Giáo án Tự nhiên và xã hội – Nguyễn Thị Thanh Thu

Giáo án Tự nhiên và xã hội – Nguyễn Thị Thanh Thu

Tuần 1 CƠ QUAN VẬN ĐỘNG Ngày dạy

I. MỤC TIÊU:

- Nhận ra cơ quan vận động gồm bộ xương và hệ cơ.

- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.

- Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và hệ xương.

- Nêu tên và vị trí các bộ phận chính của cơ vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.

- Yêu thích tập thể dục thể thao.

II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ cơ quan vận động.VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 40 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội – Nguyễn Thị Thanh Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 CƠ QUAN VẬN ĐỘNG Ngày dạy
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận ra cơ quan vận động gồm bộ xương và hệ cơ. 
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
- Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và hệ xương. 
- Nêu tên và vị trí các bộ phận chính của cơ vận động trên tranh vẽ hoặc mơ hình.
- Yêu thích tập thể dục thể thao.
II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ cơ quan vận động.VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
_ GV yêu cầu các tổ trưởng kiểm tra dụng cụ học tập của HS. Ị Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Cơ quan vận động
Hoạt động 1: Làm một số cử động 
GV cho HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK / 4.
Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện những động tác như trong SGK.
Trong các động tác các em vừa thực hiện thì bộ phận nào của cơ thể cử động?
Kết luận: Khi thực hiện những động tác trên thì đầu, mình, tay, chân phải cử động.
Hoạt động 2: Quan sát để nbận biết cơ quan vận động
GV yêu cầu HS nắm bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
Dưới lớp da của cơ thể có gì?
GV yêu cầu HS cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ.
Nhờ đâu mà các bộ pậhn đó cử động được.
Ị Nhờ sư phối hợp của cơ và xương mà cơ thể cử động được.
Nhìn vào hình 5, 6 SGK, lên bảng chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể?
Ị Nhận xét.
Nếu có cơ mà không có xương hoặc có xương mà không có cơ thì cơ thể không thể vận động được.
 Kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Hoạt động 3: Trò chơi vật tay.
GV tổ chức cho SH chơi trò kéo co.
Yêu cầu HS chơi.
 Kết luận: Trò chơi này cho chúng ta thấy ai khoẻ thì cơ quan vận động tốt và ngược lại. Do vậy, nếu muốn khoẻ thì chúng ta nên thường xuyên vận động thể dục thể thao.
4. Củng cố GV yêu cầu HS :
Nếu chỉ có xương thì cơ thể vận động được không?
Nếu có cơ thực hiện cơ thể vận động được không?
Ị Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về xem lại bài
Chuẩn bị: Bộ xương.
Hát.
Tổ trưởng kiểm tra rồi báo lại cho GV.
HS quan sát.
- HS làm theo nhóm đôi.
Cả lớp thực hiện, lớp trưởng điều khiển.
Đầu, mình, tay, chân.
HS nhắc lại.
HS thực hiện.
Xương, bắp thịt.
HS thực hiện.
HS trả lời.
HS nhắc lại.
HS thực hiện.
HS nhắc lại.
HS lắng nghe.
HS tham gia chơi theo nhóm.
HS trả lời.
Tuần 2 BỘ XƯƠNG Ngày dạy
I.MỤC TIÊU: 
	- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bôï xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
	- Biết tên các khớp xương của cơ thể.
	- Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.
	- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ bộ xương (cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng đểâ cột sống không bị cong vẹo).
II. CHUẨN BỊ: Mô hình bộ xương người (hoặc tranh vẽ bộ xương) Phiếu học tập. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: Cơ quan vận động 
- Nhờ đâu mà các bộ phận cơ thể cử động
- Cơ và xương được gọi là cơ quan gì? 
Ị Nhận xét – tuyên dương.
3. Bài mới: Bộ xương
Hoạt động 1: Nhận biết và nói được tên một số xương của cơ thể. 
 * Bước 1: Làm việc theo cặp 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ bộ xương (SGK) và vị trí, nói tên một số xương 
Giáo viên kiểm tra và giúp đỡ các nhóm 
 * Bước 2: Hoạt động cả lớp 
Giáo viên đưa ra mô hình bộ xương.
Giáo viên yêu cầu một số học sinh lên bảng:
Giáo viên nói tên một số xương: xương đầu, xương sống, 
Giáo viên chỉ một số xương trên mô hình.
 * Bước 3: 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét các xương trên cơ thể mình, chỗ nào hoặc vị trí nào xương có thể gập, duỗi hoặc quay đầu được.
- Kết luận:
Các vị trí như bả vai, cổ tay, khuỷu tay, háng, đầu gối, cổ chân, ta có thể gập, duỗi, hoặc quay được, người ta gọi là khớp xương.
Giáo viên chỉ vị trí một số khớp xương.
Hoạt động 2: Vai trò và đặc điểm của bộ xương
* Bước 1
Giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi các câu hỏi:
Hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?
Ị Các xương có hình dạng và kích thước khác nhau do mỗi loại xương giữ một vai trò riêng.
 Hộp sọ có hình dạng và kích thước như thế nào? Nó bảo vệ cơ quan nào?
Xương sườn?
Xương sườn cùng xương sống và xương ức (Chỉ vào mô hình) tạo thành lồng ngực để bảovệ những cơ quan nào?
Thử hình dung xem nếu cơ thể thiếu xương tay thì chúng ta gặp những khó khăn gì?
Nêu vai trò của xương chân?
Nêu vai trò của khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối ?
* Bước 2:
Giáo viên cho học sinh cùng thảo luận các câu hỏi:
Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật nặng?
Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt?
	- Kết luận: Muốn xương phát triển tốt, chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên hai vai
Hoạt động 3: Giữ gìn và bảo vệ bộ xương 
- Phương pháp: Thực hành – Liên hệ thực tế.
* Bước 1: Học sinh làm phiếu học tập
Phiếu học tập
Bài: BỘ XƯƠNG
Đánh dấu x vào ô trống £ ứng với ý em cho là đúng.
	Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần:
£ Ngồi, đi, đứng đúng tư thế 
£ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
£ Tập thể dục thể thao
£ Ăn nhiều, vận động ít
£ Làm việc nhiều	 
£ Mang, vác, xách các vật nặng
£ Leo trèo	
£ Ăn uống đủ chất
- Giáo viên cùng học sinh sửa phiếu học tập.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Để bảo vệ bộ xương phát triển tốt chúng ta cần làm gì?
- Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho bộ xương?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu hằng ngày chúng ta ngồi, đi, đứng không đúng tư thế và mang, vác, xách các vật nặng?
- Cho học sinh quan sát 2 tranh trong SGK.
à Giáo viên chốt ý và liên hệ thực tế nhà trường, lớp học của mình cho phù hợp. 
4.Củng cố 
* Bước 1: Chia nhóm
- GV chọn 2 nhóm chơi (đại diện cho 2 tổ).
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ tranh bộ xương, cơ thể đã được cắt rời, yêu cầu học sinh gấp sách lại.
* Bước 2: Hướng dẫn chơi
- Các em thảo luận và ghép các hình xương để tạo thành bộ xương của cơ thể.
- Giáo viên nêu cách đánh giá:
Mỗi hình ghép đúng 10 điểm.
Mỗi hình ghép sai trừ 5 điểm.
Nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ thắng.
Nếu 2 nhóm bằng điểm nhau thì
nhóm nào ghép nhanh hơn sẽ thắng.
* Bước 3: Tổ chức chơi
- Giáo viên tổ chức cho 2 nhóm chơi.
- Cả lớp quan sát, cổ vũ.
5.Dặn dò: Về nhà rèn tư thế ngồi viết.
- Chuẩn bị : “Hệ cơ”.
- Hát
- Học sinh nêu 
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn.
- Học sinh chỉ vị trí các xương đó trên mô hình.
- Học sinh đứng tại chỗ nói tên xương đó.
- HS quan sát.
- Học sinh chỉ các vị trí trên mô hình: bả vai, cổ tay, khuỷu tay, háng, đầu gối, cổ chân Tự kiểm tra lại bằng cách gập, xoay cổ tay, cánh tay, gập đầu gối, 
- Học sinh đứng tại chỗ nói tên các khớp xương đó.
- Học sinh: không
- Hộp sọ to và tròn để bảo vệ bộ não.
- Xương sườn cong
- Lồng ngực bảo vệ tim, phổi
- Nếu không có xương tay chúng ta không cầm, nắm, xách, ôm,  được các vật.
- Xương chân giúp ta đi, đứng, chạy, nhảy, trèo, 
- Khớp bả vai giúp tay quay được.
Khớp khuỷu tay giúp tay co vào và duỗi ra.
- Khớp đầu gối giúp chân co và duỗi.
- Học sinh quan sát hình 2, 3 trong SGK trang 7 và trả lời câu hỏi.
- Chia 6 nhóm thực hiện.
- Học sinh trả lời dựa theo 4 ý đã chọn trong phiếu.
- Học sinh trả lời bằng các ý không chọn trong phiếu.
- Học sinh: cột sống bị cong, vẹo.
- HS quan sát.
- 4 HS / Nhóm
- Học sinh lắng nghe
- Cả lớp cổ vũ
- HS nghe
Tuần 3 HỆ CƠ Ngày dạy
I/ MỤC TIÊU :
 - Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính : cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân.
- Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động.
- Có ý thức tập luyện thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc.
II/ CHUẨN BỊ: Gv: tranh hệ cơ, SGK . Hs SGK, VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
1 ổn đinh
2 Bài cũ
- Gọi HS kiểm tra: 
+Chỉ và nói tên các xương vàkhớp xương
của cơ cơ thể?
+Chúng ta nên làm gì để cột sống không 
cong vẹo?
- GV nhận xét, ghi điểm 
3 Bài mới 
b. Gt bài
a. Giảng bài 
HĐ1: Quan sát hệ cơ.
Yc HS quan sát tranh hệ cơ chỉ và nói tên
các cơ của cơ thể.
Gv theo dõi - uốn nắn
Gv y/c Hs lên chỉ trên tranh hệ cơ 
Gv nhận xét - sửa bài 
kết luận (xem SGV)
HĐ2: Thực hành co và duỗi tay. 
B1: làm việc theo cặp.
Yc 2 Hs, 1hs thực hành co, duỗi. 1 hs nắn 
và cho biết khi cơ co cơ ntn? 
B2: làm việc cả lớp. 
Y/c hs lên thực hiện trước lớp 
Gv nhận xét chốt lại 
Kết luận. (xem SGV)
HĐ3: Làm gì để cơ được săn chắc? 
Y/c hs quan sát tranh TLCH: 
Chúng ta nên làm gì để cơ luôn được săn chắc? 
Gv chốt lại - Gd hs cần vận động cho cơ săn chắc. 
4. Củng cố dặn dò. 
Hs chơi gắn chữ vào tranh tìm tên các cơ.
Gv nhận xét biểu dương nhóm thăng 
Nhận xét
 Hoạt động của học sinh
Hs lên bảng trả lời câu hỏi 
Cả lớp nhận xét bạn trả lời câu hỏi
Hs nghe theo dõi.
Hs quan sát tranh hoạt động theo cặp.
1 em chỉ 1em nêu tên các cơ. 
hs chỉ các cơ trên tranh
Hs nhận xét. 
Hs nghe, theo dõi
-B1: thực hành theo cặp, vừa la ...  hạn: 
+ Bố em là bác sĩ.
+ Mẹ em là cô giáo.
+ Chú em là kĩ sư.
- Hs nghe
- Các nhóm HS thảo luận và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Hình 1: Trong hình là một phụ nữ đang dệt vải. Bên cạnh người phụ nữ đó có rất nhiều mảnh vải với màu sắc sặc sỡ khác nhau.
+ Hình 2: Trong hình là những cô gái đang đi hái chè. Sau lưng cô là các gùi nhỏ để đựng lá chè.
+ Hình 3:
- HS nghe
Tuần 22 	 CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TT) Ngày dạy 
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân ở địa phương mình.
- Mơ tả được một số nghề nghiệp ,cách sinh hoạt của người dân vùng nơng thơn.
* GDBVMT (Liên hệ): Biết được MT cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các PTGT và các vấn đề MT của cuộc sống xung quanh. Cĩ ý thức BVMT.
* GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: Phân tích, so sánh nghề nghiệp của người dân ở thành thị và nơng thơn.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh, ảnh trong SGK trang 45 – 47. Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS sưu tầm). Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
Cuộc sống xung quanh 
Nêu những ngành nghề ở miền núi và nông thôn mà em biết?
Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới 
Cuộc sống xung quanh (tiếp theo)
Hoạt động 3: Vẽ tranh.
* Biết mơ tả bằng hình ảnh những nét đẹp của quê hương.
GV gợi ý đề tài : chợ quê em, nhà văn hố, 
GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Trò chơi: Bạn làm nghề gì?
GV phổ biến cách chơi: 
GV gọi HS lên chơi mẫu.
GV tổ chức cho HS chơi.
4. Củng cố – Dặn dò 
(*) các em luôn có ý thức BVMT trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Dặn dò HS chuẩn bị bài ngày hôm sau.
 GV nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời theo câu hỏi của GV.
- HS nxét
- HS tiến hành vẽ tranh rồi trưng bày trước lớp.
- Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
- HS nghe Gv phổ biến luật chơi
- HS tham gia trị chơi
- HS nxét tổng kết đội thắng cuộc
- HS nhận xét tiết học.
- HS nghe
Tuần 23 ÔN TẬP : XÃ HỘI Ngày dạy 
I. MỤC TIÊU:
 - Kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống.
- So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị. ( HSK, G)
II. CHUẨN BỊ: 
 - Câu hỏi bốc thăm, giấy khổ lớn- Tranh ảnh sưu tầm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
Cuộc sống xung quanh 
Nói về cuộc sống ở địa phương em?
GV nhận xét bài cũ
3. Bài mới 
“Ôn tập: Xã hội”
Nêu chủ đề em vừa học
Hoạt động 1: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
Yêu cầu 2 đội lần lượt của bạn lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. Đội nào trả lời đúng nhiều hơn sẽ thắng.
+ Câu 1: kể về các việc làm thường ngày của các thành viên trong gia đình bạn
+ Câu 2: kể tên những đồ dùng có trong gia đình bạn, phân loại thành 4 nhóm: gỗ, thủy tinh, sứ, điện
+ Câu 3: nói về cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình
+ Câu 4: kể về ngôi trường bạn
+ Câu 5: kể về các thành viên trong trường bạn
+ Câu 6: bạn phải làm gì để giữ môi trường xung quanh bạn
+ Câu 7: kể tên các loại đường giao thông, phương tiện giao thông ở địa phương bạn
 + Bạn sống ở quận nào? Ở đó nghề chính là gì
Hoạt động 2: Trưng bày ảnh 
-GV tổ chức cho các nhóm trưng bày tranh ảnh sưu tâm theo chủ đề: 
+ Nhóm 1: tranh về gia đình
+ Nhóm 2: tranh về trường học
+ Nhóm 3: tranh về đường giao thông và phương tiện giao thông
+ Nhóm 4: tranh về phong cảnh, nghề nghiệp
GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dị 
- Các em vừa ôn về chủ đề gì?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: “Cây sống ở đâu?”
 - Nhận xét tiết học
Hát
3 HS trả lời
Nhận xét bạn
HS nêu: Xã hội
-HS tiến hành trò chơi
HS trả lời 
Gỗ: bàn, ghế 
Thủy tinh: ly 
Sứ: bình hoa 
Điện: quạt, bàn ủi 
HS nêu
HS kể 
HS kể
- Không xả rác, thường xuyên làm vệ sinh
- Đường bộ, đường thủy
-Phương tiện giao thông: xe ôtô, xe máy
HS nêu.
Các nhóm trưng bày và trình bày tranh ảnh của mình sưu tầm được 
- HS trả lời
- Hs nghe
Tuần 24 CÂY SỐNG Ở ĐÂU? Ngày dạy 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được cây cối cĩ thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
- Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (tầm gửi), dưới nước.
 * GDBVMT (Liên hệ) : GD HS cĩ ý thức bảo vệ cây cối.
II. CHUẨN BỊ: 
- Aûnh minh họa trong SGK trang 50, 51. Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh về cây cối (HS chuẩn bị trước ở nhà).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
Ôn tập.
-GV đưa ra các câu hỏi để hs trả lời
- GV nhận xét 
3. Bài mới
 Giới thiệu: GVgt, ghi tựa
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* HS nhận ra cây cối cĩ thể sống được ở khắp nơi : trên cạn, dưới nước.
Bằng kinh nghiệm, kiến thức đã được học của bản thân và bằng sự quan sát môi trường xung quanh, hãy kể về một loại cây mà em biết theo các nội dung sau:
Tên cây.
Cây được trồng ở đâu?
-Yêu cầu: Thảo luận nhóm, chỉ và nói tên cây, nơi cây được trồng.
+ Hình 1
+ Hình 2:
+ Hình 3:
+ Hình 4:
-Yêu cầu các nhóm HS trình bày
-Vậy cho cô biết, cây có thể trồng được ở những đâu?
Hoạt động 3: Thi nói về loại cây
Yêu cầu: Mỗi nhóm đã chuẩn bị sẵn một bức tranh, ảnh về một loại cây. 
Giới thiệu tên cây.
Nơi sống của loài cây đó.
Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó.
- GV nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến của HS.
4. Củng cố, dặn dị 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Ích lợi của việc chăm sóc cây.
- Hát
-HS trả lời.
-Bạn nhận xét 
-HS thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu của GV.
Ví dụ:
-Cây mít. Được trồng ở ngoài vườn, trên cạn.
-Các nhóm HS thảo luận, đưa ra kết quả.
+ Đây là cây thông, được trồng ở trong rừng, trên cạn. Rễ cây đâm sâu dưới mặt đất.
+ Đây là cây hoa súng, được trồng trên mặt hồ, dưới nước. Rễ cây sâu dưới nước.
+ Đây là cây phong lan, sống bám ở thân cây khác. Rễ cây vươn ra ngoài không khí.
+ Đây là cây dừa được trồng trên cạn. Rễ cây ăn sâu dưới đất.
Các nhóm HS trình bày.
+ Cây có thể được trồng ở trên cạn, dưới nước và trên không.
-Các nhóm lên trình bày.
HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
Trên cạn, dưới nước, trên không.
Trong rừng, trong sân trường, trong công viên, 
HS tự liên hệ bản thân:
+ Tưới cây.
+ Bắt sâu, vặt lá hỏng cho cây, 
Tuần 25 MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN Ngày dạy 
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống trên cạn..
- Quan sát và chỉ ra được một số cây sống trên cạn.
* GDKNS: Kĩ năng quyết định: Nên và khơng nên làm gì để bảo vệ cây cối; Phát triển năng lực hợp tác: Biết hợp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối.
- Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: 
- Aûnh minh họa trong SGK trang 52, 53. Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh (HS sưu tầm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
Cây sống ở đâu?
-Cây có thể trồng được ở những đâu?
+Giới thiệu tên cây.
+Nơi sống của loài cây đó.
+ Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Kể tên các loài cây sống trên cạn.
* HS kể được tên 1 số cây sống trên cạn.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm, kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết và mô tả sơ qua về chúng theo các nội dung sau: 
Tên cây.
Thân, cành, lá, hoa của cây.
Rễ của cây có gì đặc biệt và có vai trò gì?
- Yêu cầu 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày.
- GV nxét chốt laiï
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Nêu được ích lợi của 1 số cây sống trên cạn.
-Yêu cầu: Thảo luận nhóm, nêu tên và lợi ích của các loại cây đó.
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
Hỏi: Trong tất cả các cây các em vừa nói, cây nào thuộc:
Loại cây ăn quả?
Loại cây lương thực, thực phẩm.
Loại cây cho bóng mát.
Bổ sung: Ngoài 3 lợi ích trên, các cây trên cạn còn có nhiều lợi ích khác nữa. Tìm cho cô các cây trên cạn thuộc:
Loại cây lấy gỗ?
Loại cây làm thuốc?
-GV chốt kiến thức: Có rất nhiều loài cây trên cạn thuộc các loài cây khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích của chúng. Các loài cây đó được dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, động vật, làm thuốc 
4. Củng cố, dặn dị 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Một số loài cây sống dưới nước.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Bạn nhận xét 
- HS thảo luận 
- Hình thức thảo luận: Nhóm thảo luận, lần lượt từng thành viên ghi loài cây mà mình biết vào giấy.
- 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày ý kiến thảo luận. Ví dụ:
+ Cây cam.
+ Thân màu nâu, có nhiều cành. Lá cam nhỏ, màu xanh. Hoa cam màu trắng, sau ra quả.
+ Rễ cam ở sâu dưới lòng đất, có vai trò hút nước cho cây.
- HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung.
+ Cây mít, đu đủ, thanh long.
+ Cây ngô, lạc.
+ Cây mít, bàng, xà cừ.
- HS tìm thêm
- Cây pơmu, bạch đàn, thông,.
- Cây tía tô, nhọ nồi, đinh lăng
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 2.doc