Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 14, 15, 16

Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 14, 15, 16

MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Lớp: 2

Tiết 14 tuần : 14

Tên bài dạy:

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

I. Mục tiêu:

* Nhận biết được một số thứ có thể gây ngộ độc cho người trong gia đình, đặc biệt là em bé.

* Biết được những công việc cần làm để phòng chống ngộ độc khi ở nhà.

* Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người thân trong nhà bị ngộ độc.

* Biết được nguyên nhân ngộ độc qua đường ăn, uống.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phấn màu.

- Hình vẽ trong SGK trang 30, 31.

- Bút dạ bảng, giấy A3.

- Một vài vỏ thuốc tây.

 

doc 8 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1421Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 14, 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: tự nhiên xã hội
Lớp: 2
Tiết 14 tuần : 14
 Thứ ba .ngày 9 .tháng 12 .năm 2003
Tên bài dạy: 
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
I. Mục tiêu:
* Nhận biết được một số thứ có thể gây ngộ độc cho người trong gia đình, đặc biệt là em bé. 
* Biết được những công việc cần làm để phòng chống ngộ độc khi ở nhà. 
* Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người thân trong nhà bị ngộ độc. 
* Biết được nguyên nhân ngộ độc qua đường ăn, uống. 
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu. 
Hình vẽ trong SGK trang 30, 31. 
Bút dạ bảng, giấy A3. 
Một vài vỏ thuốc tây. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
1’
I. Giới thiệu bài. 
- Khi bị bệnh, ta phải uống thuốc. 
- Nếu uống nhầm thuốc thì bệnh sẽ thêm nặng, phải đi bác sĩ. 
Nếu chữa không kịp thời thì sẽ chết.
 GV giới thiệu: Như vậy, việc dùng nhầm thuốc gây một tác hại rất lớn. Nếu không cẩn thận, dù ở đâu, chúng ta cũng rất dễ bị ngộ độc. Bởi vậy, việc phòng tránh ngộ độc khi ở nhà là rất cần thiết. Để hiểu rõ điều đó, cô cùng với các con sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay. 
*Vấn đáp gợi mở.
- Khi bị bệnh, các con phải làm gì? 
- Nếu uống nhầm thuốc thì hậu quả gì sẽ xảy ra? 
- GV giới thiệu bài.HS nghe. 
10’
II.Hoạt động 1: 
* Bước 1: 
- Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận để chỉ và nói tên những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình. 
+ Hình 1: Thứ gây ngộ độc là bắp ngô. Bởi vì bắp ngô đó bị nhiều ruồi đậu vào, bắp ngô đó bị thiu. 
+ Hình 2: Thứ gây ngộ độc là lọ thuốc. Bởi nếu em bé tưởng là kẹo, em bé ăn nhiều thì sẽ bị ngộ độc thuốc.
+ Hình 3: 
 Thứ gây ngộ độc ở đây là lọ thuốc trừ sâu. Bởi vì người phụ nữ có thể nhầm 
* Thảo luận nhóm.
- Các nhóm HS quan sát các hình vẽ trong SGK trang 30, thảo luận nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Thứ gây ngộ độc ở mỗi hình là gì ? Vì sao biết?
 - 1,2 nhóm HS nhanh nhất trình bày. Các nhóm còn lại nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. 
Thời gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
10’
thuốc trừ sâu như lọ nước mắm, cho vào đun nấu.
+ Cậu bé sẽ bị đau bụng, ỉa chảy vì ăn phải thức ăn đã ôi thiu. 
+ Bởi vì em bé nhất nhà, chưa biết đọc nên không phân biệt được mọi thứ, dễ nhầm lẫn. 
+ Em bé sẽ bị đau bụng, nếu ăn quá nhiều thuốc tây, phải đưa đi bệnh viện.
+ Cả nhà chị sẽ bị ngộ độc vì ăn phải thức ăn có lẫn thuốc trừ sâu đó. 
* Bước 2: Thảo luận cặp đôi. 
- Yêu cầu: Thảo luận về nội dung từng hình. 
 + Cậu bé đang vứt những bắp ngô đã bị ôi thiu đi . Làm như thế để không ai trong nhà ăn nhầm, bị ngộ độc nữa. 
+ Cô bé đang cất lọ thuốc lên tủ cao, để em mình không với tới được và ăn nhầm vì tưởng là kẹo ngọt. 
+ Anh thanh niên đang cất riêng thuốc trừ sâu, dầu hoả với nước mắm. Làm thế để phân biệt, không dùng nhầm lẫn giữa hai loại. 
- Bước 3: Thảo luận nhóm: 
+ Yêu cầu: Từ những điều trên, các nhóm hãy rút ra kết luận: 
 GV chốt kiến thức dựa vào câu trả lời của HS. 
+ thuốc tây, dầu hoả, thức ăn bị ôi thiu,... 
+ Uống nhầm thuốc trừ sâu, dầu hoả, ... do để lẫn với nước uống hằng ngày. 
+ Ăn thức ăn đã bị ôi thiu. 
+ Ăn, uống thuốc tây vì tưởng là kẹo ngọt (nhất là đối với em bé). 
III.Hoạt động 2: Phòng tránh ngộ độc. 
 + Ăn hoa quả mua về chưa rửa sạch hoặc gọt vỏ -> rửa sạch.
+ Ăn rau muống.... bị ngộ độc -> mua rau muống sạch hoặc rửa sạch bằng 3,4 lần nước. 
* Thảo luận nhóm đôi.
Hình 1: Bắp ngô đã bị thiu. Nếu cậu bé ăn bắp ngô đó thì điều gì sẽ xảy ra? 
 Hình 2: Nếu em bé ăn thuốc vì tưởng nhầm là kẹo, điều gì sẽ xảy ra ?
Hình 3: Nếu chị phụ nữ lấy nhầm chai thuốc trừ sâu vì tưởng là chai mắn để nấu ăn, điều gì sẽ xảy ra ?
* HS thảo luận nhóm. 
1,2 nhóm HS nhanh nhất lên trình bày. 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
* Thảo luận nhóm:
- Vậy chúng ta thường bị ngộ độc do những nguyên nhân nào? 
- Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là gì? 
- Chúng ta dễ bị ngộ độc qua đường ăn, uống vì những lí do gì? 
* Quan sát các hình vẽ 4,5,6 (SGK trang 31) và nói rõ người trong hình đang làm gì? làm thế có tác dụng gì? 
- Các cá nhân Hs trình bày ý kiến: 
- Hs nghe, ghi nhớ. 
Thời gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
10’
3’
- Gv kết luận: 
Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, chúng ta cần: 
+ Xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình. 
+ Thực hiện ăn sạch, uống sạch. 
+ Thuốc và những thứ độc, phải để xa tầm tay với của trẻ em. 
+ Không để lẫn thức ăn, nước uống với các chất tẩy rửa hoặc hoá chất khác. 
IV. Hoạt động 3:
Đóng vai: “Xử lý tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc”
- Nhóm 1 và 3: nêu và xử lý tình huống bản thân bị ngộ độc.
- Nhóm 2 và 4,5: nêu và xử lý tình huống người thân khi bị ngộ độc. 
*V. GV chốt kiến thức. 
+ Khi bản thân bị ngộ độc, phải tìm mọi cách gọi người lớn và nói mình đã ăn hay uống thứ gì. 
+ Khi người thân bị ngộ độc, phải gọi ngay cấp cứu hoặc người lớn; thông báo cho nhân viên y tế biết người bệnh bị ngộ độc bởi thứ gì. 
- Mở rộng: Hãy kể thêm một vài việc làm nữa có tác dụng để phòng chống ngộ độc ở nhà mà em biết. 
* Các nhóm thảo luận, sau đó lên trình diễn. 
GV giao nhiệm vụ. 
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung cách giải quyết tình huống của nhóm bạn. 
- HS nghe, ghi nhớ. 
* GV củng cố nội dung bài học và dặn dò HS.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Môn: tự nhiên xã hội
Lớp: 2
Tiết 15 tuần : 15
 Thứ ba .ngày 16 .tháng 12 .năm 2003
Tên bài dạy: Trường học
I. Mục tiêu:
- Trường học thường có nhiều phòng học, một số phòng làm việc, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế,... Có sân trường, vườn trường, khu vệ sinh... 
- Một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học (học tập...), thư viện (đọc sách báo,...) phòng truyền thống (giới thiệu truyền thống của trường,...), phòng y tế (khám chữa bệnh,...) 
- Tên trường, địa chỉ của trường mình và ý nghĩa của tên trường (nếu có). 
- Mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường (vị trí các lớp học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường,...). 
- Tự hào và yêu quý trường của mình. 
- Có ý thức giữ gìn và làm đẹp cho ngôi trường mình học. 
II. Đồ dùng dạy học:
ảnh trong SGK trang 32, 33. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
1’
34’
A. Giới thiệu bài. 
- Bài thơ nói về trường học. Đó cũng chính là nội dung của bài học ngày hôm nay. Bài học sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về trường của mình. 
B. Tìm hiểu bài.
I.Hoạt động 1. 
Bước 1: Tổ chức cho HS đi quan sát trường học và yêu cầu Hs trả lời câu hỏi: 
+Tên trường : Trường THDL Đoàn Thị Điểm – 299 Cầu Giấy – Hà Nội. 
+ý nghĩa: Đoàn Thị Điểm là tên gọi nhà thơ nữ nổi tiếng của nước ta. Bà đã từng là giáo viên của cấc bậc vương gia trong triều đình . 
+ 36 lớp học.
K1: 8 lớp (CS2) - K2 : 8 lớp (CS 4) - K3 : 7 lớp (CS3) - K4: 7 lớp ( CS 1) - K5: 6 lớp (CS1).
* Cho HS giải câu đố sau: 
“Là nhà mà chẳng là nhà
Đến đây để học cũng là để chơi
Có bao bạn tốt tuyệt vời
Thầy cô dạy bảo ta thời lớn lên”.
- GV dùng phấn màu ghi tên bài lên bảng. 
* Tham quan trường học. 
- Hs quan sát trường học. 
- Tập trung lại trước cổng trường.
- Trường của chúng ta có tên là gì? 
- Nêu địa chỉ của nhà trường. 
- Tên trường chúng ta có ý nghĩa gì?
* Đứng trong sân trường quan sát các lớp học, phân biệt từng khối lớp.
Các lớp học: 
- Trường ta có bao nhiêu lớp học? 
- Khối 5 gồm có mấy lớp? Học ở đâu?
- Khối 4 gồm có mấy lớp? 
- Khối 3 ? 
- Khối 2?
- Khối 1? 
Thời gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
* Sân trường và vườn trường: 
- Tham quan các phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng để đồ dùng dạy học,...
- Quan sát sân trường, vườn trường và nhận xét chúng rộng hay hẹp, trồng cây gì, có những gì,... 
Bước 2: 
- Tổ chức tổng kết buổi tham quan giúp HS nhớ lại cảnh quan của nhà trường. 
Bước 3: 
- Yêu cầu HS nói về cảnh quan của trường. 
- Đánh giá buổi tham quan. 
- Kết luận: Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như: Phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, phòng truyền thống, phòng thư viện,... và các lớp học. 
2.Hoạt động 2: 
Làm việc với SGK. 
Bước 1: Làm việc theo cặp. 
+ ở phòng truyền thống.Vì thấy trong phòng có treo cờ, tượng Bác Hồ... 
+ Đang quan sát mô hình (sản phẩm).
Bước 2: 
- Kết luận: ở trường, Hs học tập trong lớp học hay ngoài sân trường, vườn trường. Ngoài ra, các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách, đến phòng y tế để khám bệnh khi cần thiết.
3.Hoạt động 3: HS tham gia trò chơi hướng dẫn viên du lịch (theo nhóm 5 – 6 người).
* Mục tiêu: 
Biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình.
*Các phòng khác: 
- Tên trường, ý nghĩa của tên trường, các lớp học, các phòng làm việc, sân trường, vườn trường... 
- HS nói theo cặp về cảnh quan của nhà trường. 
- Nói trước lớp về cảnh quan của nhà trường (1-2HS).
- Nhận xét, bổ sung. 
- Chúng ta vừa tìm hiểu những gì của nhà trường ?
- Nêu ý nghĩa của tên trường ?
- Nêu số lớp học và vị trí của từng khối lớp ? 
- Nêu đặc điểm của sân trường và vườn trường v.v... 
- ở trong lớp học. 
* Quan sát các hình ở trang 33 – SGK và trả lời các câu hỏi sau với bạn. 
- Cảnh ở bức tranh thứ nhất diễn ra ở đâu? Vì sao biết? 
- Các bạn HS đang làm gì? 
- Cảnh ở bức tranh thứ hai diễn ra ở đâu? 
- Tại sao em biết? 
- Các bạn HS đang làm gì? 
- Phòng truyền thống của trường ta có những gì? 
- Em thích phòng nào nhất ? Tại sao? 
- Một số HS trả lời các câu hỏi trước lớp. 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: - Gv gọi một số Hs tự nguyện tham gia trò chơi. 
- Gv phân vai và cho Hs nhập vai. 
- Một HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch: Giới thiệu về trường học của mình. 
Thời gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
4.Hoạt động 4
Tổng kết. 
- Nhận xét không khí giờ học. 
+ Tuyên dương những HS tích cực. 
+ Nhắc nhở những HS chưa tập trung. 
- Cả lớp hát bài Em yêu trường em, nhạc và lời Hoàng Vân. 
- Dặn dò HS về chuẩn bị cho bài tiếp 
theo.
 - Một HS đóng vai làm thư viện: Giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện. 
- Một HS đóng làm phòng y tế: Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng y tế. 
- Một HS đóng làm phòng truyền thống: Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng truyền thống.
- Một số HS đóng vai là khách tham quan nhà trường: Hỏi một số câu hỏi. 
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Hs diễn trước lớp. 
- Hs khác nhận xét.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
..................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Môn: tự nhiên xã hội
Lớp: 2
Tiết 16 tuần : 16
 Thứ ba ngày 23 tháng 12 năm 2003
Tên bài dạy: 
 Các thành viên trong nhà trường.
I. Mục tiêu:
- Các thành viên trong nhà trường: Hiệu trưởng, hiệu phó, cô tổng phụ trách, GV, các nhân viên khác và HS. 
- Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của học đối với trường học. 
- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường. 
II. Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong SGK trang 34,35. 
Một số bìa gồm nhiều tấm bìa nhỏ (nhiều hơn 8), mỗi tấm ghi tên một thành viên trong nhà trường (hiệu trưởng, cô giáo, cô thư viện,...) 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
2’
10’
A. Giới thiệu bài. 
ở bài trước chúng ta đã biết về cảnh quan ngôi trường thân yêu của mình. Vậy trong trường gồm những ai và họ đảm nhận công việc gì, cô và các con sẽ tìm hiểu qua bài “Các thành viên trong nhà trường”. 
B. Tìm hiểu bài.
Hoạt động 1. Làm việc với SGK. 
Bước 1: Quan sát, nhận xét. 
- Bức tranh thứ nhất vẽ hình cô hiệu trưởng, cô làm người quản lý, lãnh đạo nhà trường. 
- Bức tranh thứ hai vẽ hình cô giáo đang dạy học. Cô là người truyền đạt kiến thức, trực tiếp dạy học. 
- Bức tranh thứ ba vẽ bác bảo vệ , có nhiệm vụ trông coi, giữ gìn trương lớp, HS, bảo đảm an ninh và là người đánh trống của nhà trường. 
- Bức tranh thứ tư vẽ cô y tá. Cô khám bệnh cho các bạn, chăm lo sức khoẻ cho tất cả HS.
- Tranh thứ 5 vẽ bác lao công. Bác có nhiệm vụ quét dọn, làm cho trường học luôn sạch đẹp. 
Bước 2: Làm việc cả lớp ( thảo luận)..
* GV nêu yêu cầu tiết học. 
- GV ghi tên bài bằng phấn màu. 
* Hoạt động nhóm.
- Chia nhóm (5-6 HS 1 nhóm), phát cho mỗi HS nhóm 1 bộ bìa. 
- Treo tranh trang 34, 35. 
- Các nhóm quan sát các hình ở trang 34, 35 và làm các việc. 
+ Gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp. 
+ Nói về công việc của từng thành viên đó và vai trò của họ. 
- HS trả lời các câu hỏi sau: 
- Bức tranh thứ nhất vẽ ai? Người đó có vai trò gì? 
- Bức tranh thứ hai vẽ ai? Nêu vai trò, công việc của người đó. 
- Bức tranh thứ ba vẽ ai? Công việc, vai trò ? 
- Bức tranh thứ tư vẽ ai? Công việc của người đó?
Thời gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
10’
10’
4’
Kết luận: Trong trường tiểu học gồm có các thành viên: thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó; thầy, cô giáo, HS và các cán bộ công nhân viên khác. Thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó là những người lãnh đạo, quản lý nhà trường; Thầy cô giáo dạy HS; bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp. Bác lao công quét dọn nhà trường và chăm sóc cây .
2. Hoạt động 2. 
Nói về các thành viên và công việc của họ trong trường mình. 
- Bước 1: Thảo luận nhóm
Bước 2: GV bổ sung thêm những thành viên trong nhà trường mà HS chưa biết 
 Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường. 
3. Hoạt động 3:
Trò chơi đó là ai? 
Ví dụ: Tấm bìa viết “Bác lao công” thì HS dưới lớp có thể nói: 
- Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt.
- Thường làm sân trường hoặc vườn trường. 
- Thường dọn vệ sinh trước hoặc sau mỗi buổi học. 
4. Hoạt động 4. 
Tổng kết. 
-Nhận xét giờ học. 
-Hướng dẫn HS tiếp nối kể tên các thành viên trong nhà trường.
- Bức tranh thứ năm vẽ ai? Nêu công việc và vai trò của người đó? 
- Bức tranh thứ sáu? Công việc và vai trò của cô? 
* Thảo luận nhóm.
GV đưa về hệ thống câu hỏi để HS thảo luận nhóm: 
- Trong trường mình có những thành viên nào? 
- Tình cảm và thái độ của em dành cho các thành viên đó. 
- Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường, chúng ta nên làm gì? 
* Trò chơi.
GV hướng dẫn HS cách chơi. 
* Cách tiến hành: - Gọi Hs A lên bảng, đứng quay lưng về phía mọi người. Sau đó lấy một tấm bìa gắn vào sau lưng của Hs A (HS A không biết trên tấm bìa viết gì). 
- Các Hs sẽ được nói các thông tin như: Thành viên đó thường làm gì? ở đâu? Khi nào? Bạn làm gì để biết ơn họ? Phù hợp với chữ trên tấm bìa.
HS A phải đoán: Đó là bác lao công. 
- Nếu 3 HS khác đưa ra 3 thông tin mà HS A không đoán ra người đó là ai thì sẽ bị phạt: HS A phải hát 1 bài. Các HS khác nói sai thông tin thì cũng sẽ bị phạt. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctnxh t14.doc