Kế hoạch bài dạy môn Ngoài giờ lên lớp Lớp 2 - Giáo dục địa phương Quảng Nam - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy môn Ngoài giờ lên lớp Lớp 2 - Giáo dục địa phương Quảng Nam - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

*Kiến thức, kĩ năng:

 -HS biết được phố cổ Hội An là địa điểm du lịch lý tưởng và một số công trình kiến trúc cổ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Hội An.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng học tập theo phương pháp tích cực, kĩ năng hợp tác nhóm.

-Có ý thức yêu quý, bảo vệ những công trình kiến trúc cổ kính, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tài liệu cho các nhóm học sinh.

 

doc 11 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Ngoài giờ lên lớp Lớp 2 - Giáo dục địa phương Quảng Nam - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1 GD ĐỊA PHƯƠNG: G: 1/11/2021
 CHỦ ĐỀ 1: CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG Ở QUẢNG NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
-HS biết được một số công trình công cộng ở Quảng Nam và lợi ích của những công trình này.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng học tập theo phương pháp tích cực, kĩ năng hợp tác nhóm.
- Có tình cảm yêu quý , bảo vệ các công trình công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tài liệu cho các nhóm học sinh.
-Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU::
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu: 
- H: +Em đã biết gì về những công trình công cộng ở Quảng Nam.
-GV nhận xét, kết luận và chiếu cho HS xem 1 số công trình công cộng ở Quảng Nam như công viên Hội An (thành phố Hội An), tượng đài chiến thắng Thượng Đức huyện Đại Lộc, trung tâm văn hóa huyện Đông Giang, trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Nam và một số công trình công cộng ở huyện Hiệp Đức và xã Thăng Phước. 
-GVKL: Công trình cộng cộng được xây dựng nhằm phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người dân.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Hình thành kiến thức mới: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại công trình ở Quảng Nam
-YCHS quan sát hình ảnh ở mục I (tài liệu HS), trao đổi, thảo luận về các loại công trình ở Quảng Nam.
-Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Một số công trình tiêu biểu ở Quảng Nam
-YCHS kể tên một công trình công cộng tiêu biểu ở Quảng Nam mà em biết.
+Công trình đó có đặc điểm gì nổi bật?
-GV nhận xét và kết luận.
-Chiếu cho HS xem thêm một số công trình công cộng tiêu biểu ở Quảng Nam.
*KL:Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, Cảng hàng không Chu Lai, Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bệnh viện đa khoa tỉnh... là các công trình còng cộng tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam.
 * Hoạt động 3: Lợi ích của công trình công cộng
-YCHS hãy nêu một số lợi ích của công trình công cộng mà em biết.
-GV nhận xét và kết luận: Công trình công cộng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng.
3. Thực hành:
-Cho HS trao đổi nhóm:
+Nơi em ở có những công trình công cộng nào?
+Tên công trình công cộng đó là gì?
+Công trình đó ở đâu và thường diễn ra hoạt động nào?
+Nêu lợi ích của công trình công cộng đó.
-Cho đại diện nhóm trình bày.
-GV nhận xét, kết luận.
4.Vận dụng, trải nghiệm 
-YCHS về nhà sưu tầm hình ảnh các công trình công cộng ở Quảng Nam và giới thiệu về vẻ đẹp và lợi ích của công trình công cộng mà em biết với bạn bè hoặc người thân trong gia đình.
- GV nhận xét giờ học.
-HS kể.
-Theo dõi.
-HĐ nhóm 2.
-Nhận xét, bổ sung
-Trao đổi nhóm 2.
+Trình bày trước lớp
-Nhận xét, sửa sai.
-Xem tranh
-Lắng nghe.
-HS nêu, HS khác bổ sung.
-Theo dõi.
-HĐ nhóm 4, thảo luận.
-Nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe, thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
***************************************************
Tiết : GD ĐỊA PHƯƠNG: G: 1/11/2021
 CHỦ ĐỀ 2: NHÀ LƯU NIỆM HUỲNH THÚC KHÁNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
 	-HS biết được nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng và các hoạt động ở nhà lưu niệm.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng học tập theo phương pháp tích cực, kĩ năng hợp tác nhóm.
-Có ý thức yêu quý, bảo vệ những di tích lịch sử, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tài liệu cho các nhóm học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU::
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu: 
-H: Em đã biết được gì về Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng?
-GVKL:Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng ở xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước. Hiện nay trong ngôi nhà vẫn còn giữ nguyên không gian làm việc xưa và những vật dụng cụ Huỳnh Thúc Kháng hay dùng.
-Chiếu cho HS xem và giới thiệu cho HS về cụ Huỳnh Thúc Kháng cùng ngôi nhà của cụ.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Hình thành kiến thức mới: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về lịch sử hình thành, đặc điểm nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng.
-YCHS xem tranh , TLCH:
+Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng có từ bao giờ?
+Trong Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng có những gì?
- GV nhận xét và kết luận: 
+Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng là ngôi nhà cổ, xây dựng từ năm 1869.
+Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng nằm trong khu vườn rộng khoảng 4000 m2
+Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng có các khung sườn gỗ với những đường nét chạm trổ tinh vi.
-Cho HS xem hiện vật trưng bày tại Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng.
* Hoạt động2 : Tìm hiểu vế các hoạt động ở Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng.
-YCHS xem hình ảnh TLCH, thảo luận:
+Hoạt động nào thường diễn ra trong Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng ?
+Hoạt động đó có ý nghĩa gì?
-Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét và KL: Tại Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng, hằng năm đón các em học sinh đến tham quan, trải nghiệm. Qua đó, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho các em và giúp các em được phát triển toàn diện.
 3. Thực hành:
-Cho HS trao đổi nhóm:
+Nhà lưu niệm HuỳnhThúc Kháng ở đâu?
+Em thích nhất điểm gì trong Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng?
+Qua tìm hiểu, em biết được điều gì về cụ Huỳnh Thúc Kháng?
-Cho đại diện nhóm trình bày.
-GV nhận xét, kết luận.
4.Vận dụng, trải nghiệm 
-Dặn HS về nhà viết đoạn văn ngắn (khoảng 3- 4 câu) giới thiệu vể Nhà lưu niệm HuỳnhThúc Kháng.
Đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng với người thân.
-HS trả lời, lớp bổ sung.
-Lắng nghe
-Xem tranh, theo dõi.
-HĐ cả lớp:
+ HS xung phong trả lời , HS khác nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi.
-HĐ nhóm 4, trao đổi
-Nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi.
-HĐ nhóm 2
-Nhận xét, bình chọn
-HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
***************************************************
Tiết : GD ĐỊA PHƯƠNG: G: 1/11/2021
 CHỦ ĐỀ 3: SÔNG THU BỒN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
 	-HS biết được về con sông Thu Bồn và một số hoạt động trên sông .
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng “Bảo vệ môi trường”.
-Có ý thức cùng với gia đình và bạn bè bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tài liệu cho các nhóm học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU::
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu: 
- H: Em đã biết được gì về sông Thu Bồn?
-GV chiếu các đoạn của sông Thu Bồn cho HS xem và KL:Ở Quảng Nam, sôngThu Bồn bắt nguồn từ núi Ngọc Linh, thuộc huyện Nam Trà Mỵ, chảy qua nhiều huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và phẩn lớn đổ ra Cửa Đại, thành phố Hội An.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Hình thành kiến thức mới: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vế những hoạt động trên sông Thu Bốn.
-YCHS xem tranh , TLCH:
+Những hoạt động nào thường diễn ra trên sông Thu Bồn?
- GV nhận xét và kết luận: Thu Bổn là một dòng sông đẹp, nơi đâỵ thường diễn ra các hoạt động giao thương, khai thác thuỷ sản của người dân và đua thuyền vào dịp lễ hội.
* Hoạt động2 :Tìm hiểu những hoạt động thiết thực để bảo vệ cảnh quan, môi trường của dòng sông .
-YCHS xem hình ảnh TLCH, thảo luận:
+Trong tranh, các bạn đã làm gì để bảo vệ cảnh quan, môi trường dòng sông?
-Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét và KL: Sông cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và đời sống, cung cấp nguồn lợi thủy sản, tạo cảnh quan cho du lịch... Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ cảnh quan, môi trường của dòng sông.
 3. Thực hành:
a)-Cho HS trao đổi nhóm, giới thiệu dòng sông Thu Bồn theo các gợi ý:
+ Sông Thu Bồn chảy qua huyện, thị xã, thành phố nào trong tỉnh?
+ Những cảnh đẹp nào bên dòng sòng Thu Bồn mà em thích?
+Những hoạt động thường diễn ra trên sông Thu Bồn là gì?
-Cho đại diện nhóm trình bày.
-GV nhận xét, kết luận.
b) YCHS kể về một dòng sông em yêu thích theo những gợi ý sau:
+Dòng sông tên là gì?
+Quang cảnh nhưthế nào?
+Có những hoạt động nào diễn ra ở khu vực sông?
-GV nhận xét, kết luận.
4.Vận dụng, trải nghiệm :
- YCHS về nhà viết một đoạn văn ngắn hoảng 3-4 câu) nói về sông Thu Bổn theo gợi ý sau:
+Sông Thu Bồn bắt nguồn từ đâu?
+Cảnh đẹp hoặc hoạt động nào gắn với dòng sông và trao đổi với mọi người về những việc làm cụ thể để bảo vệ sông Thu Bổn và những dòng sông ở địa phương em không bị ô nhiễm
HS xung phong trả lời.
-Xem tranh, theo dõi.
-HĐ cả lớp:
+ HS xung phong trả lời , HS khác nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi.
-HĐ nhóm 2, trao đổi
-HS: Thu gom rác, không vứt rác, xác động vật xuống sông.
-Theo dõi.
-HĐ nhóm 2
-Nhận xét, bình chọn
b) HS hoạt động cá nhân, đọc gợi ý và kể trước lớp.
-Lắng nghe.
-HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
***************************************************
Tiết : GD ĐỊA PHƯƠNG: G: 1/11/2021
 CHỦ ĐỀ 4: PHỐ CỔ HỘI AN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
 	-HS biết được phố cổ Hội An là địa điểm du lịch lý tưởng và một số công trình kiến trúc cổ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Hội An.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng học tập theo phương pháp tích cực, kĩ năng hợp tác nhóm.
-Có ý thức yêu quý, bảo vệ những công trình kiến trúc cổ kính, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tài liệu cho các nhóm học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU::
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu: 
-H:Em đã biết được gì vế phô cổ Hội An ?
-GVKL: Phố cổ Hội An nằm bên dòng sông Hoài, nơi đây có các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng và là nơi du lịch lý tưởng cho khách du lịch.
-Chiếu cho HS xem và giới thiệu cho HS phố cổ Hội An.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Hình thành kiến thức mới: 
* Hoạt động 1: Đặc điểm các con đường ở phố cổ Hội An.
-YCHS xem tranh , TLCH:
+Các con đường ở phô cổ Hội An có đặc điểm gì?
- GV nhận xét và kết luận: Phố cổ Hội An thuộc phường Minh An của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là địa điểm du lịch lí tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
-Cho HS xem tranh các con đường ở phố cổ Hội An.
* Hoạt động2 : Một số công trình trong phố cổ Hội An.
-YCHS xem hình ảnh TLCH, thảo luận:
+ Kể tên một số công trình trong phố cổ Hội An.
-Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét và KL: Chùa Cầu, nhà cổ và các hội quán là những công trình kiến trúc cổ kính tiêu biểu ở phố cổ Hội An.
(Hội quán: Nơi được sử dụng hội họp và sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đổng.
Bảo tàng: Là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ).
* Hoạt động3 : Những hoạt động được tổ chức ở phố cổ Hội An.
-YCHS xem hình ảnh trả lời:
+ Trong những hoạt động được tổ chức ở phố cổ Hội An, em đã biết đến những hoạt động nào?
-GV nhận xét và KL: Phố cổ Hội An thường tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật như: trò chơi, hát bài chòi, hát dân ca, múa dân gian,...
 3. Thực hành:
a)-Cho HS trao đổi nhóm, giới thiệu về phố cổ Hội An theo các gợi ý:
+Em biết những công trình nào trong phố cổ Hội An?
+Em yêu thích đặc điểm nào của phố cổ Hội An? 
-Cho đại diện nhóm trình bày.
-GV nhận xét, kết luận.
b) Cho HS vẽ, nặn,... hãy thể hiện một công trình ở phô cổ Hội An mà em yêu thích.
-Cho các nhóm trưng bày.
-GV nhận xét, kết luận.
4.Vận dụng, trải nghiệm 
-YCHS về nhà :Em tập làm hướng dẫn viên giới thiệu với người thân vể phố cổ theo các gợi ý sau:
+Phố cổ Hội An ở đâu?
+Vẻ cổ kính của phố cổ được thể hiện ở những công trình nào?
+Các hoạt động văn hoá nghệ thuật nào thường được tổ chức ở phố cổ.
-Thảo luận nhóm và chia sẻ với các bạn những việc làm cụ thể để
-HS trả lời, lớp bổ sung.
-Lắng nghe
-Xem tranh, theo dõi.
-HĐ cả lớp:
+ HS xung phong trả lời , HS khác nhận xét, bổ sung: Phố cổ Hội An với những con đường dọc ngang theo kiểu bàn cờ và những cung đường hẹp, có đoạn uốn lượn.
-Theo dõi.
-Xem tranh
-HĐ nhóm 2, trao đổi
-Nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi.
-HĐ cả lớp
-HĐ nhóm 2, trao đổi
-Nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi.
-HĐ nhóm 4
-Nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi.
-HS lắng nghe và thực hiện
-HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
***************************************************
Tiết: GD ĐỊA PHƯƠNG: G: 1/11/2021
CHỦ ĐỀ 5: LÀNG GỐM THANH HÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
 	-HS biết được một làng nghề truyền thống trên quê hương Quảng Nam.
	-Biết quy trình sản xuất một số sản phẩm truyền thống của địa phương.
	-Hiểu được ý nghĩa của làng nghề truyền thống.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng hợp tác nhóm.
-Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào về quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tài liệu cho các nhóm học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu: 
-H:Em đã biết được gì về làng gôm Thanh Hà
-GVKL: Làng gốm Thanh Hà thuộc phường Thanh Hà, thành phố Hội An. Sản phẩm gốm Thanh Hà phong phú, đa dạng từ kiểu dáng đến kích thước. Các sản phẩm gốm gồm có: bình hoa, chum vại, hũ, tò he, ấm trà, đèn gốm, bình vôi ăn trầu,...
-Chiếu cho HS xem và giới thiệu cho HS về làng gốm Thanh Hà.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Hình thành kiến thức mới: 
* Hoạt động 1: Nguyên liệu và dụng cụ đê làm gôm Thanh Hà
-YCHS xem tranh , TLCH:
+Nguyên liệu và dụng cụ đê làm gôm Thanh Hà
là gì?
- GV nhận xét và kết luận: đất sét, bàn xoay, củi, lò nung.
+ Nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm gốm Thanh Hà là đất sét.
-Cho HS xem tranh các Nguyên liệu và dụng cụ đê làm gôm Thanh Hà.
* Hoạt động2 :Quy trình làm gốm Thanh Hà.
-YCHS xem tranh, nêu:Quy trình làm gốm Thanh Hà.
-Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét và KL: Để có được những sản phẩm gốm chất lượng phải cẩn sự tỉ mỉ, khéo léo của các nghệ nhân, từ khâu làm đất, lên bàn chuốt đến tạo hình và nung gốm.
* Hoạt động3 : Sản phẩm gốm Thanh Hà .
-YCHS xem hình ảnh trả lời:
+ Em hãy kể tên những sản phẩm gốm Thanh Hà mà em biết?
-GV nhận xét và KL: Sản phẩm gốm Thanh Hà phong phú, đa dạng từ kiểu dáng đến kích thước. Các sản phẩm gốm gồm có: bình hoa, chum vại, hũ, tò he, ấm trà, đèn gốm, bình vôi ăn trầu,...
Sản phẩm gốm Thanh Hà thường được nung bằng lò củi truyền thống và có nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, gạch, nâu, đen,...
 3. Thực hành:
a)-Cho HS trả lời:
+Nêu những nguyên liệu và những dụng cụ được sử dụng để làm gốm ở làng Thanh Hà.
+Quy trình làm gốm ở làng Thanh Hà gồm có những bước nào?
-GV nhận xét, kết luận.
4.Vận dụng, trải nghiệm 
-YCHS về nhà : +Tham quan thực tế làng gốm Thanh Hà hoặc làng nghề ởđịa phương.
+Giới thiệu với bạn bè vể một làng nghề mà em biết.
-Chiếu cho HS xem tranh và lưu ý cho HS những điều lưu ý khi đi tham quan làng gốm Thanh Hà.
-HS trả lời, lớp bổ sung.
-Lắng nghe
-Xem tranh, theo dõi.
-HĐ cả lớp:
+ HS xung phong trả lời , HS khác nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi.
-Xem tranh
-HĐ nhóm 2, trao đổi
-HS: +Làm đất
+Chuốt gốm.
+Sửa nguội
+Nung sản phẩm.
+Sản phẩm ra lò.
-Theo dõi.
-HĐ cả lớp
-Theo dõi
-HĐ cả lớp, phát biểu.
+Nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi.
-HS lắng nghe và thực hiện
-Xem tranh, HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
************************************************************
	Tiết: GD ĐỊA PHƯƠNG: G: 1/11/2021
CHỦ ĐỀ 6: LỄ HỘI MỪNG LÚA MỚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
 	-HS biết được một lễ hội truyền thống trên quê hương Quảng Nam.
	-Biết được các hoạt động trước và trong lễ hội của một lễ hội truyền thống của địa phương.
	-Hiểu được ý nghĩa của lễ hội truyền thống.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng hợp tác nhóm.
-Bồi dưỡng học sinh lòng yêu quê hương, trân trọng những nét đẹp văn hóa của địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tài liệu cho các nhóm học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu: 
-H:Em đã biết được gì về lễ hội mừng lúa mới?
-GVKL:Lễ hội Mừng lúa mới là hoạt động văn hoá truyền thống của đổng bào các dân tộc ở miền núi.
+Lễ hội Mừng lúa mới là dịp dân làng hội tụ, cúng tế, chia sẻ niềm vui được mùa.
 +Nhà Gươl là công trình chung của cả làng, nơi sinh hoạt cộng đổng của đồng bào các dân tộc ở miền núi.
-Chiếu cho HS xem và giới thiệu cho HS về lễ hội mừng lúa mới.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Hình thành kiến thức mới: 
* Hoạt động : Những hoạt động tiêu biểu của lễ hội mừng lúa mới.
a) Trước lễ hội:
-YCHS xem tranh , YCHS:
+Nêu những hoạt động tiêu biểu của người dân nhằm chuẩn bị cho lễ hội.
- GV nhận xét và kết luận: Lễ hội Mừng lúa mới có ý nghĩa tạ ơn các vị thẩn phù trợ cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, mọi người mạnh khoẻ, ấm no, hạnh phúc.
b) Trong lễ hội:
-YCHS xem tranh , YCHS:
+Nêu những hoạt động tiêu biểu trong lễ hội.
- GV nhận xét và kết luận: Ngày nay, lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào các dân tộc ở miền núi vẫn giữ được nghi thức của cư dân làm nghề nông, đó là nét đẹp văn hoá truyền thống cần được giữ gìn.
 3. Thực hành:
a) YCHS trả lời các câu hỏi sau:
+Lễ hội Mừng lúa mới thường có những hoạt động nào?
+Em thích nhất hoạt động nào trong lễ hội Mừng lúa mới? Vì sao?
+Lễ hội Mừng lúa mới có ý nghĩa gì?
-GV nhận xét, kết luận.
b) YCHS kể những lễ hội có ở nơi em ở; Kể lại hoạt động mà em thích trong lễ.
-GV nhận xét, kết luận.
4.Vận dụng, trải nghiệm 
-YCHS về nhà : 
+Sưu tầm các hình ảnh, tư liệu vể lễ hội Mừng lúa mới và lễ hội ở địa phương em. Chia sẻ với bạn những tư liệu, hình ảnh mà em đã sưu tầm được.
+Giới thiệu một lễ hội ở địa phương qua các hình ảnh, tư liệu mà em đã sưu tầm được.
-HS trả lời, lớp bổ sung.
-Lắng nghe
-Xem tranh, theo dõi.
-HS xem tranh.
- HS xung phong trả lời , HS khác nhận xét, bổ sung:
+Chuẩn bị lễ vật (gói bánh, thịt,...).
+Dọn dẹp nhà cửa.
+Chuẩn bị trang phục truyền thống.
+Chuẩn bị cơm ống.
-Theo dõi.
- HS xem tranh.
- HS xung phong trả lời , HS khác nhận xét, bổ sung:
+Quang cảnh lễ hội rất nhộn nhịp.
+Múa dân gian trong lễ hội.
+Dâng bánh truyền thống trong lễ hội.
+Ném đuôi trâu báo hiệu lễ hội thành công.
-Theo dõi.
-HĐ cả lớp, phát biểu.
+Nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi.
-HS kể trong nhóm 2.
+3-5 em kể trước lớp.
-Theo dõi.
-HS lắng nghe và thực hiện
-Xem tranh, HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_ngoai_gio_len_lop_lop_2_giao_duc_dia_ph.doc