Giáo án Tự nhiên xã hội - Tiết: Cuộc sống xung quanh (tiếp)

Giáo án Tự nhiên xã hội - Tiết: Cuộc sống xung quanh (tiếp)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS biết kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân ở địa phương mình.

2. Kỹ năng:

- HS có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương

3. Thái độ:

- Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 45 – 47. Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS sưu tầm). Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.

- HS: Vở.

 

doc 3 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1220Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội - Tiết: Cuộc sống xung quanh (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TT)
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
HS biết kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân ở địa phương mình.
Kỹ năng: 
HS có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương
Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 45 – 47. Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS sưu tầm). Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Cuộc sống xung quanh – phần 1
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV: Ở tiết 1, các em đã được biết một số ngành nghề ở miền núi và các vùng nông thôn. Còn ở thành phố có những ngành nghề nào, tiết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài Cuộc sống xung quanh – phần 2, để biết được điều đó.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể tên một số ngành nghề ở thành phố 
Yêu cầu: Hãy thảo luận cặp đôi để kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em biết.
Từ kết quả thảo luận trên, em rút ra được kết luận gì?
GV kết luận: Cũng như ở các vùng nông thôn khác nhau ở mọi miền Tổ quốc, những người dân thành phố cũng làm nhiều ngành nghề khác nhau.
v Hoạt động 2: Kể và nói tên một số nghề của người dân thành phố qua hình vẽ 
Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
Mô tả lại những gì nhìn thấy trong các hình vẽ.
Nói tên ngành nghề của người dân trong hình vẽ đó.
GV nhận xét, bổ sung về ý kiến của các nhóm.
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì? Bạn có thể mô tả lại ngành nghề đó cho các bạn trong lớp biết được không?
Hoạt động 4: Trò chơi: Bạn làm nghề gì?
GV phổ biến cách chơi: 
Tùy thuộc vào thời gian còn lại, GV cho chơi nhiều hay ít lượt.
Lượt 1: gồm 1 HS.
GV gắn tên một ngành nghề bất kì sau lưng HS đó. HS dưới lớp nói 3 câu mô tả đặc điểm, công việc phải làm nghề đó. Sau 3 câu gợi ý, HS trên bảng phải nói được đó là ngành nghề nào. Nếu đúng, được chỉ bạn khác lên chơi thay. Nếu sai, GV sẽ thay đổi bảng gắn, HS đó phải chơi tiếp.
GV gọi HS lên chơi mẫu.
GV tổ chức cho HS chơi.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò HS chuẩn bị bài ngày hôm sau.
Hát
HS trả lời theo câu hỏi của GV.
HS thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Nghề công an.
+ Nghề công nhân
Ở thành phố cũng có rất nhiều ngành nghề khác nhau.
HS nghe, ghi nhớ.
Các nhóm HS thảo luận và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Nhóm 1 – nói về hình 2.
Hình 2 vẽ một bến cảng. Ơû bến cảng đó có rất nhiều tàu thuyền, cần cẩu, xe ô tô,  qua lại.
Người dân làm ở bến cảng đó có thể làm người lái ô tô, người bốc vác, người lái tàu, hải quan, 
+ Nhóm 2 – nói về hình 3.
Hình 3 vẽ một khu chợ. Ơû đó có rất nhiều người: người đang bán hàng, người đang mua hàng tấp nập.
Người dân làm ở khu vực chợ đó có thể làm nghề buôn bán (người bán hàng).
+ Nhóm 3 – hình 4:
Hình 4 vẽ một nhà máy. Trong nhà máy đó, mọi người đang làm việc hăng say.
Những người làm trong nhà máy đó có thể là các công nhân, người quản đốc nhà máy.
+ Nhóm 4 – hình 5: 
Hình 5 vẽ một khu nhà, trong đó có nhà trẻ, bách hóa, giải khát.
Những người làm trong khu nhà đó có thể là cô nuôi dạy trẻ, bảo vệ, người bán hàng, 
Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
Chẳng hạn:
+ Bác hàng xóm nhà em làm nghề thợ điện. Công việc của bác là sửa chữa điện bị hỏng cho các gia đình
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 22.doc