I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nghĩa các từ khó
- Hiểu nội dung bài: Chú voi nhà đã giúp các anh bộ đội kéo xe ra khỏi vũng lầy
2. Kỹ năng:
- Đọc trơn được cả bài: đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc đúng các từ mới.
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc rõ lời của các nhân vật
- Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn, đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật
- Rèn nghe, đọc và hiểu đúng nội dung bài
3. Thái độ:
- HS biết yêu quý vật nuôi
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Ra quyết định: biết lựa chọn cách giải quyết thích đáng khi gặp các vấn đề nguy hiểm, cấp bách.
2. Ứng phó với căng thẳng: khi gặp nguy hiểm trước tiên phải bình tĩnh mới có thể giải quyết vấn đề.
GVHD: Nguyễn Thị Lan Giáo sinh: Trương Lê Hoài Nhi Kế hoạch bài dạy Môn: Tiếng Việt Phân môn: Tập đọc Lớp: 2/1 Bài: VOI NHÀ I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Hiểu được nghĩa các từ khó - Hiểu nội dung bài: Chú voi nhà đã giúp các anh bộ đội kéo xe ra khỏi vũng lầy 2. Kỹ năng: - Đọc trơn được cả bài: đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc đúng các từ mới. - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc rõ lời của các nhân vật - Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn, đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật - Rèn nghe, đọc và hiểu đúng nội dung bài 3. Thái độ: - HS biết yêu quý vật nuôi II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 1. Ra quyết định: biết lựa chọn cách giải quyết thích đáng khi gặp các vấn đề nguy hiểm, cấp bách. 2. Ứng phó với căng thẳng: khi gặp nguy hiểm trước tiên phải bình tĩnh mới có thể giải quyết vấn đề. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: 1. Hỏi và trả lời 2. Trình bày ý kiến cá nhân IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. GV: - SGK - Máy chiếu - GA điện tử 2. HS: - SGK - Bút chì V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 3’ 1’ 2’ 13’ 7’ 6’ 3’ 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Quả tim khỉ - Gọi 2 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi: + HS1: đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Cá Sấu có hình dáng như thế nào? + HS 2: đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát thân? - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét 3. Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu bài mới: - Cho HS quan sát tranh, hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - GV: Tranh vẽ cảnh một chú voi đang dùng vòi kéo một chiếc ô tô qua vũng lầy. Để biết được trong bức tranh đã xảy ra chuyện gì, chúng ta cùng sang bài tập đọc ngày hôm nay: Voi nhà - GV viết tên bài học lên bảng - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài học 3.2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: - Để biết chú voi nhà khỏe mạnh này đã làm gì, các em hãy lắng nghe cô đọc bài. - GV đọc mẫu toàn bài một lượt - Chú ý: giọng người dẫn chuyện: thong thả, đoạn đầu thể hiện sự buồn bã khi xe gặp sự cố, đoạn giữa thể hiện sự hồi hộp lo lắng, đoạn cuối hào hứng, vui vẻ. Giọng Tứ: lo lắng Giọng Cần khi nói “Không được bắn”: to, dứt khoát. b. Luyện đọc câu: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 1 - Yêu cầu HS tìm từ khó đọc - GV ghi nhanh lên bảng và luyện đọc từ khó cho HS. - Mỗi từ cho 2 -3 HS đọc, sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh từ đó - Gọi 1 HS đọc lại tất cả các từ trên bảng - Cho HS đọc đọc đồng thanh các từ trên bảng - Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2 c. Luyện đọc đoạn: - GV: Trước khi luyện đọc đoạn, bạn nào có thể chia đoạn bài này cho cô? - GV nhận xét - Hướng dẫn HS chia bài tập đọc thành 3 đoạn: + Đoạn 1: Gần tối chịu rét qua đêm + Đoạn 2: Gần sáng phải bắn thôi + Đoạn 3: Phần còn lại - Luyện đọc đoạn lần 1: gọi 3 HS đọc - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét - Gọi HS đọc chú giải - Hỏi: Còn từ nào các em chưa hiểu? - GV giải đáp (nếu có). (VD: chộp: túm lấy, tóm lấy rất nhanh) - Luyện đọc đoạn lần 2: gọi 3 HS đọc - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét d. Đọc trong nhóm: - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu đọc cả bài trong nhóm. - GV theo dõi HS đọc bài theo nhóm e. Thi đọc: - Tổ chức cho các nhóm thi đọc - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét *Chuyển ý: Cô thấy các con đọc bài rất tốt, để xem các con có hiểu bài hay không thì chúng ta cùng sang phần tìm hiểu bài. 3.3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn1 - Hỏi: Vì sao những người trong xe phải ngủ đêm trong rừng? - Yêu cầu HS nhận xét - GV: Vì mưa rừng ập xuống, chiếc xe bỗng khựng lại, hai bánh trước của chiếc xe bị lún xuống vũng lầy. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 - Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra khi trời gần sáng? - Yêu cầu HS nhận xét - GV: Một con voi già lừng lững xuất hiện - Hỏi: Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe? - Yêu cầu HS nhận xét - GV: Mọi người vội nép vào lùm cây, Tứ chộp lấy khẩu súng định bắn voi vì sợ nó làm hư xe. - Hỏi: Nếu lúc con voi xuất hiện, em có mặt ngay tại đó thì em sẽ làm thế nào? - GV: Mặc dù lo sợ con voi sẽ gây nguy hại nhưng lúc đó chúng ta cần phải bình tĩnh để ứng phó, xử lí tình huống. Đừng nóng vội như Tứ. Bên cạnh đó, trong cuộc sống, ta sẽ gặp nhiều tình huống nguy hiểm hơn, vậy nên cần phải bình tĩnh, nếu cuống lên sẽ không giải quyết được vấn đề. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 - Hỏi: Con voi đã giúp họ như thế nào? - Yêu cầu HS nhận xét - GV: Nó quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. - Hỏi: Từ đó các em thấy voi là con vật như thế nào? - GV kết luận: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích cho con người. - Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài học - Liên hệ thực tế: + Ở nước ta voi có nhiều nhất ở đâu? + Voi có những lợi ích gì? - GV kết luận: Ở nước ta, nơi có nhiều voi nhất là Tây Nguyên. Voi có rất nhiều lợi ích: thời xưa voi cùng Hai Bà Trưng ra trận đánh giặc, ngoài ra voi còn kéo gỗ, chở người, làm xiếc. Voi là một loại động vật quý hiếm vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ loài voi. *Chuyển ý: Vừa rồi các con đã được tìm hiểu nội dung bài Voi nhà, bây giờ chúng ta cùng luyện đọc lại bài nhé! 3.4. Luyện đọc lại: - Chọn đoạn 3 - GV đọc mẫu cho HS phát hiện ra chỗ cần ngắt hơi và nhấn giọng. - Cách ngắt nhịp: Nhưng kìa,/ con voi quặp chặt vòi vào đầu xe/ và co mình/ lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.// Lôi xong,/ nó huơ vòi về phía lùm cây/ rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.// - Gọi 1 HS phát biểu về những chỗ nhấn giọng và ngắt hơi. - Gọi 1 HS đọc lại đoạn 3 - Cử đại diện 2 nhóm cho các em thi đọc. - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò: 4.1. Củng cố: - Hỏi: Qua bài học hôm nay, các con rút ra được điều gì? - GV nhận xét 4.2. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà đọc lại bài, kể câu chuyện cho người thân nghe - Chuẩn bị bài cho tiết Tập đọc sau: Sơn Tinh, Thủy Tinh. - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi - Da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc. - Khỉ nói với Cá Sấu rằng: Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn. - Nhận xét - Lắng nghe - Quan sát, trả lời - Lắng nghe - HS ghi bài vào vở - Nhắc lại tên bài học - HS cả lớp theo dõi bài trong SGK - HS đọc - HS tìm từ - HS đọc theo hướng dẫn của GV - HS đọc - 1 HS đọc - Đọc đồng thanh - HS đọc nối tiếp - Trả lời - Lắng nghe - Dùng bút chì đánh dấu - 3 HS đọc - Nhận xét - Lắng nghe - 1 HS đọc - Trả lời - 3 HS đọc - Nhận xét - Lắng nghe - Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình. Các bạn trong nhóm lắng nghe và chữa lỗi cho nhau. - Các nhóm thi đọc - Nhận xét - Lắng nghe - Đọc thầm - Trả lời - Nhận xét - Lắng nghe - Đọc thầm - Trả lời - Nhận xét - Lắng nghe - Trả lời - Nhận xét - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - Đọc thầm - Trả lời - Nhận xét - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - 1-2 HS đọc - Trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe - Trả lời - 1 HS đọc - Đại diện 2 nhóm thi đọc - Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe
Tài liệu đính kèm: