Môn: TNXH
Lớp: 2
Tiết: 31 Tuần:31
Tên bài dạy:
M ặ t t r ờ i
I. Mục tiêu:
- Biết được những điều cơ bản về mặt trời. Có dạng khối cầu, ở rất xa trái đất, phát ra ánh sáng và sức nóng chiếu sáng trái đất.
- HS có thói quen không nhìn trực tiếp vào mặt trời để tránh làm tổn thương mắt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh giới thiệu về mặt trời.
III. Hoạt động dạy học:
Môn: TNXH Lớp: 2 Tiết: 31 Tuần:31 Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2004 Tên bài dạy: M ặ t t r ờ i I. Mục tiêu: - Biết được những điều cơ bản về mặt trời. Có dạng khối cầu, ở rất xa trái đất, phát ra ánh sáng và sức nóng chiếu sáng trái đất. - HS có thói quen không nhìn trực tiếp vào mặt trời để tránh làm tổn thương mắt. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh giới thiệu về mặt trời. III. Hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5' 2' 5' 5' 7' 5' 5' 2' I. Kiểm tra bài cũ: +Không nên làm: bẻ cành, hái hoa, dẫm nát cây non; bắn chim, bắt chim và trứng chim trong tổ chim, trêu chọc các con vật, ... + Nên làm: chăm sóc cây cối trong vườn, bắt sâu bảo vệ cây; chăm sóc các con vật nuôi trong nhà, ngăn cản những người làm hại đến những con vật, ... II.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Mặt trời. 2.Hoạt động 1:Hát bài Em hát gọi mặt trời + Vẽ mặt trời. 3. Hoạt động 2: + Mặt trời hình dạng giống như quả bóng. + Mặt trời màu đỏ sáng rực, giống như quả cầu lửa khổng lồ. + Mặt trời ở rất xa trái đất + Khi đóng kín cửa lớp, ta cảm thấy rất tối vì khi đó không có mặt trời chiếu sáng. + Vào những ngày nhiệt độ cao, ta thấy nóng vì mặt trời đã cung cấp sức nóng cho trái đất. + Mặt trời có tác dụng chiếu sáng và sưởi ấm. 4.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. + Khi đi ngoài nắng em thấy nóng, đau đầu, rát. + Em cần đội mũ, nón hay che ô để tránh nắng. + L úc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời vì ánh mặt trời có nhiều tia cực tím, làm chói, hoa mắt, hỏng mắt. + Muốn quan sát mặt trời ta phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước. 5.Hoạt động 4: + Có mây và các hành tinh khác. Trò chơi: Ai khoẻ nhất. 1 HS làm mặt trời, 7 HS khác vào vai 7 hành tinh có biển đeo gắn tên hành tinh. Mặt trời đứng tại chỗ. Các hành tinh khác chuyển dịch. Ai chạy nhanh nhất là người thắng. GV: Quanh mặt trời có rất nhiều hành tinh khác nhau, trong đó có trái đất. Các hành tinh đều chuyển động quanh mặt trời và được mặt trời chiếu sáng và sửa ấm, nhưng chỉ có trái đất mới có sự sống. 6.Hoạt động 5:Đóng kịch theo nhóm. + Khi không có mặt trời, trái đát sẽ tối, không nhìn thấy gì. + Vì mùa hè có mặt trời chiếu sáng, cung cấp độ ẩm. + Vào mùa đông, thiếu ánh sáng mặt trời bị mây che phủ, cây cối rụng lá héo khô. GV: Mặt trời rất cần cho sự sống, nhưng chúng ta phải biết bảo vệ mình để tránh ánh nắng mặt trời làm ta bị sốt và tổn thương đến mắt. III. Củng cố dặn dò. - HS về sưu tầm tranh ảnh về mặt trời *Kiểm tra, đánh giá. Hãy kể những hành động không nên làm để bảo vệ cây cối và các con vật? - Hãy kể tên những hành động nên làm để bảo vệ cây cối và các con vật. - GV nhận xét cho điểm. * Trực tiếp. - GV nêu yêu cầu tiết học rồi ghi đầu bài lên bảng * Gợi mở. - Gọi một HS lên hát bài hát về mặt trời. - 5 HS lên bảng vẽ mặt trời và tô màu. - HS ở dưới nhận xét bạn vẽ. * Vấn đáp. - Em biết gì về mặt trời? - HS trả lời theo ý của các em. - GV ghi nhanh lên bảng ý chính. - Khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không? vì sao? - Vào những ngày nhiệt độ, ta thấy nóng hay lạnh? - Vậy mặt trời có tác dụng gì? * Thảo luận. - HS thảo luận theo nhóm 4 câu hỏi và ghi vào phiếu. - Khi đi ngoài nắng em thấy thế nào? - Em làm gì để tránh nắng? - Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời? - Muốn quan sát mặt trời ta phải làm như thế nào? - Các nhóm trình bày ý kiến - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. * Trò chơi. - Xung quanh mặt trời có những gì? - GV giới thiệu các hành tinh trong hệ mặt trời và phổ biến trò chơi. * Đóng kịch. - HS chia các nhóm và cử 1 em lên hỏi và trả lời theo câu hỏi. - Khi không có mặt trời điều gì sẽ xảy ra? - Vì sao vào mùa hè, cây cối xanh tốt được ra hoa nhiều? - Vào mùa đông, thiếu ánh sáng mặt trời, cây cối như thế nào? - GV nhận xét tiết học và nêu yêu cầu về nhà. *Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: