TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Các thành viên trong nhà trường: hiệu trưởng, hiệu phó, cô tổng phụ trách, GV, các nhân viên khác và HS.
2. Kỹ năng:
- Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học.
3. Thái độ:
- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG I. MỤC TIÊU Kiến thức: Các thành viên trong nhà trường: hiệu trưởng, hiệu phó, cô tổng phụ trách, GV, các nhân viên khác và HS. Kỹ năng: Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học. Thái độ: Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường. II. CHUẨN BỊ GV: Hình vẽ trong SGK trang 34, 35. Một số bộ gồm nhiều tấm bìa nhỏ (nhiều hơn 8) mỗi tấm ghi tên một thành viên trong nhà trường (hiệu trưởng, cô giáo, cô thư viện, . . .) HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Trường học. Nêu: Giới thiệu về trường em. Vị trí lớp em. Nêu hoạt động của lớp học, thư viện, y tế? GV nhận xét. 3. Giới thiệu: (1’) GV nói: Ở bài trước chúng ta đã biết về cảnh quan ngôi trường thân yêu của mình. Vậy trong nhà trường, gồm những ai và họ đảm nhận công việc gì, cô và các con sẽ tìm hiểu qua bài “Các thành viên trong nhà trường”. GV ghi lên bảng bằng phấn màu. 4.Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Làm việc với SGK. +PP : Trực quan, hỏi đáp. Bước 1: Chia nhóm (5 – 6 HS 1 nhóm), phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa. Treo tranh trang 34, 35 Bước 2: Làm việc với cả lớp. Bức tranh thứ nhất vẽ ai? Người đó có vai trò gì? Bức tranh thứ hai vẽ ai? Nêu vai trò, công việc của người đó. Bức tranh thứ ba vẽ ai? Công việc vai trò? Bức tranh thứ tư vẽ ai? Công việc của người đó? Bức tranh thứ năm vẽ ai? Nêu vai trò và công việc của người đó? Bức tranh thứ sáu vẽ ai? Công việc và vai trò của cô? Kết luận: Trong trường tiểu học gồm có các thành viên: thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó, thầy, cô giáo, HS và cán bộ công nhân viên khác. Thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó là những người lãnh đạo, quản lý nhà trường, thầy cô giáo dạy HS. Bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp. Bác lao công quét dọn nhà trường và chăm sóc cây cối. v Hoạt động 2: Nói về các thành viên và công việc của họ trong trường mình. +PP : Hỏi đáp, thảo luận. Bước 1: Đưa ra hệ thống câu hỏi để HS thảo luận nhóm: Trong trường mình có những thành viên nào? Tình cảm và thái độ của em dành cho những thành viên đó. Để thể hiện lòng kính trọng và yêu quý các thành viên trong nhà trường, chúng ta nên làm gì? Bước 2: Bổ sung thêm những thành viên trong nhà trường mà HS chưa biết. Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường. v Hoạt động 3: Trò chơi đó là ai? +PP : Thực hành, thi đua. Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS cách chơi: Gọi HS A lên bảng, đứng quay lưng về phía mọi người. Sau đó lấy 1 tấm bìa gắn vào lưng của HS A (HS A không biết trên tấm bìa viết gì). Các HS sẽ được nói thông tin như: Thành viên đó thường làm gì? Ở đâu? Khi nào? Bạn làm gì để biết ơn họ? Phù hợp với chữ viết trên tấm bìa. à GV nhận xét chốt ý. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Hướng dẫn HS tiếp nối kể các thành viên trong nhà trường. Chuẩn bị: Phòng tránh té ngã khi ở trường. - Hát - HS nêu. Bạn nhận xét. - Hoạt động lớp, nhóm. - Các nhóm quan sát các hình ở trang 34, 35 và làm các việc: + Gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp. + Nói về công việc của từng thành viên đó và vai trò của họ. - Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Bức tranh thứ nhất vẽ hình cô hiệu trưởng, cô là người quản lý, lãnh đạo nhà trường. - Bức tranh thứ hai vẽ hình cô giáo đang dạy học. Cô là người truyền đạt kiến thức. Trực tiếp dạy học. - Vẽ bác bảo vệ, có nhiệm vụ trông coi, giữ gìn trường lớp, HS, bảo đảm an ninh và là người đánh trống của nhà trường. - Vẽ cô y tá. Cô khám bệnh cho các bạn, chăm lo sức khoẻ cho tất cả HS. - Vẽ bác lao công. Bác có nhiệm vụ quét dọn, làm cho trường học luôn sạch đẹp. - Hoạt động lớp, cá nhân. - HS hỏi và trả lời trong nhóm những câu hỏi GV đưa ra. - HS nêu. - HS tự nói. - Xưng hô lễ phép, biết chào hỏi khi gặp, biết giúp đỡ khi cần thiết, cố gắng học thật tốt, . . . - 2, 3 HS lên trình bày trước lớp. - Hoạt động lớp. - VD: Tấm bìa viết “Bác lao công” thì HS dưới lớp có thể nói: - Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt. - Thường làm ở sân trường hoặc vườn trường. - Thường dọn vệ sinh trước hoặc mỗi buổi học. - HS A phải đoán: Đó là bác lao công. - Nếu 3 HS khác đưa ra thông tin mà HS A không đoán ra người đó là ai thì sẽ bị phạt: HS A phải hát 1 bài. Các HS khác nói thay không thì cũng sẽ bị phạt. v Rút kinh nghiệm: ÔN RÈN CHỮ I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : HS viết đoạn 1,2 bài : Con chó nhà hàng xóm. 2.Kỹ năng : HS : -Viết đúng: Cún Bông, khắp vừơn,bất động, trên giường. - Viết đúng chính tả trình bày sạch đẹp. 3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích học Tiếng Việt, viết chữ đẹp. II.NỘI DUNG: GV yêu cầu HS viết đoạn 1,2 bài : Con chó nhà hàng xóm. HS Viết vào vở đầy đủ, viết đúng chính tả trình bày sạch đẹp. GV chấm một số vở nhận xét. à Tuyên dương HS viết đúng trình bày sạch đẹp. ÔN TOÁN I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp HS ôn lại cách xem đồng hồ và các giờ trên đồng hồ. 2.Kỹ năng : HS vận dụng kiến thức làm đúng các bài tập. 3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích học toán. II.NỘI DUNG : GV yêu cầu HS làm bài 1,2,3 /76,77. HS làm miệng sau đó làm vào vở cho đến hết. HS sửa bài nhận xét. à GV chấm một số bài nhận xét chốt ý. ÔN LUYỆN TỪ I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp HS ôn lại: Từ chỉ tính chất , kiểu câu : Ai thế nào ? 2.Kỹ năng : HS vận dụng kiến thức làm đúng các bài tập. 3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích học môn Tiếng Việt. II.NỘI DUNG : GV yêu cầu HS làm các bài tập 1,2,3/133,134. HS làm bài vào vở cho đến hết. HS sửa bài nhận xét. à GV sửa bài nhận xét chốt ý. ÔN TOÁN I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp HS ôn lại cách tính : Ngày , tháng. 2.Kỹ năng : HS vận dụng kỹ năng giải đúng các bài toán. 3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích học toán. II.NỘI DUNG : GV yêu cầu HS nhắc lại các ngày trong tháng. HS làm bài vào vở : 1,2/79. HS sửa bài nhận xét . à GV nhận xét chốt ý. ÔN CHÍNH TẢ. I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : HS chép toán bài : Đàn gà mới nở. 2.Kỹ năng : HS viết đúng : mát dịu, biến, thong thả, líu ríu. HS viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. 3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích viết đúng chính tả. II.NỘI DUNG : GV yêu cầu HS viết cả bài trình bày sạch đẹp. HS viết vào vở cho đến hết. Trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. GV chấm một số bài nhận xét. ÔN TOÁN I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp HS ôn lại cách thực hành xem lịch. 2.Kỹ năng : HS vận dụng kiến thức làm đúng các bài tập. 3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích học toán. II.NỘI DUNG : GV yêu cầu HS làm bài 1,2,3 /81.HS làm bài vào vở cho đến hết. HS sửa bài nhận xét. GV nhận xét chốt ý. ÔN LÀM VĂN I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp HS ôn lại : Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu. 2.Kỹ năng : HS vận dụng kiến thức làm bài và viết thành bài văn hoàn chỉnh. 3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích học Tiếng Việt. II.NỘI DUNG : GV yêu cầu HS làm bài : 1,2,3/137. HS làm bài vào vở cho đến hết. HS sửa bài nhận xét. GV nhận xét chốt ý. ÔN TOÁN I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp HS ôn lại phép cộng và phép trừ. Giải toán có lời văn. 2.Kỹ năng : HS vận dụng kiến thức làm đúng các bài tập. Tính nhanh chính xác. 3.Thái độ : HS y6eu thích học toán. II.NỘI DUNG : GV yêu cầu HS làm bài : 1.2.3.4.5/82. HS làm bài vào vở cho đến hết, trình bày sạch đẹp. HS sửa bài nhận xét. GV nhận xét chốt ý. THỦ CÔNG GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CHỈ CHIỀU XE ĐI. I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi. 2.Kỹ năng : HS gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi hoàn chỉnh trên giấy màu. 3.Thái độ : Giáo dục HS có ý thức chấp hành đúng luật giao thông. II.CHUẨN BỊ : GV : Mẫu biển báo chỉ chiều xe đi. Qui trình gấp, cắt biển báo giao thông chỉ chiều xe đi. HS : Giấy màu. III.CÁC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Khởi động : (1’) 2.Bài cũ : (2’) GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 3.Giới thiệu bài : (1’) 4.Phát triển các hoạt động : (27’) Hoạt độ ng 1 : HS quan sát biển báo và nhận xét. + MT : Giúp HS quan sát và nhận xét biển báo chỉ chiều xe đi. + PP : Vấn đáp, quán sát. - GV cho HS Quan sát biển báo giáo thông chỉ chiều xe đi. -Hãy quan sát và nhận xét kích thước, màu sắc của biển báo có gì giống và khác so với biển báo chỉ lối đi thuận chiều đã học. à GV nhận xét chốt ý. Hoạt động 2 : Hướng dẫn gấp, cắt dán biển báo giao thông chỉ chiều xe đi. + MT : Giúp HS gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi. + PP : Quan sát, thực hành. -HS gấp, cắt hình tròn màu xanh có cạnh 6 ô. Bước 1 : Gấp, cắt, biển báo chỉ chiều xe đi. -Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4ô, rộng 2ô. Gấp đôi hình chữ nhật theo chiều dài và đánh dấu. -Cắt bỏ phần gạch chéo như hình 1, sau đó mở ra được hình mũi tên (H2). -Cắt HCN màu khác có chiều dài 10 ô làm chân biển báo. Bước 2 : Dán biền báo chỉ chiều xe đi. GV làm mẫu HS làm theo. -Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng (H3) -Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (H4) Dán mũi têu màu trắng ở giữa hình tròn (H5) à Chú ý : Nên bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để được hình phẳng . 5.Củng cố – dặn dò. (4’) Trò chơi : “ Ai nhanh hơn” GV chia hai nhóm, 1 nhóm 3em thi đua đính các bước dán theo thứ tự cho đúng. Đội nào nhanh hơn sẽ thắng. HS nhận xét à GV nhận xét tuyên dương. Chuẩn bị : Gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. Hát. Hoạt động lớp. HS quan sát HS nêu. Kích thước và màu sắc giống nhau nhưng ở giữa biển báo chỉchiều xe đi không phải HCN mà là hình mũi tên. Hoạt động lớp, cá nhân. HS tự làm tương tự cắt dán biển báo giao thông đi thuận chiều. HS làm theo. - HS cắt bỏ theo sự theo sự hướng dẫn của GV. HS tự cắt GV quan sát. HS quan sát dan 1theo sự hướng dẫn của GV. - GV cho HS xem một số sản phẩm đẹp nhận xét. Mỗi dãy cử 3 HS thi đua dán tiếp sức.
Tài liệu đính kèm: