả lời được các CH 1, 2, 4; HS khá giỏi trả lời được CH3 )
 -Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên
II.Đồ dùng dạy học:
 -Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc. Tranh minh họa 
 -Học sinh: SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
NỘI DUNG
HĐ
HĐ THẦY
HĐ TRỊ
ĐIỀU
CHỈNH
¬HĐ 1: Giới thiệu bài
¬HĐ 2: Luyện đọc
¬HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
¬HĐ 4: Luyện đọc lại
1) Khởi động: Hát “Cộc cách tùng cheng”
2) Bài mới: 
-GV treo tranh và hỏi:
 +Bức tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
 + Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các em hãy đọc Chuyện bốn mùa
-GV ghi tựa
a) Giáo viên đọc mẫu:
-Gọi 1 HS đọc
b) Đọc từng câu và từ khó:
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu
-Từ khó: vườn bưởi, rước, tựu trường
-Phát âm: nảy lộc, tinh nghịch,cỗ, thủ thỉ, ấp ủ
c) Hướng dẫn ngắt giọng:
-Luyện đọc câu:
+ Có em/ mời có bập bùng bếp lửa nhà sàn/ có giấc ngủ ấm trong chăn//
+Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc//
d) Đọc từng đoạn trước lớp:
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đọan
-Yêu cầu HS đọc các từ chú giải trong SGK
e) Đọc từng đọan trong nhóm:
e) Thi đọc giữa các nhóm:
e) Đọc đồng thanh cả bài:
-HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
 +Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
 +Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông?
 +Mùa xuân có gì hay theo lời bà đất?
 + Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?
 ( GV nhận xét bổ sung)
 + Em thích nhất mùa nào, vì sao?
-Yêu cầu HS đọc theo vai
-Yêu cầu HS thi đọc theo vai
-GV nhận xét và khen những HS đọc tốt
3) Củng cố:
- Liên hệ thực tế địa phương: ở miền Nam chỉ có 2 mùa: Mùa mưa và nùa nắng
4)Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học
 -Đọc lại chuyện để chuẩn bị cho tiết kể chuyện
- Bức tranh vẽ một bà cụ béo tốt, vẻ mặt tươi cười giữa bốn cô gái xinh đẹp, mỗi người có cách ăn mặc riêng
-HS nghe và dò theo
-1 HS đọc 
-HS đọc từng câu
-HS đọc theo hướng dẫn của GV 
-HS nối tiếp nhau đọc
-HS đọc chú giải
-HS đọc trong nhóm
-Đại diện các nhóm thi đọc
 + tượng trưng cho bốn mùa trong năm:xuân, hạ, thu, đông
 +Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
 +Xuân làm cho cây lá tươi tốt
 +HS thảo luận nhóm để trả lởi
( đại diện nhóm trình bày)
 + HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân
-HS thi đọc truyện theo vai
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Lồng ghép GDBVMT
HS khá giỏi
Môn: Tập đọc
Tiết 57: Thư trung thu
 I.Mục đích yêu cầu:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí
 -Hiểu ND: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam (Trả lời được các CH và học thuộc đoạn thơ trong bài).
 -Hứng thú học tập
II.Đồ dùng dạy học:
 -Giáo viên : Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc, tranh minh họa.
 -Học sinh : SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
NỘI DUNG
HĐ
HĐ THẦY
HĐ TRỊ
ĐIỀU
CHỈNH
¬HĐ 1: 
Giới thiệu bài
¬HĐ 2: 
Luyện đọc
¬HĐ 3:
 Tìm hiểu bài
¬HĐ 4: Học thuộc lòng bài thơ
1) Khởi động: hát “Cộc cách tùng cheng”
2.Bài mới: 
GV giới thiệu bài “Thư trung thu”
a) Giáo viên đọc mẫu:
-Gọi HS khá đọc
b) Đọc từng câu + Từ khó: 
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu
c) Hướng dẫn ngắt giọng:
-GV giới thiệu bảng phụ
 Ai yêu các nhi đồng/ bằng Bác Hồ Chí Minh/ tính các cháu ngoan ngoãn/ mặt các cháu xinh xinh//
d) Đọc từng đọan trước lớp:
-GV chia đọan :
Đoạn 1:mỗi năm thư này
Đoạn 2:ai yêuhết-Đọc các từ chú giải
đ) Đọc từng đọan trong nhóm:
e) Thi đọc giữa các nhóm:
f) Đọc đồng thanh cả lớp:
-Yêu cầu HS đọc bài và TLCH
1.Mỗi tết trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai?
2.Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?
3.Bác khuyên các em làm những điều gì?
-Yêu cầu HS đọc lại bài
- GV treo bảng phụ xóa dần để HS đọc thuộc cả doạn thơ
-GV nhận xét 
3) Củng cố:
-1 HS đọc lại cả bài thơ trung thu.
-Cả lớp hát bài “Ai yêu bác Hồ Chí Minh”
4) Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau 
-HS nghe và dò theo
-1 HS đọc
-HS tiếp nối nhau đọc từng câu 
-HS đọc theo hướng dẫn của GV
-HS đọc chú giải
-HS đọc trong nhóm
-Đại diện các nhóm thi đọc
- Cả lớp đọc
-HS đọc thầm
-Các cháu nhi đồng
-HS đọc 4 câu thơ đầu để trả lời
-HS đọc 8 câu cuối để trả lời
- 1 HS đọc
- HS đọc thi đua đọc thuộc đoạn thơ
- HS thực hiện
Môn: Kể chuyện
Tiết 19: Chuyện bốn mùa
I.Mục đích yêu cầu:
 - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1 ( BT1); biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2)
 - HS khá giỏi thực hiện được BT3
 -Hứng thú học tập
II.Đồ dùng dạy học:
 -Giáo viên : Tranh minh họa trong SGK
 -Học sinh : SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
NỘI DUNG
HĐ
HĐ THẦY
HĐ TRỊ
ĐIỀU
CHỈNH
¬HĐ 1: Giới thiệu bài
¬HĐ 2 :
Hướng dẫn kể chuyện
¬HĐ 3 :
Kể toàn bộ câu chuyện 
1) Khởi động: Hát “Cộc cách tùng cheng”
2) Bài mới:
-Kể lại câu chuyện “Chuyện bốn mùa”
a)Kể đoạn 1 theo tranh:
 +GV nêu yêu cầu của bài. Cho HS quan sát tranh, nêu câu hỏi gợi ý và cho HS kể nội dung tranh 1. 
-Cho HS kể chuyện trong nhóm. 
-Nhận xét, đánh giá.
b) Kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện
-GV nêu yêu cầu bài;hướng dẫn HS thực hiện
-Kể nối tiếp
-Kể theo vai
-GV nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất
-Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
3) Củng cố-Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Chia 4 nhóm.
- HS nhớ lại nội dung chuyện. Trả lời câu hỏi:
-HS kể.
 + Tranh 1: Đông cầm tay Xuân bảo “ Chị là người sung sướng nhất. Ai cũng yêu chị vì chị đem cho họ vườn cây đầy lộc.”
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Tranh 2: Xuân dịu dàng nói “ Tuy họ thương chị nhưng phải cần có nắng của em Hạ thì cây trong vườn mới đơm trái và học sinh mới được nghỉ hè.”
 + Tranh 3: Hạ tinh nghịch xen vào “ Thiếu nhi thì thích em Thu nhất vì có em Thu sẽ có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ.”
 + Tranh 4: Thu đặttay lên vai Đông thủ thỉ “ Có em mới có bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn.”
-Tập kể trong nhóm. Đại diện nhóm lên thi kể trước lớp
-Kể trong nhóm và cử đại diện lên kể trước lớp.
-Mỗi nhóm 6 em, thi kể nối tiếp
-Nhóm nào kể hay,sáng tạo là thắng cuộc
-Cả lớp nhận xét,bình chọn
HS khá, giỏi
	Môn: Chính tả (tập chép)
Tiết 37: Chuyện bốn mùa
I.Mục đích yêu cầu:
 - chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài
 - Làm được BT2
 -Rèn tính cẩn thận, chính xác
II.Đồ dùng dạy học:
 -Giáo viên: Bảng lớpï viết sẵn bài viết. Các bài tập 2, 3
 -Học sinh: vở bài tập 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
NỘI DUNG
HĐ
HĐ THẦY
HĐ TRỊ
ĐIỀU
CHỈNH
¬HĐ 1: Giới thiệu bài
¬HĐ 2: Hướng dẫn tập chép
¬HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
1) Khởi động: hát “Múa vui”
2) Bài mới: Viết đoạn trích bài “ Chuyện bốn mùa”(Xuân làm cho  đâm chồi nảy lộc).
-Hướng dẫn HS chuẩn bị
-GV đọc đoạn sẽ chép
-Giúp HS nắm nhận xét:
 +Đoạn chép này là lời của ai?
 +Đoạn chép có những tên riêng nào?
 +Những tên riêng ấy phải viết như thế nào?
-GV giảng và cho HS viết từ khó: tựu trường, ghét, ấp ủ, đâm chồi, nảy lộc 
-Cho HS chép bài vào vở, GV lưu ý HS về cách chép và trình bày bài.
-Yêu cầu HS nhìn bảng, nghe GV đọc.
-Chấm chữa bài
-Chấm 5,7 bài và nhận xét bài viết về nội dung, chữ viết, cách trình bày
Bài tập 2:
-GV hướng dẫn HS làm.
-Nhận xét.
3) Củng cố-Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Khen ngợi những HS viết bài chính tả đúng, sạch, đẹp
-Chuẩn bị bài sau
-2, 3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
-  lời của bà Đất.
-  Xuân, Hạ, Thu, Đông.
-  viết hoa.
-HS viết vào bảng con .
-HS nhìn bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để chép đúng. 
-HS soát lại bài và tự chữa lỗi
-1 HS đọc yêu cầu bài.
-Cả lớp làm vào VBT.
-Sửa bài đúng vào vở:
a) Điền l hay n:
 - (Trăng) Mồng một lưỡi trai,
 Mồng hai lá lúa.
 - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
b) Dấu hỏi hay dấu ngã:
 - Kiến cách vỡ tổ bay ra
 Bão táp mưa sa gần tới.
 - Muốn cho cây lúa nảy bông to
 Cày sâu, bừa kĩ, phân gio cho nhiều
Môn: Chính tả (nghe-viết)
Tiết 38: Thư trung thu
I.Mục đích yêu cầu:
 - Nghe- viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm được BT2
 -Rèn tính cẩn thận, chính xác
II.Đồ dùng dạy học:
 -Giáo viên : Bảng lớpï viết sẵn bài CT, bài tập 2
 -Học sinh : vở bài tập 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
NỘI DUNG
HĐ
HĐ THẦY
HĐ TRỊ
ĐIỀU
CHỈNH
¬HĐ 1: Giới thiệu bài
¬HĐ 2: Hướng dẫn Nghe - viết
¬HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
1) Khởi động: Hát “Thật là hay”
2) Bài mới:
-Viết 12 dòng thơ trích trong bài “Thư trung thu”.
a)Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn sẽ viết.
-Giúp HS nắm nội dung:
 +Nội dung bài thơ nói điều gì?
+Trong đoạn trích có những từ nào viết hoa? Vì sao?
 - ...  +Vòng 1: GV đố HS giơ cờ dành quyền trả lời.
 +Vòng 2: HS các nhóm đố lẫn nhau.
-Tổng kết đội nào nhiều điểm đội đó thắng.
- Yêu cầu HS tự làm
-Theo dõi, nhận xét từng HS
3) Củng cố-Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Khen ngợi những HS viết bài hay, đúng, sạch, đẹp
-Chuẩn bị bài sau
-Chia đội theo hướng dẫn của GV
-Giải đố:
1.Con gì biết đánh thức mọi người dậy vào buổi sáng? (gà trống)
2.Con chim mỏ vàng, biết nói tiếng người? (vẹt)
3.Con chim này còn gọi là chim chiền chiện? (sơn ca)
- Tự làm vào VBT
- Đọc bài đã làm
- Nhận xét
Môn: Tiếng Việt
Tiết 54: Ôn tập ( T5)
I.Mục đích yêu cầu
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng như ở Tiết 1
 - Biết đặt và trả lời câu hỏi với như thế nào? (BT2, BT3); biết đáp lời khẳng định, phủ định trong tình huống cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4 )
 -Hứng thú học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Giáo viên : Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26
 -Học sinh : vở bài tập 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
NỘI DUNG
HĐ
HĐ THẦY
HĐ TRỊ
ĐIỀU
CHỈNH
¬HĐ 1: Giới thiệu bài
¬HĐ 2: Kiểm tra tập đọc và HTL
¬HĐ 3: 
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi “ như thế nào?”
¬HĐ 3: 
Ôn luyện cách đáp lời khẳng định, phủ định của người khác
 1) Khởi động: Hát “Trên con đường đến trường”
 2) Bài mới:
-Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
-Tiến hành tương tự như tiết 1
Bài 2: 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Câu hỏi “Như thế nào” dùng để hỏi về nội dung gì?
-Hãy đọc câu văn trong phần a.
-Mùa hè, hai bên bờ sông hoa phượng nở như thế nào?
-Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?”
-Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi HS đọc câu văn trong phần a
-Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
-Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm HS
-Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời khẳng định hoặc phủ định của người khác.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống,1 HS nói lời khẳng định và phủ địng 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm từng HS
3) Củng cố:
-Nhận xét tiết học
4) Dặn dò:
-Chuẩn bị bài sau
-Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: “Như thế nào”?
-Câu hỏi “Như thế nào?” dùng để hỏi về đặc điểm.
-Đọc: Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
- Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
-Đỏ rực.
-Suy nghĩ và trả lời: Nhởn nhơ.
-Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
-Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.
-Bộ phận “trắng xóa”
-Câu hỏi: trên những cành cây, chim đậu như thế nào?/ Chim đậu như thế nào trên những cành cây?
-Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án:
b)Bông cúc sung sướng như thế nào?
HS thực hiện theo yêu cầu
Đáp án:
a) Ôi thích quá! Cảm ơn ba đã báo cho con biết./ Thế ạ? Con sẽ chờ để xem nó./ Cảm ơn ba ạ./
Môn : Tiếng Việt
Tiết 27: Ôn tập ( T6)
II.Mục đích yêu cầu:	
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng như ở Tiết 1
 -Nắm được một số từ ngữ về muông thú (BT2); kể ngắn được một con vật mình biết
 -Hứng thú học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Giáo viên : Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26
 -Học sinh : VBT
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
NỘI DUNG
HĐ
HĐ THẦY
HĐ TRỊ
ĐIỀU
CHỈNH
¬HĐ 1: Giới thiệu bài
¬HĐ 2: Kiểm tra tập đọc và HTL
¬HĐ 3: 
Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú
¬HĐ 4 :
Thi kể ngắn về một con vật mà mình biết
1) Khởi động: Hát “Chiến sĩ tí hon”
2) Bài mới:
-GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 -Tiến hành tương tự như tiết 1
- GV chia lớp thành 2 nhóm A và nhóm B tổ chức trò chơi:
 + Đại diện nhóm A nói tên con vật ( VD : hổ), các thành viên trong nhóm B phải xướng lên những từ ngữ chỉ hoạt động hay đặc điểm của con vật đó( VD: hung dữ, khỏe mạnh, )
 Sau đó đổi lại.
GV ghi lên bảng những ý kiến đúng. 
-GV gọi HS nói tên các con vật mà em biết
-GV lưu ý HS : có thể kể một câu chuyện cổ tích mà em được nghe, được đọc về một con vật; cụng có thể kể vài nét về hình dáng, hoạt động của con vật mà em biết, tình cảm của em đối với con vật đó.
- GV và cả lớp bình chọn những người kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
3)Củng cố:
-GV nhận xét tiết học
4)Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài sau
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-1 nhóm 8 HS thực hiện theo yêu cầu
- 1 HS đọc cách chơi.Cả lớp đọc thầm theo.
- HS tiến hành chơi( 2 nhóm phải nói được về 5,7 con vật)
- Một số HS nối tiếp nhau kể
VD: Tuần trước, cha mẹ đưa em
đi công viên chơi. Trong công viên, lần đầu em đã thấy một con hổ. Con hổ lông vàng có vằn đen. Nó rất to, đi lại chậm rãi, vẻ hung dữ. Nghe tiếng nó gầm gừ, em rất sợ, mặc dù nó đã bị nhốt trong chuồng sắt chẳng làm hại được ai.
Môn: Tiếng Việt
Tiết 27: Ôn tập ( T7)
I.Mục đích yêu cầu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng như ở Tiết 1
 - Biết đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao? ( BT2, BT3 ); biết đáp lời đồng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4)
 - Hứng thú học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Giáo viên: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26
 -Học sinh: SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
NỘI DUNG
HĐ
HĐ THẦY
HĐ TRỊ
ĐIỀU
CHỈNH
¬HĐ 1: Giới thiệu bài
¬HĐ 2: 
Kiểm tra tập đọc và HTL
¬HĐ 3: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi “ Vì sao?”
¬HĐ 4: 
Ôn luyện cách đáp lời đồng ý
1) Khởi động: Hát “Chiến sĩ tí hon”
2) Bài mới:
-GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 -Tiến hành tương tự như tiết 1
Bài 2:
 +Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+Câu hỏi “vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
-Hãy đọc câu văn trong phần a.
 +Vì sao sơn ca khô khát họng?
 +Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “vì sao”?
-Yêu cầu HS làm bài b tương tự.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
-Hướng dẫn HS làm (2 HS ngồi cạnh nhau hỏi đáp).
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạch nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại tình huống a.
-Theo dõi, nhận xét từng HS
3) Củng cố:
 +Câu hỏi “vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
 +Khi đáp lại lời đống ý của người khác, chúng ta cần có thái độ thế nào?
-Nhận xét tiết học
4) Dặn dò:
-Chuẩn bị bài sau
-Tìm bộ phận trả lời câu hỏi “ Vì sao ?”
 -hỏi về nguyên nhân, lí do.
-  vì khát.
-  vì khát.
-  vì mưa to.
-Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
-Chốt lời giải đúng:
a) Vì sao bông cúc héo lả đi?
b) Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn?
-HS tiến hành theo hướng dẫn của GV
-Đáp án tình huống a:
a) Thay mặt lớp, em xin cám ơn cô đã đến dự liên hoan văn nghệ với chúng em.
-  nguyên nhân, lí do.
-  lịch sự, nhẹ nhàng, đúng mực
Môn : Tiếng Việt
Tiết 27: KiĨm tra ( T 8)
I.Mục đích yêu cầu:
 - Kiểm tra ( Đọc ) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII ( nêu ở tiết 1)
 - Hứng thú học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Giáo viên: Phiếu ghi bài tập đọc “Cá rô lội nước”
 -Học sinh : : SGK,VBT
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
NỘI DUNG
HĐ
HĐ THẦY
HĐ TRỊ
ĐIỀU
CHỈNH
¬HĐ 1: 
Giới thiệu bài
¬HĐ 2:
Kiểm tra đọc hiểu
1) Khởi động: Hát “Trên con đường đến trường”
 2) Bài mới: 
 -GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
-GV cho HS đọc bài “Cá rô lội nước” trong SGK.
- Yêu cầu HS làm vào VBT
-GV chấm điểm, nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu 1: ý b ( Giống màu bùn )
Câu 2: ý c ( Trong bùn ao)
Câu 3: ý b (Rào rào như đàn chim vỗ cánh)
Câu 4: ý a ( Cá rô)
Câu 5: ý b ( Như thế nào ?)
3) Củng cố:
-GV nhận xét tiết học
4) Dặn dò:-Chuẩn bị bài sau 
-1 HS đọc.Các HS khác đọc thầm theo.
-HS tự lực làm bài
Môn : Tiếng Việt
Tiết 27: KiĨm tra ( T9)
I.Mục đích yêu cầu:
 Kiểm tra ( Viết ) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII :
- Nghe – viết đúng bài CT ( tốc độviết khoảng 45 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ.
- Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 4, 5 câu) theo câu hỏi gợi ý, nói về một con vật yêu thích.
- Hứng thú học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Giáo viên: SGK, bảng phụ viết bài CT “ Con Vện”
 -Học sinh : : SGK,VBT
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
NỘI DUNG
HĐ
HĐ THẦY
HĐ TRỊ
ĐIỀU
CHỈNH
¬HĐ 1: Giới thiệu bài
¬HĐ 2: 
CT nghe - viết
¬HĐ 3: Viết đoạn văn ngắn nói về một con vật yêu thích
1) Khởi động: Hát “Chiến sĩ tí hon”
2) Bài mới:
-GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 - GV đọc bài “Con Vện”
-Ỵêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ
-Đọc bài thong thả cho HS viết
 -Đọc bài cho HS soát lỗi
- GV chấm bài, nhận xét
 -Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài trong vở bài tập
- GV chấm điểm, nhận xét
3) Củng cố:
-Nhận xét tiết học
4) Dặn dò:
-Chuẩn bị bài sau
-1 HS đọc lại, sau đó cả lớp đọc đồng thanh
- HS nêu
- HS viết bài vào vở
- HS tự soát lỗi và sửa chữa
 -HS dựa theo câu hỏi gợi ý tự làm bài vào VBT.
- Vài HS đọc bài làm của mình

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19- 27.doc