TUẦN 19
Thứ 3 ngày 1 4 tháng 1 năm2013
Thể dục
TRÒ CHƠI “ BỊT MẮT BẮT DÊ VÀ NHANH LÊN BẠN ƠI!
I- Mục tiêu:
- Biết cách xoay các khớp cổ tay , cổ chân ,hông ,đầu gối . Làm quen xoay cánh tay ,khớp vai.
- Biết cách chơi trò chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
II- Địa điểm, phương tiện : Trên sân trường, chuẩn bị một còi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
1- Phần mở đầu: 7
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
HS khởi động xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Ôn bài thể dục phát triển chung.
2- Phần cơ bản:23
a.Trò chơi bịt mắt bắt dê.
Tổ chức đội hình vòng tròn, Gv nêu tên trò chơi, nhắc lại trò chơi
HS nghe, nhắc lại cách chơi- Xung phong nhận vai
Cả lớp chơi, Gv theo dõi ,nhận xét học sinh chơi.
b. Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.
GV cho HS chạy nhẹ nhàng thành 3 hàng dọc.
Cho HS làm thử, sau đó cả lớp chơi
HS nhắc lại cách chơi. Lớp trưởng điều khiển.
3- Phần kết thúc :5
HS đứng vỗ tay và hát, cúi người thả lỏng nhảy thả lỏng
GV hệ thống bài học.
Nhận xét giờ học và giao bài về nhà
Tuần 19 Thứ 3 ngày 1 4 tháng 1 năm2013 Thể dục trò chơi “ bịt mắt bắt dê và nhANH LÊN BạN ƠI! I- Mục tiêu: - Biết cách xoay các khớp cổ tay , cổ chân ,hông ,đầu gối . Làm quen xoay cánh tay ,khớp vai. - Biết cách chơi trò chơi và tham gia chơi được các trò chơi . II- Địa điểm, phương tiện : Trên sân trường, chuẩn bị một còi. III- Nội dung và phương pháp lên lớp: 1- Phần mở đầu: 7’ GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. HS khởi động xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc. Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. Ôn bài thể dục phát triển chung. 2- Phần cơ bản:23’ a.Trò chơi bịt mắt bắt dê. Tổ chức đội hình vòng tròn, Gv nêu tên trò chơi, nhắc lại trò chơi HS nghe, nhắc lại cách chơi- Xung phong nhận vai Cả lớp chơi, Gv theo dõi ,nhận xét học sinh chơi. b. Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi. GV cho HS chạy nhẹ nhàng thành 3 hàng dọc. Cho HS làm thử, sau đó cả lớp chơi HS nhắc lại cách chơi. Lớp trưởng điều khiển. 3- Phần kết thúc :5’ HS đứng vỗ tay và hát, cúi người thả lỏng nhảy thả lỏng GV hệ thống bài học. Nhận xét giờ học và giao bài về nhà ______________________________________________. Toán phép nhân I.Mục tiêu: - Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau . - Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân . - Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân. - Biết tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng . -HS làm BT1, BT2 II.Đồ dùng dạy học :Mỗi HS chuẩn bị 5 tấm bìa, trên mỗi tấm bìa có hai chấm tròn III.Các hoạt động dạy học : A.Kiểm tra: 5’2 em lên bảng làm: 14 + 14 + 14 + 14 25 + 25 + 25 +25 Gv nhận xét ghi điểm B. Bài mới: Hoạt động 1. Giới thiệu bài:2’ Kể tên các phép tính mà em đã được học?( Phép +, Phép -) Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với 1 phép tính mới, đó là phép nhân. GV ghi mục bài mục bài lên bảng. Hoạt động 2. Giới thiệu phép nhân. Đính 1 tấm bìa có 2 chấm tròn và hỏi: Có mấy chấm tròn?(2) Gắn tiếp đủ 5 tấm, mỗi tấm 2 chấm tròn.Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn?( có tất cả 10chấm tròn vì 2+2+2+2+2 = 10) GV ghi: 2+2+2+2+2 =10. ? 2+2+2+2+2 là tổng của mấy số hạng?(5 số hạng) Em có nhận xét gì về các số hạng trong tổng trên?(Bằng nhau và bằng 2) Như vậy tổng của 5 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng đều bằng 2. Tổng này còn được thay bằng phép nhân nhân 2 x 5 . 10 cũng chính là kết quả của phép nhân nên ta có:2 x5 = 10 (2em đọc 2 x 5 =10) GV chỉ dấu x và nói đây là dấu nhân. Yêu cầu HS viết 2 x 5 =10 vào bảng con. ? 2 là gì trong tổng 2+2+2+2+2 ?( 2 là 1 số hạng của tổng) ? 5 là gì trong tổng 2+2+2+2+2 ?( 5 là số các số hạng của tổng) Vậy 2 được lấy mấy lần?(2 được lấy 5 lần.) Đọc: Hai nhân năm bằng mười GV lưu ý chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển đựoc thành phép nhân Hoạt động 3.Thực hành.:15’ Bài 1: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân ( theo mẫu ) GV nêu yêu cầu . HS quan sát tranh và bài mẫu Mẫu : 4 + 4 = 8 4 x 2 = 8 2HS lên bảng .HS làm bài vào vở 5 + 5 + 5 = 15 5 x 3 = 15 3 + 3 + 3 + 3 = 12 3 x 4 = 12 Bài 2: Viết phép nhân (theo mẫu) Hs làm bài , chữa bài 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20 Mẫu : 4 x 5 = 20 9 + 9 + 9 = 27 9 x 3 = 27 10 + 10 + 10 + 10 + 10 = 50 10 x 5 = 50 GV chấm , chữa bài Hoạt động 4. Củngcố dặn dò :2’ Những tổng như thế nào có thể chuyển thành phép nhân?( Có số hạng đều = nhau) Nhận xét tiết học. _________________________________________ Chính tả Tập chép : chuyện bốn mùa I.Mục tiêu : - Chép lại chính xác bài chính tả , trình bày đúng đoạn văn xuôi . - Làm được bài tập BT2 a/ b hoặc BT3 a/ b II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết nội dung đoạn chép. Vở bài tập Tiếng Việt III.Các hoạt động dạy học : II- Bài mới: Hoạt động 1. Giới thiệu bài:2’ Hoạt động 2. Hướng dẫn viết chính tả:21’ Đính bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn chép. GV đọc đoạn văn 1 lần - 2 em đọc lại đoạn văn. Đoạn văn là lời của ai?(Lời của bà Đất) Bà Đất nói về các mùa như thế nào?(Bà nói mùa xuân làm cho cây lá tốt tươi, mùa hạ trái ngọt hoa thơm, thu làm trời xanh cao, mùa đông ấp ủ mầm sống. Đoạn văn trên có mấy câu?(5 câu) Trong đoạn văn trên có tên riêng nào ?(-Xuân, Hạ, Thu, Đông, Đất) Khi viết các tên riêng ta phải viết như thế nào ? Ngoài ra ta phải viết hoa chữ nào nữa ?(chữ cái đầu của câu văn) Đọc từ khó HS viết bảng con: Tốt tươi, trái ngọt, tựu trường, mầm sống, nảy lộc Gv nhận xét sửa sai nếu có 3. HS viết bài : Gv yêu cầu HS lấy vở ra nhìn bảng chép bài. GV đọc cho HS soát lỗi. Chấm bài. Hoạt động 3- Hướng dẫn làm bài tập: 10’ Bài2a: . Gọi HS nêu Y/c Điền vào chổ chấm l hay n? HS làm bài, 1 em lên bảng làm 1 số HS đọc bài làm. Mồng một lưỡi trai Mồng hai lá lúa - Đêm thàng năm chưa nằm đã sáng Gv cùng Hs chốt lại lời giải đúng Bài2b: - HS nêu yêu cầu : Điền dấu hỏi/ dấu ngã Kiến cánh vỡ tổ bay ra Bão táp mưa sa gần tới Muốn cho lúa nảy bông to Cày sâu, bừa kĩ, phân gio cho nhiều GV chấm , chữa bài Hoạt động 4- Củng cố-Dặn dò : 2’ Nhận xét chung tiết học ________________________________________________ Kể chuyện chuyện bốn mùa I.Mục tiêu :- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh , kể lại được đoạn 1BT1 -Biết kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện BT2 . -Hs khá giỏi thực hiện được BT3 II. Đồ dùng : Tranh minh hoạ III.Các hoạt động dạy học : A.Kiểm tra : Không kiểm tra vì đầu kì 2. B. Bài mới: Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 3’Hôm trước ta học bài tập đọc nào?(Chuyện 4 mùa) Trong câu chuyện có những nhân vật nào?(Có 4 nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà đất. GV giới thiệu bài - 2 em nhắc lại mục bài. Hoạt động 2. Hướng dẫn kể: 30’ BT1: Dựa theo tranh kể lại đoạn 1 Chuyện bốn mùa: GV gọi HS nêu yêu cầu BT1. GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh – SGK, đọc lời bắt đầu dưới mỗi tranh; nhận ra từng nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông. 1 HS KG kể mẫu đoạn 1. GV và HS cả lớp nhận xét. Kể trong nhóm 2: Quan sát kĩ từng tranh, đọc thầm từ ngữ gợi ý dưới tranh. Nối tiếp nhau kể theo tranh. Kể trước lớp: 1 số HS trong nhóm thi kể trước lớp; GV nhận xét, đánh giá. BT2: Kể lại toàn bộ câu chuyện Từng HS lần lượt kể đoạn 2 theo nội dung chuyện. GV gọi 2-3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. GV cùng cả lớp nhận xét, GV ghi điểm 1 số em kể chuyện hay, hấp dẫn. BT3: (KG). Phân vai, dựng lại câu chuyện: 1 số học sinh KG tự phân các vai (người dẫn chuyện, Xuân, Hạ, Thu, Đông, bà Đất) thi dựng lại câu chuyện. HS tập kể trong nhóm6 (mỗi em kể 1 vai), sau đó 1 – 2 nhóm thi kể trước lớp. Cả lớp nêu nhận xét về cách diễn đạt, điệu bộ, nét mặt. GV và HS bình chọn người kể hay nhất. Hoạt động 3. Củng cố : 2’ Câu chuyện cho ta biết điều gì ?(Mỗi mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng đáng yêu. GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ____________________________________________ Buổi chiều : Cô Lam soạn giảng ____________________________________________ Thứ 4 ngày 16 tháng 1 năm 2013 Âm nhạc : Gv bộ môn soạn giảng __________________________________________ Toán: Thừa số - tích I.Mục tiêu : - Biết thừa số , tích . - Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại . - Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng . -Hs làm BT1 (b, c) , BT2 (b) . BT3 B-Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra :4’ 2 em lên bảng làm: Chuyển phép cộng thành phép nhân. 3 + 3 + 3 + 3 + 3 7 + 7 + 7 + 7 Gv nhận xét ghi điểm A.Bài mới Hoạt động 1-GV giới thiệu bài : 2’ Chúng ta đã biết tên gọi các thành phần và kết quả của những phép tính nào (Tính +, tính -) Bài học hôm này sẽ giới thiệu với chúng tavề tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân, đó là thừa số và tích. Hoạt động 2-Hướng dẫn HS nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân:15’ GV viết phép nhân 2 x 5 = 10, 1 số Hs đọc GV chỉ vào từng số trong phép tính và giới thiệu tên gọi từng thành phần và kết quả phép tính 2 x 5 = 10 Thừa số Thừa số Tích 2 được gọi là gì trong phép nhân?(2 được gọi là thừa số) 5 được gọi là gì trong phép nhân?(5 được gọi là thừa số) 10 được gọi là gì trong phép nhân?(10 gọi là tích) Thừa số là gì trong phép nhân?( Là các thành phần của phép nhân) Tích là gì trong phép nhân?(Tích là kết quả của phép nhân) 2 x 5 bằng bao nhiêu?(10) GV nói: 10 gọi là tích, 2 x 5 cũng gọi là tích 1 số Hs nhắc lại Hoạt động 3-Hướng dẫn thực hành : 13’ Bài 1: Viết các tổng sau dưới dạng tích theo mẫu GV nêu y/c. HS quan sát mẫu 3+3+3+3+3 = 3 x 5 2Hs lên bảng làm bài còn lại làm bài vào vở b. 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 4 c. 10 + 10 + 10 = 10 x 3 . Hs cùng Gv chữa bài Bài 2: Viết các tích sau thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính ( theo mẫu ) GV nói : Bài toán này ngược với bài 1. GV ghi mẫu : 6 x 2 = 6 + 6 = 12 ; Vậy 6 x 2 =12 6 x 2 tương ứng với tổng nào?(6 + 6 ) 6 + 6 bằng mấy?(12) Vậy 6 x 2 bằng mấy?(12) Yêu cầu HS tự làm những bài còn lại, 2 em lên bảng làm. 5 x 2 = 5 + 5 = 10 Vậy : 5 x 2 = 10 2 x 5 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 Vậy : 2 x 5 = 10 3 x 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12 Vậy : 3 x 4 = 12 Hs cùng Gv nhận xét Gv chấm , chữa bài Hoạt động 4 .Củng cố-Dặn dò :1’ Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép x. Nhận xét tiết học. ____________________________________________________ Tập đọc Thư trung thu I. Mục tiêu : Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài ,đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí . Hiểu nội dung : Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam ( trả lời được các câu hỏi và học thuộc đoạn thơ trong bài ). KNS : Tự nhận thức II.Đồ dùng dạy học : Tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi IIICác hoạt động dạy học : A. Bài cũ :5’ 2HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về bài đọc Chuyện bốn mùa. GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới: Hoạt động 1- GV giới thiệu bài: 2’ Hoạt động 2-Hướng dẫn luyện đọc :13’ GV đọc mẫu toàn bài hướng dẫn ngắn gọn cách đọc chung toàn bài :- Giọng vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu 1HS khá đọc toàn bài. Lớp đọc thầm theo bạn. a.HS đọc nối tiếp từng câu, luyện đọc từ khó :- năm, lắm, trả lời, làm việc, ngoan ngoãn GV chia đoạn Đoạn 1: phần lời thư Đoạn 2: lời bài thơ b.HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp HS tìm hiểu nghĩa từ mới ... cùng Hs nhận xét Bài 2: 1 Hs đọc bài toán . Gv phát vấn Hs tóm tắt rồi giải Bài giải Số ngày mẹ đi làm trong 4 tuần là: 5 x4 = 20( ngày) Đáp số: 20 ngày Bài 3: 1 học sinh điền tiếp các số còn lại. Nêu đặc điểm của số cần tìm 5 10 15 30 50 C.Cũng cố dặn dò: 2’ Học sinh đếm thêm 5 từ 5 đến 50 và ngược lại Gv nhận xét tiết học ______________________________________________ Mĩ thuật : Gv bộ môn soạn giảng _________________________________________________ Tập viết Chữ hoa Q I. Mục tiêu: Viết đúng chữ hoa Q (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng; Quê 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ. Quê hương tươi đẹp ( 3 lần) II. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa Q III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra : 5’ Học sinh viết bảng con: P, Phong B. Dạy bài mới: Hoạt động1.Giới thiệu bài: 2’ Hoạt động2.Hướng dẫn viết chữ hoa Học sinh quan sát chữ mẫu Q, nhận xét cấu tạo, cách viết. Q Q Q Q Q Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết. Hướng dẫn học sinh viết bảng con :Q Hoạt động3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Quê hương tươi đẹp Quờ hương tươi đẹp Học sinh quan sát , nhận xét. Độ cao của các chữ cái? Cách đặt dấu thanh ở các chữ? Khoảng cách giữa các chữ(tiếng)? GV viết mẫu chữ Quê Hướng dẫn học sinh viết chữ Quê vào bảng con. Hoạt động4. Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở: 15’ Học sinh viết bài. Giáo viên theo dõi hướng dẫn tư thế ngồi viết. C .Cũng cố dặn dò: 2’ Nhận xét tiết học ________________________________________________ Hoạt động tập thể Sơ kết tuần I- Mục tiêu: - Nhận xét ,đánh giá các hoạt động trong tuần. - Xây dựng kế hoạch tuần tới. II- Các hoạt động dạy - học: 1.Đánh giá kết quả hoạt động của lớp trong tuần qua. Lớp trưởng nhận xét về tình hình của lớp . Học tập Thể dục Nề nếp hinh hoạt sao ,sinh hoạt 15 phút đầu giờ ; ý thức giữ gìn " Vở sạch chữ đẹp ' Những biểu hiện về hành vi đạo đức . Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến ý kiến cá nhân ( nếu có ) Gv chốt lại những ưu nhược điểm . Lý giải những thắc mắc ( nếu có ) Biểu dương những cá nhân , tổ tiêu biểu . Nhắc nhở những tổ ,cá nhân chưa thực hiện tốt kế hoạch của lớp .. Bình chọn cá nhân xuất sắc đề nghị tuyên dương, nhắc nhở các cá nhân còn chậm tiến. GV nhận xét và cho các tổ bình chọn tổ xuất sắc, nhắc nhở các tổ chậm tiến. 2. Kế hoạch tuần tới. GV nêu ra những hoạt động trong tuần tới và yêu cầu HS thực hiện Thực hiện tốt các nề nếp lớp học, nhà trường quy định. Dặn HS sáng thứ hai, thứ 5 mặc đồng phục Nhắc nhở HS thường xuyên rèn kĩ năng giao tiếp lễ phép, cởi mở, thân thiện, 3. Nhận xét chung tiết học: Dặn HS thực hiện đúng kế hoạch GV đã đề ra. Buổi chiều: Luyện Toán: I- Mục tiêu : - Giúp học sinh củng cố và học thuộc bảng nhân 5. - Vận dụng vàolàm phép tính và giải bài toán. II- Hoạt động lên lớp : HĐ1- Ôn luyện bảng nhân 5 Gọi một số học sinh lên đọc thuộc lòng bảng nhân 5 hỏi thêm một số phép tính trong bảng nhân 5 nhưng không theo thứ tự . Cho học sinh thi đọc thuộc bảng nhân 5 HS và GV nhận xét thi đua. HĐ 2- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập Học sinh nêu yêu cầu và cách làm lần lượt từng bài Bài 1:Tính nhẩm HS nêu miệng mỗi em một em 1 phép tính từ đầu đến hết bài . Bài 2 : HS đọc đề bài toán GV? Mỗi tuần lễ em đi học mấy ngày? 5 ngày Vậy 8 tuần lễ em đi học bao nhiêu ngày ? Ta phải làm phép tính gì ?- HS nêu phép tính và giải. Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm HS nêu được cách làm là số ở ô liền sau bằng số ô liền trước cộng với 5 và ngược lại. Bài 4: Số ? HS hiểu được tính chất giao hoán của phép nhân qua nhận xét bài toán Giáo viên theo dõi học sinh làm bài và giúp đỡ học sinh yếu . HĐ3- Chấm chữa bài. Giáo viên chấm bài và gọi một số học sinh lên bảng chữa lại các bài tập. HĐ4- Nhận xét tiết học. Luyện tiếng việt Luyện: kể ngắn về bốn mùa I.Mục tiêu -HS cũng cố kiến thức đã học -HS biết kể tên các mùa và viết đoạn văn ngắn về bốn mùa. II.Hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài 2.Cũng cố kiến thức đã học -Em hãy cho biết một năm có mấy mùa? -Đó là những mùa nào? -Mùa xuân bắt đầu và kết thúc vào tháng nào? -Mùa hạ bắt đầu vào tháng nào và kết thúc vào tháng nào? 3.Thực hành : GV hướng dẫn học sinh làm vở Bài 1: Hãy viết đoạn văn 3 đến 5 câu nói về một mùa em thích nhất Yêu cầu : Khi viết cần sứ dụng những từ ngữ cho trước dưới đây : Bầu trời, tiết trời, vườn cây, chim chóc, nắng gay gắt ( hoặc lạnh buốt, mát mẻ) GV hướng dẫn HS làm bài, GV theo dõi HD thêm những chổ HS chưa rõ Hs làm bài, đọc kết quả Hs cùng Gv nhận xét -GV thu vở chấm chữa bài. 4. Nhận xét chung tiết học. .............................................................................. ___________________________________________ Chính tả : Mưa bóng mây I. Mục tiêu: Nghe- viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài : Mưa bóng mây Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu dễ lẫn. II. Hoạt động dạy học: A.Kiểm tra:4’ Gọi học sinh lên bảng viết: hoa sen, cây xoan, sáo, giọt. B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2’ 2.Hướng dẫn nghe viết:19’ Giáo viên đọc mẫu bài .Hai học sinh đọc lại bài. Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên?...mưa bóng mây. Mưa bóng mây có đặc điểm gì lạ? Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng ? Mỗi dòng có mấy chữ? Giáo viên đọc học sinh viết tiếng khó: thoáng, cười, dung dăng Giáo viên đọc , học sinh nghe chép bài vào vở Học sinh đổi vở khảo bài cho nhau. Chấm bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập:8’ Học sinh nêu yêu cầu bài 2: Cả lớp làm bài tập vào vở 3 tổ thi điền đúng, điền nhanh: sương mù, cây xương rồng, đất phù sa, đường xa, xót xa, thiếu sót 4.Cũng cố dặn dò:2’ Nhận xét tuyên dương những HS viết đẹp __________________________________________ Toán Luyện tập I. Mục tiêu: -Thuộc bảng nhân 4. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản. -Biết giải bài toán có một phép nhân( trong bảng nhân 4). Cả lớp làm bài 1(a), 2,3 II. Hoạt động dạy học: 1.Ôn bảng nhân 4: 5’ 4 em đọc bảng nhân 4. 2.Thực hành: 30’ Bài 1(a): Nêu miệng kết quả. Nhận xét cá phép tính trong từng bài. 4 x 4 = 4 x 9 = 4 x 6 = 4 x 5 = 4 x 2 = 4 x 10 = 4 x 8 = 4 x 7 = 4 x 1 = Gv nhận xét kết quả Hs nêu Bài 2: 2 học sinh chữa bài ở bảng. 4 x 8 + 10 =...32 + 10 4 x 9 + 14 = ... = 42 4 x 10 + 60 = Lưu ý: Phải tính từ trái sang phải hoặc làm tính nhân truớc rồi lấy tích cộng với số còn lại. Bài 3: GV cho HS đọc thầm bài toán rồi nêu tóm tắt bằng lời và giải bài toán. 1 em chữa bài. Bài giải : Số sách 5 học sinh mượn là: 4 x 5 = 20( quyển) Đáp số: 20 quyển sách Gv chấm , chữa bài 4.Cũng cố dặn dò: 2 học sinh đọc thuộc bảng nhân 4 Nhận xét chung tiết học Thủ công : gấp, cắt, dán trang trí thiếp chúc mừng ( tiết 2) I.Mục tiêu: -HS biết cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. -Cắt , gấp và trang trí được thiếp chúc mừng . Có thể gấp, cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tự chọn . Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản II.Đồ dùng dạy học : - Mẫu thiếp chúc mừng Qui trình cắt ,gấp, trang trí thiếp chúc mừng . Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước. III.Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra :2’ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2- Bài mới : 30’ HĐ1: Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng . HĐ2: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét : GV giới thiệu mẫu- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu về hình dáng, màu sắc, đường nét HĐ3: Giáo viên hướng dẫn các thao tác : Bước 1 : Gấp ,cắt thiếp chúc mừng . Bước 2 : trang trí thiếp chúc mừng- GV cho HS nêu ý nghĩa của thiếp chúc mừng HS quan sát, nhắc lại các thao tác HĐ4: Học sinh thực hành : Gấp, cắt trên giáy- GV theo dõi chung ,bao quát giúp đỡ HS yếu . Gv đánh giá 1 số sản phẩm của Hs 3- Nhận xét dặn dò : 3’ - GV chấm một số sản phẩm để nhận xét chung . Dặn chuẩn bị đồ dùng tiết sau . ______________________________________________ Tự nhiên và xã hội An toàn khi đi các phương tiện giao thông I.Mục tiêu : - Nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện GT. - Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện GT. *- KNS: Nên và không nên làm gì khi đi các phương tiên giao thông II.Đồ dùng học tập : Hình vẽ SGK trang 42, 43 - Vở BT tự nhiên và xã hội. III.Các hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra:- 5’ Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương em?Nêu tên một số phương tiện của từng loại đường giao đó? 2. Bài mới: HĐ1: 10’Thảo luận tình huống Bước 1: Thảo luận nhóm 3 tình huống trong SGK trang 42 và tình huống phù hợp với giao thông ở địa phương. Bước2: Làm việc cả lớp Mỗi nhóm thảo luận một tình huống và trả lời câu hỏi gợi ý Điều gì có thể xảy ra? Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không. Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào? Bước3: - Đại diện một số nhóm trình bày, bổ sung GVKL: -Để đảm bảo an toàn khi ngồi sau xe đạp xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hoả , thuyền bè. Không bám vào cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài ... khi tàu xe đang chạy. HĐ2: Quan sát tranh Bước1: Làm việc theo cặp HS quan sát các cặp quan sát các hình 4, 5 ,6 ,7 ở trang 43 SGK và trả lời các câu hỏi với bạn. VD: Hình 4 khách đang làm gì? ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường? ... Bước2: Làm việc cả lớp Một số cặp thực hành hỏi-đáp trước lớp theo tranh. HS cùng GV nhận xét GV KL: Khi đi xe bít (hoặc xe khách) chúng ta chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường. Đợi xe dừng hẳn mới lên. Không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy, khi xe dừng hẳn mới xuống HĐ3: Vẽ tranh Bước1: Làm việc theo cặp- HS vẽ một số phương tiện giao thông Bước2:- 2 em ngồi cạnh nhau, cho nhau xem tranh và nói với nhau về Tên phương tiện giao thông mà mình vẽ. Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào? Những điều cần lưu ý khi đi PTGT đó? Bước3: Gọi một số HS trình bày trước lớp,GV sửa chữa,bổ sung phần trình bày của Hs HĐ4:2’Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học Biết chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông.
Tài liệu đính kèm: