TUẦN 31, ngày
Soạn ngày: 11/ 04/ 2010
Dạy ngày: Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
TẬP ĐỌC
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc lưu loát được cả bài.
- Hiểu ý nghĩa của các từ mới. Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
- Giáo dục học sinh tình cảm nhớ ơn Bác Hồ.
* Hỗ trợ cho học sinh cách ngắt nghỉ.
** GDBVMT (Khai thác gián tiếp ND bài): Giáo dục: Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống con người.
II. CHUẨN BỊ: Phần hướng dẫn luyện đọc.
TUẦN 31, ngày Soạn ngày: 11/ 04/ 2010 Dạy ngày: Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010 TẬP ĐỌC CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Đọc lưu loát được cả bài. - Hiểu ý nghĩa của các từ mới. Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. - Giáo dục học sinh tình cảm nhớ ơn Bác Hồ. * Hỗ trợ cho học sinh cách ngắt nghỉ. ** GDBVMT (Khai thác gián tiếp ND bài): Giáo dục: Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống con người. II. CHUẨN BỊ: Phần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” và trả lời câu hỏi. 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: Rèn cho học sinh đọc trơn được toàn bài đọc. -Giáo viên đọc mẫu. -Yêu cầu học sinh đọc từng câu. -Yêu cầu học sinh phát âm từ khó. -Luyện ngắt giọng. - Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ. -Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét. - Tổ chức đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài. => Chốt lại cách đọc của bài. -Học sinh lắng nghe. -HS đọc nối tiếp từng câu. -Đọc cá nhân, đồng thanh. -1 đến 2 em đọc. -1 số Học sinh đọc đoạn trước lớp. - HS thực hiện đọc trong nhóm đôi. -Học sinh thi đọc giữa các nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh 1 đoạn. TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Giúp cho học sinh tìm hiểu được bài và trả lời câu hỏi. -Gọi học sinh đọc toàn bài. +Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì ? +Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào ? +Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? +Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào ? +Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? -Gọi học sinh đọc câu hỏi 5 + Em hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh. => Chốt nội dung của bài. ** GDBVMT (Khai thác gián tiếp ND bài): Giáo dục: Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống con người. - 1 học sinh đọc. - HS trả lời câu hỏi. -1 em đọc trong sgk. -HS suy nghĩ. Một số em nối tiếp nhau phát biểu. - HS lắng nghe Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Rèn cho học sinh cách đọc ngắt nghỉ đúng. Tổ chức cho học sinh thi đọc hay. * Hỗ trợ cho học sinh cách ngắt nghỉ. - Nhận xét ghi điểm. - 1 số học sinh thi đọc. Lớp nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. Về luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (Tiết 2) I. MỤC TIÊU. - Xử lý được các tình huống thể hiện tình yêu đối với các con vật có ích. - Đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ loài vật có ích. Không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật. - Yêu quý các loài vật. * GDBVMT (tích hợp toàn phần): Tham gia và nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần BVMT tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi: + Kể tên một số loài vật có ích mà em biết? + Đối với loài vật có ích em phải làm gì? 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Xử lý tình huống. Mục tiêu: HS biết cách xử lý tình huống thể hiện tình yêu đối với các con vật có ích. -Chia nhóm học sinh, yêu cầu thảo luận với nhau tìm cách ứng xử với tình huống được giao sau đó sắm vai đóng lại tình huống và cách cư xử được chọn trước lớp. +Tình huống 1: Minh đang học bài thì Cường đến rủ đi bắn chim. +Tình huống 2: Vừa đến giờ Hà phải giúp mẹ cho gà ăn thì hai bạn Ngọc và Trâm sang rủ Hà đến nhà Mai xem bộ quần áo mới của Mai. +Tình huống 3: Trên đường đi học về. Lan thấy một con mèo con bị ngã xuống rãnh nước. +Tình huống 4: Con lợn nhà em mới đẻ ra một đàn lợn con. => Kết luận : Mỗi tình huống có cách cư xử khác nhau nhưng phải luôn thể hiện được tình yêu đối với các loài vật có ích. - HS thảo luận nhóm, các nhóm trình bày sắm vai trước lớp. Sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và nêu cách xử lý khác. -Học sinh nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế. Mục tiêu: HS kể một vài việc làm cụ thể em đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ loài vật có ích. - Yêu cầu học sinh kể một vài việc làm cụ thể em đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ loài vật có ích. - Khen ngợi những em đã biết bảo về loài vật có ích. * GDBVMT: Tham gia và nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần BVMT tự nhiên. -Một số học sinh trình bày trước lớp. - HS lắng nghe 3. Củng cố – dặn dò: H: Đối với các loài vật có ích em phải làm gì? -Nhận xét tiết học. Về chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. --------------------------------------------------------------------------- TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết: - Luyện kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số ( Không nhớ ) - Ôn tập về ¼. Ôn tập về chu vi hình tam giác. Ôn tập giải bài toán về nhiều hơn. - Học sinh yêu thích môn học. * Hỗ trợ cho học sinh cách trình bày bài giải. * Điều chỉnh: Bài 2 ( Cột 2) và bài 3 II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài. Bảng phụ, Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Bài cũ: 3 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính: 234 + 644 ; 735 + 142 456 + 123 ; 547 + 311 568 + 421 ; 781 + 118 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. Mục tiêu: Rèn cho học sinh làm được các dạng bài tập. Bài 1 và bài 2: Mục tiêu: HS thực hiện thành thạo phép cộng các số có 3 chữ số theo đúng thứ tự. Bài 1 : Tính - Yêu cầu HS làm bài, gọi 1 học sinh đọc bài làm trước lớp. - Nhận xét đưa ra đáp án đúng. Bài 2: Đặt tính rồi tính - Yêu cầu học sinh làm bài. Gọi sửa bài. - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính sau khi làm bài. - Nhận xét đưa ra kết quả đúng. => Chốt thứ tự thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số. Bài 4 : Giải bài toán có lời văn Mục tiêu: HS giải được bài toán dạng nhiều hơn. -Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải. - Chấm một số bài. Nhận xét đưa ra đáp án đúng. Bài 5 : Tính chu vi hình tam giác ABC Mục tiêu: HS tính được chu vi hình tam giác theo các số đo đã cho. + Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài. - Sửa bài và đưa ra đáp án đúng. - 1 HS nêu yêu cầu bài. - HS làm bài vào phiếu. 1 HS làm bảng phụ. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - 4 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. - HS đọc đề và phân tích đề. -1 em tóm tắt, 1 em lên giải. Lớp làm vào vở. - 1 HS nêu yêu cầu bài. - HS trả lời - 1 em lên bảng, lớp làm vào nháp. - Học sinh đổi nháp sửa bài. 3. Củng cố – dặn dò: + Nhắc lại cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính số có 3 chữ số? Về ôn lại bài và làm bài trong vở bài tập. Chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Soạn ngày: 12/04/2010 Dạy ngày: Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010 TẬP VIẾT CHỮ HOA N – Kiểu 2 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết viết chữ N hoa kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ đúng quy trình. - Biết viết cụm từ ứng dụng: Người ta là hoa đất theo cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định. - Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết. * Hỗ trợ cho học sinh cách viết chữ hoa N kiểu 2 đúng quy trình. II. CHUẨN BỊ: Chữ mẫu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Bài cũ: Gọi học sinh lên viết chữ M (kiểu 2) và cụm từ ứng dụng. 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ N hoa. Mục tiêu: Giúp cho học sinh biết viết chữ N hoa đúng quy trình. - Treo chữ mẫu: + Chữ N hoa cao mấy li, rộng mấy li ? + Chữ N hoa gồm mấy nét? Là mhững nét nào? - Vừa giảng quy trình viết vừa tô trong khung chữ : Từ điểm dừng bút trên đường ĐKN 5, ta viết nét móc 2 đầu bên trái sao cho hai đầu đều lượn vào trong điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2 . Từ điểm dừng bút của nét 1 lia lên đoạn nét móc ở ĐKN 5 viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, điểm dừng bút ở giao điểm của ĐKN 2 và ĐKD 6. - Giảng lại quy trình viết, vừa giảng vừa viết mẫu trong khung chữ. -Yêu cầu HS viết ... - GV đọc mẫu bài lần 1. + Bài viết có mấy đoạn, mấy câu? + Câu văn nào có nhiều dấu phảy nhất? + Chữ đầu đoạn văn được viết như thế nào? + Tìm các tên riêng trong bài và cho biết chúng ta phải viết như thế nào? - Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó trong bài. - GV đọc cho học sinh viết. - GV đọc lại bài cho học sinh soát lỗi. -Thu và chấm 1 số bài. Nhận xét, yêu cầu HS sửa lỗi. - 2 học sinh đọc lại bài. - Một số học sinh trả lời. -Học sinh đọc -3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp -Nghe và viết - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa lỗi. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Mục tiêu: Giúp cho học sinh làm được bài tập chính tả phân biệt r/d/gi Bài 2 : -Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Tìm từ . -Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng cầm cờ. Khi giáo viên đọc yêu cầu nhóm nào phất cờ trước thì được trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai trừ đi 5 điểm. * Đáp án : Dầu , giấu, rụng. -Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhón thắng cuộc . -Học sinh chơi trò chơi . 3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà viết lại từ sai, chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN ĐÁP LỜI KHEN NGỢI. TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết nói câu đáp lại lời khen ngợi một cách khiêm tốn, lịch sự, nhã nhặn. - Quan sát ảnh Bác Hồ và trả lời đúng câu hỏi. - Viết được đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về ảnh Bác Hồ. II. CHUẨN BỊ: Ảnh Bác Hồ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Bài cũ : 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập. Mục tiêu: Rèn cho học sinh làm được các bài tập. -Gọi học sinh đọc đề bài. -Yêu cầu học sinh đọc lại tình huống 1. -Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ có thể dành lời khen cho em. Chẳng hạn : Con ngoan qúa ! / Con quét sạch lắm . / Hôm nay con giỏi lắm . / Khi đó em sẽ đáp lại lời khen của bố như thế nào ? * Đáp án (lời đáp) : Con cảm ơn bố mẹ . / Con đã làm được gì giúp bố mẹ đâu . /Có gì đâu ạ ./ Từ hôm nay con sẽ quét nhà hằng ngày giúp bố mẹ . / => Chốt: Khi đáp lại lời khen của người khác, chúng ta cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng. -Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho các tình huống còn lại. + Tình huống b: Bạn mặc áo đẹp thế ! / Bạn mặc bộ quần áo này trông dễ thương ghê ! / . -Nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng. Bài 2 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Cho học sinh quan sát ảnh Bác Hồ. + Aûnh Bác được treo ở đâu? - Chia nhóm và yêu cầu học sinh nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào các câu hỏi đã được trả lời. - Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày. - Chọn ra nhóm trình bày hay nhất. Bài 3 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự viết bài. - Gọi học sinh trình bày. Nhận xét ghi điểm. -1 học sinh đọc. -1 học sinh đọc. -HS nối tiếp nhau phát biểu. -Học sinh lắng nghe . -Học sinh thảo luận cặp đôi. -1 học sinh đọc -Học sinh quan sát -Học sinh trả lời - Chia nhóm 4 và thảo luận. - Một số nhóm lên trình bày, cả lớp theo dõi nhận xét. - Một học sinh đọc yêu cầu. - Cả lớp viết bài. 3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------------- TOÁN TIỀN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nhận biết đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Nhận biết 1 số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng ( 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng ) - Biết làm các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng. - Giáo dục học sinh biết sử dụng tiền đúng mệnh giá. * Hỗ trợ cho học sinh cách nhận biết các loại tiền. II. CHUẨN BỊ: Tiền Việt Nam theo các mệnh giá III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Bài cũ : 2 HS thực hiện các phép tính 834 – 515 ; 97 – 25 . 353 + 246 ; 83 – 56 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. Mục tiêu: HS nhận biết được 1 số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. - Giới thiệu: trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hoá, chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. -Yêu cầu học sinh tìm tờ giấy bạc 100 đồng ? + Vì sao em biết đó là tờ giấy bạc 100 đồng ? -Yêu cầu HS tìm các tờ giấy bạc loại: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tớ 100 đồng. - Cho HS quan sát một số mệnh giá tiền Việt Nam. -Học sinh quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. -Học sinh trả lời. -Học sinh tìm, nêu đặc điểm. - HS quan sát. Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành. Mục tiêu: Rèn cho học sinh làm được các dạng toán. Bài 1: Nhận biết tiền theo các mệnh giá khác nhau. Mục tiêu: HS nhận biết tiền Việt Nam theo các mệnh giá khác nhau. -Nêu bài toán: Mẹ có 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100 đồng. Hỏi mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc 100 đồng? + Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc 100 đồng ? -Yêu cầu học sinh nhắc lại kết quả bài toán. + Có 500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng ? + Vì sao ? -Tiến hành tương tự để học sinh rút ra 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Bài 2: Số ? Mục tiêu: HS điền số đúng vào chỗ trống. - Gắn thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng. - Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng ? + Vì sao ? - Gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài tập. b. Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng và 1 tờ loại 100 đồng . Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng ? c. Có 3 tờ giấy bạc , trong đó có 1 tờ loại 500 đồng , 1 tờ loại 200 đồng , 1 tờ loại 100 đồng . Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng ? d. Có 4 tờ giấy bạc , trong đó có 1 tờ loại 500 đồng , 2 tờ loại 200 đồng , 1 tờ loại 100 đồng . Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng ? -Chữa bài cho điểm học sinh . Bài 3 : Chú lợn nào chứa nhiều tiền nhất? Mục tiêu: HS quan sát tranh, thực hiện cộng các mệnh giá tiền và trả lời đúng số tiền. + Muốn biết chú lợn chứa nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào? - Yêu cầu học sinh tự làm bài. + Các chú lợn còn lại, mỗi chú chứa bao nhiêu tiền? + Hãy xếp số tiền có trong mỗi chú lợn theo thứ tự từ bé đến lớn? - Sửa bài, nhận xét đưa ra kết quả đúng. Bài 4: Tính Mục tiêu: HS biết làm các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng. -Yêu cầu học sinh tự làm bài. -Chữa bài, nhận xét + Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì ? -Quan sát hình ở SGK, trả lời - 1 vài học sinh trả lời. -1 số học sinh nhắc lại. -Trả lời câu hỏi. - 1 HS nêu yêu cầu bài. -Quan sát hình -1 số học sinh trả lời. -Cả lớp làm bài vào vở -1 em nêu. - 1 em trả lời. - Cả lớp làm vào vở. - 1 em trả lời. - 1 học sinh nêu. - HS theo dõi, sửa bài. - 1 HS nêu yêu cầu bài. -2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. -Một số học sinh trả lời 3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. Về học bài, làm bài trong vờ bài tập và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------ SINH HOẠT TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP - TUẦN 31 I. Mục đích yêu cầu : - Giúp học sinh thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần 31 - Học sinh tự sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Có ý thức tự giác trong học tập. Mạnh dạn trong phê bình và tự phê. - Nắm được kế hoạch tuần 32. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt III. Nội dung : 1/ Hướng dẫn học sinh sinh hoạt : + Các tổ trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng tổ viên. + Lớp trưởng tổng kết lại ý kiến của lớp. * Giáo viên nhận xét chung: -Hạnh kiểm: Ngoan, lễ phép, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, thực hiện đúng nội quy của nhà trường. -Học tập : Các em đã có cố gắng vươn lên trong học tập, học bài và làm bài đầy đủ. - Tuyên dương một số em tích cực học tập tốt. -Một số em cần cố gắng về đọc và rèn chữ: Ka Huệ, Ka Thánh * Tìm hiểu An toàn giao thông bài 6. ( Có giáo án kèm theo) 2/ Kế hoạch tuần 32: - Tiếp tục duy trì mọi nề nếp dạy và học. - Đi học chuyên cần, đầy đủ, đúng giờ. - Thường xuyên rèn chữ đẹp và giữ vở. -Tiếp tục phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. * Hoạt động ngoài giờ: - Giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ. - Tham gia tốt các hoạt động do Đội phát động. - Thực hiện tốt An toàn giao thông (Đi bên phía tay phải) - Nghiêm túc thực hiện vệï sinh an toàn thực phẩm (Không ăn quà vặt; ăn chín, uống sôi) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: