Kế hoạch bài học lớp 2 năm 2010 - Tuần 23

Kế hoạch bài học lớp 2 năm 2010 - Tuần 23

Hoạt động kết hợp: Lớp, nhóm, cá nhân.

 Bước 1: GV đọc mẫu.

HS mở SGK trang 41 theo dõi đọc thầm, lắng nghe GV đọc mẫu.

- Bước 2: Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.

? Trong bài có từ nào khó đọc, dễ lẫn? (cuống quýt, khoan thai, thèm rõ dãi, ). HS luyện đọc từ khó.

- Bước 3: Đọc từng đoạn trước lớp.

+HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài: 3 lượt.

+ GV kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.

Sói mừng rơn,/ mon sau,/ định Ngựa/ cho chạy.//

HS đọc phần chú giải sau bài:

- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

? Em hãy đặt câu với từ: bình tỉnh.

Bước 4: Đọc từng đoạn trong nhóm .

HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.

Bước 5: Thi đọc giữa các nhóm.

Đại diện nhóm thi đọc, lớp nhận xét, tuyên dương.

 

doc 17 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1246Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 2 năm 2010 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 23
 Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
 Tập đọc: BÁC SĨ SÓI (TIẾT1)
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’) 
 Bài cũ.
 MT: HS đọc trôi chảy và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Cò và Cuốc.
PP: Thực hành, hỏi đáp.
Hoạt động lớp.
2HS đọc bài: Cò và Cuốc và TLCH:
? Thấy cò lội ruộng, cuốc hỏi thế nào?
? Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì?
GV nhận xét, ghi điểm.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: (5’)
 Giới thiệu chủ điểm và bài học. 
ĐD: Tranh SGK trang 40 phóng to.
PP: Trực quan, thuyết trình.
Hoạt động lớp
GV đính tranh phóng to lên bảng và hỏi:
? Kể lại những con vật trong tranh mà em biết? 
Gv giới thiệu chủ điểm mới của tuần 23, 24 là: Muông thú.
GV: Bài đầu tiên của chủ điểm này là: Bác sĩ Sói.
Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3:(25’)
 Luyện đọc
MT: - Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghjỉ hơi đúng chỗ.
ĐD: SGK trang 41. Thẻ từ: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.
Bìa viết câu: Sói mừng rơn, mon, định Ngựa cho  chạy.
PP: Luyện tập, thực hành, hỏi đáp.
Hoạt động kết hợp: Lớp, nhóm, cá nhân.
 Bước 1: GV đọc mẫu.
HS mở SGK trang 41 theo dõi đọc thầm, lắng nghe GV đọc mẫu. 
- Bước 2: Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
? Trong bài có từ nào khó đọc, dễ lẫn? (cuống quýt, khoan thai, thèm rõ dãi,). HS luyện đọc từ khó.
- Bước 3: Đọc từng đoạn trước lớp.
+HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài: 3 lượt.
+ GV kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.
Sói mừng rơn,/ mon sau,/ định  Ngựa/ cho  chạy.// 
HS đọc phần chú giải sau bài:
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
? Em hãy đặt câu với từ: bình tỉnh.
Bước 4: Đọc từng đoạn trong nhóm .
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
Bước 5: Thi đọc giữa các nhóm.
Đại diện nhóm thi đọc, lớp nhận xét, tuyên dương.
Bước 6: Lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2. 
GV nhận xét tiết học.
 Tuyên dương HS học tốt.
 Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
Tập đọc: BÁC SĨ SÓI (TIẾT 2)
 CÁC HOẠT ĐỘNG
 HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1 (20’)
