Giáo án Tuần 2 - Khối 2

Giáo án Tuần 2 - Khối 2

 Tiếng Việt

 Bài 4: Thanh hỏi? – Thanh nặng

I/. MỤC TIÊU:

1/. Kiến thức: HS nhận biết được các dấu? , dấu .Đọc được tiếng bẻ, bẹ

Luyện nói theo chủ đề “Hoạt động của từ bẻ”.

2/. Ki năng: Nhận biết được các tiếng có dấu thanh? , .

Biết thêm dấu thanh /, tạo tiếng bẻ, be.

3/. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt qua các hoạt động học.

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: Minh họa tranh vẽ trang 10 – 11 SGK - Mẫu chữ

2/. Học sinh: Sách giáo khoa – Bộ thực hành – Bảng

 

doc 37 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 2 - Khối 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
 Thứ hai , ngày tháng năm 2007
 Tiếng Việt
 Bài 4: Thanh hỏi? – Thanh nặng ·
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: HS nhận biết được các dấu? , dấu ·.Đọc được tiếng bẻ, bẹ
Luyện nói theo chủ đề “Hoạt động của từ bẻ”.
2/. Kiõ năng: Nhận biết được các tiếng có dấu thanh? , ·.
Biết thêm dấu thanh /, · tạo tiếng bẻ, be.
3/. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt qua các hoạt động học.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Minh họa tranh vẽ trang 10 – 11 SGK - Mẫu chữ
2/. Học sinh: Sách giáo khoa – Bộ thực hành – Bảng
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Oån định.
2/. Kiểm tra bài cũ: Dấu sắc.
HS Đọc tựa bài và tên tranh, Đọc từ ứng dụng
 Phân tích tiếng bé
 Kiểm tra viết
3/. Bài mới : Giới thiệu bài
Treo tranh 1: Tranh vẽ gì?
Treo tranh 2: Tranh vẽ gì?
 -Gắn tiếng hổ và tiếng thỏ dưới tranh 1 và 2.
-Tiếng hổ và tiếng thỏ có đặc điểm gì giống nhau?
à Qua tiếng hổ và tiếng thỏ cô giới thiệu dấu thanh mới: Dấu?
Treo tranh 3: Tranh vẽ gì?
- Hoa khi chưa nở gọi là gì?
Gắn tiếng nụ dưới tranh 3
Treo tranh 4: Tranh vẽ gì?
Gắn tiếng ngựa dưới tranh:
-Tiếng nụ và tiếng ngựa có gì giống nhau?
à Qua tiếng nụ và tiếng ngựa cô giới thiệu thêm dấu thanh mới : Dấu ·
Đọc mẫu: dấu? ·
HOẠT ĐỘNG 1: Nhận diện dấu thanh?thanh ·
Dấu? dấu ·.
Gắn mẫu dấu? - Tô mẫu dấu?
à dấu? gồm? 
-Gắn mẫu dấu ·
-Tô mẫu dấu ·
 Cô tô mẫu dấu · như thế nào?
à Dấu chấm được viết lại bằng một chấm.
 Tìm trong bộ đồ dùng các dấu? và · như cô vừa giới thiệu với các em.
HOẠT ĐỘNG 2: Ghép và đọc tiếng bé, bẹ.
Mục tiêu: Ghép được tiếng bé, bẹ đọc đúng tiếng bẻ, bẹ.
Viết vào khung ô 1 dấu? , ô 4 tiếng be.
-Có dấu?, có tiếng be, muốn có tiếng bẻ ta làm sao?
Đọc mẫu b - e -? - bẻ. Sửa lỗi phát âm
Viết vào khung ô 3 dấu·.
-Có tiếng be, dấu · muốn có tiếng bẹ ta làm sao?
Đọc mẫu b - e - · -bẹ. Sửa lỗi phát âm.
Thanh? được đặt như thế nào trong tiếng bẻ ? Thanh · được đặt như thế nào trong tiếng bẹ?
à Trong các dấu thanh chỉ có dấu · là đặt dưới âm e.
 Thực hành: học sinh tìm tiếng có dấu? và · (có thể dùng tranh để gợi ý)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện viết dấu ?, · tiếng bẻ, bẹ
Mục tiêu: Viết đúng dấu?, dấu ·, tiếng bẻ, bẹ.
Viết mẫu dấu?
-Hướng dẫn qui trình viết: Đặt bút dưới đường kẻ thứ 4 viết nét móc nằm trong dòng li thứ 3.
Viết mẫu dấu ·
Hướng dẫn qui trình viết: chấm một chấm dưới đường kẻ thứ nhất.
Viết mẫu tiếng bẻ
-Hướng dẫn qui trình viết: viết tiếng be, rê bút viết dấu hỏi đặt trên âm e.
-Viết mẫu tiếng bẹ
-Hướng dẫn qui trình viết: viết tiếng bẹ, rê bút viết dấu nặng, đặt dưới chữ e.
Nhận xét và sửa lỗi cho học sinh. 
HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi củng cố.
Khoanh tròn các tiếng có dấu? và· trong nhóm chữ. Tìm và đọc tiếng mà em đã được học trong bài. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Đọc bài rrong SGK theo yêu cầu.
-Tiếng bé có âm b, âm e, thanh sắc đặt trên âm e. 
 bé
-Vẽ hổ
-Vẽ thỏ
- Có dấu thanh giống nhau
-Hoa hồng
-Nụ hoa
- Con ngựa
-Có dấu thanh giống nhau.
Đồng thanh
- một nét móc ( 2 học sinh )
-Chấm một chấm
Tô một chấm
 Học sinh thực hành
1 học sinh lên bảng thao tác và nói :
- Có tiếng be và dấu?, muốn có tiếng bẻ, em đặt dấu ? trên âm e
Đọc cá nhân à đồng thanh
 Đặt dấu nặng dưới âm e
Cá nhân, đồng thanh
-Đặt trên âm e
-Đặt dưới âm e
Học sinh thao tác ghép tiếng bẻ, bẹ.
Thực hiện ghép tiếng bẻ, bẹ và đọc.
Thảo luận đôi bạn tìm các tiếng có dấu ?, ·
Thực hiện thao tác viết bảng con.
Rèn viết đúng theo vị trí 
Thực hiện viết bảng con và giơ bảng đúng thao tác
HS tham gia trò chơi theo nhóm.
Tiếng bẻ, bẹ
 Tiết 2
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Luyện đọc đúng dấu? Và · tên tranh và các tiếng ứng dụng.
Hướng dẫn học xem tranh:
-Nêu tên các hình tronh tranhõ? 
Đọc mẫu: Dấu nặng 
 Tên chỉ sự vật trong tranh.
Từ ứng dụng.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết
Mục tiêu:Tập tô đúng qui trình chữ bẻ, bẹ trong vở tập viết 1
Gắn chữ mẫu - Hướng dẫn qui trình viết
(tương tự tiết 1)Nhận xét bài tô.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói chủ đề bẻ
Mục tiêu: Học sinh luyện nói đúng theo chủ đề “bẻ” ý chỉ các hoạt động “bẻ”. Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, giáo dục ý thức, tình cảm qua nội dung nói của học sinh 
Yêu cầu học sinh học đôi bạn. Tìm hiểu nội dung tranh
Tổ 1: Tranh 1
Tổ 2 : Tranh 2
Tổ 3 và 4 : Tranh 3
Treo tranh 1: Tranh 1 vẽ những hình ảnh gì?
Mẹ (bà, cô) đang giúp bé làm gì?
Nhìn tranh và nêu lại hoạt động trong tranh.
Treo tranh 2: Tranh 2 vẽ những hình ảnh gì?
Giải thích từ “bẻ” 
Treo tranh 3: Bé đang làm gì với các bạn? 
à (gợi ý cho học sinh luyện nói thành câu thành lời ý chỉ các hoạt động có tiếng “bẻ”
-Các bức tranh này khi luyện nói em đã nói theo chủ đề gì?
-Các hoạt động trong tranh có giống nhau không?
-Em thích bức tranh nào nhất?
Giáo dục tư tưởng :
-Trước khi đến trường em có sửa lại quần áo cho gọn gàng? Ai giúp em làm điều đó?
-Em thường chia quà cho bạn, cho bé không? -Vì sao?
4/. Củng cố: Đọc lại bài 
Trò chơi : Gắn đúng tiếng bẻ, bẹ ứng với tranh
 -Tiếng bẻ, bẹ có dấu gì?
-Phân tích tiếng bẻ, bẹ
5/. Dặn dò:
Đọc bài và luyện viết : “bẻ” 
- Xem bài dấu \, ~.
Nhận xét tiết học.
Khỉ, mỏ, giỏ, cụ, cọ, đậu
Đọc cá nhân, đồng thanh nhóm, tổ.
Thực hiện tô chữ bẻ, bẹ trong vở tập viết
Viết mỗi chữ 1 lần
Học sinh luyện nói theo gợi ý qua các câu hỏi.
 Đôi bạn tìm hiểu nội dung tranh và cùng tham gia hoạt động luyện nói.
-Mẹ và bé
-Bà và cháu
-Cô và cháu
-Bẻ cổ áo
-Bẻ là hái
Học sinh mói tự nhiên theo ý nghỉ của mình trong câu, trong lời nói có tiếng be.û
. Đang bẻ, hái bắp ngô
.. chia bánh hoặc bẻ bánh
Học sinh nêu lại những việc mà mình biết qua nội dung câu hỏi.
Học sinh nêu lại cảm nghỉ của mình qua lời nói diễn đạt trọn câu, đủ ý.
Tham gia trò chơi
Dấu ?, dấu ·
 Thứ ba , ngày tháng năm 2007
 Tiếng Việt
 Bài 5: Dấu Huyền \ - Dấu Ngã ~
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nhận biết đuợc dầu huyền \ dấu ngã ~.Tiếng chỉ ý đồ vật, sự vật.Đọc đúng tiếng bè, tiếng bẽ.Luyện nói theo chủ đề “bè”.Hiểu tác dụng của “bè” trong đời sống.
2/. Ki năng: Nhận biết được các tiếng có dầu \, dấu ~ .Biết đặt thêm dấu thanh để tạo tiếng bè, bẽ.
3/. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt qua các hoạt động học.Tự tin trong giao tiếp.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh vẽ minh họa trang 12, 13 SGK, mẫu chữ.
2/. học sinh: Sách giáo khoa, bộ thực hành, bảng.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Oån định. 
2/. Kiểm tra bài cũ :
Yêu cầu HS đọc tựa bài và tên tranh, dọc từ ứng dụng.
 -Phân tích tiếng bẻ, bẹ
 - Viết: bẻ, bẹ
3/. Bài mới :
Treo tranh 1: Tranh vẽ con gì?
Con mèo nó kêu làm sao? Người ta nuôi mèo để làm gì?
à Gắn tiếng mèo dưới tranh 1.
Treo tranh 2: Tranh vẽ con gì?
Con biết tên những con gà gì? Gà trống gáy như thế nào?
à Gắn tiếng gà dưới tranh 2.
-Tiếng mèo và tiếng gà có điểm gì giống nhau? 
à Dấu huyền và dấu ngã là nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy dấu thanh.
Nhận diện dấu.
Mục tiêu: Nhận biết được dấu huyền, dấu ngã qua quan sát mô tả.
Treo mẫu dấu \ - Tô mẫu dấu huyền.
-Dấu huyền giống nét cơ bản nào em đã học rồi? Gắn mẫu dấu ~ Tô mẫu dấu ngã ~
Tìm trong bộ thực hành dấu \ ~ như mẫu các em vừa quan sát.
Nhận xét hoạt động tìm dấu.
HOẠT ĐỘNG 2: Ghép chữ và phát âm.
Mục tiêu: Phát âm đúng dấu huyền, dấu ngã tiếng bè, bẽ. Biết ghép dấu \ ~ trên tiếng be à be,ø bẽ.
Ghi dấu huyền, dấu ngã vào ô 2, ô 3
Đọc mẫu : dấu huyền \ , dấu ~
Viết chữ be vào ô 4
-Cô viết chữ gì?
-Có chữ be, muốn có bè ta làm sao?
Yêu cầu học sinh luyện phát âm, chú ý sửa sai
-Có chữ be, muốn có chữ bẽ ta làm sao
Yêu cầu học sinh luyện âm tiếng bẽ. Chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh. 
Hướng dẫn học sinh cách phân biệt khi đọc dấu trong tiếng bẻ, bẽ.
Yêu cầu học sinh tìm trong bộ thực hiện luyện ghép tiếng bè, bẽ.
Thảo luận: Tìm các tiếng có dấu \ ~.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện viết 
Mục tiêu: Học sinh viết được dấu huyền, dấu ngã. Tiếng bè, bẽ theo qui trình.
Viết mẫu dấu \:
Hướng dẫn qui trình viết: Đặt bút dưới đường kẻ 4 viết nét xiên trái ta có dấu huyền nằm trong dòng li thứ 3 (chú ý điểm kéo nghiêng).
Viết mẫu dấu ~:
Hướng dẫn qui trình: Đặt bút dưới đường kẻ 4 viết cong lượn ta có dấu ngã nằm trong dòng li thứ 3 (chú ý chiều lượn của dấu).
Viết mẫu tiếng bè, bẽ
Hướng dẫn qui trình: Viết (bè giống chữ bẽ khác dấu): Viết chữ bè, rê bút viết dấu huyền trên âm e. điểm kết thúc trên đường kẻ 3. 
HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi củng cố.
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học. 
Gạch dưới các tiếng có dấu \ ~ trong nhóm chữ.
-Các tiếng bạn gạch dưới có dấu gì?
-Dấu huyền, dấu ngã đặt như thế nào trong các tiếng ?
HOẠT ĐỘNG CỦA Trò
Đọc bài trong SGK theo yêu cầu
Viết bảng con : bẻ, bẹ
-Con mèo
-Con gà
-Có dấu thanh giống nhau
-Nét xiên trái
Thực hiện tìm trong dấu \ ~ trong bộ thực hành.
Cá nhân – đồng thanh
-Chữ be
-Đặt thanh huyền trên con chữ e.
Lên bảng thực ...  Bài 2: Chúng ta đang lớn
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Biết được sức lớn của em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
2/. Kiõ năng: Biết so sánh sự lớn lên của bản thân với cac1 bạn cùng lớp.
3/. Thái độ: Ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau: có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn  đó là điều bình thường.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh phóng to, SGK.
2/. Học sinh: SGK, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định.
2/. Kiểm tra bài cũ: Cơ thể chúng ta
 + Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
 + Muốn cơ thể phát triển ta phải làm gì?
à Nhận xét chung
3/. Bài mới: Giới thiệu: Các em tuy có cùng độ tuổi nhưng có em khỏe hơn, có em yếu kém, có em cao hơn, có em thấp hơn  hiện tượng đó nói lên điều: Chúng ta đang lớn.
 Ghi tựa : Chúng ta đang lớn
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát tranh
Mục tiêu: HS biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
GV treo tranh: Tranh 1 vẽ gì? 
(GV yêu cầu HS chỉ và nêu từng tranh)
- GV chỉ tranh 2 hỏi :
- So với hình 1 em bé biết thêm điều gì?
à Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày về cân nặng, chiều cao và các hoạt động vận động (biết lấy, bò, ngồi ) và sự hiểu biết (lạ, quen, nói ) các em mỗi năm cũng cao hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn.
HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành 
Mục tiêu: So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp. Thấy được sự lớn lên của mỗi người là không hoàn toàn như nhau có người lớn nhanh hơn, có người châm hơn.
-GV cho từng cặp đứng áp sát lưng vào nhau, đầu và gót chân chạm vào nhau.
-GV cho từng cặp xem tay ai dài hơn, vòng tay, đầu, ngực ai lớn hơn, to hơn.
Qua phần thực hành các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên như thế nào?
-Các em cần lưu ý điều gì cho sự lớn lên của bản thân?
HOẠT ĐỘNG 3: Vẽ các bạn trong nhóm
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa hoc để khắc sâu hơn qua tranh vẽ.
GV cho 4 học sinh không bằng nhau đứng trên bụt giảng để HS thực hành đo, quan sát à vẽ
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
- Trong lớp ta bạn nào bé nhất?
- Bạn nào cao nhất?
- Để cao lớn như bạn em cần lưu ý điều gì?
5/. Dặn dò: Xem lại bài. Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Nhận biết các vật xung quanh.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát
-3 phần: đầu, mình và tay chân.
-Cần tập thể dục đều đặn.
Quan sát
-Em bé từ lúc nằm ngữa à đi à nói à biết chơi với bạn
-Đo và cân cho nhau
-Anh đang tập em đếm
-Biết đọc
Cặp còn lại quan sát à nhận xét
-Không giống nhau
-Aên uống điều độ giữ gìn sức khỏe
HS thực hành vẽ
HS nhận xét
HS trả lời
 Thứ , ngày tháng năm 2007
Thủ công
 Bài 2: Xé dán hình chữ nhật - hình tam giác
