Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Học kỳ 2 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Học kỳ 2 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

-Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

- Biết cách sử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.

-Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Hoạt động 1: Những hoạt động nguy hiểm cần tránh

*Mục tiêu: Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

*Cách tiến hành:

-GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường ?

-Giáo viên ghi ý kiến lên bảng.

-Trực quan : Hình 1,2,3 (SGK/ tr 36, 37)

-Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm ?

-Thảo luận nhóm :

-GV phân tích mức độ nguy hiểm ở mỗi hoạt động.

-GV kết luận (SGV/ tr 59)

-Nhận xét.

*Hoạt động 2: Thảo luận – Lựa chọn trò chơi bổ ích.

*Mục tiêu: Học sinh có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.

*Cách tiến hành:

-Làm việc theo nhóm.

-Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.

-Làm việc cả lớp, GV đưa ra câu hỏi :

-Nhóm em chơi trò chơi gì ?

-Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này ?

-Theo em trò chơi này có gây nguy hại cho bản thân

và cho các bạn khi chơi không ?

-Nhận xét.

-GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu bài tập

-Nhận xét.

 

doc 18 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Học kỳ 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày soạn: 1/1/1019
Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2019
Tự nhiên & xã hội
PHÒNG TRÁNH TÉ NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
-Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Biết cách sử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
-Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
*Hoạt động 1: Những hoạt động nguy hiểm cần tránh
*Mục tiêu: Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
*Cách tiến hành: 
-GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường ?
-Giáo viên ghi ý kiến lên bảng.
-Trực quan : Hình 1,2,3 (SGK/ tr 36, 37)
-Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm ?
-Thảo luận nhóm :
-GV phân tích mức độ nguy hiểm ở mỗi hoạt động.
-GV kết luận (SGV/ tr 59)
-Nhận xét.
*Hoạt động 2: Thảo luận – Lựa chọn trò chơi bổ ích.
*Mục tiêu: Học sinh có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
*Cách tiến hành: 
-Làm việc theo nhóm.
-Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
-Làm việc cả lớp, GV đưa ra câu hỏi :
-Nhóm em chơi trò chơi gì ?
-Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này ?
-Theo em trò chơi này có gây nguy hại cho bản thân
và cho các bạn khi chơi không ?
-Nhận xét.
-GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu bài tập
-Nhận xét.
3. Kết luận: 
 - Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học, hỏi: 
 -Em nên lựa chọn những trò chơi như thế nào để phòng tránh ngã?
 - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS học bài ở nhà.
TUẦN 18
Ngày soạn: 7/1/1019
Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2019
Tự nhiên & xã hội
THỰC HÀNH GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch, đẹp.
 - Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn.
 -Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp và tham gia hoạt động làm cho trường học sạch đẹp.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 *Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
*Mục tiêu: Biết nhận xét thế nào là trường học sạch đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp.
a/ Làm việc theo cặp.
-GV hướng dẫn quan sát các hình ở trang 38,39 và TLCH 
-Các bạn trong từng hình đang làm gì ?
-Các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì ?
-Việc làm đó có tác dụng gì ?
b/ Làm việc cả lớp :
-Gọi một số HS trả lời câu hỏi :
-Trên sân trường, xung quanh sân trường các phòng học sạch hay bẩn ?
-Xung quanh sân trường có trồng cây xanh không ?
-Khu vệ sinh đặt ở đâu?Có sạch không ?
-Em phải làm gì để trường học sạch đẹp ?
-GV kết luận (SGV/ tr 61)
-Nhận xét.
*Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường lớp
*Mục tiêu: Biết sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh trường lớp học.
-Làm việc theo nhóm.
-Phân công công việc cho mỗi nhóm.
-Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ.
-Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
-GV nhắc nhở các nhóm cách sử dụng dụng cụ hợp lí để bảo đảm an toàn và giữ vệ sinh cơ thể : đeo khẩu trang, dùng chổi cán dài, vẩy nước khi quét lớp, quét sân. Khi làm vệ sinh xong phải rửa tay sạch bằng xà phòng.
-GV tổ chức cho mỗi nhóm kiểm tra thành quả.
3. Kết luận: 
 - Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học. 
 - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS học bài ở nhà.
TUẦN 19
Ngày soạn: 14/1/1019
Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2019
Tự nhiên & xã hội
ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I. Mục tiêu	
- Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông. Nhận biết một số biển báo giao thông. 
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường GT 
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các loại đường GT 
+ Cách tiến hành: .
Bước 1:
Dán 5 bức tranh khổ A3 lên bảng.
Bức tranh thứ nhất , 2, 3, 4, 5 vẽ gì?
Bước 2:
1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi đường hàng không). Yêu cầu: Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Kết luận: Trên đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển.
Hoạt động 2: Nhận biết các PTGT 
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các phương tiện giao thông.
+ Cách tiến hành: .
Bước 1:
Treo ảnh trang 40 H1, H2
Hướng dẫn HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:
Bức ảnh 1,2, chụp phương tiện gì?
Ngoài các phương tiện giao thông đã được nói con còn biết phương tiện giao thông nào khác? Nó dành cho loại đường gì?
Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương.
Kết luận: Đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô,  Đường sắt dành cho tàu hỏa. Đường thủy dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thủy Đường hàng không dành cho máy bay.
Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo GT 
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các biển báo giao thông.
+ Cách tiến hành: 
Bước 1:Hướng dẫn HS quan sát 5 loại biển báo được giới thiệu trong SGK.
Yêu cầu HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em cách đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo. 
Bước 2: Liên hệ thực tế:
Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy.
Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số biển báo trên đường giao thông?
Kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với một số biển báo thông thường.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhắc lại nội dung bài học
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: An Toàn khi đi các phương tiện giao thông.
===================================================
TUẦN 20
Ngày soạn: 21/1/1019
Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2019
Tự nhiên & xã hội
AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu
- Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
KNS: nên và không nên làm gì khi đi các phương tiện giao thông. Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi cácPTGT. 
Mục tiêu: Giúp HS Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
+Cách tiến hành: .
Treo tranh trang 42.
Chia nhóm (ứng với số tranh).
Gợi ý thảo luận:
Tranh vẽ gì?
Điều gì có thể xảy ra?
Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó ntn?
Kết luận: Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài, khi tàu xe đang chạy.
Hoạt động 2: Biết một số quy định khi đi các PTGT 
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết một số quy định khi đi các phương tiện giao thông 
+Cách tiến hành: .
Treo ảnh trang 43.
Hướng dẫn HS quan sát ảnh và đặt câu hỏi.
Bức ảnh 1: Hành khách đang làm gì? Ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường?
Bức ảnh thứ 2: Hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào?
Bức ảnh thứ 3: Hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khách phải ntn khi ở trên xe ô tô?
Bức ảnh 4: Hành khách đang làm gì? Họ xuống xe ở cửa bên phải hay cửa bên trái của xe?
Kết luận: Khi đi xe buýt, chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường. Đợi xe dừng hẳn mới lên xe. Không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy. Khi xe dừng hẳn mới xuống và xuống ở phía cửa phải của xe.
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức 
Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học
+Cách tiến hành: .
HS vẽ một phương tiện giao thông.
2 HS ngồi cạnh nhau cho nhau xem tranh và nói với nhau về: 
+ Tên phương tiện giao thông mà mình vẽ.
+ Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông n
+ Những điều lưu ý khi cần đi phương tiện giao thông đó.
4. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Cuộc sống XQ
==================================
TUẦN 21
Ngày soạn: 29/1/1019
Thứ tư ngày 30 tháng 1 năm 2019
Tự nhiên & xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. Mục tiêu
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
BVMT: Biết được môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các PTGT và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh
II/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kể tên một số ngành nghề ở vùng nông thôn. 
Mục tiêu: Giúp HS kể được một số ngành nghề ở nông thôn.
+Cách tiến hành: . 
Hỏi: Bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em làm nghề gì?
Kết luận: Như vậy, bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em – mỗi người đều làm một nghề. 
Hoạt động 2: Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình. 
Mục tiêu: Giúp HS quan sát tranh và kể lại những gì nhìn thấy trong tranh.
+Cách tiến hành: 
Yêu cầu: Thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình.
Hoạt động 3: Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ. 
-Mục tiêu: Giúp HS trả lời đúng một số nghề qua hình vẽ.
+Cách tiến hành: .
Hỏi: Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân sống vùng miền nào của Tổ quốc? (Miền núi, trung du hay đồng bằng?)
Yêu cầu: Thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ trên.
GV kết luận: Như vậy, mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của Tổ quốc thì có ngành nghề khác nhau
Hoạt động 4: Thi nói về ngành nghề. 
Mục tiêu: Giúp HS thi đua kể một số ngành nghề mà các em biết.
+Cách tiến hành: 
Yêu cầu HS các nhóm thi nói về các ngành nghề thông qua các tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được.
+ Nói đúng về ngành nghề: 5 điểm
+ Nói sinh động về ngành nghề đó: 3 điểm
+ Nói sai về ngành nghề: 0 điểm
Cá nhân (hoặc nhóm) nào đạt được số điểm cao nhất thì là người thắng cuộc, hoạt động tiếp nối.
-BVMT: Biết được môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các PTGT và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh
4. Củng cố – Dặn dò 
Dặn dò HS sưu tầm tranh chuẩn bị : Cuộc sống xung quanh (tt)
Nhận xét tiết học
===================================================
TUẦN 22
Ngày soạn: 18/2/1019
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2019
Tự nhiên & xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (tiếp theo)
Mục tiêu
Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
KNS: -Tìm kiếm và xử lí thông tin quan sát về nghề nghiệp của người dân ở nông thôn.
 - Phát triền kĩ năng hợp tác trong quá trinh t ...  TIÊU
Nêu được tên, lợi ích của một số loài cây sống dưới nước.
Kể được tên một số loài cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cắm sâu trong bùn.
II/Các hoạt động dạy học
v Hoạt động 1: Làm việc với SGK
 Mục tiêu: Giúp HS hình thành kỹ năng quan sát , nhận xét, mô tả.
+Cách tiến hành: 
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau: 
Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3.
Nêu nơi sống của cây.
Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước.
* Bước 2: Làm việc theo lớp.
Hết giờ thảo luận.
GV yêu cầu các nhóm báo cáo.
GV nhận xét và ghi vào phiếu thảo luận (phóng to) trên bảng.
GV tiếp tục nhận xét và tổng kết vào tờ phiếu lớn trên bảng.
Cây sen đã đi vào thơ ca. Vậy ai cho cô biết 1 đoạn thơ nào đã miêu tả cả đặc điểm, nơi sống của cây sen?
v Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, vật thật
 Mục tiêu: Giúp HS hình thành kỹ năng quan sát , nhận xét, mô tả.
+Cách tiến hành: 
Yêu cầu: HS chuẩn bị các tranh ảnh và các cây thật sống ở dưới nước.
Yêu cầu HS dán các tranh ảnh vào 1 tờ giấy to ghi tên các cây đó. Bày các cây sưu tầm được lên bàn, ghi tên cây.
GV nhận xét và đánh giá kết quả của từng tổ.
c/ Thực hành
v Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức tìm đúng loại cây qua trò chơi.
 Cách tiến hành: . 
Chia làm 3 nhóm chơi.
Phổ biến cách chơi: Khi GV có lệnh, từng nhóm một đứng lên nói tên một loại cây sống dưới nước. Cứ lần lượt các thành viên trong nhóm tiếp sức nói tên. Nhóm nào nói được nhiều cây dưới nước đúng và nhanh thì là nhóm thắng cuộc.
GV tổ chức cho HS chơi.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Loài vật sống ở đâu? 
===========================================
TUẦN 27
Ngày soạn: 25/3/1019
Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2019
Tự nhiên và xã hội
LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ?
I. Mục tiêu
 - Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi :trên cạn ,dưới nước.
BVMT: Nhận ra sự phong phú của cây cối, con vật. Có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật
II/Các hoạt động dạy học
v Hoạt động 1: Kể tên các con vật 
Mục tiêu: Giúp HS Kể tên các con vật .
Cách tiến hành: .
Hỏi: Con hãy kể tên các con vật mà con biết?
Nhận xét: Lớp mình biết rất nhiều con vật. Vậy các con vật này có thể sống được ở những đâu, cô và các con cùng tìm hiểu qua bài: Loài vật sống ở đâu?
Để biết rõ xem động vật có thể sống ở đâu các con sẽ cùng xem băng về thế giới động vật.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
Cách tiến hành: 
Yêu cầu quan sát các hình trong SGK và miêu tả lại bức tranh đó.
GV treo ảnh phóng to để HS quan sát rõ hơn.
GV chỉ tranh để giới thiệu cho HS con cá ngựa.
-Hoạt động 3: Triển lãm tranh ảnh. 
Mục tiêu: Biết yêu quý và bảo vệ động vật
Cách tiến hành: 
* Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
Yêu cầu HS tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và tranh trí vào một tờ giấy to, ghi tên và nơi sống của con vật.
* Bước 2: Trình bày sản phẩm.
Các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng.
GV nhận xét.
Yêu cầu các nhóm đọc to các con vật mà nhóm đã sưu tầm được theo 3 nhóm: Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không.
Hỏi: Con hãy cho biết loài vật sống ở những đâu? Cho ví dụ?
BVMT: Nhận ra sự phong phú của cây cối, con vật. Có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật
Củng cố – Dặn dò 
Chuẩn bị: Một số loài vật sống trên cạn
Nhận xét tiết học
=====================================================
TUẦN 28
Ngày soạn: 1/4/1019
Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2019
Tự nhiên và xã hội
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN
I)Mục tiêu :
-Sau bài học HS biết : Nói tên và nêu lợi ích của một số con vật sống trên cạn 
-Hình thành kĩ năng quan sát ,nhận xét mô tả 
-GD HS yêu quí và bảo vệ các loài vật ,khuyên con người không nên săn bắt thú hoang dã ,và động vật quí hiếm 
II)Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK 
*Mục tiêu : Nói tên và ích lợi các con vật sống trên cạn ,phân biệt được vật nuôi và vật sống hoang dã, yêu quí và bảo vệ các loài vật đặc biệt là vật quí hiếm .
*Cách tiến hành 
Bước 1 : Làm việc theo cặp 
-Yêu cầu HS quan sát tranh chỉ và nói tên các con vật trong hình ,con nào là vật nuôi ,con nào sống hoang dã 
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
-Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời 
Hoạt động 2 : Làm việc với tranh ảnh ,các con vật sống trên cạn 
*Mục tiêu : Hình thành kĩ năng quan sát nhận xét ,mô tả .
*Cách tiến hành 
Bước 1 : làm việc theo nhóm nhỏ 
-GV yêu cầu HS lấy tranh ảnh đã sưu tầm dán vào tờ giấy to .
Bước 2 : Hoạt động cả lớp 
-Các nhóm trưng bày sản phẩm 
Hoạt động 3 : Trò chơi đố bạn con gì ?
*Mục tiêu : HS nhớ lại những đặc điểm chính của con vật đã học 
-HS thực hành kĩ năng đặt câu hỏi loại trừ .
*Cách tiến hành 
Bước 1 : hướng dẫn HS cách chơi 
-Một HS được GV đeo hình vẽ một con vật sống trên cạn ở sau lưng ,em đó không biết đó là con gì ? nhưng cả lớp điều biết rõ .
-HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng /sai để đoán xem đó là con gì .Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai 
Bước 2 : GV cho HS chơi thử 
Bước 3: HS chơi theo nhóm để nhiều em được tập đặt câu hỏi 
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò : 
-Gọi vài HS kể các con vật sống trên cạn 
=====================================================
TUẦN 29
Ngày soạn: 8/4/1019
Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tự nhiên và xã hội
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I_Mục tiêu:*Sau bài học học sinh biết:
-Nói tên một số loàivật sống dưới nước.Một số loài vật sống ở nước mặn,nước ngọt.
-Hình thành cho học sinh kỉ năng quan sát, miêu tả.
-Giáo dục học sinh biết bảo vệ nguồn nước.
II-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động1:Làm việc trên SGK
*Mục tiêu:
-HS nêu được 1 số loài vật sống dưới nước(mặn,ngọt)
*Tiến hành:
B1:Làm việc theo cặp
-Cho HS quan sát tranh & trả lời câu hỏi:
-Nêu tên & lợi ích của các con vật trong tranh ?
-Con nào sống ở nước ngọt,con nào sống ở nước mặn?
B2:Goị đại diện 1 số nhóm nêu kết quả 
*GV kết luận:Có nhiều loài vật sống dưới nước.Trong đó có những loài vật sống ở nước ngọt(ao,hồ).Có những loài vật sống ở nước mặn(biển).Để các loài vật sống dưới nước tồn tại ta cần giữ sạch nguồn nước
Hoạt động2:Làm việc với tranh ảnh
*Mục tiêu:Hình thành kỉ năng quan sát,nhận xét,mô tả
*Tiến hành:
B1:Làm việc theo nhóm nhỏ
Cho các nhóm dán các tranh,ảnh đã sưu tầm vào giấy khổ lớn
B2:Hoạt động cả lớp
-Cho các nhóm trưng bày sản phẩm
-GV tổng kết,đánh giá,tuyên dương
Củng cố-dặn dò:
-GV nhắc nhở HS bảo vệ nguồn nước
-Về nhà học bài,chuẩn bị bài sau”Nhận biết cây cối & con vật”
-Nhận xét tiết học
=====================================================
TUẦN 30
Ngày soạn: 15/4/1019
Thứ tư ngày 17 tháng 4 năm 2019
Tự nhiên và xã hội
NHẬN BIẾT MỘT SỐ CÂY CỐI VÀ CON VẬT
I/Mục tiêu:
-HS củng cố lại kiến thức về cây cối, các con vật và nơi sống của chúng
-Biết được những cây cối và con vật vừa sống được ở dưới nước,vừa sống được trên không
-Có ý thức bảo vệ cây cối và con vật.
II/Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động1:Làm việc với SGK
-Mục tiêu:Ôn lại những kiến thức đã học về cây cối và các con vật
-Nhận biết một số cây cối và con vật mới
-Cách tiến hành:
+Bước1:Làm việc theo nhóm
.*Hãy chỉ và nói: Cây nào sống trên cạn,cây nào sống dưới nước,cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí.
.*Hãy chỉ và nói: Con vật nào sống trên cạn,con vật nào sống dưới nước,con vật nào vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn, con nào bay lượn trên không.
+Bước2:Làm việc cả lớp.
-GV kết luận:Cây cối & con vật sống được ở mọi nơi:trên cạn,dưới nước,vừa trên cạn vừa dưới nước
*Hoạt động2:Triển lãm
-Mục tiêu:Củng cố những kiến thức đã học về cây cối và con vật.
-Cách tiến hành:GV phát giấy& keo cho 4 nhóm ,giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+Nhóm1:Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối,con vật sống trên cạn.
+Nhóm2:Các con vật,cây cối sống dưới nước
+Nhóm3:Các con vật,cây cối sống trên cạn &dưới nước
+Nhóm4:Cây cối và con vật sống trên không
-Các nhóm treo sản phẩm của nhóm .Cử đại diện trình bày kết quả
-Nhận xét ,tuyên dương nhóm làm việc tốt
*Hoạt động3:Bảo vệ các loài vật,cây cối:
-Trong các loài vật,loài nào đang có nguy cơ diệt chủng
-Nêu cách bảo vệ loài vật và cây cối
-GV kết luận:Cây cối và con vật đều có ích.Cho nên chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ chúng.
Củng cố,dặn dò:
-Em hãy cho biết nơi mà cây cối,loài vật có thể sống?
-GD HS ý thức bảo vệ loài vâït va cây cối
-Về nhà tìm hiểu thêm các con vật và cây cối
-Chuẩn bị bài:”Mặt trời “
=====================================================
TUẦN 31
Ngày soạn: 22/4/1019
Thứ tư ngày 24 tháng 4 năm 2019
Tự nhiên và xã hội
MẶT TRỜI
I . MỤC TIÊU
 -Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất.
- Hình dung (tưởng tượng) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời.
- GDMT: Có ý thức bảo vệ môi trường sống của cây cối, các con vật và con người.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: Giới thiệu tranh về mặt trời.
* Mục tiêu : Biết khái quát về hình dạng đặc điểm của Mặt Trời.
-GV yêu cầu học sinh vẽ về Mặt Trời.
- Yêu cầu giới thiệu tranh vừa vẽ.
-Dựa vào tranh vẽ em hãy nêu những điều em biết về Mặt Trời.
-Mặt Trời có hình gì? Vì sao em dùng màu đỏ, vàng để tô mặt trời? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
-Liên hệ : Vì sao khi đi nắng các em phải đội mũ hay che ô ?
-Tại sao chúng ta không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?
-Muốn quan sát Mặt Trời người ta phải quan sát như thế nào?
-Kết luận: Mặt Trời giống như một quả cầu lửa khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất, Mặt Trời ở rất xa Trái Đất.
-Lưu ý : Khi đi nắng phải đội nón không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Học sinh biết một cách khái quát về vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.
* Cách thực hiện:
- Hãy nói về vai trò của Mặt Trời đối với
mọi vật trên Trái Đất.
-Giáo viên gợi ý: + Người, thực vật, động vật cần đến Mặt Trời như thế nào ?
+ Nếu không có Mặt Trời chiếu sáng và tỏa nhiệt, Trái Đất của chúng ta sẽ ra sao?
-Nhận xét, tuyên dương nhóm.
Củng cố :
-Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống của cây cối, các con vật và con người.
-Nhận xét tiết học
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_2_hoc_ky_2_nam_hoc_2018_2019.doc