 HD tìm hiểu bài
MT: Hiểu nội dung: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại ( Trả lời được câu hỏi 1,2,3,5). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
ĐD: SGK trang 41. 
Tranh vẽ hình ảnh Sói và Ngựa. Bảng phụ ghi câu hỏi 5.
PP: Thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
- 1 HS đọc to đoạn 1, cả lớp đọc thầm rồi TLCH
? Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa? ( Thèm rõ dãi)
GV: Thèm rõ dãi: Thèm đến nổi nước bọt trong miệng ứa ra.
- 1 HS đọc to đoạn 2,lớp đọc thầm.
GV phát trang vẽ hình ảnh của Sói và Ngựa cho các nhóm rồi giao việc: Tô màu Sói và Ngựa rồi cùng nhau ghi vào tranh ý nghĩ của Sói làm gì để lừa Ngựa và Ngựa bình tĩnh giả đau như thế nào? 
HS làm việc, đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét, bổ sung.
GVLK: Sói giả làm bác sĩ kjhám bệnh. Ngựa gải đau ở chân sau nhờ Sói khám giúp.
- 1 HS dọc đoạn 3, lkớp đọc thầm.
? Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá? ( Dành cho HS khá giỏi)
- GV đính cau hỏi 5 lên bảng, gọi HS đọc,
? Chọn tên khác cho truyện và giải thích tại sao?
GV giảng thêm: 
a, Sói và Ngựa: Tên 2 nhân vật trong truyện.
b, Lừa người lại bị người lừa: Thể hiện nội dung chính của đoạn.
c, Anh Ngựa thông minh: Tên nhân vật được khen ngợi.
1HS đọc toàn bài.
? Nêu nội dung của bài? Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2 (13’)
 Luyện đọc lại
MT: Như HD 3 tiết 1.
ĐD: SGK trang 41.
PP: Luyện tập, thực hành.
Bước 1: Hoạt động nhóm.
GV giao việc: 3 em tự phân vai đọc lại bài.
HS đọc, GV quan tâm theo dõi.
Bước 2: Hoạt động lớp.
Đại diện một vài nhóm thi đọc trước lớp.
Lớp lắng nghe, nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay. 
HOẠT ĐỘNG 3:(5’)
Tổng kết, dặn dò.
Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS học tốt.
 Dặn dò: Về nhà đọc lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện
 Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
ĐẠO ĐỨC: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI
CÁC HOẠT ĐỘNG
 HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: 15’
Sắm vai
MT:- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu: nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn, nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
ĐD: Tranh, Máy điện thoại , dụng cụ hoạt động nhóm 
PP: Sắm vai, Thảo luận. hỏi đáp.
Giới thiệu bài, ghi đề.
Bước 1: GV: Kể câu chuyện - kể lần 2 theo tranh 
Bước 2: Trả lời câu hỏi :
? Khi nhận điện thoại reo bạn Vinh đã làm gì và nói gì? 
? Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế nào ?
? Em có thích cuộc nói chuyện qua điện thoại của hai bạn không? Vì sao ?
Bước 3: Sắm vai: Hoạt động nhóm đôi.
 Gv giao việc: Từng đôi một sắm vai Vinh và Nam nói chuyện với nhau bằng điện thoại.
HS thực hiện, GV quan tâm giúp đỡ.
Đại diện một vài nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét.
- Em có học được điều gì qua hội thoại trên ?
* Kết luận: SGV trang 69. Chuyển tiếp. 
HOẠT ĐỘNG 2: 14’ Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại.
MT:Biết được sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản thường gặp hằng ngày.
ĐD: Điện thoại đồ chơi
PP: Thực hành 
Bước 1: Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại. 
Hoạt động nhóm, lớp.
GV phát phiếu viết sẵn các câu BT2 cho các nhóm rồi giao việc: Sắp xếp 4 câu đã ghi sẵn ở tờ bìa thành đoạn hội thoại.
Các nhóm sắp xếp. GV quan tâm giúp đỡ.
Các nhóm tham quan đánh giá lẫn nhau. GV chốt lại lời giải đúng:
1. A lô, tôi xin nghe.
2. Cháu  bạn Ngọc.
3. Cháu cầm máy chờ một lát nhé !
4. Dạ cháu cảm ơn bác 
Bước 2: Tìm hiểu ý nghĩa của cuộc gọi điện thoại 
? Đoạn hội thoại trên diễn ra như thế nào?
? Bạn nhỏ trong tình huống đã lịch sự chưa ? Vì sao ?
? Hãy nêu những việc cần làm khi em nhận và gọi điện thoại 
? Lịch sự khi nhận và gọi điện thể hiện điều gì ?
GV kết luận: SGV trang 69 
HOẠT ĐỘNG 3: 10’
Thảo luận nhóm.
MT: - Lịch sự khi nhận và gọi điện thể hiện của nếp sống văn minh.
ĐD: Phiếu học tập viết sẵn câu hỏi thảo luận.
PP: Thảo luận, thực hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm 6.
GV giao việc cho các nhóm: Thảo luận rồi trả lời các câu hỏi sau:
? Hãy nêu những việc làm khi nhận và gọi điện thoại?
? Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
HS thảo luận, GV quan tâm theo dõi.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Các nhóm trình bày Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GVKL: SGV trang 70.
GV nhận xét tiết học - Dặn dò.
 Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
TẬP LÀM VĂN:	 ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH - VIẾT NỘI QUY
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: 5’ Bài cũ 
MT: Biết sắp xếp câu thành đoạn văn tả về loài chim.
PP: Thực hành.
Hoạt động các nhân, lớp.
Gọi 2 HS làm BT3/ tuần 22.
? Ý nào tả hình dáng? Ý nào tả hoạt động?
Gv nhận xét, đánh giá. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: 18’
 HD làm bài tập 1, 2.
MT: Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước.
ĐD: Tranh SGK trang 49 phóng to. Tranh ảnh hươu sao, báo.
PP: Thảo luận nhóm - luyện nói 
* Hướng dẫn làm BT1. 
 Bước 1: Hoạt động nhóm đôi. HS nêu yêu cầu bài 1.
- GV đính trsnh ở SGK cho HS quan sát tranh, đọc lời các nhân vật trong tranh.
? Bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai với ai ? Trao đổi về việc gì ? (Cuộc trao đổi giữa các bạn học sinh đi xem xiếc với cô bán vé.) 
GV giao việc: Từng cặp học sinh thực hành lời hội thoại như trong tranh.
Bước 2: Hoạt động lớp.
GV mời một vài cặp lên trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
* Hướng dẫn làm BT2.
Bước 1: Hoạt động nhóm 6.
HS đọc yêu cầu BT. Cho học sinh quan sát hình con hươu
GV chia nhóm rồi giao việc: Thảo luận rồi thực hành nói lời đáp của em ở các tình huống BT2.
HS thảo luận, GV quan tâm theo dõi.
Bước 2: Hoạt động lớp.
Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét bổ sung.
b. Con báo có trèo cây được không ạ ! 
Được chứ ! Nó trèo giỏi lắm !
- Thế cơ ạ ! Nó giỏi quá, mẹ nhỉ ? Vào rừng mà gặp nó là nguy mẹ nhỉ ?
c. Thưa bác, bạn Lan có ở nhà không ạ? 
Có. Lan đang học bài ở trên gác.
- May quá ! Cháu xin gặp bạn ấy một chút ạ !
HOẠT ĐỘNG 3: 15’: BT3
MT: Đọc và chép lại 2,3 điều trong nội quy của nhà trường.
ĐD: VBT. Bản nội quy của nhà trường viết sẵn.
PP: Dạy học các nhân 
Bước 1: HD làm BT. HS đọc yêu cầu bài.
GV đính bảng nội quy của nhà trường cho HS đọc nhẩm rồi giao việc: Chọn 2- 3 điều ở bản nội quy rồi viết vào vở.
Bước 2: HS làm bài. GV quan tâm theo dõi.
Nhiều HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét.
GV nhận xét tiết học - Dặn dò. 
 Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
TỰ NHIÊN XÃ HỘI:	ÔN TẬP: XÃ HỘI
CÁC HOẠT ĐỘNG
HỌAT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: 5’
 Khởi động 
Hoạt động lớp.
GV nêu tên trò chơi: “Hát nối tiếp chữ bạn vừa dừng” và nêu luật chơi.
HS tham gia chơi, em nào sai sẽ bị phạt. 
HOẠT ĐỘNG 2: 15’
Trò chơi: Hái hoa dân chủ.
MT: Kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống.
So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị.
ĐD:Thể có nội dung câu hỏi 
PP: Trắc nghiệm , động não 
-Bước 1: HD HS chơi trò chơi.
GV nêu tên trò chơi: “Hái hoa dân chủ” và HD cách chơi: Các em xung phong lần lượt lên hái và làm theo yêu cầu của hoa.
Sau mỗi lần trả lời, mời các bạn nhận xét, chia sẻ, góp ý bổ sung.
Chú ý: Phải có ít nhất 12 em lên hái hoa và nội dung hoa rõ ràng.
Nội dung câu hỏi ở hoa như sau: 
- Kể về những việc làm thường ngày của các thành viên trong gia đình bạn?
- Chọn một trong các đồ dùng có trong gia đình bạn và nói về cách bảo quản và sử dụng nó?
- Kể về ngôi trường của bạn?
- Kể về công việc của các thành viên trong trường bạn?
- Bạn nên làm gì và không nên làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh nhà và trường học?
- Bạn sống ở thôn nào ? Kể tên những nghề chính và sản phẩm chính của xã mình?
Bước 2: HS tham gia chơi.
 HS xung phong lên hái hoa và đọc to yêu cầu của hoa trước lớp
- Ai trả lời đúng, rõ ràng, lưu loát thì sẽ được khen thưởng đồng thời được chỉ định bạn khác lên hái hoa.
Cứ như thế cho đến hết câu hỏi 
GV tuyên dương những HS có tinh thần xung phong và trả lời đúng các câu hỏi ở hoa
Bước 3: Hoạt động cả lớp.
? Em thấy cảnh quan thiên nhiên ở vùng nông thôn có gì khác với vùng thành thị không?
? Cách sinh hoạt của người dân ở nông thôn và người dân ở thành thị có gì giống và khác nhau? GV kết luận chung.
HOẠT ĐỘNG 3: 15’
Trưng bày tranh ảnh.
MT: Như HĐ2.
ĐD: Tranh  ... g lớp, cá nhân.
- 3 HS đọc bảng nhân 3.
- HS làm bảng con
 3 x 7 = 3 x 4 = 2 x  = 6 
GV nhận xét, đánh giá. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 13’)
Hướng dẫn HS lập bảng chia 3.
MT: Lập được bảng chia 3.
 Nhớ được bảng chia 3
ĐD: Bộ ĐD Dạy - Học. Bảng nhóm.
PP: Trực quan, hỏi đáp, thảo luận, thực hành.
Bước 1: Hoạt động cá nhân, lớp.
- GV cho học sinh bỏ lên bàn 4 tấm bìa, mỗi tấm vẽ 3 vẽ ba chấm tròn .
? Mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi 4 tấm có tất cả bao nhiếu chấm tròn? 
? Hãy viết một phép nhân tương ứng vào bảng con.
HS viết: 3 x 4 = 12
? trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bài? ( 4 tấm)
? Muốn biết ta làm phép tính gì? ( Chia: 12 : 3 = 40)
Vậy từ phép nhân 3 x 4 = 12 ta có công thức 
12 : 3 = 4. Nhiều em nhắc lại.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
GV phát bìa cho các nhóm rồi giao việc: Dựa vàop bảng nhân 3 để lập đầy đủ bảng chia 3, rồi ghi vào bảng nhóm.
Đại diện các nhóm đọc kết quả nhóm mình. Lớp nhận xét.
* HS đọc thuộc bảng nhân.
? Em có nhận xét gì về số bị chia trong bảng chia 3?
? Nhận xét các số chia, thương? Chuyển tiếp. 
HOẠT ĐỘNG 3 ( 15’)
HD làm bài tập.
MT: Nhớ được bảng nhân 3.
Biết giải toán có một phép chia( trong bảng chia 3)
ĐD: Vở toán, SGK trang 113.
PP: Thực hành.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS mở SGK trang 113 lần lượt làm các bài tập 1; 2
HS làm bài tập. 
GV quan tâm theo dõi. chấm chữa bài.
Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 4: ( 5’)
 Trò chơi tiếp sức.
MT: củng cố bảng chia 3.
ĐD: Bìa viết sẵn BT3 đủ cho các nhóm.
PP: Trò chơi học tập.
Bước 1: Hoạt động nhóm.
GV phát bìa viết sẵn BT3 cho các nhóm rồi nêu tên trò chơi và HD cách chơi.
Các nhóm tham gia chơi rồi đính sản phẩm nhóm mình vào vị trí đã quy định.
Bước 2: Hoạt động lớp.
Các nhóm tham quan đánh giá lẫn nhau.
GV nhận xét tiết học - Dặn dò.
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
Toán: LUYỆN TẬP
 CÁC HOẠT ĐỘNG
 CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: (5 ’) 
 Bài cũ
MT: Củng cố cho HS về cách nhận biếtv 1/2, 1/3.
ĐD: Các hình có số ô vuông đã tô 1/2., 1/3.
PP: Thực hành.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Gv đính lần lượt các hình đã tô màu lên bảng có ghi số thứ tự. Yêu cầu HS quan sát.
? Hình nào đã tô 1/2 số ô vuông? Hình nào đã tô 1/3 số ô vuông?
HS trả lới vào bảng con.
GV nhận xét, đánh giá. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 5’)
Trò chơi truyền điện. (BT1)
MT: Thuộc bảng chia 3.
ĐD: SGK trang 115.
PP: Trò chơi học tập.
Hoạt động lớp, cá nhân.
GV nêu tên trò chơi và HD cách chơi.
HS tham gia chơi có thi đua.
GV nhận xét, đánh giá. 
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 4: (20 ’)
 Hướng dẫn HS làm BT.
MT: Thuộc bảng chia 3
Biết giải toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3)
ĐD: Vở ô li, SGK trang 115.
PP: Thực hành.
Bước 1: HD HS làm bài. Hoạt động lớp.
GV cho HS mở SGK trang 115 làm các BT2, 4.
GV hướng dẫn từng bài.
Bài 2: HS đọcyêu cầu bài.
GV nhấn mạnh: Tính rồi viết kết quả sau dấu bằng.
Lưu ý: Từ phép nhân để tính kết quả phép chia tương ứng.
Bài 4: HS đọcyêu cầu bài.
? Bài toán cho biết gì? ( Có 15kg gạo chia đều vào 3 túi)
? Bài toan hỏi gì? ( Hỏi mỗi túi có mấy kg gạo?)
GV tóm tắt bài toán.
Bước 2: HS làm bài. Hoạt động cá nhân.
HS làm bài tập vào vở. 
GV quan tâm theo dõi. chấm chữa bài.
HOẠT ĐỘNG 3: 5’
Trò chơi tiếp sức.
MT: Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo ( chia cho 3; cho2)
ĐD: Bìa viết sẵn BT3 cho các nhóm
PP: Trò chơi học tập.
Bước 1: Hoạt động nhóm.
Gv phát bìa viết sẵn BT3 cho các nhóm rồi nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi: Nối tiếp nhau điền kết quả phép tính vào các phép tính có kèm đơn vị đo. 
Các nhóm tham gia chơi. GV quan tâm theo dõi.
Bước 2: Hoạt động lớp.
Các nhóm trưng bày sản phẩm. Lớp tham quan đánh giá lẫn nhau.
GV nhận xét, tuyên dương nhóm chơi tốt.
GV nhận xét tiết học- Dặn dò.
 Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
Toán: TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN.
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (10’) 
Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
MT: Nhận biết được thừa số, tích. Tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia.
ĐD: Thẻ từ ghi thừa số, tích. Bảng con
PP: Trực quan, hỏi đáp.
Hoạt động cá nhân, lớp.
GV cho HS lấy 3 tấm bài, mỗi tấm có 2 chấm tròn.
? Mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi 3 tấm có mấy chấm tròn?
GV cho HS viết phép tính vào bảng con: 2 x 3 = 6
? Nêu tên gọi thành phần của phép nhân? ( Thừa số, thừa số, tích)
GV giao việc tiếp: Từ phép nhân 2 x 3 = 6 lập 2 phép chia tương ứng. ( HS viết 6 : 2 = 3; 6 : 3 = 2)
? Em có nhận xét gì về phép tính nhân và hai phép tính chia trên? ( Tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia) Chuyển tiếp: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 2:( 8’)
 Giới thiệu cách tìm thừa số chưa biết.
MT: Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng: 
 x x a = b; a x x = b ( với a,b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong các bảng tính đã học) 
ĐD: Bảng con.
PP: Thực hành, hỏi- đáp
Hoạt động cá nhân, lớp.
GV ghi: x x 2 = 4 
Giải thích: x là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Từ phép nhân: x x 2 = 8, lập phép chia theo nhận xét trên.
HS lập vào bảng con: 8 : 2 = x; x = 4; 
Vậy x =4 là số phải tìm để được: 4 x 2 = 8
? Vậy muốn tìm thừa số chưa biết, em làm thế nào? ( Lấy tích chia cho thừa số đã biết)
Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 3: ( 15’) Thực hành
MT: Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b; a x x = b ( với a,b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong các bảng tính đã học) 
Biết giải bài toán có một phép tính chia 9 trong bảng chia 2.
ĐD: Vở ô li, SGK trang 116.
PP: Thực hành. 
Hoạt động cá nhân.
GV cho HS mở SGK lần lượt làm các bài tập 1,2 trang 116.
HS làm bài. GV quan tâm theo dõi.
GV chấm chữa bài. Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 4: 5’ 
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
MT: Củng cố kiến thức của bài.
ĐD: Bảng con. Bìa viết sẵn một số bài tìm x và kết quả của nó.
PP: Trò chơi học tập
Hoạt động cá nhân.
GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi.
GV đính bìa viết sẵn bài tìm x và kết quả, cho HS lựa chọn rồi viết phương án trả lời vào bảng con.
x x 3 = 12 A = 4 B = 3 C = 2
7 x x = 21 A = 6 B = 5 C = 3
Lớp và GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt
 Gv nhận xét tiết học - Dặn dò.
 Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
ÂM NHẠC: HỌC HÁT:
 BÀI CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
CÁC HOẠT ĐỘNG
 HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: 5’
 Bài cũ.
MT: HS hát đúng giai điệu bài hát: Hoa lá mùa xuân.
PP: Thực hành. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
2 HS hát bài: Hoa lá mùa xuân.
GV nhận xét, đánh giá.
Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 2: 20’
 Dạy bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương.
MT: Biết đay là bài hát nhạc của nước ngoài, lời Việt.
 Biết hát theo giai điệu và lời ca.
ĐD: Băng nhạc, máy nghe. Nhạc cụ quen dùng. Bảng phụ chép sẵn bài hát.
PP: Làm mẫu, thuyết trình, quan sát, thực hành.
Bước 1: Giới thiệu bài hát.
GV: Bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương là bài hát của trẻ em Pháp. Lời Việt của tác giả Hoàng Anh.
Bước 2: GV hát mẫu cho HS nghe.
GV hát chuẩn xác bài hát cho HS nghe. HS chú ý lắng nghe.
Bước 3: Tập hát từng câu.
- Đọc đồng thanh lời ca.
- Dạy hát từng câu. 
Gv cần lưu ý: Hat với tốc độ hơi nhanh.
GV đánh dáu những chỗ lấy hơi trong bài. Biết quay lại những chỗ kết bài.
- Luyện tập hát theo nhóm, theo tổ, cả lớp.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: 10’ 
Hát kết hợp vận động.
MT: Như HĐ2.
ĐD: Nhạc cụ.
PP: Thực hành
 .
Hoạt động lớp, nhóm.
Bước 1: GV làm mẫu.
GV vừa hát vừa làm mẫu một vài động tác múa hoặc vận động phụ hoạ.
Bước 2: Vừa hát vừa vận động.
 Gv cho cho HS đứng hát kết hợp vận động tại chỗ.
Từng nhóm 6 em biểu diễn.
 Lớp và GV nhận xét.
 Chuyển tiếp 
HOẠT ĐỘNG 4: 5’
Củng cố, dặn dò
MT: Củng cố lại cách hát bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương.
PP: Thực hành
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS lên hát lại bài: Chú chim nhỏ dễ thương
Lớp và GV nhận xét, tuyên dương HS hát tốt.
GV nhận xét tiết học - Dặn dò
Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2010
MĨ THUẬT: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI VỀ MẸ HOẶC CÔ GIÁO
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (3’) Bài cũ.
MT: KT sự chuẩn bị của HS.
ĐD: Vở tập vẽ, chì, màu
PP: Quan sát, nhận xét
Hoạt động cá nhân, lớp.
GV yêu cầu HS bỏ vở tập vẽ, chì, màu lên bàn để GV kiểm tra.
HS thực hiện. 
GV kiểm tra nhận xét.Chuyển tiếp: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 2: (5’) 
 Tìm chọn nội dung đề tài
MT: Hiểu nội dung đề tài về: Mẹ hoặc Cô giáo.
ĐD: Sưu tầm một số tranh ảnh về Mẹ và Cô giáo.
PP: Quan sát, hỏi đáp.
Hoạt động lớp.
+ GV gợi ý cho HS kể về mẹ hoặc cô giáo.
GV treo một số tranh, ảnh để HS nhận biết: 
? Những tranh vẽ này vẽ về nội dung gì?
? Hình ảnh chính trong tranh là ai? Em thích bức tranh nào nhất?
GV nhấn mạnh: Mẹ và cô giáo là những người rất gần gũi với chúng ta. Em hãy nhớ lại hình ảnh mẹ hoặc cô giáo để vẽ một bức tranh đẹp. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: (5’) 
 Cách vẽ đề tài.
MT: Biết cách vẽ tranh đề tài về Mẹ hoặc Cô giáo.
ĐD: Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ tranh. 
PP: Quan sát, hướng dẫn có gợi ý. Hỏi đáp.
Hoạt động lớp.
- GV nêu yêu cầu để HS nhận biết, muốn vẽ được bức tranh đẹp về Mẹ hoặc Cô giáo, các em cần lưu ý?
+ Nhớ lại hình ảnh mẹ, cô giáo với các đặc điểm: Khuôn mặt, màu da, tóc,..; màu sắc, kiểu dáng quần áo mà mẹ hoặc cô giáo thường mặc.
+ Nhớ lại những công việc mẹ và cô giáo thương làm ( đọc sách, tưới rau, bế em bé, cho gà ăn,) để có thể vẽ tranh.
+ Tranh vẽ hình ảnh mẹ hoặc cố giáo là chính, còn các hình ảnh khác chỉ vẽ thêm để bức tranh đẹp và sinh động.
+ Chọn màu theo ý thích đẻ vẽ. Nên vẽ kín tranh, có màu đậm, màu nhạt. Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 4: ( 15’) 
 Thực hành.
MT: Vẽ được tranh đề tài Mẹ hoặc Cô giáo theo ý thích. HS khá giỏi biết xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
ĐD: Vở tập vẽ, chì, màu.
PP: Quan sát, thực hành, nhận xét
Bước 1: GV hướng dẫn cách vẽ.
GV giúp HS tìm ra cách thể hiện.
+ Vẽ chân dung cần mô tả được những đặc điểm chính. ( khuôn mặt, tóc, mắt, mũi, miệng,..)
+ Vẽ mẹ đang làm công việc nào đó thì phải chọn hình ảnh chính và các hình ảnh phụ.
Bước 2: HS làm bài.
- HS vẽ vào vở tập vẽ. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn và giới thiệu một số bài vẽ đã hoàn thành để HS nhận xét. HS nhận xét bài nào đẹp, bài nào chưa đẹp. Vì sao?
Dặn: Sưu tầm tranh vẽ thiếu nhi.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 2 Tuan 23.doc