Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Một số loài cây sống trên cạn - Năm học 2018-2019

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Một số loài cây sống trên cạn - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nhận biết và nói tên được một số loài cây sống trên cạn.

- Nêu được ích lợi của các loài cây đó.

2. Kỹ năng

- Hình thành kĩ năng quan sát, miêu tả.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, cây mẫu, powerpoint.

- Học sinh: sách giáo khoa, tranh ảnh, phiếu thảo luận.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

* Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức đã học.

+ Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài: Cây sống ở đâu?

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Khám phá lời của hoa”

- Luật chơi: Cô có 3 bông hoa ở trên máy. Cô sẽ mời 3 bạn, mỗi bạn chọn cho cô 1 bông hoa và thực hiện yêu cầu của cô ở trong bông hoa đó. Các bạn còn lại theo dõi, nhận xét xem bạn của mình đã thực hiện đúng yêu cầu của cô chưa, nếu chưa con hãy giúp bạn sửa lại cho đúng nhé.

 

docx 5 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Một số loài cây sống trên cạn - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 4 tháng 3 năm 2019
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Nhận biết và nói tên được một số loài cây sống trên cạn.
- Nêu được ích lợi của các loài cây đó.
Kỹ năng
- Hình thành kĩ năng quan sát, miêu tả.
Thái độ
- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, cây mẫu, powerpoint.
- Học sinh: sách giáo khoa, tranh ảnh, phiếu thảo luận. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
* Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức đã học.
+ Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài: Cây sống ở đâu?
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Khám phá lời của hoa” 
- Luật chơi: Cô có 3 bông hoa ở trên máy. Cô sẽ mời 3 bạn, mỗi bạn chọn cho cô 1 bông hoa và thực hiện yêu cầu của cô ở trong bông hoa đó. Các bạn còn lại theo dõi, nhận xét xem bạn của mình đã thực hiện đúng yêu cầu của cô chưa, nếu chưa con hãy giúp bạn sửa lại cho đúng nhé.
- 3 HS tham gia trò chơi trả lời các câu hỏi sau: 
+ Hoa hồng: kể tên một số loài cây sống trên cạn.
+ Hoa lan: kể tên một số loài cây sống dưới nước.
+ Hoa sen: con hãy mời các bạn trong lớp cùng con làm bài tập sau: 
* Chọn ý đúng nhất: 
* Cây có thể sống ở: 
a. Trên cạn b. Dưới nước c. Cả a và b đều đúng. 
- GV tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số loài cây sống trên cạn.
+ Mục tiêu: HS nhận biết và nói tên được một số loài cây sống trên cạn. Nêu được ích lợi của các loài cây đó.
- Mời cả lớp cùng nghe bài: “Vườn cây của ba.” 
- GV hỏi: Trong bài hát “Vườn cây của ba”, ba của bạn nhỏ trồng những loài cây nào? Những loài cây đó sống ở đâu? 
( cây bưởi, cây sầu riêng, cây điều, cây dừa ----> trồng ở vườn ( trên cạn )
- HS nhận xét - GV nhận xét chung.
* Giới thiệu bài: Để biết thêm đặc điểm và lợi ích của một số loài cây sống trên cạn, hôm nay 
cô sẽ cùng các con tìm hiểu bài 
“ Một số loài cây sống trên cạn.”
- GV ghi tựa đề lên bảng. - HS nhắc lại tựa bài.
- GV nói: Các con hãy quan sát lên bảng và đọc yêu cầu. 
- HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS quan sát 6 bức tranh cây mít, phi lao, ngô (bắp), đu đủ, thanh long, sả, đậu phộng (lạc)
- HS nêu tên các loại cây có trong hình.
- HS nhận xét - GV nhận xét chung.
- GV chia lớp thành 7 nhóm thảo luận và phát phiếu thảo luận cho mỗi nhóm: mỗi nhóm thảo luận 1 cây rồi viết câu trả lời theo hướng dẫn của GV vào phiếu thảo luận của nhóm mình.
+ Tên cây là gì?
+ Nêu đặc điểm của cây đó ( thân cây như thế nào ( thân cứng, thân mềm, thân leo)? Quả như thế nào? ( nếu có )
+ Lợi ích của một số loài cây sống trên cạn có trong hình.
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu. (Mỗi nhóm 1 hình) 
- Các nhóm gắn phiếu thảo luận của nhóm mình lên bảng và trình bày kết quả thảo luận . 
Hình
Tên cây
Đặc điểm của cây
Lợi ích
1
Cây mít
- Thân to, có nhiều cành lá. Quả to, có gai, có mùi thơm.
- Cho quả để ăn. 
- Và để lấy gỗ.
2
Cây phi lao
- Thân thẳng , cành vươn dài. 
- Chắn gió, chắn cát, lấy gỗ. 
3
Cây ngô
- Thân mềm, không có cành, chỉ có lá. 
- Bắp ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng
- Cung cấp lương thực
4
Cây đu đủ
- Thân thẳng, cuống lá dài. 
- Cho quả để ăn. 
5
Cây thanh long
- Có hình dạng giống cây xương rồng , quả mọc đầu cành. 
- Cho quả để ăn. 
6
Cây sả
- Chỉ có lá dài , không có thân.
- Cho củ để ăn và chữa bệnh
7
Cây đậu phộng
- Không có thân, mọc lan trên mặt đất. 
- Cho củ để ăn. 
- Các nhóm khác nhận xét - Bổ sung. 
- GV chốt lại
- GV chiếu bảng kết quả - 7 HS đọc nối tiếp. 
- GV hỏi: Trong tất cả các cây các con vừa nêu, cây nào thuộc cây ăn quả? ( mít, đu đủ, thanh long ). Cây nào thuộc cây lương thực, thực phẩm? ( ngô, đậu phộng ). Cây nào để lấy gỗ. ( mít, phi lao ).
- GV chốt: Cây mít vừa là cây ăn quả vừa là cây lấy gỗ.
- GV hỏi HS: Cây sả thuộc loại cây gì? (Cây gia vị và làm thuốc) ( cho HS xem tranh sả làm gia vị trong món “ chân gà ngâm sả tắc” hay làm thuốc )
- GV cho HS kể thêm một số cây: Ăn quả, cây che bóng mát, cây lương thực, thực phẩm, cây lấy gỗ, cây gia vị, cây làm thuốc. 
- HS trả lời - HS khác nhận xét
+ GV Chốt: Có rất nhiều loài cây sống trên cạn, chúng có những đặc điểm và đều có ích cho cuộc sống của con người. 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm tổ, các tổ đem những tranh ảnh hoặc cây thật đã sưu tầm được trao đổi với nhau theo yêu cầu: Nêu tên cây - Đặc điểm và ích lợi của cây đó. 
- GV mời 1 HS lên làm mẫu với cô giáo (Đây là cây gì? Cây có đặc điểm gì? Cây có ích lợi gì?) 
- Các nhóm tổ thảo luận - GV quan sát các nhóm làm việc, giúp đỡ các nhóm khi cần thiết. 
- Sau khi thảo luận - GV tổ chức cho các tổ trình bày trước lớp về tranh ảnh hoặc cây thật mà các tổ sưu tầm được. 
- GV chiếu một số hình ảnh: Cây ăn quả, cây che bóng mát, cây lương thực, thực phẩm, cây lấy gỗ, cây gia vị, cây làm thuốc.... 
- GV chốt lại có rất nhiều loài cây sống trên cạn ( cây cho hoa, cây cho quả, Cây gia vị, cây lấy gỗ, cây cho bóng mát, cây làm thuốc, cây chắn gió, bão, cây làm lương thực...)
 Liên hệ giáo dục: 
- GV hỏi HS làm gì để bảo vệ cây xanh
- HS trả lời - HS khác nhận xét.
- GV chốt: Cây rất cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Vì thế, chúng ta cũng phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây. Các em có thể làm những công việc gì để chăm sóc và bảo vệ cây luôn xanh tốt? (Trồng và chăm sóc cây, tưới cây, bắt sâu cho lá, không bẻ cành, bứt lá, không leo trèo....) 
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
+ Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
- GV tổ chức cho các em chơi trò chơi “Ô chữ bí mật ”.
- Luật chơi: GV có 4 câu đố, GV gợi ý đáp án đó có mấy chữ cái. HS suy nghĩ và tìm đáp án phù hợp với ô chữ đó.
- Nội dung các câu hỏi:
1. Cắm sâu xuống đất
Hút chất dinh dưỡng nuôi cây. 
(Là bộ phận nào của cây?) ( rễ )
2. Hè về hoa đỏ như son
Hè đi thay áo xanh non mượt mà
Bao cánh tay tỏa rộng ra
Như vẫy, như đón bạn ta tới trường?
(Là cây gì ?) ( cây phượng )
3. Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than.
(Là quả gì ?) ( quả nhãn )
4.Có múi bằng số cánh sao
Có trong cổ tích ai nào đoán ra?
(Là quả gì ?) ( quả khế )
- GV tổng kết trò chơi - Nhận xét - Tuyên dương. 
- Về nhà xem lại bài 
- Sưu tầm một số cây sống dưới nước. 
- GV nhận xét tiết học.
* RÚT KINH NGHIỆM: ....
.......
 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên 
Lưu Thị Quỳnh Hoa 	 Phạm Mỹ Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_mot_so_loai_cay_song_tren_c.docx