DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TT).
Tuẩn 2. (Chuẩn KTKN: 7 ; SGK: 15)
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
- Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công, bênh vực Nhà Trò yếu đuối.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời được các CH trong SGK).
- HG khà, giỏi : Chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (CH4)
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 cần hướng dẫn HS luyện đọc .
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
Tập đọc . KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 17 tháng 08 năm 2009. Tiếât 3. DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TT). Tuẩn 2. (Chuẩn KTKN: 7 ; SGK: 15) A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng). - Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. - Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công, bênh vực Nhà Trò yếu đuối. - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời được các CH trong SGK). - HG khà, giỏi : Chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (CH4) B. CHUẨN BỊ: GV : - Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 cần hướng dẫn HS luyện đọc . HS : - SGK C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bài ca đi học” b. Kiểm tra bài cũ : Mẹ ốm. - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK - Nhận xét về khả năng đọc, cách trả lời câu hỏi. Cho điểm. c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 . Giới thiệu bài 2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Luyện đọc - Chỉ định 1 HS đọc cả bài. Phân 3 đoạn. - Tổ chức đọc cá nhân. Hướng dẫn đọc kết hợp sửa lỗi phát âm, nhắc nhở nghỉ hơi đúng sau các cụm từ , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm. - Hướng dẫn đọc câu dài . - GV đọc diễn cảm. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài : * Đoạn 1 : 4 dòng đầu + Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào? (HSY) Ý đoạn 1 : Trận địa mai phục của bọn nhện . * Đoạn 2 : sáu dòng tiếp theo + Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? Ý đoạn 2 : Dế Mèn ra oai với bọn nhện Đoạn 3 : Phần còn lại + Dế mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? + Bọn nhện sau đó hành động như thế nào ? Ý đoạn 3 : Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải. d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm : - Nêu cách đọc: Giọng đọc thể hiện sự khác biệt giữa các câu văn miêu tả với những câu văn thuật lại lời nói của Dế Mèn , chú ý những từ gợi tả , gợi cảm . - Đưa ra đoạn 3 hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV đọc mẫu. - GV nhận xét, sửa chữa, uốn nắn. a) Đọc thành tiếng: * Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.( Đọc 2 -3 lượt) . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . * Luyện đọc theo cặp . * Vài em đọc cả bài . b) Đọc tìm hiểu bài - HS đọc thầm và trả lời * Bọn Nhện chăng tơ kín ngang đường ,bố trí nhện gộc canh gác ,tất cả nhà Nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ . - HS đọc to và thảo luận theo nhóm đôi: * Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi , lời lẽ rất oai , giọng thách thức của một kẻ mạnh : muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu , dúng các từ xưng hô : ai , bọn này , ta. * Thấy Nhện cái xuất hiện vẻ đanh ác , nặc nô, Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh“quay phắt lưng ,phóng càng đạp phanh phách” - HS đọc * Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ , không quân tử , rất đáng xấu hổ , đồng thời đe doạ chúng : Phân tích : Bọn nhện giàu có , béo múp Món nợ của mẹ Nhà Trò bé tẹo , đã mấy đời . Bọn Nhện béo tốt , kéo bè , kéo cánh Đánh đập một cô gái yếu ớt . Kết luận : ( Đe doạ ) Thật đáng xấu hổ ! Có phá hết các vòng vây hay không ? * Chúng sợ hãi , cùng dạ ran , cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối . * HS đọc câu hỏi 4 . HS trao đổi chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn và giải thích lí do chọn (HS khá, giỏi). - Trao đổi ý kiến : Các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn nhưng thích hợp nhất là danh hiệu hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công; che chở, bênh vực, giúp đỡ người yếu. c) Đọc diễn cảm - Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài . - Luyện đọc diễn cảm theo cặp - Thi đua đọc diễn cảm . d. Củng cố – Dặn dò: - Nêu ý nghĩa của bài? - Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học. - Về nhà đọc lại cho trôi chảy hơn. - Chuẩn bị : Truyện cổ nước mình Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: