Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Năm học: 2010-2011 - Lê Thị Bích Phương

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Năm học: 2010-2011 - Lê Thị Bích Phương

I. MỤC TIÊU :

 Sau bài học, học sinh có thể :

- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.

- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

+ Tranh vẽ cơ quan vận động.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 44 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Năm học: 2010-2011 - Lê Thị Bích Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 01
TIẾT : 01 
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
NS : 25. 8. 2010
NG : 26. 8. 2010
I. MỤC TIÊU : 
 Sau bài học, học sinh có thể :
- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Tranh vẽ cơ quan vận động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : 
- GV kiểm tra dụng cụ học tập.
- GV cho HS hát, múa bài : Em yêu trường em.
3. Bài mới : 
 Hoạt động1 : Làm một số cử động.
 - Cách tiến hành : (/)
* HSG : Nêu ví dụ về sự phối hợp giữa cơ và xương.
 Kết luận : (/)
 Hoạt động 2 : Quan sát nhận biết cơ quan vận động.
 + B1 : GV hướng dẫn cho HS thực hành tự nắm bàn tay,cổ tay, cánh tay của mình.
 GV hỏi : Dưới lớp da của cơ thể có gì ? 
 + B2 : Cho học sinh thực hành cử động : cổ tay,
ngón tay,bàn tay...
 GV : Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được ?
 + B3 : Cho HS quan sát H5, 6/5.
- Nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động.
 KL : Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
 Hoạt động 3 : Trò chơi : Vật tay
- GV hướng dẫn cách chơi : (/)
- Tổ chức cho cả lớp cùng tham gia trò chơi.
4. Củng cố : 
- Yêu cầu HS làm bài tập ở vở bài tập.
BTTN : Cơ và xương được gọi là cơ quan gì ? 
 A. Vận động
 B. Tiêu hoá
 C. Hô hấp
5. Dặn dò : 
- Hằng ngày, các em phải tập thể dục buổi sáng để cơ thể luôn khoẻ mạnh. 
- HS hát, múa bài Em yêu trường em.
- Học sinh mở SGK và quan sát và làm theo một số động tác trong sách.
- HSG nêu. 
- Có xương và bắp thịt.
- Học sinh thực hành.
- Hoạt động của cơ, xương
- Quan sát hình 5, 6/5 ; chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể.
- Học sinh nghe giáo viên phổ biến cách chơi và tham gia trò chơi.
- Học sinh thực hiện vở vài tập.
- HS sử dụng thẻ A, B, C và chọn ý A.
- HS chú ý lắng nghe.
TUẦN : 02
TIẾT : 02
BỘ XƯƠNG
NS : 31. 8. 2010
NG : 1. 9. 2010
I. MỤC TIÊU : 
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương : xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống xương tay, xương chân.
* Biết được các khớp xương của cơ thể, biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Tranh vẽ bộ xương và phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Ổn định : Yêu cầu HS hát 1 bài.
2. Bài cũ : 
 - Dưới lớp da của cơ thể có gì ?
 - Cơ và xương được gọi là gì ?
3. Bài mới : 
Giới thiệu bài trực tiếp.
 Hoạt động 1 : Quan sát tranh.
 - GV đính tranh SGK.
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trình bày.
Kết luận : (/)
 Hoạt động 2 : Thảo luận về cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương.
 + Giúp HSY trả lời được câu hỏi dưới hình. 
- Tại sao chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế ? 
 - Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật quá nặng ?
- Chúng ta làm gì để xương phát triển tốt ?
- Giáo dục về giữ gìn, bảo vệ bộ xương và tự chăm sóc sức khoẻ.
 Kết luận : (/)
4. Củng cố : 
* Trắc nghiệm : 
 Chọn ý trả lời đúng.
Em nên làm gì để cột sống không bị cong vẹo ?
 A. Luôn ngồi học ngay ngắn.
 B. Ngồi học ở bàn, ghế vừa tầm vóc.
 C. Cả 2 ý trên.
5. Dặn dò : 
- Về nhà thực hiện theo những gì đã học hôm nay và chuẩn bị bài : Hệ cơ.
- HS hát.
- Có cơ và xương.
- Cơ quan vận động.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, thảo luận, so sánh về hình dạng, kích thước của xương và nêu vai trò của chúng. 
- HS quan sát hình 2, 3 SGK/7 và thảo luận nhóm 2.
- Đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình.
- HS trả lời.
- HS sử dụng thẻ A, B, C và chọn ý C.
- HS lắng nghe.
TUẦN : 3
TIẾT : 3 
HỆ CƠ
NS : 8. 9. 2010
NG : 9. 9. 2010
I. MỤC TIÊU : 
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính : cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh vẽ hệ cơ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Yêu cầu HS hát 1 bài.
2. KiÓm tra bµi cò :- Gäi 3;2 HS lªn b¶ng.
- ChØ vµ gäi tªn c¸c x­¬ng trong c¬ thÓ.
- T¹i sao chóng ta cÇn ngåi häc ngay ngắn.
TN : Nên làm gì để khỏi cong vẹo cột sống ?
A. Luôn ngồi học ngay ngắn.
B. Mang, xách vật nặng.
C. Ngồi học ở bàn ghế không vừa tầm vóc.
3. Bài mới :
Ho¹t ®éng 1 : Giíi thiÖu hÖ c¬ 
 B­íc1: Ho¹t ®éng theo cÆp. 	
 Yªu cÇu häc sinh quan s¸t tranh 1 trong SGK vµ tr¶ lêi c©u hái in phÝa d­íi tranh.
 B­íc 2: Ho¹t ®éng c¶ líp	
- GV treo tranh hÖ c¬ 
-GVgäi mét sè häc sinh lªn b¶ng võa chØ vµo h×nh vÏ võa nãi tªn c¸c hÖ c¬.
KÕt luËn : (/)
 Ho¹t ®éng 2 : Thực hành co và duỗi tay.
+ Yªu cÇu tõng häc sinh :	
 - Lµm ®éng t¸c gËp c¸nh tay, quan s¸t, sê n¾n vµ m« t¶ b¾p c¬ c¸nh tay khi ®ã.	
- Lµm ®éng t¸c duçi c¸nh tay ra, tiÕp tôc quan s¸t sê n¾n vµ m« t¶ b¾p c¬ c¸nh tay xem nã thay ®æi.
KÕt luËn : (/)
 Ho¹t ®éng 3 : Lµm gì ®Ó c¬ ph¸t triÓn tèt ?
- Chóng ta nªn lµm g× ®Ó gióp c¬ ph¸t triÓn vµ s¨n ch¾c?	
4. Củng cố : 
 Trò chơi : tiếp sức.
5. Dặn dò : Thực hiện tốt những điều vừa học và xem trước bài : Làm gì để xương và cơ phát triển tốt.	
- HS hát. 
- HS 1 trả lời.
- HS 2 trả lời.
- HS sử dụng thẻ A, B, C và chọn ý A.
- HS chØ tranh vµ trao ®æi víi b¹n. Mét
sè c¬ cña c¬ thÓ lµ : c¬ mÆt, c¬ ngùc, 
c¬ bông, c¬ tay, c¬ ch©n, c¬ tay, c¬ m«ng.
- HS nãi tªn mét sè c¬ : c¬ mÆt, c¬ cæ,
c¬ bông, c¬ l­ng, c¬ m«ng, c¬ tay, 
c¬ ch©n ...
HS thực hành.
+ Khi gËp c¸nh tay : c¬ co l¹i, ng¾n vµ 
ch¾c h¬n. 
+ Khi duçi c¸nh tay, c¬ duçi. ra, dµi vµ mÒm h¬n.
- Mét sè nhãm lªn tr×nh diÔn tr­íc líp võa lµm ®éng t¸c võa m« t¶ sù thay ®æi cña b¾p c¬ c¸nh tay khi co vµ duçi.
- TËp thÓ dôc, thÓ thao th­êng xuyªn.
n¨ng vËn ®éng, lµm viÖc hîp lÝ vui ch¬i bæ Ých, ¨n uèng ®Çy ®ñ.
- 2 nhóm HS dùng thẻ có ghi các vùng cơ chính đính lên hình vẽ.
- Cả lớp theo dõi. 
- HS lắng nghe.	
TUẦN : 4
TIẾT : 4
LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐT
NS : 14. 9. 2010
NG : 16. 9. 2010
I. MỤC TIÊU : 
- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
- Biết đi đứng ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Tranh TNXH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 
- Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho hệ cơ ?
BTTN : Làm gì để cơ phát triển và săn chắc ?
 A. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục đều đặn.
 B. Ít vận đông.
 C. Không ăn bữa sáng.
3. Bài mới :
 Khởi động : Trò chơi “ Xem ai khéo”.
- HS thấy được cần phải đi đứng đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống.
- GV hướng dẫn hs cách chơi.
- GV nhận xét.
 Hoạt động 1 : Làm gì để xương và cơ phát triển tốt.
- Nêu được những việc làm để xương và phát triển tốt. Giải thích tại sao không mang vật quá nặng.
- GV cho hs quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- GV nhận xét đánh giá.
 Liên hệ giáo dục HS.
 Hoạt động 2 : Trò chơi “ Nhấc một vật”.
- Biết cách nhấc một vật để không bị đau lưng và không bị cong vẹo cột sống.
- GV hướng dẫn cách chơi. 
- Nhận xét đánh giá.
4. Củng cố :
- Muốn xương và cơ phát triển tốt ta cần làm gì ? - - GDục HS biết cách bảo vệ xương và cơ.
5. Dặn dò :
- Thực hiện để xương và cơ phát triển tốt. 
- Hát.
- 1 HS trả lời.
- HS chọn ý A.
- Cả lớp cùng chơi.
- HS làm việc nhóm đôi.
- Đại diện trình bày trước lớp.
- HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
 - Các nhóm thi với nhau.
- 1 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
TUẦN : 5
TIẾT : 5
CƠ QUAN TIÊU HOÁ
NS : 22. 9. 2010
NG : 23. 9. 2010
I .MỤC TIÊU :
 – Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh vẽ.
 * HSG phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh : Cơ quan tiêu hoá. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
Chúng ta cần làm gì để xương và cơ phát triển tốt ?
 TN : Việc làm nào giúp xương và cơ phát triển tốt ?
 A. Ngồi học đúng tư thế.
 B. Xách một vật quá nặng.
 C. Nằm trên bàn khi viết bài.
3. Bài mới :
 Khởi động : Trò chơi “Chế biến thức ăn”.
- Giúp hs hình dung sơ bộ đường đi của thức ăn từ miệng xuống dạ dày, ruột non.
- GV hướng dẫn cách chơi..
- GV cho hs thực hành.
 Hoạt động 1 : Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hoá.
- GV đính tranh.
- GV phát phiếu rời có viết tên các cơ quan ống tiêu hoá. Yêu cầu hs lên gắn.
 Kết luận : (/)
 Hoạt động 2 : Quan sát nhận biết các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ.
- GV đính tranh và nêu câu hỏi. 
 Kết luận : (/)
 Hoạt động 3 : Trò chơi :“Ghép chữ vào hình”
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh vẽ và phiếu ghi tên các cơ quan tiêu hoá.
- Cho các nhóm thảo luận. 
- GV nhận xét tuyên dương.
- Cho HS làm vở bài tập.
4. Củng cố : 
- Cơ quan tiêu hoá gồm có những bộ phận nào ?
5. Dặn dò : 
- Về học bài, xem trước bài : Tiêu hoá thức ăn.
 - Hát.
- 1 HS trả lời.
- HS sử dụng thẻ A, B, C và chọn ý A.
- HS quan sát.
- Cả lớp cùng chơi.
- HSquan sát tranh.
- HS lên gắn cá nhân.
- HS quan sát tranh và trả lời cá nhân.
- HSY nhắc lại
- Các nhóm thảo luận và thi đính tên cơ quan tiêu hoá vào tranh.
- HS làm vở bài tập.
- 1 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
TUẦN : 6
TIẾT : 6
TIÊU HOÁ THỨC ĂN
NS : 28. 9. 2010
NG : 30. 9. 2010
I .MỤC TIÊU :
- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ.
 * Giải thích được vì sao cần ăn chậm nhai kĩ và không nên chạy nhảy sau khi ăn no.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá.
- Bánh mì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
 Gọi HS nêu cơ quan tiêu hoá và sự tiêu hoá thức ăn.
3. Bài mới : 
 Khởi động : Trò chơi “Chế biến thức ăn”.
- GV hướng dẫn như tuần 5.
 Hoạt động 1 : Thực hành và thảo luận .
- GV phát bánh mì cho hs nhai và yêu cầu mô tả về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
- Nhận xét, kết luận : Ở miệng thức ăn được nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.
 Hoạt động 2 : Làm việc với SGK về sự tiê ... ĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
II. Đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : Gọi 3 học sinh lên bảng 
- Yêu cầu HS kể tên các con vật sống dưới nước 
+ Các con vật sống dưới nước có ích lợi gì ?
2. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Làm việc với SGK
-Yêu cầu HS quan sát tranh T 62, 63 và trả lời câu hỏi :
 + Hãy chỉ và nói : cây nào sống trên cạn ; cây nào sống dưới nước ; cây nào vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước ; cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí.
+ Hãy chỉ và nói : con vật nào sống trên cạn ;
con vật nào sống dưới nước ; con nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước ; con vật nào bay lượn trên không.
Cây cối có thể sống ở đâu ?
Hoạt động 2 : Triễn lãm 
- Yêu cầu các nhóm thưc hiện các nhiệm vụ sau :
Nhóm 1: Trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống trên cạn.
Nhóm 2 Trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống trên cạn vừa sống dưới nước
Nhóm 3 Trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống dưới nước.
Nhóm 4 Trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật sống trên không.
Hoạt động 3 : 
3. Củng cố , dặn dò :
- Yêu cầu HS nhắc lại những nơi mà cây cối và loài vật có thể sống.
- 3 học sinh lên bảng
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS hoạt động theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác lên bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
TUẦN : 31
TIẾT : 31
Tự nhiên và Xã hội :
MẶT TRỜI
NS : 13. 4. 2011
NG : 14. 4. 2011
I. Mục tiêu :
- Nêu được hình dáng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất
* Hình dung được điều gì xảy ra trên Trái Đất nếu không có Mặt Trời.
II. Đồ dùng dạy học : Giấy vẽ, bút màu ( HS)
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài cũ : Cây có thể sống ở đâu ?
- Kể tên 1 số loài cây sống trên cạn ?
- Kể tên một số loài cây sống dưới nước ?
2. Bài mới :
a. KĐ : Cây con sống ở khắp nơi, nếu như trong bóng tối, ban đêm ta có thể quan sát chúng được không ?
- Vào lúc nào ta mới nhìn thấy ?
- Vậy nhờ đâu mà chúng ta có thể thấy được nó vào ban ngày ?
b. HĐ 1 : Hát về Mặt Trời theo hiểu biết
c. HĐ 2 : Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về Mặt Trời
=> HS vẽ theo trí tưởng tượng của em về Mặt Trời
- Từ các bức vẽ về Mặt Trời, em nói những gì em biết về Mặt Trời
* Câu hỏi liên hệ thực tế : 
- Tại sao, khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô ?
* Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt ?
d. Hoạt động 3 : Em biết gì về Mặt Trời
- Khi đóng cửa các em có học được không ? vì sao ?
- Vào những ngày trời nắng, nhiệt độ cao hay thấp ? Ta thấy nóng hay lạnh ? 
* HSG : Vậy Mặt Trời có tác dụng gì ?
e. Hoạt động 4 : TL : Tại sao chúng ta cần Mặt Trời
- Khi đi nắng em cảm thấy thế nào ?
- Em làm gì để tránh nắng ?
- Tại sao lúc trời nắng, chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ?
* HSG : Người ta sử dụng năng lượng Mặt Trời để làm gì ?
- Bài 2 / 30 VBT
4. Củng cố : - Mặt Trời có tác dụng gì ?
- Mặt Trời có hình gì ?
a. hình tròn ; b.hình vuông ; c. hình chữ nhật 
5. Dặn dò : Sưu tầm tranh ảnh về Mặt Trời .
 3 em
- Không
- Ban ngày
- nhờ có Mặt Trời
- Cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời”
- HS thực hành vẽ cá nhân
- HS trả lời
- HSG trả lời
- Học không được vì rất tối và không có ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào.
- Nhiệt độ cao ta thấy nóng vì Mặt Trời cung cấp sức nóng cho Trái đất.
- Mặt Trời có tác dụng chiếu sáng và sưởi ấm
- sưởi ấm, phơi lúa, phơi áo quần
- HS chọn ý A
TUẦN : 32
TIẾT : 32
Tự nhiên và Xã hội :
MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
NS : 20. 4. 2011
NG : 21. 4. 2011
I. Mục tiêu :
- Nói được tên 4 hướng chính và kể được phương Mặt trời mọc và lặn.
* HS khá, giỏi : Dựa vào Mặt trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào.
II. Đồ dùng dạy học : thẻ a, b, c 
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài cũ : Mặt Trời có hình gì ?
hình tròn
hình vuông
hình tam giác
Tại sao ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ?
Bài mới :
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK
Mục tiêu : HS biết kể tên 4 phương chính và biết qui ước phương Mặt Trời mọc là phương đông
Chú ý HS yếu : kể tên 4 phương chính
Liên hệ : Thực hành chỉ các phương vào buổi sáng, buổi chiều ở nhà
Hoạt động 2 : Trò chơi Tìm phương hướng bằng Mặt Trời
Mục tiêu : - HS biết được nguyên tắc xác định hướng bằng Mặt Trời
HS được thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời
Cách chơi : (/)
Nếu thua chạy quanh 1 vòng tròn
Củng cố : Mặt Trời mọc vào buổi chiều đúng hay sai ?
- Mặt Trời lặn vào buổi sáng ? Đúng hay sai ?
 - HS dùng thẻ a, b, c, để chọn ý đúng
- 1 HS trả lời
- HS ra sân thực hành chỉ các phương chính (4 phương)
- HS làm bài tập 1 VBT/31
- Thảo luận nhóm 4 xác định phương hướng bằng Mặt Trời
- Bài tập 2
- HS dùng thẻ Đ, S để chọn ý 
TUẦN : 33
TIẾT : 33
Tự nhiên và Xã hội :
MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
NS : 26. 4. 2011
NG : 28. 4. 2011
I. Mục tiêu : 
HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
II. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ :
- Hằng ngày Mặt Trời mọc vào lúc nào ? Lặn vào lúc nào ?
- Có mấy phương chính ? Đó là phương nào ?
2. Bài mới : 
a. Khởi động : hát bài về Mặt Trăng
b. Hoạt động 1 : Vẽ và giới thiệu tranh về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao
=> Chú ý : Vẽ theo trí tưởng tượng của em và vẽ thêm cảnh vật xung quanh
*HSG : Từ những bức tranh em đã vẽ nói những gì em biết về Mặt Trăng.
- Mặt Trăng có hình gì ?
* Kết luận : (/)
c. Hoạt động 2 : Thảo luận về các vì sao
* Chú ý : ngôi sao 5 cánh
* HSG : Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có năm cánh như những chiếc đèn ông sao khác ?
* Kết luận : Các vì sao là những “quả bóng lửa” khổng lồ giống như Mặt Trời. Trong thực tế nhiều ngôi sao còn lớn hơn Mặt Trời nhưng vì chúng ở rất xa, rất xa Trái đất nên ta nhìn thấy chúng nhỏ bé trên bầu trời.
3. Củng cố : BTTN :
 Mặt Trăng có hình gì ?
 a. hình lưỡi liềm
 b. hình tròn
 c. Cả 2 ý trên
4. Dặn dò : 
Quan sát Mặt Trăng vào những đêm trăng rằm 
- 2 HS trả lời
- Cả lớp
- HS vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao
- Vẽ theo nhóm 4 – Bài tập 1
- Bài 2 VBT
- HS dùng thẻ a, b, c để chọn ý đúng
- Cả lớp
TUẦN : 34
TIẾT : 34
Tự nhiên và Xã hội : 
ÔN TẬP TỰ NHIÊN
NS : 3. 05. 2011
NG : 5. 05. 2011
I. Mục tiêu :
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Bài cũ : - Mặt trời mọc hướng nào, lặn hướng nào ?
- Có mấy phương chính ? Đó là phương nào ?
3. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Ai nhanh tay, ai nhanh mắt hơn.
GV chia lớp thành hai đội
Yêu cầu HS lần lượt thay phiên nhau vượt qua chướng ngại vật lên bảng gắn các tranh ảnh về chủ đề tự nhiên. Sau 5 phút đội nào gắn được nhiều tranh, ảnh và sưu tầm nhiều tranh ảnh đẹp hơn thì đội đó thắng. 
* Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi : trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
b. Hoạt động 2 : Trò chơi : Ai về nhà đúng
Chia lớp thành hai đội.
Yêu cầu các đội lên nhìn tranh xác định hướng nhà.
Đội nào xác định nhanh, xác định đúng thì đội đó thắng.
Gọi HS nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
c. Hoạt động 3 : Hùng biện về bầu trời.
Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi
Em biết gì về bầu trời ban ngày và ban đêm ?
Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dạng ? Có gì khác nhau ?
Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau không ? ở điểm nào ?
4. Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Tiếp tục ôn tập tự nhiên vào tiết sau.
- 2 HS trả lời
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS chuẩn bị tranh, ảnh về chủ đề tự nhiên rồi tiếp nối nhau vượt qua chướng ngại vật lên bảng gắn tranh sao cho đúng vị trí.
Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
Lớp chia thành hai đội 
HS nối tiếp nhau lên xác định hướng nhà.
HS nhận xét, bổ sung.
HS nhắc lại.
Các nhóm thảo luận. Sau đó các nhóm cử thành viên lên trình bày. 
- Cả lớp
TUẦN : 35
TIẾT : 35
Tự nhiên và Xã hội : 
ÔN TẬP TỰ NHIÊN
NS : 8. 05. 2011
NG : 10. 05. 2011
I. Mục tiêu : - HS hệ thống lại kiến thức đã học về các loài cây, con vật và về Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao.
- Ôn lại kĩ năng xác định phương hướng bằng MT.
- Có tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giói thiệu bài :
2. Ôn tập:
2.1 Hoạt động 1 : Triễn lãm
Bước 1 : giáo viên giao nhiệm vụ
- Các nhóm đem tất cả những tranh ảnh đã sưu tầm được dán lên giấy khổ to.
- Từng người trong nhóm tập thuyết minh những nội dung đẫ được nhóm trưng bày.
- Chuẩn bị sẵn câu hỏi để đi hỏi nhóm bạn.
Bước 2 : Các nhóm thực hiện y/c của GV.
Bước 3 : Làm việc cả lớp.
- y/c mỗi nhóm cử 1 đại diện vào ban giám khảo.
- y/c các nhóm mang bảng tranh lên dán và thuyết minh.
2.2 Hoạt động 2 : Hùng biện về bầu trời.
+ Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm (có những gi, chúng ntn ?)
 * Hoạt động cả lớp :
+ Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dạng ? Có gì khác nhau (về ánh sáng, sự chiếu sáng).
+ Mặt trời và các vì sao có gì giống nhau không ? Ở điểm nào ?
2.3 Hoạt động 3 : Phải hiểu bài tập, phát biểu BT, y/c HS đọc y/c BT.
- GV xác định lại y/c BT
- Đánh dấu x vào trước các ý kiến em cho là đúng.
... a) Mặt Trời và Mặt Trăng đều ở rất xa Trái Đất.
... b) Cây chỉ sống trên cạn và dười nước.
... c) Loài vật có rất nhiều lợi ích.
... d) Trái Đất được chiếu sáng và sưởi ấm bởi các vì sao.
... e) Loài vật sống được ở trên cạn, dưới nước, bay lượn trên không.
... g) Trăng đêm nào cũng tròn.
- y/c HS làm bài (7’)
- Thu bài chấm.
3. Củng có, dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Các nhóm thực hiện y/c của gv.
- Dàn tranh và thuyết minh.
- Nhận xét, hỏi nhóm bạn.
- Các nhóm thảo luận phân công trả lời.
- Các nhóm trình bày (các thành viên lần lượt nối tiếp nhau nói)
- Nhận xét
- Trả lời câu hỏi.
- Đọc y/c BT.
- Làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_nam_hoc_2010_2011_le_thi_bi.doc