Kế hoạch bài học môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 4, Tiết 7: Từ ghép và từ láy

Kế hoạch bài học môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 4, Tiết 7: Từ ghép và từ láy

TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY

Tuần 4. (chuẩn KTKN: 11 ; SGK: 38)

A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).

 - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiêng1 Việt: ghép những tiêng1 có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).

 - Bước đầu biết phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1) ; tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).

B. CHUẨN BỊ:

GV Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ.

Giấy khổ to kẻ khung BT 1 , 2

HS Từ điển, SGK, VBT

C. LÊN LỚP:

a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”

 

doc 3 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 4, Tiết 7: Từ ghép và từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu . KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Ngày dạy: 01 tháng 09 năm 2010. 
Tiết 7:	 TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY	
Tuần 4. (chuẩn KTKN: 11 ; SGK: 38)
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
	- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiêng1 Việt: ghép những tiêng1 có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
	- Bước đầu biết phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1) ; tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
B. CHUẨN BỊ:
GV Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ.
Giấy khổ to kẻ khung BT 1 , 2
HS Từ điển, SGK, VBT
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
b- Bài cũ : MRVT: Nhân hậu – đoàn kết
- HS làm bài tập 4
- GV nhận xét
 c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1.Giới thiệu bài: 
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Phần nhận xét
- GV giúp HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- Tổ chức phân tích bài a và b .
-Hướng dẫn rút ra nhận xét.
+ Có những từ phức do 2 tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Có những từ phức do những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại tạo thành.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- Từ ví dụ ở HĐ 1 GV rút ra ghi nhớ
- GV giải thích phần ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: Luyện tập phân biệt giữa từ ghép và từ láy. (Cặp).
- GV lưu ý HS:
+ Chú ý những chữ in nghiêng, in đậm
+ Xác định các tiếng trong các từ phức có nghĩa hay không? Cả 2 đều có nghĩa là từ ghép (chúng có thể giống nhau ở âm đầu hay vần)
- GV chốt 
Bài tập 2: tìm các từ ghép và từ láy có chứa các tiếng : ngay, thẳng, thật. (Nhóm).
- HS có thể tra tự điển
- GV nhận xét
Làm việc cả lớp
- 1 HS đọc nội dung bài tập và gợi ý
- Cả lớp đọc thầm lại
- 1 HS đọc câu thơ thứ nhất
cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét.
+ Các từ phức truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ, ông + cha)
+ Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại nhau tạo thành.
- HS đọc câu thơ tiếp theo
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Trao đổi nhóm đôi làm vào giấy.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
HS biết từ “cứng cáp” chỉ có tiếng cứng có nghĩa, tiếng cáp không có nghĩa. 
 Đây là từ láy chỉ trạng thái đã khỏe, không còn yếu ớt.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS sử dụng từ điển để tìm từ.
- HS báo cáo kết quả
- Nhận xét.
d. Củng cố – Dặn dò:
	- Nêu một số ví dụ về từ đơn và từ phức.
- Viết bài tập 2, 3 vào vở.
- Đọc thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ ghép và từ láy.
Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_4_tiet_7_tu.doc