Giáo án Tự nhien xã hôi lớp 3 - Tuần 14

Giáo án Tự nhien xã hôi lớp 3 - Tuần 14

TUẦN 14

 Ngày soạn: 01/12/2009

 Ngày dạy: thứ tư, 02/12/2009

TN-XH: TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG(T1)

 I. Mục tiêu:

 - Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,.ở địa phương.

 II. Các hoạt động dạy học:

 A. Bài cũ: Kiểm tra vở bàI tập ở nhà của một số em. Nhận xét, chữa bàI.

 B. Bài mới: Giới thiệu ghi đề bài.

 Hoạt động 1: Làm việc với SGK

• Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.

• Tiến hành:

- Học sinh quan sát hình 52, 53, 54 và thảo luận theo nhóm 4:

Kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, ‎y tế có trong các hình?

- Vài em lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.

 Mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe nhân dân.

 Hoạt động 2: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống.

• Mục tiêu: Học sinh có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ở tỉnh nơi đang sống.

• Tiến hành:

-Học sinh trình bày các tranh ảnh, bài báo về các cơ quan trong tỉnh sưu tầm được, trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.

- Học sinh có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan ở tỉnh.

 

doc 9 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhien xã hôi lớp 3 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
 Ngày soạn: 01/12/2009
	 Ngày dạy: thứ tư, 02/12/2009
TN-XH: TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG(T1)
 I. Mục tiêu: 
 - Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,...ở địa phương. 
 II. Các hoạt động dạy học:
 A. Bài cũ: Kiểm tra vở bàI tập ở nhà của một số em. Nhận xét, chữa bàI.
 B. Bài mới: Giới thiệu ghi đề bài.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.
Tiến hành:
Học sinh quan sát hình 52, 53, 54 và thảo luận theo nhóm 4:
Kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, ‏‎y tế có trong các hình?
Vài em lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.
Mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe nhân dân.
Hoạt động 2: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống.
Mục tiêu: Học sinh có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ở tỉnh nơi đang sống.
Tiến hành: 
-Học sinh trình bày các tranh ảnh, bài báo về các cơ quan trong tỉnh sưu tầm được, trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
Học sinh có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan ở tỉnh.
 C. Củng cố - dặn dò: GV phát phiếu điều tra cho HS yêu cầu kể tên những cơ quan, trụ sở, địa danh có ở địa phương nơi em đang sống.
********************
 Ngày soạn: 02/12/2009
 Ngày giảng: Thứ năm, 03/12/ 2009
TN - XH: TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG(T2)
 I.Mục tiêu: 
 - Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,...ở địa phương. 
 II.Đồ dùng dạy học: Các hình SGK, phiếu học tập, phiếu bốc thăm.
 III.Các hoạt động dạy học
 * Hoạt động 1: Chơi trò “Người đi đường thông thạo”
 * Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.
 * Tiến hành:
 - Quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm 6.
Tôi bắt được một tên kẻ trộm ở ngã.... đường và muốn biết đường tới đồn công an nhanh nhất. Hãy giúp tôi.
Tôi chỉ có 1 tiếng để đi mua sắm, chỉ cho tôi đường đi từ Đài truyền hình đến siêu thị gần nhất.
Tôi phải đi thăm người ốm ở bệnh viện, chỉ giúp tôi đường tới bệnh viện từ...
 - Gọi lần lượt từng nhóm lên bốc thăm, quan sát tranh và chỉ đường – các nhóm khác bổ sung và nhận xét.
 - Ngoài các địa điểm các nhóm đã đến, em còn phát hiện ra cơ quan nào khác ở trong tranh?
 * Kết luận: SGK
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan.
 * Mục tiêu: Biết được vai trò, nhiệm vụ của một số cơ quan.
 * Tiến hành: Phát phiếu bài tập và thảo luận nhóm 2.
 - Nối các cơ quan với chức năng nhiệm vụ tương ứng?
Cơ quan
Chức năng
1- Trụ sở UBND
a- Trao đổi thông tin liên lạc
2- Bệnh viện
b- Nơi vui chơi giải trí
3- Công viên
c- Nơi học tập của học sinh
4- Bưu điện
d- Khám chữa bệnh cho nhân dân
5- Trường học 
đ- Điều khiển hoạt động của tỉnh, thành phố
6- Đài phát thanh
e- Sản xuất các sản phẩm phục vụ con người
7- Viện bảo tàng
f- Đảm bảo, duy trì trật tự asn ninh
8- Xí nghiệp
g- Trao đổi, buôn bán hàng hóa
9- Trụ sở Công an
h- Truyền phát thông tin rộng rãi
10- Chợ
i- Trưng bày, cất giữ tư liệu lịch sử
 - Từng nhóm trình bày từng cơ quan – nhiệm vụ
 * Nhận xét giờ học.
**********************
TUẦN 15
 Ngày soạn: 08/12/2009
 Ngày dạy: Thứ tư, 09/12/ 2009
TN - XH: CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. Mục tiêu: 
- Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.
II. Đồ dùng: Bì thư, điện thoại đồ chơi
III.Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi 2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi:
- Kể tên những cơ quan trụ sở, có ở địa phương nơi em đang sống?
- Kể tên một vài hoạt động ở nơi đó?
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luận
Mục tiêu: Kể được một số hoạt động diễn ra ở bưu điện; Nêu được ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống.
Tiến hành: Thảo luận nhóm
Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở bưu điện Đông Hà?
Nêu các ích lợi của hoạt động bưu điện?
Các nhóm báo cáo.
Kết luận: SHD
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Mục tiêu: Biết được ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
Tiến hành: Thảo luận nhóm 6
Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình.
Các nhóm trình bày.
Kết luận: SHD
Hoạt động 3: Chơi trò chơi
Mục tiêu: Học sinh biết cách ghi địa chỉ ngoài phong bì thư, cách quay số điện thoại; cách giao tiếp qua điện thoại.
Tiến hành: 
Một số em đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi thư, hàng
Một số khác chơi gọi điện thoại.
C. Củng cố dặn dò: - Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc mà em biết.
- Về nhà làm bài tập đầy đủ và chuẩn bị các bài học sau.
******************
 Ngày soạn: 09/12/2009
 Ngày dạy: Thứ năm, 10/12/ 2009
TỰ NHIÊN -XÃ HỘI : HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu:
-Kể tên một số hoạt động nông nghiệp. 
- Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp. 
II.Đồ dùng dạy học: Các hình SGK (trang 58, 59)
III. Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ: Kiểm tra vở bàI tập ở nhà của một số em. Nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
Cách tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm, quan sát các hình ở trang 58, 59 (SGK) và thảo luận theo gợi y ở SHD.
Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
Giáo viên hoặc các nhóm khác bổ sung.
Giáo viên nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng nông miền khác như: Trồng ngô, khoai, sắn, chè... chăn nuôi trâu, bò, dê...
Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng... được gọi là hoạt động nông nghiệp.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp
Cách tiến hành: 
Bước 1: Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.
Bước 2: 1 số cặp học sinh trình bày, các cặp khác bổ sung.
Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp
Cách tiến hành: 
Bước 1: Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao. Tranh của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.
Bước 2: Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề đó. Giáo viên có thể chấm điểm cho các nhóm và khen nhóm làm tốt nhất.
C. Củng cố - dặn dò: Học sinh nhắc lại bài học; về nhà sưu tầm tranh ảnh.
********************
TUẦN 16
 Ngày soạn: 15/12/2009
 Ngày giảng: Thứ tư, 16/12/ 2009
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
I. Mục tiêu: 
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết. 
- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Giáo dục h/s biết quý trọng và bảo vệ nền công nghiệp và thương mại trên địa bàn.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình trang 60, 61 SGK, tranh ảnh về chợ hoặc cảnh mua bán ở chợ
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi 2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi kể tên một số hoạt động nông nghiệp. Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
*Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi em đang sống
*Cách tiến hành: Bước 1: Từng cặp h/s kể cho nhau nghe về hoạt động công 	nghiệp.
Bước 2: Một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung
GV kể thêm 1 số hoạt động như khai thác quặng kim loại, luyện thép
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
*Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của nó.
*Cách tiến hành: Bước 1, từng cá nhân quan sát hình trong sgk
Bước 2: Mỗi h/s nêu tên một hoạt động đã quan sát
Bước 3: Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp
*Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí gọi là hoạt động công 	nghiệp.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
*Mục tiêu: Kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng.
 * GV liên hệ trên địa bàn có những ngành công nghiệp và thương mại để h/s biết.
*Cách tiến hành: Bước 1 chia nhóm
Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận
Kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại
Hoạt động 4: Chơi trò chơi bán hàng
*Mục tiêu: HS làm quen với hoạt động mua bán
Bước 1: G/v đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai một người bán một 	số người mua
Bước 2: Một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét
C. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học.
*********************
 Ngày soạn: 16/12/2009
 Ngày giảng: Thứ sáu, 17/12/ 2009
TN – XH: LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
Yêu cầu: 
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị. 
-Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân ở địa phương.
Đồ dùng dạy học: Các hình SGK (trang 62, 63)
Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ: Gọi 3 em trả lời câu hỏi sau:
-Hãy kể tên một số chợ và siêu thị địa phương mà em biết ?
-Kể tên một số hoạt động công nghiệp mà em biết?
B. Bài mới;
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phong cảnh nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
*Cách tiến hành:
Từng nhóm quan sát các hình và nêu thứ tự phong cảnh, nhà cửa ở làng và đô thị; hoạt động sinh sống, đường giao thông, cây cối...
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Nhóm khác bổ sung.
Giáo viên rút ra kết luận chung.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Tìm sự khác biệt về nghề nghiêp của người dân ở làng quê và đô thị.
Các nhóm trình bày
Giáo viên rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Vẽ tranh: Mỗi em vẽ một tranh về chủ đề: “Thị xã quê em”
C. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài học sau.
**********************
TUẦN 17
 Ngày soạn: 23/12/2009
 Ngày dạy: Thứ tư, 24/12/ 2009
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI: AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
I. Mục tiêu: 
- Nêu được 1 số qui định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh về an toàn giao thông. Các hình trong sách GK trang 64.65
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi 2 em trả lời câu hỏi:
-Kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê mà em biết?
-Một em đọc lại bài học trong sách.
B. Bài mới: .Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động quan sát tranh,HS hiểu được ai đi đuúng ai đi sai luật giao thông.
- Tiến hành: Bước 1, Làm việc theo nhóm
Bước 2: đai diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Mục tiêu: HS thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp.
- Cách tiến hành: Bước1
- GV chia nhóm, thảo luận câu hỏi: đi xe đạp như thế nào cho đúng luËt giao thông?
Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường giành cho người đi xe đạp.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi đèn xanh đèn đỏ
- Mục tiêu: Thông qua trò chơi nhắc h/s có ý thức chấp hành luật giao thông.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Học sinh cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực tay trái dưới tay phải
Bước 2: Lớp trưởng hô, Đèn xanh: Cả lớp quay tròn 2 tay
Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị. Trò chơi được lặp đi lặp lại nhiều lần.
C. Củng cố - dặn dò: Về nhà học bài và làm bài tập đầy đủ
********************
 Ngày soạn: 24/12/2009
 Ngày dạy: Thứ sáu, 25/12/ 2009
TN – XH: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ MỘT
Mục tiêu:
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.
Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa trong SGK và sưu tầm; hình các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh (hình câm); thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng các cơ quan đó.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
*Mục tiêu: Thông qua trò chơi, học sinh có thể kể tên các chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ về các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
Bước 2: Quan sát hình theo nhóm.
Một học sinh kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
Bước 1: Chia nhóm và thảo luận.
Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK cho biết hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong các hình đó.
Bước 2: Từng nhóm dán tranh, ảnh về các hoạt động mà các em sưu tầm được.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình của mình...
IV. Nhận xét giờ học - dặn dò: Học sinh về nhà ôn lại các bàI đã học .
**********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTu nhien va xa hoi lop 3.doc