Giáo án Tuần 5 - Khối 2

Giáo án Tuần 5 - Khối 2

 Bài 17: u , ư

 I/. MỤC TIÊU :

1/. Kiến thức: Học sinh đọc, viết được u - ư - nụ - thư, câu ứng dụng: Thứ tư, bé hà thi vẽ. Luyện nói theo chủ đề: Thủ đô.

2/. Kỹ năng: Nhận diện âm u – ư trong tiếng, từ, câu ứng dụng. Biết ghép âm tạo tiếng. Phát triển lời nói tự nhiên qua chủ đề luyện nói.

3/. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng việt qua các hoạt động học.

 II/. CHUẨN BỊ :

 1/. Giáo viên: Tranh minh họa, SGK, Bộ thực hành, mẫu chữ.

 2/. Học sinh: SGK, Bộ thực hành.

 III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 41 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 5 - Khối 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
 Thứ hai , ngày tháng năm 2007
Tiếng Việt
 Bài 17: u , ư
 I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức: Học sinh đọc, viết được u - ư - nụ - thư, câu ứng dụng: Thứ tư, bé hà thi vẽ. Luyện nói theo chủ đề: Thủ đô.
2/. Kỹ năng: Nhận diện âm u – ư trong tiếng, từ, câu ứng dụng. Biết ghép âm tạo tiếng. Phát triển lời nói tự nhiên qua chủ đề luyện nói.
3/. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng việt qua các hoạt động học.
 II/. CHUẨN BỊ :
 1/. Giáo viên: Tranh minh họa, SGK, Bộ thực hành, mẫu chữ.
 2/. Học sinh: SGK, Bộ thực hành.
 III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/.Ổn định:
2/.Bài cũ: Oân tập
Đọc bài ở sách giáo khoa. 
Tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.
3/.Bài mới: Giới thiệu bài: u - ư 
Mục tiêu: Học sinh nhận ra được âm u, ư từ tiếng khoá.
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
-Tranh vẽ gì? -Đây là gì?
Giáo viên ghi: nụ , thư
-Trong tiếng nụ, thư có âm nào chúng ta đã học? Hôm nay chúng ta học âm : u, ư
à Giáo ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm u
Mục tiêu: Nhận diện được chữ u, biết cách phát âm và đánh vần.
Nhận diện chữ
Giáo viên tô chữ u. Đây là âm u.
-Chữ u gồm có nét gì?
Lấy bộ đồ dùng tìm cho cô âm u.
Phát âm và đánh vần
Giáo viên ghi u: khi phát âm u miệng mở hẹp nhưng tròn môi.
Giáo viên ghi nụ: Cô có tiếng gì?
-Phân tích tiếng nụ
Giáo viên đọc: nờ - u - nu - nặng - nụ
Hướng dẫn viết:
Chữ u cao1 đơn vị. Khi viết u đặt bút dưới đường kẻ 3 viết nét xiên phải, lia bút viết 2 nét móc ngược.
Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm ư
Mục tiêu: Nhận diện được chữ ư, biết cách phát âm và đánh vần.
Quy trình tương tự như âm u
ư : viết u thêm dấu râu
Phát âm ư: miệng mở hẹp như i, u nhưng thân lưỡi nâng lên.
Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng 
Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, phát âm chính xác từ tiếng.
-Em hãy ghép u, ư với các âm đã học, thêm dấu thanh tạo tiếng mới.
Giáo viên ghi : cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát
Học sinh đọc. 
Học sinh viết bảng con. 
Học sinh quan sát
-Nụ hoa hồng
-Lá thư
Học sinh quan sát
-Âm n, âm th đã học
Học sinh quan sát 
-1 nét xiên phải, 2 nét móc ngược
Học sinh thực hiện. 
Học sinh đọc cá nhân
-Tiếng nụ
-Âm n đứng trước, âm u đứng sau
Học sinh luyện đọc cá nhân, lớp
Học sinh viết trên không, trên bàn, trên bảng con
Học sinh luyện đọc cá nhân, lớp
Học sinh ghép và nêu
Học sinh luyện đọc cá nhân, lớp
 Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, phát âm chính xác từ tiếng bài SGK.
Giáo viên đọc mẫu.
Hướng dẫn đọc tựa bài, đọc từ dưới tranh
Giáo viên treo tranh -Tranh vẽ gì?
-Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng :
 thứ tư, bé hà thi vẽ
Hoạt động 2: Luyện viết
Mục tiêu: Viết đúng quy trình viết chữ u, ư, nụ, thư đều nét đúng khoảng cách.
-Nêu lại tư thế ngồi viết
Giáo viên hướng dẫn
-Viết “u”: đặt bút dưới đường kẻ 3 viết nét xiên phải, lia bút viết 2 nét móc ngược.
-Viết “ư”: viết u lia bút viết dấu râu.
-Viết “nụ”: viết n lia bút viết u, nhấc bút đặt dấu chấm dứơi u. 
-Viết “thư”: viết th, lia bút viết ư.
Hoạt động 3: Luyện nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói của học sinh theo chủ đề: Thủ đô.
Giáo viên treo tranh 
-Em thấy cô giáo đưa học sinh thăm cảnh gì? -Chùa một cột ở đâu?
-Mỗi nước có mấy thủ đô?
-Em biết gì về thủ đô Hà nội?
4/.Củng cố:
Thi đua nối âm để tạo tiếng có nghĩa
 n·	· u
 	 l·	· ư
 	 th·	· o
 	 h·	· è 
5/.Dặn dò :Đọc lại bài 
Chuẩn bị bài mới: x, ch
Học sinh lắng nghe
-HS đọc tựa bài, từ dưới tranh.
Học sinh quan sát. 
Học sinh nêu.
Học sinh đọc câu ứng dụng
-Học sinh nêu
Học sinh viết vở
Học sinh quan sát
-Cảnh chùa Một Cột
-Hà Nội
-1 thủ đô
Học sinh nêu 
Đại diện 4 tổ thi đua: học sinh nối và đọc tiếng vừa nối 
 Thứ ba , ngày tháng năm 2007
Tiếng Việt
 Bài 18 : x , ch
MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức: Học sinh đọc, viết được x - ch - xe - chó, câu ứng dụng: Xe ô tô chở cá về thị xã. Luyện nói theo chủ đề: xe bò, xe ô to, xe lu.
2/. Kỹ năng: Nhận diện âm x – ch trong tiếng, từ, câu ứng dụng. Biết ghép âm tạo tiếng. Phát triển lời nói tự nhiên qua chủ đề luyện nói.
 3/. Thái độ:Yêu thích ngôn ngữ Tiếng việt qua các hoạt động học. 
CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên: Tranh minh họa, SGK, Bộ thực hành, mẫu chữ.
2/. Học sinh: SGK, Bộ thực hành.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/.Oån đinh:
2/.Bài cũ: Giáo viên đọc: u, ư, nụ, thư.
Đọc bài trong sách giáo khoa - Nhận xét
3/.Bài mới: treo tranh -Tranh vẽ gì?
Giáo viên ghi từ: xe, chó
-Nêu âm đã học ở tiếng xe.
Giới thiệu: âm x – ch
Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm x
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận diện được chữ x, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có âm x.
-Chữ x gồm có nét gì?
-Tìm chữ x trong bộ đồ dùng.
Phát âm và đánh vần tiếng
Giáo viên phát âm mẫu x: khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng lợi, hơi thoát ra xát nhẹ.
-Xe gồm có âm gì? Đọc: xờ – e – xe 
Hướng dẫn viết X cao mấy đơn vị?
-Gồm có nét nào?
 Viết x: Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết nét cong hở trái, lia bút viết nét cong hở phải.
Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm ch
Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được chữ ch, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có âm ch.
Quy trình tương tự như âm x
Phát âm ch: lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh.
-So sánh ch -th
Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
Mục tiêu: Phát âm đúng, chính xác tiếng, từ ứng dụng.
-HS lấy bộ đồ dùng và ghép x, ch với các âm đã học, có thể thêm dấu thanh tạo tiếng mới.
-Giáo viên chọn và ghi lại các tiếng cho học sinh luyện đọc: thợ xẻ, xa xa, chì đỏ, chả cá. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát
-Học sinh viết bảng con.
-Học sinh đọc bài trong sách giáo khoa. 
Học sinh quan sát 
-Xe, chó 
-Aâm e
Học sinh nhắc lại
Học sinh quan sát
-Nét cong hở trái, nét cong hở phải. 
Học sinh thực hiện
-Đọc cá nhân: x
-x đứng trước, e đứng sau
Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh
-Cao 1 đơn vị.
-Nét cong hở trái, nét cong hở phải.
Học sinh phát âm
-Giống nhau là đều có h đứng sau.
-Khác là ch có c đứng trước còn th có t đứng trứơc.
-Học sinh ghép và nêu các tiếng tạo được. 
-Học sinh đọc cá nhân.
 Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Phát âm chính xác, đọc được bài ở sách giáo khoa. 
Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc 
-Đọc tựa bài
-Đọc từ dưới tranh
-Từ tiếng ứng dụng
Giáo viên treo tranh -Tranh vẽ gì?
Ghi câu ứng dụng: xe ôtô chở cá về thị xã.
à Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Hoạt động 2: Luyện viết
Mục tiêu: Học sinh viết đúng chữ x, ch
-Nêu lại tư thế ngồi viết.
Giáo viên hướng dẫn viết 
+Viết “x”: đặt bút giữa đường kẻ 2 và 3 viết nét cong hở trái, lia bút viết nét cong hở phải.
+Viết “xe”: viết x lia bút viết e.
+Viết “ch”: đặt bút dưới đường kẻ 3 viết nét cong hở phải lia bút viết liền với h.
+Viết “chó: viết ch lia bút viết o, nhấc bút đặt dấu sắc trên o.
Hoạt động 3: Luyện nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe máy, xe ô tô.
-Em hãy chỉ và nêu tên từng loại xe
-Ngoài các loại xe này em còn biết loại xe nào khác không?
-Xe bò dùng làm gì?
-Xe lu dùng làm gì?
-Xe ôtô dùng làm gì?
-Nhà em có loại xe gì?
-Nơi em ở có dùng nhiều loại xe gì?
-Xe được chạy ở đâu?
-Khi đi ra đường em chú ý gì?
4/.Củng cố: Trò chơi 
Gọi số tuỳ ý của từng học sinh để hái hoa và đọc to tiếng có trong hoa: 
 chó xù, chú bé, xe taxi, thợ xẻ 
5/.Dặn dò: Đọc lại bài đã học.
-Xem trước bài: s, r
Học sinh theo dõi và đọc từng phần theo hướng dẫn
Học sinh luyện đọc cá nhân 
Học sinh quan sát 
-Tranh vẽ xe chở nhiều cá
Học sinh luyện đọc 
-Học sinh nêu.
Học sinh viết trên không, trên bàn, bảng con.
Học sinh viết vở.
-Xe bò, xe lu, xe máy, ôtô
Học sinh nêu 
Học sinh nêu
Học sinh lên hái hoa và đọc :
chó xù, chú bé, xe taxi, thợ xẻ
Thứ tư , ngày tháng năm 2007
Tiếng Việt
 Bài 19: s , r
I/ MỤC TIÊU:
 1/.Kiến thức: HS đọc được, viết được s - r - sẻ - rễ, viết từ và câu ứng dụng “su su, chữ số, rổ rá, cá rô”. Nói được theo chủ đề “rổ rá”.
 2/.Kỹ năng: Biết ghép âm tạo tiếng từ. Nhận biết được âm và chữ s - r trong tiếng, từ, câu. Biết luyện nói tự nhiên theo chủ đề rổ rá.
 3/.Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt qua các hoạt động học. Có tình cảm yêu quý, quý trọng các vật dụng do con người làm ra.
II/ CHUẨN BỊ:
1/.Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK 40, 41. Bảng cài bộ thực hành, mẫu trò chơi.
2/.Học sinh: Bộ thực hành, SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động của thầy
1/. Ổn định 