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh biết cách xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác.Nắm được thao tác xé, dán.
2/. Kiõ năng: Xé dán đúng qui trình hướng dẫn của giáo viên.
 -Dán đúng mẫu đẹp có sáng tạo.
3/. Thái độ: Kiên trì, cẩn thận khi thực hiện các thao tác, có ý thức giữ vệ sinh. -Giáo dục tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Bài mẫu xé dán hình chữ nhật, hình tam giác, mẫu sáng tạo.
 -Giấy nháp trắng, giấy màu - Hồ, bút chì, khăn lau.
2/. Học sinh: Vở thủ công, giấy nháp, giấy màu, hồ, kéo, bút chì, khăn lau.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định.
2/. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra các vật dụng học thủ công.
3/. Bài mới: 
-Ở mẫu giáo các em đã được xé dán hình nào?
Dán minh họa các mẫu hình sưu tầm ở lớp mẫu giáo.
à Trong tiết thủ công hôm nay, các em sẽ học bài học đầu tiên: 
Xé hình chữ nhật, hình tam giác.
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn qui trình:
Xé dán hình chữ nhật – hình tam giác
Mục tiêu: Học sinh xé dán được hình chữ nhật và tam giác.
Dán mẫu hoàn chỉnh giới thiệu: Đây là mẫu hình chữ nhật và mẫu hình tam giác đã được xé dán. 
-Nhìn xung quanh tìm các vật có dạng hình chữ nhật?
Lần lượt dán mẫu thứ tự theo qui trình.
Vẽ và xé dán hình:
Hướng dẫn đếm ô vẽ hình: Đánh dấu, chấm điểm vẽ một hình chữ nhật có cạnh dài 12 ô, ngắn 6 ô.
Hương dẫn thao tác xé:
Làm mẫu hướng dẫn qui trình xé.
Vẽ và xé hình tam giác
Hướng dẫn đếm ô vẽ hình: Đánh dấu điểm số 1, chấm điểm 2, 3, 4 vẽ hình chữ nhật có cạnh 8 ô và 6 ô.
Đếm từ trái sang phải đánh dấu đỉnh tam giác 
- Nối từ đỉnh đến gốc điểm 3, 4 vẽ hình tam giác.
Hương dẫn thao tác xé: Xé mẫu hướng dẫn qui trình xé.
Cắt mẫu hoàn chỉnh và mẫu qui trình
HOẠT ĐỘNG 2 : HS nêu qui trình
Mục tiêu : Học sinh nhớ qui trình xé dán hình chữ nhật , hình tam giác.
Xé hình chữ nhật :
- Muốn xé được hình chữ nhật, thao tác 1 làm gì?
 -Hình chữ nhật có cạnh dài mấy ô? Cạnh ngắn mấy ô?
 -Vẽ được hình chữ nhật thao tác 2 ta làm gì?
Xé hình tam giác:
Nêu câu hỏi tương tự trên.
5/. Dặn dò: Nhận xét tiết học
 - Nhắc nhỏ thu dọn vệ sinh lớp
- Chuần bị bài: Xé dán hình chữ nhật và hình tam giác - tiết 2- thực hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- HS trả lời
HS kể các hình đã được xé dán ở mẫu giáo.
HS nêu các hình .
Quan sát
Thực hiện lại thao tác sau khi quan sát mẫu.
Vẽ hình ở nháp
Xé nháp mẫu hình chữ nhật theo qui trình cô hướng dẫn.
Thực hiện lại thao tác sau khi quan sát mẫu
Xé nháp theo qui trình cô hướng dẫn.
Đồ dùng học tập : Giấy màu -Thước, hồ, kéo.
Trả lời và thực hiện thao tác 1
- Cạnh dài 12 ô, ngắn 6 ô
- Xé hình chữ nhật
Trả lời và thực hiện như thao tác trên.
 Thứ , ngày tháng năm 2007
Mĩ thuật
 Tiết 2: Vẽ nét thẳng
I/. MỤC TIÊU: 
1/. Kiến thức: Nhận biết được các loại nét thẳng.Vẽ phối hợp các nét thẳng để tạo bài vẽ đơn giản.
2/. Kỹ năng: Biết cách vẽ nét thẳng.Biết vẽ phối hợp các nét thẳng thành các mẫu vẽ.
3/. Thái độ: Giáo dục tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Một số mẫu tranh có các hình vẽ có dạng nét thẳng.
2/. Học sinh: Vở tập vẽ, bút màu.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định.
2/. Kiểm tra bài cũ: Xem tranh.
Kiểm tra tập vẽ, bút màu.
3/. Bài mới:
Treo tranh mẫu: Tranh vẽ những hình ảnh nào?
à Mẫu tranh vẽ núi vẽ nhà, vẽ cây là mẫu tranh được vẽ phối hợp nhiều nét thẳng tạo ra các hình ảnh ø các em đã nêu trong tranh. Giới thiệu bài: Vẽ nét thẳng
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu nét thẳng
Mục Tiêu: Nhận biết nét thẳng, tên gọi đúng của nét theo chiều vẽ.
Tạo mẫu các nét vẽ: Quan sát dáng nét vẽ, nêu đúng tên gọi của nét.
HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ nét thẳng.
Mục tiêu: Học sinh biết vẽ nét thẳng theo chiều gọi tên của nét.
Vẽ mẫu và nêu cách vẽ:
-Nét thẳng ngang: nét vẽ từ trái sang phải
-Nét thẳng nghiêng: Nét vẽ từ trên xuống.
-Nét gãy khúc: Có thể vẽ liền nét từ trên xuống hoặc từ dưới lên.
Xem mẫu a, b minh họa.
-Núi được vẽ bằng nét vẽ gì?
-Cây được vẽ bằng những nét thẳng nào?
à Dùng nét thẳng đứng, ngang, nghiêng, gãy khúc có thể vẽ được nhiều hình có dạng nét thẳng.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vẽ một bức tranh có dạng nét thẳng.
Treo mẫu tranh gợi ý.
Nhắc cách tô màu sắc, theo dõi gợi ý, uốn nắn khi các em vẽ 
- Thu bài chấm, nhận xét.
4/. Củng cố: Trò chơi Thi đua tiếp sức:
Vẽ các hình có dạng nét thẳng.
-Các mẫu hình em vừa vẽ có dạng nét gì?
-Gọi tên các nét thẳng trong hình.
5/. Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài: “Vẽ màu vào hình đơn giản”.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Núi, nhà, cây
Nhắc lại tên gọi của các nét
-Nét dọc
-Nét ngang
-Nét nghiêng
-Nét gãy khúc
Thực hiện vẽ các nét ngang, dọc, gãy khúc bằng ngón trỏ đi trên bàn.
-Nét thẳng gãy khúc
-Nét thẳng đứng, nghiêng, ngang
Thực hành vẽ các mẫu tranh có dạng nét thẳng
Tham gia trò chơi, thi đua vẽ các hình có nét thẳng.
 Thứ , ngày tháng năm 2007
 ÂM NHẠC
 Tiết 2: Quê hương tươi đẹp
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học đúng giai điệu lời ca.
2/. Kỹ năng: Biết vỗ tay theo nhạc. Vận động múa theo nhạc.Tập biểu diễn bài hát.
3/. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quê hương.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Chuẩn bị các động tác phụ họa - Băng nhạc, máy hát
2/. Học sinh: Nhạc cụ
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định.
2/. Kiểm tra bài cũ: Quê hương tươi đẹp.
Hát cá nhân -Hát nhóm
3/. Bài mới: Oân bài hát: Quê hương tươi đẹp
HOẠT ĐỘNG 1: Oân : Quê hương tươi đẹp.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lời ca và giai điệu.
Oân luyện bài hát: Yêu cầu; 
Hát kết hợp với vận động phụ họa (vỗ tay theo tiết tấu chuyển dịch chân).
HOẠT ĐỘNG 2: Vỗ tay – nhạc cụ
Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng nhận biết giai điệu của bài.
Hướng dẫn vỗ tay theo tiết tấu: 
	Quê hương em biết bao tươi đẹp
 ..
Kết hợp vỗ tay theo phách, theo tiết tấu bằng nhạc cụ.
4/. Củng cố: Kiểm tra kiến thức. 
5/. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
Xem trước bài “Mời bạn vui múa ca”.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát đồng thanh
Hát cá nhân
Hát nhóm
Học sinh hát biểu diễn.
Biểu diễn: đơn ca, tốp ca
Hát vỗ cá nhân, vỗ đôi bạn, nhóm
Hát vỗ nhạc cụ theo tổ nhóm
Đơn ca, tốp ca

Tài liệu đính kèm:

  • doct 2.doc