Tên bài dạy : làm quen với bản đồ
A .MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo một tỉ lệ nhất nhất định .
- Biết một số yếu tố của bản đồ : tên bản đồ , phương hướng , kí hiệu bản đồ .
HS khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ
B .CHUẨN BỊ
- Một số loại bản đồ , thế giới , châu lục VN .
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 1 Ngày soạn :06 / 09 / 2011 Ngày dạy:// Tên bài dạy : làm quen với bản đồ A .MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN) - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo một tỉ lệ nhất nhất định . - Biết một số yếu tố của bản đồ : tên bản đồ , phương hướng , kí hiệu bản đồ . HS khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ B .CHUẨN BỊ - Một số loại bản đồ , thế giới , châu lục VN . C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH I/ Kiểm tra - Đồ dùng sách vở II / Bài mới 1 Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài 2 / Bài giảng a / Bản đồ: Hoạt động 1 :làm viêc cả lớp Bước 1 : - GV treo các loại bản đồ lên bảng. - Yêu cầu HSđọc tên các bản đồ trên bảng ? - Nêu phạm vi lảnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ ? Bước 2: - GV sửa chữavà giúp HS hoàn thiện câu trả lời . Kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định . Hoạt động 2 :Làm việc cá nhân Bước 1 : Quan sát hình 1 ,2 chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng tranh - Đọc SGK và trả lời câu hỏi sau + Ngày nay muốn vẽ được bản đồ người ta thường làm như thế nào? - Tại sao vẽ về VN mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Đia lí tự nhiên trên tường ? Bước 2 : - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời b / Một số yếu tố của bản đồ Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Bước 1 : GV yêu câu HS đọc SGK, quan sátbản đồ thảo luận gợi ý sau: - Tên bản đồ cho ta biết điều gì ? - Trên bản đồ người ta quy định như thế nào ? - Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? Bước 2 : - GV nhận xét kết luận. - HS nhắc lại - HS quan sát . - 1 -2 em đọc nội dung bản đồ - Bản đồ thế giới : thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất . - Bản đồ châu lục :thể hiện một bộ phận của trái đất và các châu lục . - Bản đồ VN :thể hiện nước VN - Một vài HS nhắc lại. - 1- 2 em chỉ. - Người ta thường dùng ảnh chụp nghiên cứu lại vị trí đối tượng cần thể hiện tính toán và các khoảng cách trên thực tế sau đó thu nhỏ. - ( HS khá , giỏi ) - Vì hai bảng đồ này vẽ theo tỉ lệ thu nhỏ khác nhau. - HS trả lời câu hỏi trước lớp - Cho biết khu vực thông tin thể hiện - Phía trên Bắc , dưới Nam ,phải đông ,trái Tây - ( HS khá , giỏi ) . - Bản đồ nhỏ hơn kích thước thực bao nhiêu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả . - Các nhóm khác bổ sung D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ : - Bản đồ là gì ? Kể một số yếu tố của bản đồ ? - Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau . DUYỆT : ( Ý kiến góp ý ) Ngày tháng 08 năm 2011 Hiệu Trưởng Tổ Trưởng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 2 Ngày soạn :06 / 09 / 2011 Ngày dạy:// Tên bài dạy : Dãy Hoàng Liên Sơn A .MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN) - Nêu được một số đạc điểm tiêu biểu về địa hình , khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn . + Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam : có nhiều đỉnh nhọn sườn núi rất dốc ,thung lũng thường hẹp và sâu . + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm . - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam . - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức đơn giản : dựa vào bảng số liệu cho sẳn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 B .CHUẨN BỊ - Bản đồ tự nhiên VN - Tranh ảnh về dãy núi HLS . C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH I/ Kiểm tra - Trên bản đồ người ta quy định như thế nào ? - GV nhận xét ghi điểm II / Bài mới 1 Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài 2 / Bài giảng a / HLS - dãy núi cao và đồ sộ nhất VN Hoạt động 1 : làm viêc cá nhân - GV chỉ vị trí dãy núi HLStrên bản đồ treo tường ( bản đồ tự nhiên Việt Nam ) Bước 1 : - HS dựa vào hình 1 và mục 1 SGK trả lời câu hỏi sau : - Kể tên những dãy núi ở phía Bắc nước ta , dãy núi nào dài nhất ? - Dãy HLS nằm phía nào cảu sông Hồng và sông Đà ? - Dãy HLS dài bao nhiêu km ? rộng bao nhiêu km? - Đỉnh núi , sườn núi và thung lũng ở dãy HLS như thế nào ? Bước 2 : - GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày . Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm Bước 1: - Làm việc trong nhóm theo các câu hỏi sau + Chỉ đỉnh Phan - xi - păngtrên hình 1 và cho biết độ cao của nó ? + Tại sao đỉnh Phan – xi - păng được gọi là “nóc nhà”ø của Tổ quốc ? + Quan sát hình 2 tả về đỉnh núi Phan - xi - păng ? Bước 2 : - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời b / Khí hậu lạnh quanh năm Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp Bước 1 : Đọc thầm mục 2 SGK - Cho biết khí hậu ở những nơi cao của HLS như thế nào ? - Chỉ vị trí của Sa Pa trên hình 1 - Dựa vào bảng số liệu cho sẳn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 ? - Vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc ? Bước 2 : - Giúp HS hoàn thiện câu trả lời - GV chốt nội dung bài như SGK - 2 –3 HS trả lời - HS nhắc lại - HS tìm vị trí của dãy núi HLS ở hình 1 SGK - ( HS khá , giỏi ) - Những dãy núi chính ở Bắc Bộ : Sông Gâm ; Ngân Sơn ; Bắc Sơn ; Đông Triều - Nằm giữa Hồng và sông Đà - Chạy dài 180 km , rộng gần 30 km ; - Có nhiều đỉnh nhọn sườn núi rất dốc ,thung lũng thường hẹp và sâu . HS trình bày kết trước lớp - Cao 3143 m - Vì nó là đỉnh núi cao nhất nước ta . - ( HS khá , giỏi ) - Đỉnh nhọn quanh năm có mây mù che phủ . - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp - Các nhòm khác sửa chữa bổ sung . - Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm . - 2 - 3 HS lên chỉ - ( HS khá , giỏi ) – Tháng 1 nhiệt độ xuống thấp có khí hậu lạnh , tháng 7 khí hậu mát mẽ . - Có khí hậu mát mẽ , phong cảnh đẹp thu hút khánh du lịch . D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ : - Nêu một số đặc điểm về địa hình khí hậu ở HLS ? - Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau. DUYỆT : ( Ý kiến góp ý ) Ngày tháng 8 năm 2011 Hiệu Trưởng Tổ Trưởng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 3 Ngày soạn :06 / 09 / 2011 Ngày dạy:// Tên bài dạy : Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn A .MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN ) - Nêu được tên một số dân tộc ít người ờ Hoàng Liên Sơn : Thái ,Mông , Dao - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn vá trang phục cua một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn : + Trang phục : Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng ; trang phục của các dân tộc được may , thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sở . + Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ , tre , nứa . B .CHUẨN BỊ - Bản đồ địa lí VN - Tranh ảnh về nhà sàn , trang phục , lễ hội C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH V Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài 1 / HLS – nơi cư trú của một số dân tộc ít người Hoạt động 1 :làm viêc cá nhân Bước 1 : Dựa vào hiểu biết và mục 1 SGK trả lời : - Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng ? - Kể tên các dân tộc ít người ở HLS ? - Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú thấp đến cao ? - Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Bước 2: - GV sửa chữavà giúp HS hoàn thiện câu trả lời kết luận 2 / Bản làng với nhà sàn Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm Bước 1 - Bản làng thường nằm ở đâu ? - Bản có nhiều nhà hay ít nhà ? - Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn ? - Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước ? Bước 2 : GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời 3 / Chợ phiên , lễ hội ,trang phục Hoạt động 3: làm việc cả lớp Bước 1 - Nêu những hoạt động trong chợ phiên ? - Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ ? - Tại sao chợ bán nhiều hàng hoá này ? - Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS ? - Lễ hội ở đây được tổ chức vào mùa nào ?trong lễ hội có những hoạt động gì ? - Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc hình 4,5 và 6 Bước 2 : -GV nhận xét kết luận chốt lại nội dung bài học . -2 HS nhắc lại - Dân cư ở đây thưa thớt hơn ở vùng đồng bằng . - Thái , Mông ,Dao - Thái – Dao –Mông. - Người dân thường đi bộ , đi ngựa - HS trả lời từng câu hỏi trước lớp - HS dựa vào mục 2 SGk và tranh ảnh trả lời : - Ở sườn núi hoặc thung lũng . - Có ít nhà - ( HS khá giỏi ) - Để tránh ẩm thấp vàthú dữ. - ( HS khá , giỏi ) - Hiện nay nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét bổ sung - HS dựa vào mục 3 tranh ,ảnh về chợ phiên trả lời : - ( HS khá , giỏi ) - Mua bán , trao đổi hàng hoá - Hàng thổ cẩm , măng , mộc nhĩ - ( HS khá ,giỏi ) - Vì đó là những hàng hoá người dân tự làm và tự kiếm được - Hội chơi núi mùa xuân , hội xuống đồng - Được tổ chức vào mùa xuân ,thi hát , múa sạp , múa còn - ( HS khá , giỏi ) Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng , thiêu và trang trí công phu màu sắc rực rỡ . - HS bày kết quả . - HS khác nhận xét bổ sung , D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ : - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư sinh hoạt , trang phục , lể hội của một số dân tộc ở HLS. - Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau . DUYỆT : ( ... hàng. - ( HS khá ,giỏi ) - Vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn; có cảng biển Tiên Sa với tàu cập bến rất lớn; hàng chuyển chở bằng tàu biển có nhiều loại. - Hàng đưa đến : Oâtô , máy móc , thiết bị , may mặc - Hàng đưa đi : vật liệu xây dựng , đá mĩ nghệ , quần áo , haải sản - Có nhiều hài sản , bãi biển đẹp núi non , có bảo tàng chăm . D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ : - GV yêu cầu vài HS kể về lí do Đà Nẵng trở thành cảng biển? Chuẩn bị bài: Biển đông & các đảo. DUYỆT : ( Ý kiến góp ý ) Tổ Trưởng Ngày tháng năm 2012 Hiệu Trưởng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 32 Ngày soạn :20/03/2012 Ngày dạy:// Tên bài dạy : Biển,đảo và quần đảo A .MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN ) - Nhận biết được vị trí của Biển Đông , một số vịnh , quần đảo , đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ ( lược đồ ) : vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan . quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa , đảo Cát Bà , Côn Đảo , Phú Quốc . - Biết sơ lược về vùng biển , đảo và quàn đảo của nước ta : Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo . - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển , đảo : + Khai thác khoàng sản : dầu khí , cắt trắng , muối . + Đánh bắt va nuôi trống hải sản . HS khá giỏi : + Biết Biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta . + Biết vai trò của biển đảo và quần đảo đối với nước ta : kho muối vô tận , nhiều hải sản , khoáng sản quý , điều hòa khí hậu , có nhiều bãi biển đẹp , nhiều vũng , vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển . B .CHUẨN BỊ - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam. C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 / Kiểm tra - Vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch của nước ta ? - GV nhận xét ghi điểm 2 / Bài mới : Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân theo từng cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi ở mục 1. - Biển nước ta có diện tích là bao nhiêu? - Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? - Biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta . - GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên bản đồ tự nhiên Việt Nam - GV mô tả, cho HS xem tranh ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với nước ta. Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp - GV chỉ các đảo, quần đảo. - Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? - Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không? - Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất? Hoạt động 3: - Nêu đặc điểm của các đảo ở vịnh Bắc Bộ? Các đảo ở đây được tạo thành do nguyên nhân nào? - Các đảo, quần đảo ở miền Trung & biển phía Nam có đặc điểm gì? - Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì? - GV cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế & hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta. - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. -2 -3 HS tra ûlời - HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi của mục 1 - HS dựa vào kênh chữ trong SGK & vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi. - ( HS khá , giỏi ) - ( HS khá , giỏi ) - HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. - HS dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày trước lớp - HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt Nam & nêu đặc điểm, giá trị kinh tế của các đảo, quần đảo. D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ : - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị bài: Khai thác dầu khí & hải sản ở biển Đông. DUYỆT : ( Ý kiến góp ý ) Tổ Trưởng Ngày tháng năm 2012 Hiệu Trưởng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 33 Ngày soạn :20/03/2012 Ngày dạy:// Tên bài dạy : Khai thác khoáng sản và hải sản ở VBVN A .MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN ) - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo ( hải san23 , dầu khí , du lịch , cảng biển ,.. ) + Khai thác khoáng sản : dầu khí , cắt trắng , muối . + Đánh bắt và nuôi trồng ha sản . + Phát triển du lịch , - Chỉ vị trí bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí , vùng đánh bắt nhiều hải sải của nước ta. HS khá giỏi : + Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản . + Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ . B .CHUẨN BỊ - Tranh ảnh về khai thác dầu khí, khai thác & nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường. C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 / Kiểm tra - Chỉ trên bản đồ & mô tả về biển, đảo của nước ta? - Nêu vai trò của biển & đảo của nước ta? - GV nhận xét ghi điểm 2 / Bài mới : Hoạt động 1 : - GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi có dầu khí trên biển. - GV: Dầu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của nước ta, nước ta đã & đang khai thác dầu khí ở biển Đông để phục vụ trong nước & xuất khẩu. - Mô tả quá trình thăm dò, khai thác dầu khí? - Quan sát hình 1 & các hình ở mục 1, trả lời câu hỏi của mục này trong SGK? - Kể tên các sản phẩm của dầu khí được sử dụng hàng ngày mà các em biết? - GV : Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc & chế biến dầu. Hoạt động 2 : - Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản? - Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ? - Trả lời những câu hỏi của mục 2 trong SGK - Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản? - GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta. - GV yêu cầu HS kể về các loại hải sản (tôm, cua, cá) mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn. -2 -3 HS tra ûlời - HS chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi có dầu khí trên biển. - HS dựa vào tranh ảnh, SGK để trả lời. - HS lên bảng chỉ bản đồ nơi đang khai thác dầu khí ở nước ta. - HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ, SGK, vốn hiểu biết để thảo luận theo gợi ý. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ : - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị bài: Ôn tập DUYỆT : ( Ý kiến góp ý ) Tổ Trưởng Ngày tháng năm 2012 Hiệu Trưởng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 34 Ngày soạn :16/04/2012 Ngày dạy:// Tên bài dạy : Oân tập A .MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN ) - Chỉ được trên bản đồ Đại lí tự nhiên Việt Nam: + Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, , đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, và các đồng bằng duyên hải miền Trung , các cao nguyên ở Tây Nguyên + Một số thánh phố lớn . + Biển Đông các đảo và quần đảo chính . -Nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố ,tên một số dân tộc, một số hoạt động sản xuất chính ở Hoàng Liên Sơn , đồng bằng Bắc Bộ , Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải niềm Trung ; Tây Nguyên . B .CHUẨN BỊ - Bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam. - Bản đồ khung Việt Nam treo tường. - Phiếu học tập C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 / Kiểm tra - Khai thác dầu khí & hải sản ở biển Đông. - Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta rất nhiều hải sản? - Chỉ trên bản đồ nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta? - GV nhận xét ghi điểm 2 / Bài mới : Hoạt động 1 : - GV treo bản đồ khung treo tường, phát cho HS phiếu học tập Hoạt động 2 : - GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các thành phố như sau : Tên thành phố Đăc điểm tiêu biểu 1 . Hà Nội 2 . Hải Phòng 3 . Huế 4 . Đà Nẵng 5 . Đà Lạt 6 . Tp Hồ Chí Minh 7 . Cần Thơ GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Tiết 2 Hoạt động 3 : - Làm việc cá nhân , * Đáp án đúng câu 4 là : 1: ý d ; 2 : ý b ; 3 : ý b ; 4 : ý b - GV sửa chữa giúp Hoạt động 4 : - HS làm việc nhóm đôi * Đáp án đúng câu 5 là : + 1 ghép b + 2 ghép c + 3 ghép a + 4 ghép d + 5 ghép e + 6 ghép đ - GV tổng kết , khen ngợi các em chuẩn bị bài tốt có nhiều đóng góp cho bài học . -2 -3 HS tra ûlời - HS điền các địa danh của câu 2 vào lược đồ khung của mình. - HS lên điền các địa danh ở câu 2 vào bản đồ khung treo tường & chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. - HS làm câu hỏi 3 (hoàn thành bảng hệ thống về các thành phố) - HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án. - HS đọc câu hỏi 3 , 4 trong SGK - HS làm câu hỏi 3, 4 trong SGK - HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án. - HS đọc câu hỏi trong SGK - HS làm câu hỏi 5 trong SGK - HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án. A B 1 . Tây Nguyên 2 . ĐB Bắc Bộ 3 . ĐB Nam Bộ 4 . ĐB duyên hải NT 5 . Hoàng Liên Sơn 6 . Trung Du Bắc Bộ a ) Sản xuất nhiều b ) Nhiều dất đỏ .. c ) Vựa lúa , lớn thứ ... d ) Nghề đánh cá . đ ) Trồng rừng để e ) Trồng lúa nước .. D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ : - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị bài kiểm tra HKII DUYỆT : ( Ý kiến góp ý ) Tổ Trưởng Ngày Tháng năm 2012 Hiệu Trưởng
Tài liệu đính kèm: