Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn - Mai Mỹ Duyên

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn - Mai Mỹ Duyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết được tên gọi, đặc điểm và ích lợi của một số loài cây sống trên cạn.

2. Kĩ năng

- Học sinh chỉ ra được một số cây ở trên cạn.

- Hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả, so sánh, phân tích.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

- Thích sưu tầm, yêu thiên nhiên

- Có tinh thần trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cây ở nhà, ở trường và những nơi công cộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên

- Máy chiếu

- Bảng phụ.

- Sách giáo viên, sách giáo khoa

2. Học sinh

- Sách giáo khoa.

* Dự kiến phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp gợi mở - vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp trò chơi học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 16 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn - Mai Mỹ Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN
====================
GIÁO ÁN
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Lớp: 2B
Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn
Sinh viên thực tập: Mai Mỹ Duyên
Giáo viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Hồng
Nam Định, ngày 19 tháng 02 năm 2019
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được tên gọi, đặc điểm và ích lợi của một số loài cây sống trên cạn.
2. Kĩ năng
- Học sinh chỉ ra được một số cây ở trên cạn.
- Hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả, so sánh, phân tích...
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Thích sưu tầm, yêu thiên nhiên 
- Có tinh thần trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cây ở nhà, ở trường và những nơi công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giáo viên
- Máy chiếu
- Bảng phụ.
- Sách giáo viên, sách giáo khoa 
2. Học sinh
- Sách giáo khoa.
* Dự kiến phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp trò chơi học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A- Hoạt động cơ bản
*** Khởi động (3 phút)
- Giới thiệu đại biểu: Các con thân mến, rất vinh dự cho lớp chúng ta hôm nay được đón ... về thăm và dự giờ với lớp. Cô đề nghị cả lớp hãy nổ một tràng pháo thay dể chào đón các cô nào!
- Để cho giờ học sôi nổi, cô trò chúng mình sẽ cùng nhau múa bài “Vườn cây nhà bé” nhé!- máy chiếu
- Vừa rồi cô thấy các con múa rất là đẹp đấy và trong bài hát cũng có nói đến rất là nhiều loại cây! Bây giờ các con có thể kể tên các loại cây có trong bài hát và cho cô biết cây đó sống ở đâu? (Gồm: cây na, cây mít, cây dừa, cây khế, cây cam, cây quýt, cây gấc)
- Vây để kiểm tra xem các bạn trả lời chính xác hay chưa, chúng mình cùng nghe lại bài hát này một lần nữa.- video chiếu hình ảnh các loại cây theo lời bài hát.
- GV nhận xét, khen ngợi: À! trong bài hát có thật nhiều loài cây như cây na này, cây mít này, cây dừa, cây khế, cây cam, cây quýt và cả cây gấc nữa. Chúng đều là những loài cây sống trên cạn. Cô thấy 3 bạn trả lời rất chính xác rồi đấy. Cả lớp khen bạn nào!
*** Giới thiệu bài mới
- Các con ạ! Cây sống trên cạn có đặc điểm gì và lợi ích của chúng như thế nào, cô cùng các con đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay “Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn.”
- GV ghi đầu bài. Cô mời bàn bạn...lần lượt đứng lên đọc tên đề bài.
- HS vỗ tay
- HS múa theo nhịp
- 3 HS trả lời: Cây na, cây mít,...Thuộc loài cây sống trên cạn ạ!.....
- HS xem video, đến cây nào thì đồng thanh nói to.
- HS lắng nghe, vỗ tay.
- HS lắng nghe
- 3HS đọc
B- Hoạt động thực hành
*** Bài mới
1. Hoạt động1: Tên và ích lợi của một số loài cây sống trên cạn.
- Cô trò mình cùng đến với hoạt động 1: Tên và ích lợi của một số loài cây sống trên cạn.
- Ở hoạt động này cô cho các con làm việc trong sách giáo khoa. Mời các con mở sách giáo khoa trang 52,53.
- Cô mời 1 bạn đọc câu hỏi thảo luận
- Lớp mình thảo luận theo nhóm bàn trong thời gian 3 phút bắt đầu.
- Thời gian thảo luận đã hết. Các con về vị trí cũ. 
- Chúng mình cùng đến với bức ảnh thứ nhất. Nhóm nào cho cô biết, cây trong bức ảnh thứ nhất là cây gì?
- Theo nhóm con, cây mít có ích lợi gì?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét: Cô cũng đồng ý với ý kiến của các con. Cây trong bức ảnh 1 là cây mít, thân của cây rất thẳng, có nhiều cành lá. Trên tay cô đang cầm quả mít đấy các con ạ. Chúng mình thấy quả mít có nhiều gai không? Bên trong quả mít có múi mít và sơ. Khi quả chín thơm lừng, những múi mít có màu vàng ươm như mật. Cây mít không chỉ cho quả để ăn mà còn cho gỗ để làm nhà, làm bàn ghế và làm đồ mỹ nghệ nữa.
- Nhìn vào bức ảnh thứ hai, các con cho cô biết đây là cây gì?
- Loài cây này có tác dụng gì?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét: À đúng rồi! Cây này là cây phi lao hay còn được gọi là cây dương liễu. Vỏ cây có màu nâu nhạt, bong thành mảng. Quả tập hợp trong một cụm, hình bầu dục. Đây cũng là loại cây công trình trồng chắn gió cho đồng ruộng rất phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung. Ngoài lợi ích chống gió và cát, cây phi lao cũng được dùng làm cảnh nữa đấy các con ạ.
- Trong bức ảnh số ba cô thấy một loài cây trồng rất nhiều và rất sát nhau. Đố lớp mình biết, đây là cây gì?
- Theo con, cây ngô có lợi ích gì?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét: Bức tranh thứ 3 chính là hình ảnh cây ngô(bắp, bẹ) đấy các con ạ. Cây ngô có thân mềm, thẳng; lá dài; dưới các lá, ôm sát thân cây là các bắp ngô. Chắc hẳn trong mỗi chúng mình đều được ăn bắp ngô rồi đúng không? Con thấy có ngon không? Vậy cây ngô cho chúng mình bắp để ăn và còn làm thức ăn cho gia súc nữa đấy!
- Đến với bức tranh thứ 4, nhóm nào giỏi cho cô biết đây là cây gì và nó có ích lợi nào?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét: Cô nhất trí với ý kiến của hai con. Các con ạ! Cây đủ đủ có thân thẳng, lá hình chân vịt mọc xòe như ô. Quả đu đủ to, dài, mọc chi chít nhau. Trên bàn cô lúc này là một quả đu đủ. Các con quan sát cô bổ quả đu đủ và cho cô biết bên trong có gì? À! bên trong có rất là nhiều hat. Quả đu đủ khi chín sẽ có màu vàng, hạt sẽ chuyển thành màu đen, ăn rất ngọt đấy. Ngoài cho quả để ăn, cây đu đủ còn có tác dụng làm đẹp cho chúng mình.
- Qua bức hình số 5, trong hình là cây gì nhỉ các con? 
- À cây thanh long này có ích lợi như thế nào?
- Con trả lời rất tốt! Trên tay cô lúc này là một nhánh của cây thanh long. Cây thanh long mọc như cây xương rồng với 3 cánh dẹt, màu xanh lục nhạt. Quả mọc ở đầu cành lá. Đây là quả thanh long, Sau lớp vỏ hơi dầy màu đỏ là phần thịt màu trắng (hoặc đỏ) với rất nhiều hạt màu đen nhỏ hơn hạt vừng.(GV cắt quả) Không chỉ cho quả để ăn, cây thanh long còn cho hoa(viêm phế quản, lao phổi) và thân để chữa bệnh(bỏng, gẫy xương).
- Các con cho cô biết cây trong hình số 6 là cây gì? và nó có ích lợi như thế nào?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét: Cô cũng đồng ý với ý kiến của các con. Đây chính là cây sả(đặt cây lên bàn). Cây mọc thành bụi, lá hẹp dài. Cây sả cho củ để ăn, làm hương liệu; đuổi muỗi, làm tinh dầu, làm thuốc đấy.
- Cây trong hình cuối cùng là loại cây rất quen thuộc với chúng mình. Đố nhóm nào biết đây là cây gì?
- Theo nhóm con cây lạc có ích lợi gì nhỉ?
- GV nhận xét: Nhóm bạn trả lời rất chính xác rồi đấy. Trên tay cô lúc này là một cây lạc. Các em cùng quan sát. Cây lạc mọc lan dưới đất, hoa màu vàng, quả mọc dưới đất. Cây ngoài cho củ để ăn, chúng ta còn có thể ép lấy tinh dầu lạc nữa.
- Vừa rồi cô trò mình đã cũng nhau tìm hiểu ích lợi của các loài cây sống trên cạn trong sách giáo khoa. Bây giờ bạn nào giỏi, nhắc lại cho cô lợi ích chung của một số loài cây sống trên cạn nào?
- Con trả lời rất tốt. Cả lớp cùng khen bạn nào.( Vỗ tay) Cả lớp quan sát trên màn hình là sơ đồ lợi ích lợi của các loài cây sống trên cạn:.... 
- Cô mời một bạn đọc cho cô sơ đồ ích lợi cuả cây sống trên cạn.
- Kết luận: Có rất nhiều loài cây sống trên cạn. Chúng cung cấp thức ăn cho con người, động vật; làm thuốc và chúng còn nhiều lợi ích khác.
- Gọi 2 HS đọc kết luận
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- Quan sát hình trong sách giáo khoa trang 52, 53. Nêu tên và ích lợi của cây trong hình.
- Học sinh thảo luận
- Cây mít
- Cây mít cho quả để ăn ạ
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Cây phi lao
- Chắn gió, chắn cát
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Cây ngô
- Cho bắp để ăn
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Cây đu dủ, cho quả để ăn
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, trả lời: có nhiều hạt ạ
- Cây thanh long
- Cho quả để ăn
- HS lắng nghe quan sát
- Cây xả, cho củ để ăn
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Cây lạc
- Cây cho củ để ăn
- HS lắng nghe
- Cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực thực phẩm, cây hoa, cây lấy gỗ, cây gia vị, cây thuốc, cây công nghiệp,...
- HS quan sát
- HS đọc	
- HS lắng nghe
- HS đọc
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loài cây sống trên cạn mà em biết
- Giờ trước, cô đã dặn các con chuẩn bị các loài cây và sưu tầm tranh ảnh về các loài cây. Các con đã chuẩn bị chưa? 
- Các con để cây và tranh ảnh lên mà mình đã chuẩn bị lên mặt bàn nào.
- GV kiểm tra và nhận xét sự chuẩn bị: Cô thấy trên bàn một số bạn mang cây như bạn... và có rất nhiều tranh ảnh về các loài cây của các bạn khác nữa. Tinh thần học tập của lớp mình rất tốt. Cô khen cả lớp.
- Ở hoạt động này các con thảo luận theo nhóm bàn. Hai bàn ghép lại thành 1 nhóm. 
- GV bật máy:
Câu hỏi thảo luận: Em hãy nêu tên cây, đặc điểm, nơi sinh sống của cây mà em mang đến lớp hoặc tranh ảnh về cây em sưu tầm được.
- Cô mời một bạn đứng dậy đọc câu hỏi thảo luận cho cô và các nhóm cùng nghe.
- Các nhóm trưởng đến góc học tập lấy phiếu và phát cho các bạn.
- Thời gian thảo luận 5 phút bắt đầu. (GV quan sát các nhóm thực hiện và giúp đỡ những nhóm đang gặp vấn đề chưa giải quyết được.)
- Đã hết thời gian thảo luận. Cả lớp quay về vị trí cũ nào. Cô thấy lớp mình thảo luận rất là sôi nổi. Cô mời đại diện 3 nhóm lần lượt lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Vừa rồi cô thấy các nhóm giới thiệu cây của nhóm mình rất tốt, cô có lời khen cho các con.
- Vậy qua phần trình bày của 3 nhóm, con có hiểu biết gì về đặc điểm của một số loài cây sống trên cạn.
- Cô mời một con nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn nào.
- Giáo viên nhận xét, chốt: Cô cũng đồng ý với câu trả lời của chúng mình. Cây sống trên cạn có hình dáng và kích thước khác nhau(GV chỉ tranh trên bảng, cây thật nói rõ). Có cây cao-cây thấp, cây thân cứng-thân mềm, cây lá to- cây lá bé, cây thì có lá rất dài. Nhưng đặc điểm chung của nó là sống trên cạn và phần lớn lá cây có màu xanh.
- Vừa rồi, chúng mình đã cùng nhau đi tìm hiểu về cây, đặc điểm và ích lợi của cây sống trên cạn, Vậy một số cây mà các con chưa mang tới lớp, chưa nhìn thấy bao giờ hoặc chưa biết hết về lợi ích của chúng; cô mời các con hướng lên màn hình nhỏ bé.
- Rồi ạ!
- HS thực hiện
- HS vỗ tay
- HS quan sát
- 1HS đọc
- Các nhóm trưởng thực hiện
- Các nhóm thảo luận
Tranh ảnh của cây
Tên cây
Đặc điểm của cây
Ích lợi của cây
- Các nhóm lên trình bày
+ Nhóm 1: cây hoa trạng nguyên, ảnh cây,....
+ Nhóm 2: cây..., ảnh cây...
+ Nhóm 3:...
- HS trả lời: cây cứng-mềm, cao-thấp, lá nhọn-dài-ngắn,....
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát
C- Hoạt động ứng dụng
- Các con thấy cây có mang lại nhiều ích lợi không?
- Cây cối mang lại cho chúng mình nhiều lợi ích như thế . Vậy chúng mình cần làm gì để bảo vệ cây?
- Rất tốt! Ngoài những việc đấy, các con còn làm gì khi thấy các bạn bẻ hoa ngắt lá nữa nhỉ?
- Vừa rồi cô thấy các con nêu rất nhiều việc làm hữu ích để bảo vệ cây cối xung quanh chúng mình. Cây có nhiều lợi ích như vậy, nên lúc còn sống Bác Hồ đã từng nói: “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Vậy nên, chúng ta phải tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ cây cối để cho môi trường xung quanh chúng mình xanh-sạch-đẹp. Các con có đồng ý với cô không nào?
- Có ạ!
- Trồng và chăm sóc cây cối; không bẻ hoa, bẻ cành, chặt cây
- Nhắc nhở các bạn khác không được phá hoại cây cối ạ!
- Có ạ!
D- Củng cố, dặn dò
- Cô thấy góc môi trường ngoài hiên của lớp chúng mình trồng rất nhiều cây xanh. Bạn nào giỏi có thể đứng lên kể tên một loài cây trong số đó không nhỉ?
- À! Cô đã thấy bạn kể được rất nhiều loài cây có trong môi trường của lớp chúng mình. Nhưng các con ạ! Cây bèo là một loài cây sống dưới nước đấy. Vậy để hiểu rõ hơn về cây bèo nói riêng và cây sống dưới nước nói chung, chúng mình cùng chờ đến tiết học sau nhé!
- Các con về làm bài 25 một số loài cây sống trên cạn trong sách bài tập tự nhiên và xã hội nhé!
- Hôm nay cô thấy lớp chúng mình có tình thần học tập rất tốt, hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, đặc biệt là các bạn.... Lớp tự thưởng cho mình tràng pháo tay nào!
- Em thưa cô cây ớt, cây xi, cây bèo ạ
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
PHIẾU HỌC TẬP
Tên nhóm:...............................................................................................
Nhóm trưởng:.........................................................................................
Câu hỏi thảo luận: Em hãy nêu tên cây, đặc điểm, nơi sinh sống của cây mà em mang đến lớp hoặc tranh ảnh về cây em sưu tầm được.
STT
Tên cây
Đặc điểm của cây
Ích lợi của cây

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_25_mot_so_loai_cay_song.doc