Giáo án Tự nhiên xã hội - Tuần 6 đến tuần 20

Giáo án Tự nhiên xã hội - Tuần 6 đến tuần 20

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIÊU HÓA THỨC ĂN

I. Mục tiêu

Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng dạ dày, ruột non, ruột già

 Có ý thức ăn chậm nhai kỹ.

II. Chuẩn bị

- GV: Mô hình ( hoặc tranh vẽ ) cơ quan tiêu hóa.Một gói kẹo mềm.

- HS: SGK

III. Các hoạt động

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 1251Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội - Tuần 6 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ , ngày tháng năm
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TIÊU HÓA THỨC ĂN
I. Mục tiêu
Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng dạ dày, ruột non, ruột già
 Có ý thức ăn chậm nhai kỹ.
II. Chuẩn bị
GV: Mô hình ( hoặc tranh vẽ ) cơ quan tiêu hóa.Một gói kẹo mềm.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cơ quan tiêu hóa.
3. Bài mới 
Giới thiệu: ( 3’) Khởi động:
Đưa ra mô hình cơ quan tiêu hóa.
Mời một số HS lên bảng chỉ trên mô hình theo yêu cầu.
GV chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. Từ đó dẫn vào bài học mới.
Phát triển các hoạt động (26’)
v Hoạt động 1: Sự tiêu hóa thức ăn ở miệng và dạ dày.
Ÿ Mục tiêu: Biết nhiệm vụ của răng, lưỡi, nước bọt trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
ị ĐDDH: Một gói kẹo mềm
Bước 1: Hoạt động cặp đôi
GV phát cho mỗi HS 1 chiếc kẹo và yêu cầu:
HS nhai kĩ kẹo ở trong miệng rồi mới nuốt. Sau đó cùng thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
Khi ta ăn, răng, lưỡi và nước bọt làm nhiệm vụ gì?
Vào đến dạ dày thức ăn được tiêu hóa ntn?
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
GV yêu cầu các nhóm tham khảo thêm thông tin trong SGK.
GV bổ sung ý kiến của HS và kết luận:
+ Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày.
+ Ở dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và 1 phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.
v Hoạt động 2: Sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già.
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nhiệm vụ của ruột non, ruột già trong quá trình tiêu hóa.
Ÿ Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan, giảng giải.
ị ĐDDH: Bảng cài: Bài học.
Yêu cầu HS đọc phần thông tin nói về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non, ruột già.
Đặt câu hỏi cho cả lớp:
+ Vào đến ruột non thức ăn được biến đổi thành gì?
+ Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu? Để làm gì?
+ Phần chất bã có trong thức ăn được đưa đi đâu?
+ Sau đó chất bã được biến đổi thành gì? Được đưa đi đâu?
+ Tại sau chúng ta đi đại tiện đúng nơi qui định?
 GV nhận xét bổ sung: Chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày để các chất cặn bã thường xuyên đưa ra ngoài cơ thể và phải đi đại tiện đúng nơi qui định, không đi bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Aên uống đầy đủ: GV dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng.
- Hát
- Một số HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV:
- Chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa: khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
- Thực hành nhai kẹo.
-- Đại diện 1 số nhóm trình bày ý kiến:
1.HS có thể trả lời như mong muốn
2.HS chỉ có thể TL được: Vào đến dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn.
- HS nhắc lại kết luận.
 - HS đọc thông tin.
- 4 HS nối tiếp nhau nói về sự biến đổi thức ăn ở 4 bộ phận ( Mỗi HS nói 1 phần ).
- 1 – 2 HS nói về sự biến đổi thức ăn ở cả 4 bộ phận.
- HS thảo luận cặp đôi, trình bày, bổ sung ý kiến:
.
Tuần 7
Thứ , ngày tháng năm
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
I. Mục đích:
	Sau khi học – HS có thể
	-Hiểu ăn đủ, uống đủ sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh.
	-Có ý thức ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước và ăn thêm hoa quả.
II. Đồ dùng dạy học:
	-GV: bài dạy, tranh vẽ SGK
	-HS: sưu tầm tranh ảnh, các con giống về thức ăn.
III. Các hoạt động dạy học
1. Oån định: BCSS
2. KT bài cũ:
3. Bài mới: Aên uống đầy đủ
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
*Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã học về sự tiêu hoá thức ăn. Hôm nay chúng ta học bài “ Aên uống đầy đủ”
-GV ghi tựa bài bảng lớp
HS lặp lại tựa bài
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về các bữa ăn và thức ăn hàng ngày
+ Mục tiêu
.HS kể về các bữa ăn và những thức ăn uống hàng ngày.
.HS hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ.
+ Cách tiến hành
Bước 1: làm việc theo nhóm nhỏ.
-Các em hãy quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK T 16 và trả lời câu hỏi. Trước hết các em nói về các bữa ăn của bạn Hoa sau đó liên hệ đến bữa ăn và những thứ các em thường ăn, uống hàng ngày.
-GV: theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
-GV: gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
-Nhóm nào sưu tầm được tranh, ảnh các thức ăn, đồ uống treo bảng lớp rồi giải thích cho các bạn biết loại nào các em thích loại nào em được ăn nhiều.
-GV chốt ý: Để đảm bảo cho ta ăn, uống đủ lượng thức ăn trong ngày mỗi ngày ít cần ăn đủ 3 bữa. Đó là các bữa sáng , trưa, tối.
+ Nên ăn nhiều vào buổi sáng và bữa trưa để có sức học tập và làm việc cả ngày. Bữa tối không nên ăn quá no
+ Hằng ngày nên uống đủ nước. Ngoài món canh thường ăn trong bữa cơm khi khát cần uống đủ nước. Mùa hè ra nhiều mồ hôi nên uống nhiều nước.
+ Cần ăn phối hợp đủ thức ăn có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, tôm, trứng) – thức ăn từ thực vật (rau tươi, quả chín) để đảm bảo cung chất cho cơ thể
*GV chốt ý rút ra kết luận
Aên uống đầy đủ là thế nào?
-GV nêu câu hỏi – HS trả lời
+ Trước và sau bữa ăn chúng ta nên làm gì?
+ Ai có thực hiện thường xuyên các việc làm trên?
-GV nhận xét và ngợi khen các em đã thực hiện tốt.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (lợi ích của việc ăn uống đầy đủ)
+ Bước1: Làm việc cả lớp
-GV gợi ý cho HS nhớ lại
+ Thức ăn được biến đổi như thế nào trong dạ dày và ruột non?
+ Những chất bổ thu được từ thức ăn được đưa đi đâu để làm gì?
-GV: cho HS thảo luận theo nhóm với câu hỏi sau
+ Tại sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước?
+ Nếu ta thường xuyên bị đói khát thì điều gì sẽ xảy ra?- Nhận xét câu trả lời HS
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Qua bài học này, em rút ra được điều gì?
Nêu các cách thực hiện ăn , uống đđủ
ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
-Đại diện nhóm thảo luận
Một ngày Hoa ăm 3 bữa chính đó là bữa sáng, trưa, tối
-HS treo tranh ảnh lên bảng và giải thích cho bạn
-HS trả lời
HS trả lời
-Lắng nghe
- HS trả lời
TUẦN: 8
Thứ , ngày tháng năm
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài ĂN, UỐNG SẠCH SẼ
I. Mục tiêu
Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh như ăn uống : ăn chậm nhai kỹ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại tiện.
HS khá giỏi nêu được tác dụng của các việc cần làm..
Biết ăn uống sạch sẽ sẽ có lợi cho cơ thể
II. Chuẩn bị
GV: Hình vẽ trong SGK, giấy, bút, viết, bảng, phiếu thảo luận.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Aên, uống đầy đủ
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Biết cách thực hiện ăn sạch
Ÿ Mục tiêu: Làm thế nào để ăn sạch.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
ị ĐDDH: Phiếu thảo luận.
Bước 1:Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
Muốn ăn sạch ta phải làm ntn?
Bước 2: Nghe ý kiến trình bày của các nhóm. GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) lên bảng.
Bước 3: GV trên các bức tranh trang 18 và yêu cầu HS nhận xét: Các bạn trong bức tranh đang làm gì? Làm như thế nhằm mục đích gì?
Hình 1:Bạn gái đang làm gì?
Rửa tay ntn mới được gọi là hợp vệ sinh?
Những lúc nào chúng ta cần phải rửa tay?
Hình 2:Bạn nữ đang làm gì?
Theo em, rửa quả ntn là đúng?
Hình 3:Bạn gái đang làm gì?
Khi ăn, loại quả nào cần phải gọt vỏ?
Hình 4:Bạn gái đang làm gì?
Tại sao bạn ấy phải làm như vậy?
Có phải chỉ cần đậy thức ăn đã nấu chín thôi không?
Hình 4:
Bạn gái đang làm gì?
Bát, đũa, thìa sau khi ăn, cần phải làm gì?
Bước 4:
Đưa câu hỏi thảo luận: “Để ăn sạch, các bạn HS trong tranh đã làm gì?”.
Hãy bổ sung thêm các hoạt động, việc làm để thực hiện ăn sạch.
Bước 5:
GV giúp HS đưa ra kết luận: Để ăn sạch, chúng ta phải:
+ Rửa tay sạch trước khi ăn.
+ Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn.
+ Thức ăn phải đậy cẩn thận, không để ruồi, gián, chuột đậu hoặc bò vào.
+ Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.
(Trình bày trước nội dung này trên bảng phụ)
v Hoạt động 2: Làm gì để uống sạch, Ích lợi của việc ăn, uống sạch sẽ
Ÿ Mục tiêu: Biết cách để uống sạch
Ÿ Phương pháp: Hỏi đáp.
ị ĐDDH: Tranh
Bước 1: Yêu cầu thảo luận cặp đôi câu hỏi sau: “Làm thế nào để uống sạch?”
Bước 2: Yêu cầu HS thảo luận để thực hiện yêu cầu trong SGK.
Bước 3: Vậy nước uống thế nào là hợp vệ sinh?
GDBV MT: Tại sao phải ăn uống sạch sẽ và để ăn sạch phải làm gì?
Kết luận: Ăn uống sạch sẽ, sẽ tránh được 1số bệnh. Để ăn uống sạch ta nên làm thức ăn sạch và giữ sạch nguồn nước không để nguồn nước bị ô nhiễm.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Qua bài học này, em rút ra được điều gì?
Nêu các cách thực hiện ăn sạch, uống sạch.
Chuẩn bị: Đề phòng bệnh giun.
- Hát
- HS thảo luận nhóm
- Hình thức thảo luận: Mỗi nhóm chuẩn bị trước 1 tờ giấy, lần lượt theo vòng HSn, các bạn trong nhóm ghi ý kiến của mình.
- Các nhóm HS trình bày ý kiến.
- HS quan sát và lý giải hành động của  ...  HS trả lời câu hỏi:
Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn?
Xung quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không? Cây có tốt không?
Khu vệ sinh đặt ở đâu? Có sạch không? Có mùi hôi không?
Trường học của em đã sạch chưa?
Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp?
Kết luận: Nhấn mạnh tác dụng của trường học sạch đẹp.
Nhắc lại và bổ sung những việc nên làm và nên tránh để giữ trường học sạch đẹp.
v Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học
Ÿ Phương pháp: Thực hành
ị ĐDDH: Vật dụng.
Bước 1:
Phân công việc cho mỗi nhóm.
Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ phù hợp với từng công việc.
Hướng dẫn HS biết cách sử dụng dụng cụ hợp lí để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. VD: Đeo khẩu trang, dùng chổi có cán dài, vẩy nước khi quét lớp, quét sân hoặc sau khi làm vệ sinh trường, lớp; nhổ cỏ  phải rửa tay bằng xà phòng.
Bước 2:
Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá.
Đánh giá kết quả làm việc.
Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Sau bài học ngày hôm nay em rút ra được điều gì?
* Giáo dục BVMT:
- Trường lớp sạch đẹp và giữ sạch môi trường sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn.
Hát
HS quan sát theo cặp các hình ở trang 38, 39 SGK và trả lời các câu hỏi.
Nhớ lại kết quả, quan sát và trả lời.
Không viết, vẽ bẩn lên bàn, lên tường.
Không vứt rác, không khạc nhổ bừa bãi.
Không trèo cây, bẻ cành, hái vứt hoa, dẫm lên cây.
Đại, tiểu tiện đúng nơi qui định
Tham gia vào các hoạt động làm vệ sinh trường lớp, tưới chăm sóc cây cối
Làm vệ sinh theo nhóm.
Phân công nhóm trưởng.
Các nhóm tiến hành công việc:
+ Nhóm 1: Vệ sinh lớp.
+ Nhóm 2: Nhặt rác, quét sân trường
+ Nhóm 3: Tưới cây xanh ở sân trường
+ Nhóm 4: Nhổ cỏ, tưới hoa ở sân trường.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
Các nhóm đi xem thành quả làm việc, nhận xét và đánh giá.
Biết được thế nào là trường lớp sạch đẹp và các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp,
TUẦN: 1 9
Thứ , ngày tháng năm
Môn: Tự Nhiên Xã Hội
Tiết: ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I. Mục tiêu
Kể được tên loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông.
Nhận biết một số biển báo giao thông.
HS khá, giỏi : Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giaothông trên đường.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh ảnh trong SGK trang 40, 41. Năm bức tranh khổ A3 vẽ cảnh: Bầu trời trong xanh, sông, biển, đường sắt, một ngã tư đường phố, trong 5 bức tranh này chưa vẽ các phương tiện giao thông. Năm tấm bìa: 1 tấm ghi chữ đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấmghi đường thuỷ, 1 tấm ghi đường hàng không. Sưu tầm tranh ảnh các phương tiện giao thông.
HS: SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Giữ gìn trường học sạch đẹp.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông
 Ÿ Phương pháp: Trực quan, động não, vấn đáp.
* ĐDDH: Tranh ảnh trong SGK trang 40, 41.
Bước 1:
Dán 5 bức tranh khổ A3 lên bảng.
Bức tranh thứ nhất vẽ gì?
Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
Bức tranh thứ 3 vẽ gì?
Bức tranh thứ 4 vẽ gì?
Bức tranh thứ 5 vẽ gì?
Bước 2:
Gọi 5 HS lên bảng, phát cho mỗi HS 1 tấm bìa (1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi đường hàng không). Yêu cầu: Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Bước 3:
Kết luận: Trên đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển.
v Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành, vấn đáp.
* ĐDDH: Tranh. 
Làm việc theo cặp.
Bước 1:
- Treo ảnh trang 40 H1, H2
- Hướng dẫn HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:
- Bức ảnh 1 chụp phương tiện gì?
Oâ tô là phương tiện dành cho loại đường nào?
- Bức ảnh 2: Hình gì?
- Phương tiện nào đi trên đường sắt?
Mở rộng:
- Kể tên những phương tiện đi trên đường bộ.
- Phương tiện đi trên đường không?
- Kể tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay biển mà con biết?
v Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo giao thông.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.
 * ĐDDH: Tranh.
Bước 1:
Hướng dẫn HS quan sát 5 loại biển báo được giới thiệu trong SGK.
Yêu cầu HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em cách đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo. Ví dụ:
Bước 2: Liên hệ thực tế:
Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy.
Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số biển báo trên đường giao thông?
Kết luận: 
Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với một số biển báo thông thường.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét tiết học.
Hát
Quan sát kĩ 5 bức tranh.
Trả lời câu hỏi:
Cảnh bầu trời trong xanh.
Vẽ 1 con sông.
Vẽ biển.
Vẽ đường ray.
Một ngã tư đường phố.
Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Nhận xét kết quả làm việc của bạn.
-Học sinh quan sát
-Trả lời theo tranh
Quan sát ảnh.
Trả lời câu hỏi.
Oâ tô.
Đường bộ.
Hình đường sắt.
Tàu hỏa.
Trao đổi theo cặp.
Làm việc theo cặp.
Trả lời câu hỏi.
Nhận xét câu trả lời.
TUẦN: 20
Thứ , ngày tháng năm
Môn: Tự Nhiên Xã Hội
Tiết: AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu
Nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
Thực hiện đúng quy định khi đi các phương tiện giao thông.
HS khá, giỏi : Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tay nạn giao thông khi đi xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hỏa, .
II. Chuẩn bị
GV: Tranh ảnh trong SGK trang 42, 43. Chuẩn bị một số tình huống cụ thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương mình.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đường giao thông.
Có mấy loại đường giao thông?
Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Bài trước chúng ta được học về gì?
Nêu một số phương tiện giao thông và các loại đường giao thông tương ứng.
Khi đi các phương tiện giao thông chúng ta cần lưu ý điểm gì?
Đó cũng chính là nội dung của bài học ngày hôm nay: “An toàn khi đi các phương tiện giao thông”. Dùng phấn màu ghi tên bài.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
Treo tranh trang 42.
Chia nhóm (ứng với số tranh).
Gợi ý thảo luận:
Tranh vẽ gì?
Điều gì có thể xảy ra?
Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó ntn?
Kết luận: Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài, khi tàu xe đang chạy.
v Hoạt động 2: Biết một số quy định khi đi các phương tiện giao thông 
Treo ảnh trang 43.
Hướng dẫn HS quan sát ảnh và đặt câu hỏi.
Bức ảnh 1: Hành khách đang làm gì? Ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường?
Bức ảnh thứ 2: Hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào?
Bức ảnh thứ 3: Hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khách phải ntn khi ở trên xe ô tô?
Bức ảnh 4: Hành khách đang làm gì? Họ xuống xe ở cửa bên phải hay cửa bên trái của xe?
Kết luận: Khi đi xe buýt, chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường. Đợi xe dừng hẳn mới lên xe. Không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy. Khi xe dừng hẳn mới xuống và xuống ở phía cửa phải của xe.
v Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
HS vẽ một phương tiện giao thông.
2 HS ngồi cạnh nhau cho nhau xem tranh và nói với nhau về: 
+ Tên phương tiện giao thông mà mình vẽ.
+ Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào?
+ Những điều lưu ý khi cần đi phương tiện giao thông đó.
GV đánh giá.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Cuộc sống xung quanh.
Hát
Có 4 loại đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.
HS trả lời. Bạn nhận xét.
Về đường giao thông.
HS nêu.
Đi cẩn thận để tránh xảy ra tai nạn.
Quan sát tranh.
Thảo luận nhóm về tình huống được vẽ trong tranh.
Đại diện các nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Làm việc theo cặp.
Quan sát ảnh. TLCH với bạn: 
Đứng ở điểm đợi xe buýt. Xa mép đường.
Hành khách đang lên xe ô tô khi ô tô dừng hẳn.
Hành khách đang ngồi ngay ngắn trên xe. Khi ở trên xe ô tô không nên đi lại, nô đùa, không thò đầu, thò tay qua cửa sổ.
Đang xuống xe. Xuống ở cửa bên phải.
Làm việc cả lớp.
Một số HS nêu một số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt.
Một số HS trình bày trước lớp.
HS khác nhận xét, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 6.doc