2/. Kiểm tra bài cũ: x - ch
-Đọc từ ứng dụng.
Đọc câu ứng dụng.
Kiểm tra viết: viết bảng con. 
3/. Bài mới : Giới thiệu bài.
-Tranh vẽ gì?
-Trong từ chim sẻ ta có tiếng sẻ.
GV đính tiếng sẻ
-Tranh vẽ gì?
-Phía dưới của hành có gì? GV đính tiếng rễ.
-Trong tiếng sẻ và tiếng rễ có âm gì đã học?
Giới thiệu 2 âm mới : âm s – r 
Gv ghi bảng và đọc mẫu s – r – sẻ – rễ.
Hoạt động 1: Nhận diện âm.
 Mục tiêu: Nhận diện âm, phát âm và đánh vần tiếng đúng, viết đúng.
 ... HS nhắc lại
-2.3 lần trước khi đi học, khi đi học về, khi tắm xong.
-Đem giặt và phơi ngoài nắng.
-Sạch sẽ và thơm.
Vài HS nhắc lại
Học theo nhóm đôi
+ Nhóm 1+2: trang 12.
+ Nhóm 3+4: trang 13.
Hs thảo luận đánh dấu chéo vào tranh.
+ Tắm, gội đầu bằng nước sạch.
+ Thay quần áo( quần lót)
+ Rửa chân cho sạch.
Khi ra ngoài (khỏi nhà) nên mang giáy, dép.
Rửa tay, cắt móng tay, móng chân cho sạch.
-Dễ gây bệnh cho thân thể.
-Trước khi ăn, sau khi đại tiện.
-Chuẩn bị nước tắm, xà phòng, khăn tắm sạch sẽ.
-Khi tắm: dội nước, xát xà phòng, kì cọ
-Tắm xong lau khô người.
-Mặc quần áo sạch
3 HS nhắc lại.
-Rửa tay trước khi cầm thức ăn, sau khi đại tiện.
Mỗi em chỉ được chọn 1 tranh đính vào cột thích hợp. 
Thứ , ngày tháng năm 2007
Thủ công
Tiết 4: Xé dán hình vuông - hình tròn
(Tiết 2)
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức : Học sinh làm quen với kỹ thuật xém dán giấy để tạo hình. Biết được qui trình xé, dán hình vuông, tròn.
2/. Kỹ năng : Rèn kỹ năng xé, dán được hình vuông, hình tròn đúng kích thước, thẳng đều ít răng cưa, dán được hình vuông, hình tròn phẳng cân đối.
3/. Thái độ : Giáo dục HS tính sáng tạo có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp. Yêu quí và tôn trọng sản phẩm làm ra.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên: Bài mẫu về xé dán hình vuông, hình tròn, giấy màu, hồ dán giấy trắng làm nền, khăn lau tay.
2/. Học sinh: Giấy thủ công, hồ dán, bút chì, vở.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Oån định. 
2/. Kiểm tra bài cũ : 
Xé, dán hình vuông, hình tròn
GV hỏi lại qui trình đã học ở tiết trước..tháng năm trước bài . 
3/. Bài mới: Giới thiệu bài “Xé dán hình vuông, tròn” tiết 2.
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
Mục tiêu: HS nhận biết được hình vuông, hình tròn.
-Kể tên 1 số đồ vật xung quanh mình có dạng hình vuông, hình tròn?
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn làm mẫu.
Mục tiêu: HS xác định được quy trình vẽ, xé, dán hình vuông, hình tròn.
Vẽ và xé hình vuông :
GV đính mẫu tổng thể hình vuông có cạnh 8 ô.
Hướng dẫn vẽ tương tự như hình chữ nhật.
Từ hình vuông thực hiện thao tác xé từng cạnh như hình chữ nhật.
Lưu ý: Tay trái giữ chặt tờ giấy sát cạnh hình vuông. Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ xé giấy dọc theo cạnh hình. Các đường xé phải ít răng cưa, thẳng, bỏ rác vào rổ.
Xé và dán hình tròn :
GV đặt mẫu tổng thể hình tròn (nằm trong khung hình vuông có cạnh là 8 ô).
Xé hình vuông rời khỏi tờ giấy màu.
Lần lượt xé 4 góc của hình vuông theo đường vẽ, sau đó xé dần dần, chỉnh sửa thành hình tròn.
Hướng dẫn dán :
Muốn dán hình cho đẹp phải ướm hình lên trang giấy, xác định vị trí hình, bôi lên một lớp hồ mỏng dọc theo các cạnh rồi dán vào tờ bìa.
Lưu ý: Dán hình nào trước cũng được, mỗi lần dán xong đặt một tờ giấy lên trên miết lại cho thẳng.
GV chốt ý quy trình
- Muốn vẽ hình vuông em phải làm như thế nào?
- Muốn xé hình tròn em phải làm sao?
- Muốn xé hình vuông, hình tròn phải làm sao?
- Khi dán phải lưu ý điều gi?
HOẠT ĐỘNG 3 : Thực hành
Mục tiêu: HS nắm qui trình xé, dán hình vuông, hình tròn, thực hành và hoàn thành sản phẩm.
GV cho học sinh nhắc lại các thao tác vẽ, xé, dán
Quan sát và hướng dẫn học sinh còn lúng túng.
4/. Củng cố: 
Trình bày sản phẩm đẹp của các em 
5/. Dặn dò: Rèn quy trình xé, dán 
-Chuẩn bị: Xé dán hình quả cam.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HS trả lời
HS kể: Cửa sổ trong lớp, bảng đen, viên gạch, đồng hồ
Học sinh quan sát thao tác của GV
Học sinh quan sát thao tác của GV
Học sinh quan sát thao tác của GV
-Nêu lại cách vẽ hình vuông.
-Nêu lại cách vẽ hình tròn.
-Nêu qui trình xé hình vuông, tròn.
-Cách phết hồ và làm phẳng sản phẩm.
Trình bày mẫu vẽ vào vở.
HS quan sát và nhận xét. 
Học sinh thực hành theo nhóm để xé, dán tạo ra nhiều sản phẩm có sáng tạo.
 Thứ , ngày tháng năm 2007
Âm nhạc 
Tiết 5: Oân tập: Quê hương tươi đẹp – Mời bạn vui múa ca
I/ MỤC TIÊU:
 1/.Kiến thức: Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 2 bài hát ôn.
 2/.Kỹ năng: Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách và theo tiết tấu lời ca. Biết vận động múa đơn giản và hát kết hợp qua trò chơi.
 3/.Thái độ: Yêu thích âm nhạc.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/.GV: Nhạc cụ – máy, băng mẫu, một số que để làm ngựa.
 2/.HS: Chuẩn bị dụng cụ bộ môn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy 
1/. Ổn định. 
2/. Kiểm tra bài cũ :
“ Mời bạn vui múa ca”
Kiểm tra 2 nhóm.
Kiểm tra cá nhân.
Tác giả bài hát tên gì? Nhận xét.
3/.Bài mới: Giới thiệu bài: Để giúp các em mắn vững hơn về giai điệu lời ca, tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em cùng ôn lại 2 bài hát đã học. 
Hoạt động 1: Oân bài: Quê hương tươi đẹp.
 Mục tiêu: Thuộc bài hát và hát đúng giai điệu tiết tấu bài hát.
Mời cả lớp cùng hát lại cho cô toàn bài.
Bài hát này em đã thực hiên mấy cách vỗ tay?
Cả lớp thực hiện mỗi cách 1 lần.
Chia lớp thành 3 nhóm:
Hoạt động 2: Oân bài hát “Mời bạn vui múa ca”
Mục tiêu: Thuộc bài hát và hát đúng giai điệu tiết tấu bài hát.
Tiết trước các em mới học xong bài hát này, vậy bây giờ bạn nào hoặc nhóm nào có thể lên biểu diễn cho các bạn xem?
Nhận xét, tuyên dương.
GV chia lớp thành 2 dãy A, B: một dãy gõ đệm, một dãy hát.
Yêu cầu cả lớp cùng hát kết hợp một vài động tác đơn giản.
ð Để thưởng cho các em đã học tốt. Bây giờ cô sẽ cho các em chơi trò chơi theo bài đồng giao “nhong nhong nhong ngựa..” theo tiết tấu các em học tiết trước.
Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc
Mục tiêu: Giúp HS hứng thú, say mê khi học âm nhạc.
 Gõ theo tiết tấu miệng đọc câu đồng dao. Theo nhịp nếu rớt que là thua cuộc.
Tổng kết trò chơi và tuyên dương.
4/.Củng cố: 
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm trình bày một bài hát kết hợp với gõ theo phách, theo tiết tấu, vận động theo nhạc.
5/.Dặn dò:
Oân lại hai bài hát cho tốt hơn, thuộc lời ca.
 Xem trước bài “Tìm bạn thân”.
 Nhận xét tiết học.
 Hoạt động của thầy 
Hát
-1 nhóm 5 em 
-6 em
 -Tác giả: Phạm Tuyên 
Các nhóm thi đua theo biểu diễn theo yêu cầu.
+ 1 nhóm hát vận động theo nhịp.
+ 1 nhóm gõ theo phách.
+ 1 nhóm gõ theo tiết tấu.
HS trình bày theo nhóm 
Chia lớp thành 4 nhóm gõ theo tiết tấu miệng đọc câu đồng dao.
Một số em nữ cầm que 1 tay, một tay giả làm cương 2 chân chuyển động và quất roi cho ngựa phi nhanh.
Các nhóm thực hành
 Thứ , ngày tháng năm 2007
MĨ THUẬT
 Tiết 5: Vẽ nét cong
I/ MỤC TIÊU:
 1/. Kiến thức: Nhận biết nét cong.
 2/. Kỹ năng: Biết cách vẽ nét cong.Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích.
 3/. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Tranh vẽ.
 2/. Học sinh: Vở vẽ, bút chì màu.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động của thầy 
1/ Oån định: 
2/ Bài cũ: Vẽ hình tam giác.
 Nhận xét vở.Thống kê điểm: hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.
Nhận xét chung.
3/ Bài mới: Giới thiệu bài:
Treo tranh: - Tranh vẽ gì?
Muốn vẽ được ông mặt trời, sóng nước, cá, núi ta phải vẽ được các nét cơ bản là nét cong. Vậy tiết học hôm nay cô sẽ dạy các em bài 5:
” Vẽ nét cong”.
Hoạt động 1: Giới thiệu nét cong.
Mục tiêu: Nhận diện được các dạng nét cong
Thao tác 1: Vẽ từng nét cong lên bảng và hỏi:
- Cô vừa vẽ nét gì?
 Cô vừa giới thiệu các nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín, nhưng tất cả các nét cong đều bắt đầu từ các nét cơ bản là nét cong.
Thao tác 2: Vẽ lên bảng từng hình.
Cô vừa vẽ hình gì?
-Vậy hình chiếc lá, dãy núi, quả cam được tạo từ nét gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ nét cong.
Mục tiêu: Biết cách vẽ nét cong.
+ Thao tác 1: Vẽ mẫu nét cong lượn sóng.
Muốn vẽ được nét cong lượn sóng ta vẽ từ trái sang phải uốn lượn.
-Vẽ trên không.
+ Thao tác 2: Vẽ mẫu quả.
Có 2 cách vẽ.
-Vẽ từ trái sang phải nét cong khép kín hoặc từ trái sang phải nét cong khép kín.
-Vẽ 2 nét cong: 1 nét cong phải và 1 nét cong trái khép kín.
Sau khi vẽ xong nét cong khép kín cô thêm một số chi tiết phụ để tạo thành quả (vẽ cuống, lá).
+ Thao tác 3: Vẽ mẫu.
Vẽ nhụy lá là một nét cong khép kín tiếp là 4 cánh hoa được tạo bởi nét cong xoay quanh nhụy hoa.
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: Vận dụng các nét cong vẽ mẫu sáng tạo.
Tranh 1: Vẽ dãy núi, mây các em có thể vẽ thêm một số nét lượn sóng, hoặc vẽ cá, rong biển.
Tranh 2: Vẽ mặt đất, trên mặt đất có hoa. Các em có thể vẽ thêm để tạo vườn hoa đẹp.
4/. Củng cố: Thu một số bài chấm.
Trò chơi: Thi vẽ tranh. Mỗi nhóm cử 5 bạn đại diện. Nhận xét - tuyên dương.
5/. Dặn dò: Thực hành thao tác vẽ nét cong cho thành thạo. Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Vẽ hoặc nặn quả hình tròn.
Hoạt động của trò
Hát
Giơ tay.
-Oâng mặt trời, sóng nước, cá, núi.
- cong trên - cong lượn - cong kín
-Hình chiếc lá
-Hình dãy núi
-Hình quả cam
- Nét cong
-HS vẽ trên không
Di trên bàn
Vẽ trên không
Vẽ trên không
HS lấy vở vẽ
HS thực hành vẽ vào vở
HS tham gia trò chơi
Mỗi bạn vẽ một hình có nét cong.

Tài liệu đính kèm:

  • doct 5.doc