Tiết : 2 Thứ ., ngày . tháng . năm 200.
Môn : Tự nhiên xã hội Tựa bài : BỘ XƯƠNG
I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GV
Sau bài học, HS có thể :
- Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
- Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo. - Tranh vẽ bộ xương (tranh câm) và các phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương.
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
- Vở bài tập TNXH.
- Sưu tầm tranh bộ xương.
Tiết : 2 Thứ ., ngày . tháng . năm 200... Môn : Tự nhiên xã hội Tựa bài : BỘ XƯƠNG I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GV Sau bài học, HS có thể : Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể. Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo. Tranh vẽ bộ xương (tranh câm) và các phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương. III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH Vở bài tập TNXH. Sưu tầm tranh bộ xương. IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh PP và SD ĐDDH 1.Ổn định : Hát. 2.Bài cũ : Cơ quan vận động. 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Mục tiêu : Nhận biết vị trí một số xương trên cơ thể để dẫn vào bài học. GV đưa ra yêu cầu với HS : + Ai biết trong cơ thể có những xương nào ? + Chỉ vị trí, nói tên và nêu vai trò của xương đó. GV giới thiệu đầu bài . Hoạt động 1 : Quan sát hình vẽ bộ xương. Mục tiêu : Nhận biết và nói được tên một số xương trên cơ thể. Bước 1 : Làm việc theo cặp + GV y/c HS quan sát hình vẽ bộ xương, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương. + GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm. - Bước 2 : Hoạt động cả lớp. + GV treo tranh vẽ bộ xương phóng to lên bảng. Tiếp theo GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi : + Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không ? + Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và của các khớp xương như : các khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối Kết luận : (GV giảng không yêu cầu HS nhớ) Bộ xương của cơ thể gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng như bộ não, tim, phổi Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được. Hoạt động 2 : Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương. Mục tiêu : Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo. Bước 1 : hoạt động theo cặp. GV giúp đỡ và kiểm tra. Bước 2 : Hoạt độïng cả lớp. GV và HS cùng thảo luận các câu hỏi : + Tại sao hàng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế ? + Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật nặng ? + Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt ? Kết luận : Chúng ta đang ở tuổi lớn, xương còn mềm, nếu ngồi học không ngay ngắn, ngồi học ở bàn ghế không phù hợp với khổ người, nếu phải mang vác nặng hoặc mang, xách không đúng cách sẽ dẫn đến cong, vẹo cột sống. Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên hai vai 4. Củng cố - Dặn dò : GV cho HS làm vở bài tập để củng cố kiến thức. Chuẩn bị bài : Hệ cơ. Nhờ đâu mà các bộ phận cử độïng được ? Muốn cơ quan vận động khoẻ chúng ta cần làm gì ? - HS trả lời. HS trả lời. HS tự sờ nắn trên cơ thể mình để nhận ra phần xương cứng bên trong. HS chỉ vị trí, nói tên và vai trò của một số xương chính. HS phát biểu trước lớp. HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn. 1 HS vừa chỉ vào tranh vẽ vừa nói tên xương, khớp xương. 1 HS kia gắn các phiếu rời ghi tên xương hoặc khớp xương tương ứng vào tranh vẽ. - Thảo luận HS quan sát hình 2,3 trong SGK trang 7. Đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình với bạn. - Thảo luận. Tranh Tranh Tranh Tranh Kết quả : . . . .
Tài liệu đính kèm: