Giáo án Tuần 27 Lớp 2

Giáo án Tuần 27 Lớp 2

Buổi sáng Tập đọc

Tiết 1

ÔN TẬP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC, HỌC THUỘC LÒNG ( tiết 1 )

I MỤC TIÊU:1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc . kiểm tra đọc thành tiếng.

 - Kiểm tra đọc hiểu và trả lờiđược câu hỏi nội dung bài học.

 2. Ôn cách đặt câu hỏi khi nào.

 3. Ôn cách đáp lời cảm ơn người khác.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ôn luyện tập đọc học thuộc lòng.

 - Giáo viên cho học sinh lên bốc thăm đọc bài tập đọc , học thuộc lòng.

 - Trả lời câu hỏi nội dung bài.

 2. Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi khi nào?

 - Học sinh làm nháp cử đại diện trình bày.

 - Lớp cùng giáo viên nhận xét.

 A, Mùa hè hoa phượng vĩ nở đỏ rực .

 

doc 20 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1975Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 27 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 27
Thứ 2, ngày13 tháng 3 năm 2011
Buổi sáng Tập đọc
Tiết 1
Ôn tập - kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng ( tiết 1 )
I Mục tiêu:1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc . kiểm tra đọc thành tiếng.
	- Kiểm tra đọc hiểu và trả lờiđược câu hỏi nội dung bài học.
	2. Ôn cách đặt câu hỏi khi nào.
	3. Ôn cách đáp lời cảm ơn người khác.
II. Các hoạt động dạy học:
	1. Ôn luyện tập đọc học thuộc lòng.
	- Giáo viên cho học sinh lên bốc thăm đọc bài tập đọc , học thuộc lòng.
	- Trả lời câu hỏi nội dung bài.
	2. Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi khi nào?
	- Học sinh làm nháp cử đại diện trình bày.
	- Lớp cùng giáo viên nhận xét.
	A, Mùa hè hoa phượng vĩ nở đỏ rực .
	- Bộ phận trả lời cho câu hỏi " Khi nào" ở câu a là : Mùa hè.
	- ở câu b là: Khi hè về.
	3. Học sinh làm vào vở bài tập:
	- Học sinh nêu yêu cầu lần lượt từng bài tâp.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập theo yêu cầu.
	- Học sinh làm bài giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh yếu làm đúng bài.
	- Chấm, chữa bài.
	- Nhận xét .
______________________
Tiết 2
Ôn tập kiểm tra tập đọc - học thuộc lòng ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:
	1. Tiếp tục kiểm tralấy điểm tập đọc, học thuộc lòng.
	- Mở rộng vốn từ thông qua trò chơi
	- Ôn luyện cách dùng dấu chấm.
II. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng: 5 em.
	2. Trò chơi mở rộng vốn từ:
	- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
	- Hướng dẫn các nhóm tham gia chơi trò chơi
	- Nội dung câu hỏi theo sách giáo khoa.
	? Mỗi mùa bắt đầu từ tháng nào. Kết thúc vào tháng nào.
	? Mỗi mùa có hoa gì, quả gì.
	? Thời tiết mỗi mùa như thế nào.
	- Cử đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
	- Lớp cùng giáo viên nhận xét.
	3. Học sinh làm vào vở bài tập:
	- Học sinh làm bài , giáo viên theo dõi hướng dẫn.
	- Chấm, chữa bài.
	- Nhận xét một số bài tiêu biểu.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_____________________
Tiết 3 Toán
Số 1 trong phép nhân và phép chia
I. mục tiêu: Giúp học sinh biết:
	- Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
	- Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
	- Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
II. Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu phép nhân có thừa số1:
	a. Giáo viên nêu phép nhân hướng dẫn học sinh chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
	2 x 1 = 1 + 1 = 2	Vậy 2 x 1 = 2
	1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 	 1 x 3 = 3
	1 x 4 = 1 + 1 +1 + 1 = 4	 1 x 4 = 4
- Học sinh nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
	b. Trong các bảng nhận đã học đều có:
	 2 x 1 = 2	4 x 1 = 4
	 3 x 1 = 3 	 5 x 1 = 5 
- Học sinh nhắc lại: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó.
- Giáo viên kết luận: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
	2. Giới thiệu phép chia cho 1: ( Số chia là 1 )
	- Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia giáo viên nêu:
	1 x 2 = 2 ta có 2 : 1 = 2	 	1 x 6 = 6 	6 : 1 = 6
	1 x 3 =3 3 : 1 = 3	1 x 7 = 7	7 : 1 = 7
	1 x 4 = 4 	 4 : 1 = 4	1 x 8 =8 	8 : 1 = 8
	1 x 5 = 5	 5 : 1 = 5 	1 x 9 = 9 	9 : 1 = 9
- Vậy số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.	
	3. Thực hành :
	- Học sinh làm vào vở bài tập 
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn .
	- Chấm chữa bài.
III. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học.
  
Tiết 4 Mỹ thuật
( Giáo viên chuyên biệt)
 ___________________
Tiết 5 Tập viết
Ôn tập kiểm tra tập đọc - học thuộc lòng ( Tiết 3)
I. Mục tiêu : Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc .
	- ôn cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?
	- Ôn cách đáp lời xin lỗi của người khác.
II. đồ dùng dạy học: Vở bài tập
III. các hoạt động dạy học:
	1. giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích , yêu cầu giờ học.
	2. Kiểm tra đọc : 4 đến 5 em.
	3. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi " 
	- Hai học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp .
	- Gạch dưới bộ phận câu được in đậm
	a. Hai bên bờ sông , hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
	b. Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.
	4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
	- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?
	- ở đâu trăm hoa khoe sắc thắm?
	5. Nói lời đáp của em : 
	- Học sinh làm miệng, giáo viên theo dõi hướng dẫn.
	- Học sinh làm bài vào vở bài tập.
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
	- Chấm , chữa bài.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________
Buổi chiều ( Học bài sáng thứ 3 )
Tiết 1 Thể dục
Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
I. Mục tiêu: Học sinh ôn lại bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
	- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
II. Địa điểm phương tiện : Sân trường
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
	1.Phần mở đầu:
	- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học.
	- Khởi động.
	- Điểm số báo cáo.
	- Ôn bài thể dục 8 động tác.
	2. Phần cơ bản:
	- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông, hai tay dang ngang.
	- Đi nhanh chuyển sang chạy.
	- Luyện tập theo từng tổ.
	- Giáo viên theo dõi các tổ luyện tập.
	3. Phần kết thúc:
	- Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc.
	- Một số động tác hồi tĩnh.
	- Giáo viên nhận xét giờ học.
_______________________
Tiết 2 Toán
Số 0 trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
	- Số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với 0 cũng bằng 0
	- Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
	1. Giới thiệu phép nhân có thừa số 0.
	- Dựa vào ý nghĩa của phép nhân, giáo viên hướng dẫn học sinh viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau:
	0 x 2 = 0 + 0 = 0	Vậy 0 x 2 = 0
	2 x 0 = 0	
	- Học sinh nêu: 2 nhân 0 bằng 0 , 0 nhân 2 bằng 0.
	0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0	vậy 0 x 3 = 0
	 3 x 0 = 0
	- Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
	2. Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0.
	- Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.
	0 : 2 = 0 	vì 0 x 3 = 0
	0 : 5 = 0 	vì 0 x 5 = 0
	- Học sinh rút ra kết luận: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
	- Không có phép chia cho 0.
	3. Luyện tập:
	- Học sinh làm vào vở bài tập.
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
	- Chấm, chữa bài
III. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học.
____________________
Tiết 3 Kể chuyện
ôn tập kiểm tra tập đọc học thuộc lòng ( tiết 4 )
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc .
	- Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi.
	- Viết được một đoạn văn ngắn ( 3 đến 4 câu ) về loàichim ( hoặc gia cầm )
II. Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học.
	2. Kiểm tra đọc 4 em.
	3. Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc. Nói hoặc làm động tác để đố nhau tên đặc điểm và hoạt động của loài chim.
	- Giáo viên chia nhóm. Mỗi nhóm tự chọn cho mình tên một loài chim hay gia cầm.
	a. Nhóm con vẹt:
	- Con gì màu lông sặc sỡ, bắt chước tiếng người rất giỏi.
	b. Nhóm con vịt :
	- Con gì biết bơi, lên bờ đi lạch bạch.
	c. Nhóm chích bông:
	- Con gì có đôi chân nhỏ như hai chiếc tăm, thường hay bắt sâu và giúp ích cho nhà nông.
	4. Hoc sinh làm vào vở bài tập:
	- Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn.
	- Chấm chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________
Tiết 4 Chính tả
ôn tập kiểm tra tập đọc học thuộc lòng ( tiết 5 )
I. Mục tiêu: 
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
	- ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
	- ôn cách đáp lời khẳng định và phủ định.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng 4 em.
	3. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi : Như thế nào?
	- học sinh làm miệng.
	- Một học sinh đọc bài ra, cả lớp đọc thầm
	- Một học sinh lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
	a. Mùa hè hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
	b. Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.
4. Đặt câu hỏi cho câu được in đậm:
- Chim đậu như thế nào trên những cành cây?
	- Bông cúc sung sướng như thế nào?
	5. Học sinh làm miệng:
	- Từng cặp học sinh làm miệng, thực hành hỏi đáp
	- Lớp cùng giáo viên nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
______________________
Thứ 3, ngày 14 tháng 3 năm 2011
Buổi sáng ( học bài thứ 4 )
Tiết 1 Toán
Luyên tập
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tính nhẩm về phép nhan và phép chia có thừa số 1 .
	- Phép chia có số bị chia là 0.
II. các hoạt động dạy học:	
	1. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính nhẩm ( Bảng nhân 1, bảng chia 1 )
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu.
	- Hướng dẫn học sinh tính nhẩm theo từng cột .
	a. hướng dẫn học sinh phân biệt hai dạng bài tập.
	- Phép cộng có số hạng là 0.
	- Phép nhân có thừa số là 0.
	b. Học sinh cần phân biệt hai dạng bài tập:
	- Phép cộng có sốhạng là 1.
	- Phép nhân có thừa số là 1 .
	c. Phép chia có số chia là 1.
	- Phép chia có số bị chia là 0.
Bài 3: Học sinh tìm kết quả tính trong ô chữ nhật rồi chỉ vào số 0 hoặc số 1 trong ô tròn.
	2. Thực hành: 
	- Học sinh làm vào vở bài tập.
	- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
	- Chấm, chữa bài.
	- Nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________
Tiết 2 Âm nhạc
( Giáo viên chuyên biệt )
____________________
Tiết 3 tập đọc 
ôn tập kiểm tra tập đọc học thuộc lòng ( tiết 6 )
I. mục tiêu:
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc học thuộc lòng.
	- Yêu cầu học sinh đọc thuộc các bài học thuộc lòng đã học ( tuần 16 - 26 )
	2. Mở rộng vốn từ ngữ về mông thú.
	3. Biết kể chuyện về các con vật mình biết .
II. các hoạt đông day học:
	1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
	2. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng:
	- Giáo viên cho học sinh lên bốc thăm và đọc bài.
	- Lớp cùng giáo viên theo dõi, nhận xét.
	3. Trò chơi: Mở rộng vốn từ về muông thú.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi.
	- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm.
Nhóm 1: Nêu tên các con vật: Hổ, Trâu Rừng, Thỏ...
Nhóm 2: Nêu đặc điểm của con vật đó: Dữ tợn, nhanh nhẹn, khỏe mạnh.....
	- Sau đó đổi lại, đại diện nhóm 2 nhóm nói tên các con vật. Nhóm 1 nêu đặc điểm.
	- Giáo viên làm trọng tài, ghi các ý kiến đúng lên bảng.
	- Cử đại diện hai nhóm đọc lại.
	4. Thi kể chuyện về các con vật mà em biết:
	- Một số em nêu tên các con vật mà mình định kể.
	- Học sinh xung phong kể chuyện.
	- Lớp cùng giáo viên bình ch ... : Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
	- Bé vẽ ông Mặt Trời toả ánh sáng rực rỡ.
	- Cánh rừng thông xanh tươi bốn mùa.
Bài 3: Tìm và ghi vào chỗ trống, bộ phận trả lời câu hỏi : Vì sao?
	a. Vì không lấy được Mị Nương, Thuỷ Tinh tức dận đuổi đánh Sơn Tinh.
	b. Các vị khách du lịch sợ hết hồn vì nghe nói bãi tắm có cá mập.
	- Học sinh làm bài.
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm bài.
	- Chấm, chữa bài.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_____________________
Tiết 2 Luyện toán
luyện làm bài tập toán tiết 1,2 tuần 27
I. Mục tiêu:
	- Học sinh luyện làm bài tậpphép tính nhân với số 0.
	- Thực hiện dãy tính có hai phép tính.
II. Các họat động dạy học:
	1. Học sinh hoàn thành vở bài tập buổi sáng.
	- Học sinh làm bài, giáo viên theo doĩ hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
	- Học sinh làm xong đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
	2. Học sinh làm bài tập vào vở luyện toán:
	- Học sinh làm bài: 1, 2, 3, 4 ( trang 133 )
	- Học sinh làm bài.
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh yếu làm đúng bài.
	- Chấm , chữa bài.
	- Nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
 ______________________
Tiết 3 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt sao
( Giáo viên tổng phụ trách đội dạy )
 -***
***
Buổi chiều
Tiết 1 Thủ công
Làm đồng hồ đeo tay
I. Mục tiêu: Học sinh biết làm đồng hồ đeo tay bằng giấy.
	- Làm được đồng hồ đeo tay.
	- Thực hành làm đồng hồ đeo tay.
	- Học sinh yêu thích sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị : Mẫu đồng hồ đeo tay.
	- Quy trình làm đồng hồ đeo tay, giấy màu, kéo, keo ,hồ dán.
	Tiết 1
	1. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét mẫu.
	- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu đồng hồ.
	- Các vật liệu làm đồng hồ
	2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Cắt thành các nan giấy 
	- Cắt một nan giấy dài 8 ô, rộng một ô để làm quai đồng hồ
Bước 2: Làm mặt đồng hồ
Bước 3: Gài giây đồng hồ
	- Sau khi gài giây, dán đai để giữ giây đồng hồ
Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ
	- Giáo viên làm mẫu học sinh theo dõi.
	- Học sinh tập làm thử đồng hò..
***
Tiết 2 Luyện toán
Luyện các phép tính nhân với số 0 - Dãy tính có hai phép tính
I. Mục tiêu:
	- Học sinh luyện làm bài tậpphép tính nhân với số 0.
	- Thực hiện dãy tính có hai phép tính.
II. Các họat động dạy học:
	1. Học sinh hoàn thành vở bài tập buổi sáng.
	- Học sinh làm bài, giáo viên theo doĩ hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
	- Học sinh làm xong đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
	2. Học sinh làm bài tập vào vở luyện toán:
	- Học sinh làm bài: 1, 2, 3, 4 ( trang 133 )
	- Học sinh làm bài.
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh yếu làm đúng bài.
	- Chấm , chữa bài.
	- Nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
***
Tiết 3 Luyện thể dục 
Tập bài thể dục 8 động tác - trò chơi: Vòng tròn
I. mục tiêu:
	- Học sinh luyện tập bài thể dục 8 động tác.
	- Chơi trò chơi: vòng tròn.
	- Yêu cầu học sinh tham gia chơi một cách chủ động, sáng tạo.
II. lên lớp:
	1. Giáo viên tổ chức cho học sinh ra sân.
	- Khởi động.
	- Điểm số báo cáo.
	2. ôn luyện bài thể dục 8 động tác.
	- Lớp trưởng điều khiển, giáo viên theo dõi hướng dẫn chung.
	- Luyện tập theo từng tổ, cá nhân.
	3. Trò chơi: Vòng tròn
	- Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi.
	- Học sinh chơi thử, chơi thật.
	4. Kết thúc: Một số động tác hồi tĩnh.
	- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học.
II. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
***
Tiết 2 Luyện âm nhạc
( Giáo viên chuyên biệt)
***
Tiết hoạt động ngoài giờ
Giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em
I.Mục tiêu: Giáo viên nêu được một số điều khoản trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
	- Nêu được bổn phận của trẻ em.
II. Lên lớp :
	- Giáo viên nêu một số điều khoản về quyền trẻ em.
	1. Không phân biệt đối xử:
	- Trẻ emđược bảo vệ tránh mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì lí do địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ.
	2. Lợi ích tốt nhất của trẻ em:
	- Bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ và chăm sóc cần thiết cho hạnh phúc của trẻ em, tuân theo đúng những tiêu chuẩn do các nhà chức trách có thẩm quyền quy định.
	3. Trách nhiệm của cha mẹ:
	- Cả bố và mẹ đều có trách nhiêm nuôi dưỡng trẻ.
	4. Mọi trẻ em đều có quyền được khai quốc tịch.
	5. Trẻ em có quyền được chăm sóc nuôi dạy để phát triển thể chất và trí tuệ.
	6. Trẻ khuyết tật được nhà nước giúp đỡ, điều trị phục hồi chức năng đểhòa nhập cuộc sống.
	7. Trẻ không nơi nương tựa được nhà nước và tổ chức xã hội chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
	- Học sinh thảo luận.
	- giáo viên hướng dẫn.
III. củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
***
 tự nhiên xã hội
Loài vật sống ở đâu ?
I. Mục tiêu:
	- Sau bài học, học sinh có thể biết: Loài vật có thể sống được ở khắp nơi.
	- Sống trên cạn, dưới nước, trên không.
	- Hình thành kĩ năng quan sát, mô tả, nhận xét.
	- Thích sưu tầm bảo vệ các loài vật.
II. đồ dùng dạy học: Tranh vẽ sách giáo khoa.
III. các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc với sgk
	- Học sinh quan sát tranh ở sgk và trả lời câu hỏi:
	- Hình nào cho biết:
	? Loài vật sống trên mặt đất.
	? Loài vật sống bay lượn trên không.
	? Loài vật nào sống dưới nước.
	- Đại diện các nhóm trình bày, lớp cùng giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Triển lãm:
	- Các nhóm đưa tranh ảnh các loài vật đã sưu tầm được cho cả nhóm xem.
	- Cùng nhau nói tên từng con vật và nơi sống của chúng.
	- Phân loại theo nhóm: Nhóm sống dưới nước, nhóm sống trên cạn, nhóm bay lượn trên không.
	- Các nhóm trình bày.
	- Đánh giá nhận xét sản phẩm từng nhóm, và nhận xét lẫn nhau.
	- Giáo viên nhận xét chung.
Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có thể sống được ở khắp mọi nơi. Trên cạn, dưới nước, trên không. Chúng ta cần bảo vệ và yêu quý chúng.
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
***
Buổi chiều Luyện tiếng việt
Tiết 1 Lá thư nhầm địa chỉ, mùa nước nổi.
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh luyện đọc bài: Lá thư nhầm địa chỉ, mùa nước nổi.
	- Yêu cầu học sinh luyện đọc đúng hai bài tập đọc.
	- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa cụm từ dài.
II. Lên lớp: 
	1. Hướng dẫn luyện đọc:
	- Giáo viên đọc mẫu.
	- Hai học sinh khá đọc bài.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp đúng.
	2. Học sinh luyện đọc:
	- Giáo viên chia nhóm.
	- Các nhóm luyện đọc theo yêu cầu của giáo viên.
	- Đặ biệt rèn đọc cho học sinh yếu nhiều hơn.
	3. Thi đọc giữa các nhóm.
	- Lớp cùng giáo viên theo dõi , nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
***
Tiết 2 Hướng dẫn thực hành
Loài vật sống ở đâu?
I.Mục tiêu: Học sinh hiểu được loài vật sống được ở mọi nơi.
 - Trên cạn, dưới nước, trên không.
-Học sinh yêu thích và biết bảo vệ loài vật.
II. Lên lớp:
1.Giáo viên chia nhóm,học sinh hoạt động theo nhóm.
-Nhóm 1: Tìm các con vật sống trên mặt đất.
-Nhóm 2: Tìm các loài vật sống dưới nước.
-Nhóm 3: Tìm các con vật sống trên không.
Đại diện các nhóm trả lời.
Lớp cùng giáo viên nhận xét, đưa ra kết luận đúng.
2.Triển lãm:
-Các nhóm trình bày tranh ảnh củanhóm mình về các loài vật.
-Đánh giá nhận xét lẫn nhau của các nhóm.
-Giáo viên nhận xét chung
III, Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
***
Tiết 3
Luyện âm nhạc
Chim chích bông
I. Mục tiêu: Học sinh luyện hát bài chim chích bông.
	- Yêu cầu học sinh hát đúng lời, đúng nhạc.
	- Luyện tập một số động tác phụ họa đơn giản.
II. Lên lớp:
	1. Cả lớp ôn lại bài hát một lần.
	- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh hát đúng.
	2. Các tổ luyện hát:
	- Giáo viên đi từng bàn kiểm tra.
	- Học sinh luyện hát cá nhân.
	- Học sinh xung phong hát cá nhân.
	- Lớp cùng giáo viên theo dõi , nhận xét.
	3. Giáo viên tập một số động tác múa phụ họa đơn giản.
	- Học sinh luyện tập
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
Buổi chiều
Tiết 1 Luyện tiếng việt
 Luyện viết: Cá sấu sợ cá mập
I. Mục tiêu:
	- Học sinh luyện viết bài: cá sấu sợ cá mập
	- Yêu cầu học sinh viết đúng chính tả.
	- Chữ viết đúng mẫu, đều nét, trình bày đẹp.
II. Lên lớp:
	1. Giáo viên đọc bài chép một lần: Bài cá sấu sợ cá mập.
	- Hai học sinh khá đọc lại.
	? Tìm trong bài những từ ngữ viết hoa.
	- Học sinh viết từ khó vào bảng con.
	2. Học sinh chép bài:
	- Học sinh nhìn sách chép bài vào vở.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh yếu viết đúng chính tả.
	- Học sinh viết xong đổi vở cho nhau kiểm tra.
	- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
-***
Tiết 2 Tự học toán
Luyện dãy tính có hai phép tính nhân và chia
I. Mục tiêu:
	- Học sinh luyện làm bài tập dãy tính có hai phép tính nhân và chia.
	- Củng cố lại kiến thức đã học ở buổi sáng.
	- Học sinh hoàn thành bài tập .
II. Lên lớp:
	1. Kiểm tra: hai học sinh lên bảng làm bài tập sau:
	3 x 4 : 2 =	4 x 5 : 5 =
	4 x 8 : 4 =	2 x 9 : 3 =
	- Lớp cùng giáo viên theo dõi nhận xét.
	2. Học sinh hoàn thành vở bài tập buổi sáng
	- Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn.
	- Học sinh làm xong đổi vở kiểm tra bài nhau.
	3. Học sinh làm vào vở luyện toán.
	- Học sinh làm bài 1, 2, 3 vào vở ô li.
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
	- Chấm chữa bài.
	- Nhận xét .
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
-***
Tiết 3 Hướng dẫn thực hành
Làm đồng hồ đeo tay
I. Mục tiêu : Học sinh biết làm thành thạo chiếc đồng hồ đeo tay.
	- Yêu cầu làm đẹp và đúng quy trình.
	- Học sinh yêu thích môn học thủ công.
II. Lên lớp : 	1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	2. Học sinh nêu lại các bước làm đồng hồ đeo tay.
Bước 1: Cắt các nan giấy.
Bước 2; Làm mặt đồng hồ.
Bước 3:Gài giây đeo đồng hồ.
	- Sau khi gài giây đồng hồ, dán đai để giữ dây đồng hồ.
Bước 4: Vẽ kim lên mặt đồng hồ.
	3. Thực hành:
	- Học sinh thực hành làm đồng hồ đeo tay.
	- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh làm.
	- Trình bày sản phẩm.
	- đánh giá nhận xét sản phẩm.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
-***

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27 2B.doc