Toán : ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I/Mục tiêu
- Biết tự giải được các bài toán bằng một PT cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn,ít hơn một số đơn vị
- BTcần làm : Bài 1,2,3
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 4
III/Hoạt động dạy học
Toán : ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I/Mục tiêu - Biết tự giải được các bài toán bằng một PT cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn,ít hơn một số đơn vị - BTcần làm : Bài 1,2,3 II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết sẵn bài tập 4 III/Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : Ôn tập về đo lường. - Ghi : 100kg – 38kg 100l – 7l 26l + 14l – 17l - Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : luyện tập. Bài 1 : Gọi 1 em đọc đề, -Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ? -Muốn biết cả hai buổi bán bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào ? Tại sao ? -Hướng dẫn tóm tắt Nhận xét, cho điểm. Bài 2 : Yêu cầu gì ? -Bài toán cho biết những gì ? -Bài toán hỏi gì ? -Bài toán thuộc dạng gì ? Vì sao ? -Yêu cầu HS tóm tắt và giải. -Nhận xét. Bài 3: Yêu cầu gì ? -Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ? -Bài toán thuộc dạng gì ? -Yêu cầu HS tóm tắt và giải. -Nhận xét, cho điểm. -Nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố : Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài. -3 em đặt tính và tính.Lớp bảng con. -Ôn tập về giải toán -1 em đọc đề, -Buổi sáng bán 48l dầu, buổi chiều bán 37l dầu. -Cả hai buổi bán ? lít dầu. -Thực hiện phép cộng : 48 + 37 -Vì số lít dầu cả ngày bằng số lít dầu buổi sáng và chiều gộp lại. -1 em lên bảng làm. Lớp làm vở. Tóm tắt Buổi sáng : 48l Buổi chiều : 37l Tất cả : ? l Giải Số lít dầu cả ngày bán được là : 48 + 37 = 85 (l) Đáp số : 85l -1 em đọc đề. -Bình nặng : 32 kg, An nhẹ hơn Bình 6 kg. -An cân nặng bao nhiêu kg. -Thuộc dạng ít hơn vì nhẹ hơn là ít hơn. Tóm tắt Bình : 32 kg. An nhẹ hơn Bình : 5 kg An : ?kg Giải Bạn An cân nặng là : 32 – 6 = 26 (kg) Đáp số : 26 kg. -1 em đọc đề. -Lan hái : 24 bông hoa.Liên hái nhiều hơn Lan 16 bông hoa. -Liên hái được mấy bông hoa. -Bài toán về nhiều hơn. Tóm tắt . Lan : 24 bông hoa. Liên : nhiều hơn Lan 16 bông hoa. ?Liên bao nhiêu bông hoa, Giải. Số bông hoa Liên hái được : 24 + 16 = 40 (bông) Đáp số : 40 bông hoa. Tiết 2: ĐẠO ĐỨC: Thực hành Kĩ năng cuối HKI I/Mục tiêu - Ôn tập lại các bài đạo đức đã học ở học kì 1. * GDKNS: Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân -Thể hiện sự cảm thông. - Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm II/Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định : Hát 2.Bài cũ : H:Đọc ghi nhớ của bài? 3.Bài mới: Giới thiệu bài ôn tập Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết H:Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ có tác dụng gì ? H:Gọn gàng ngăn nắp có ích gì ? H:Như thế nào là chăm chỉ học tập ? H:Thế nào là quan tâm giúp đỡ bạn bè? H:Muốn cho trường lớp sạch đẹp ta phải làm gì ? H: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp có tác dụng gì ? Hoạt động 2 :Xử lý tình huống -Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ .Lan định Mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai.Nếu em là Lan em sẽ làm gì? - Nam vẽ rất đẹp và ham vẽ. Hôm nay ,vì muối các bạn biết tài của mình ,Nam đã vẽ ngay một bức tranh lên tường lớp học 4.Củng cố: Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: Về ôn tập để thi học kì 1. - giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến. -làm cho nhà cửa luôn sạch sẽ, đẹp mắt và khi sử dụng không mất công tìm kiếm lâu. -Chăm chỉ học tập là cố gắng hoàn thành bài tập được giao. -Quan tâm giúp đỡ bạn bè là luôn vui vẻ , chan hòa với bạn , sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. - không vứt rác bừa bãi . -Không tiểu tiện bừa bãi. -Không vẽ bậy lên tường . -giúp các bạn sinh hoạt ,học tập trong một ngôi trường trong lành . - Nếu em là Lan , em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở. - Bạn Nam làm như thế là sai.Bởi vì vẽ như thế sẽ làm bẩn tường , mất đi vẻ đẹp của trường lớp. ó ó ó ó ó Tiết 3 + 4 :Tập đọc:ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKI (T1-2) I/Mục tiêu Đọc rõ ràng ,trôi chảy bài tập đọc đã học ở HKI ( phát âm rõ ràng,biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng /phút);hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài;trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã học. Thuộc 2 đoạn thơ đã học. Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu ( BT2); biết viết bảng tự thuật theo mẫu đã học( BT3) .II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra SGK, VBT của HS 2- Bài mới a.Giới thiệu bài. b.Kiểm tra bài tập đọc. - Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc. - Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích: + Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm. + Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm. + Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm. c.Hướng dẫn làm BT Bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu đã cho ( miệng ) - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các từ chỉ sự vật và gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong câu. - Giáo viên nhận xét. Bài 3: Viết bản tự thuật - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhớ lại cách viết bản tự thuật của bạn Hà. - Giáo viên nhận xét ,khen ngợi học sinh làm bài tốt Ôn tập – kiểm tra tập đọc –học thuộc lòng. - 7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm. - Học sinh làm vào VBT , 1học sinh lên bảng làm . + Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng , làng xóm , núi non. - 1học sinh đọc yêu cầu bài.Cả lớp đọc thầm. - Học sinh làm vào VBT , 1học sinh lên bảng . - Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc bản tự thuật . Tiết 2: I/Mục tiêu - Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác.(BT2). - Bước đầu biết dùng dấu chấm để tách câu và viết lại cho đúng chính tả(BT3). II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên : Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3 III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ôn luyện đọc & HTL. -Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc. -GV nhận xét ghi điểm 2. Đặt câu tự giới thiệu. Mục tiêu : Ôn luyện về cách tự giới thiệu. -Gọi học sinh đọc đề bài. -Yêu cầu 1 em làm mẫu. -Em nhắc lại câu giới thiệu ? -2 tình huống còn lại, hãy thảo luận cặp đôi. -Nhận xét, cho điểm. 3. Ôn luyện về dấu chấm. Mục tiêu : Ôn luyện về dấu chấm. -Yêu cầu học sinh đọc đề bài. -Yêu cầu học sinh tự làm bài. -Nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố : -Giáo dục tư tưởng :Nhận xét tiết học. -Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- đọc bài. -Ôn tập đọc và HTL. -7-8 em bốc thăm. -Đọc 1 đoạn hoặc cả bài. -3 em đọc mỗi em đọc 1 tình huống. -1 em khá đọc lại tình huống 1. Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn em khi em đến nhà bạn lần đầu -1 em làm mẫu : + Cháu chào Bác ạ! Cháu là Mai, học cùng lớp với bạn Ngọc. Thưa Bác, Ngọc có nhà không ạ. -Vài em nhắc lại. -Thảo luận theo cặp. + Cháu chào Bác ạ!Cháu là Sơn con bố Tùng ở bên cạnh nhà Bác. Bác làm ơn cho bố cháu mượn cái kìm ạ! + Em chào cô ạ! Em là Ngọc, học sinh lớp Hai/2. Cô Minh bảo em đến phòng cô, xin cô cho lớp em mượn lọ hoa ạ! -1 em đọc. Cả lớp đọc thầm. -Làm vở bài tập. 2 em làm trên bảng. + Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa sẽ học giỏi cho bố vui lòng. -Nhận xét, bổ sung. -Đọc bài. Thứ 3 ngày 1 tháng 12 năm 2013 (Dạy chiêu thứ4/2/1/2013 ) Tiết 1:HĐNGLL:Ngày tết quê em TIỂU PHẨM “BÁNH CHƯNG KỂ CHUYỆN” I Mục tiêu - HS hiểu: - Bánh chưng, bánh tét là món ăn cổ truyền được dâng lên bàn thờ để cúng tổ tiên trong ngày tết. - HS biết trân trọng truyền thống dân tộc II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: Tổ chức theo quy mô lớp. II/ Đồ dùng dạy học - Kịch bản “Bánh chưng kể chuyện” - Hình ảnh : gói, luộc bánh chưng bánh tét - Một cái bánh chưng thật(nếu có III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học b. Hoạt động chủ yếu: HĐ1: Chuẩn bị - Trước một tuần GV phổ biến: Trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc VN, bánh chưng bánh tét là món ăn quen thuộc, không thể thiếu được ở mỗi gia đình. - GV cho HS luyện đọc phân vai tiểu phẩm “Bánh chưng kẻ chuyện”. - GV thành lập các nhóm đóng tiểu phẩm, cử HS điều khiển chương trình. Các nhóm bầu nhóm trưởng và tiến hành tập dưới sự giúp đỡ của GV - GV dán nội dung tiểu phẩm vào bảng tư liệu. HĐ 2:. HS tập diễn tiểu phẩm HĐ 3: Trình diễn tiểu phẩm - GV nhận xét góp ý và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: - Trả lời ý đúng, chọn ý đúng trong các câu sau: + Trong ngày Tết, bánh chưng bánh tét dùng để: A. Tiếp khách B. Ăn trong bữa cỗ C. Dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên D. Cả 3 ý trên +Bánh chưng được làm từ: A. Gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu B. Gạo nếp, đỗ xanh, thịt gà, hạt tiêu C. Bột nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu. 3. Chuẩn bị tiết sau: - Tìm hiểu các phong tục ngày Tết - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ chúc mừng năm mới.Lớp phó đ. khiển lớp hát bài :Ngày Tết quê em - ST: Từ Huy - Một HS tuyên bố lí do thông qua chương trình - Các nhóm trình diễn tiểu phẩm - Trả lời ý D - Trả lời ý A Tiết 2: Toán : Luyện tập chung I/Mục tiêu - Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20. - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết tìm số hạng, số bị trừ. - Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị. - BT cần làm B1(cột 1,2,3),B2(cột 1,2) B3(a,b), B4 II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết sẵn bài tập 5 III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ : Gọi học sinh làm bài 3. -Nhận xét ,ghi điểm . 3- Bài mới a.Giới thiệu bài : b.Hướng dẫn làm bài. Bài 1: ( cột 1,2,3 ) Gọi HS đọc Y/C của bài - Cho HS làm miệng : Giáo viên nhận xét, chữa bài. Bài 2 : ( cột1,2)Gọi HS đọc Y/C của bài Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính . - Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con - Giáo viên nhận xét, chữa bài. Bài 3: ( a,b) Gọi HS đọc Y/C của bài - Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con - Giáo viên nhận xét, chữa bài Bài 4: Gọi học sinh nêu đề bài. -Giáo viên phân tích đề. +Bài toán cho biết gì ? +Bài toán hỏi gì ? Tóm tắ ... .................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................ Bài 5 (1đ) Hình vẽ bên có: a. ..tam giác ? b. ..tứ giác ? – – – – – – – – – – – – – – Đáp án và biểu điểm I/Trắc nghiệm : Mỗi câu đúng 0,5 đ 1-c 2-b 3- b 4-c 5-b 6-c II/ Tự luận (7 điểm): Bài 1: Đặt tính rồi tính: (2 điểm) a. = 90 b=64 c.= 65 d.= 39 Bài 2: Điền dấu >; <; = ( 1 điểm) 25 + 25 = 28 + 22 99 – 77 < 32 + 8 Bài 3: Tính (1 điểm): a) 24cm + 6cm – 10cm = 20cm b) 44kg – 15kg + 7kg = 36 kg Tiết 2:CHÍNH TẢ : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKI (T6) I/Mục tiêu - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1. - Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt được tên cho câu chuyện (BT2); viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể (BT3). II/Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Giới thiệu: 2- Kiểm tra đọc: (Số HS còn lại ) - Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc. - Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích: - Đọc đúng từ đúng tiếng: 3 điểm. + Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1 điểm. + Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1 điểm. + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu :1 điểm 2- Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu chuyện: *BT2: - Treo tranh minh họa và yêu cầu HS trả lời trong từng tranh vẽ gì. - Yêu cầu HS kết nối các hoạt động trong tranh thành 1 câu chuyên. - Yêu cầu HS tự đặt tên cho câu chuyện *Ví dụ - Cậu bé tốt bụng - Việc nhỏ nghĩa lớn - Gọi một số HS nhận xét. 4 - Ôn luyện về viết tin nhắn *BT3: - Cho HS tự viết vào vở - Vài em đọc tin nhắn đã viết - Nhận xét, tuyên dương 5- Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định. *BT2: - Trả lời. - Một HS kể câu chuyện của mình Ví dụ: Buổi chiều hôm ấy, trên đường đi học về, Nam nhìn thấy một bà cụ đang chuẩn bị qua đường nhưng xe cộ qua lại quá tấp nập. Nam đến bên bà cụ và nói: - Để cháu giúp đưa cụ qua đường nhé. Thế rồi Nam đưa bà qua đường trên đường phần đường dành cho người đi bộ. Bà khen Nam ngoan và cảm ơn Nam. *BT3: Tình huống: Em đến nhà bạn để báo tin cho bạn đi dự tết Trung thu nhưng cả gia đình bạn đi vắng.Hãy viết lại lời nhắn cho bạn. Tiêt 8 : An toàn giao thông : HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG VÀ BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ( Tiết 2) A. Mục tiêu bài dạy - Biết hình dáng, màu sắc và đặc điểm của các biển báo cấm. - Biết nội dung hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông. - Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm: 101, 102, 112. - Có ý thức tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông. B. Đồ dùng dạy học 3 loại biển báo. C. Các hoạt động dạy học Hoat động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài - Nêu hiệu lệnh của cảnh sát giao thông ? - 2 em nêu. II. Bài mới 1. Giới thiệu bài - ghi bảng. 2. Giảng bài mới * Hoạt động nhóm: Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông. - GV chia lớp làm 6 nhóm. - Mỗi nhóm nhận một biển báo. - Nhóm 1, 2, 3 (3 biển báo cấm), nhóm 4, 5, 6 (3 biển báo cấm). - Nêu đặc điểm ý nghĩa của các nhóm biển báo này. - HS thảo luận. + Hình dáng. + Màu sắc. + Hình vẽ bên trong. - Đại diện lên bảng trình bày. => Kết luận: - Biển báo cấm có đặc điểm là: Hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. Nội dung: Đưa ra điều cấm với người và phương tiện giao thông. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo: + Biển 101: Cấm người và xe cộ đi lại. - Gọi 3 - 4 em nhắc lại. + Biển 112: Cấm người đi bộ không được đi ở đoạn đường có biển báo này. + Biển 102: Cấm đi ngược chiều, các loại xe không được đi theo chiều có đặt biển báo này. Biển 102 thường được đặt ở đâu ? - Ở đầu những đoạn đường giao nhau và được đặt ở bên tay phải. III. củng cố - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học. III. Dặn dò - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. Thứ bảy ngày 5 tháng 1 năm 2013. Tiết 1 : Thể dục :ÔN TẬP HỌC KỲ I I.Mục tiêu: - Hệ thống nội dung kiến thức học kỳ I - Nhắc ưu và nhược điểm của 1 số học sinh, điểm nào cần phát huy điểm nào cần khắc phục trong học kỳ II II. Địa điểm – phương tiện: - Địa điểm : Trên sân trường - Phương tiện : Bàn ghế, III. Phương pháp lên lớp: Phần Nội dung TG KL Phương pháp tổ chức Mở đầu - ổn định tổ chức lớp - GV nhận lớp kiểm tra sĩ số - Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học - Chạy nhẹ nhàng khởi động - Cho học sinh khởi động các khớp 2’ 2’ 2-3’ 3- 5’ 200m 2x8n Đội hình nhận lớp ( 1 ) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV Đội hình khởi động( 2 ) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV Cơ bản - Sơ kết học kỳ I - GV hệ thống lại kiến thức đã học và kỹ năng đã học trong học kỳ I - Cho từng tổ bình chọn những học sinh học tốt trong học kỳ qua - GV công bố kết quả học tập - Nhắc nhở 1 số em thực hiện chưa tốt trong học kỳ qua - Trò chơi” Bịt mắt bắt dê” 8-10’ 6-8’ Đội hình hệ thống kiến thức x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV - GV công bố kết quả- nhắc nhở những em hs trong kỳ I thực hiện chưa tốt - Nhác nhở các em 1 số nội dung của học kỳ sau Kết thúc - GV cho học sinh thả lỏng - Nhận xét giờ học 2’ 2’ 1’ - Gọi 1-2 em lên củng cố Đội hình xuống lớp như ( 1) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV Tiết 2 :TẬP LÀM VĂN: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I III/ Kiểm tra viết ( 10 điểm) 1. Chính tả (5điểm) Nghe viết bài: Bông hoa niềm vui (TV2 tập 1 trang 104) đoạn từ “ Em hãy hái ........... cô bé hiếu thảo”. Bài tập : ( 1điểm ) Điền ch hay tr vào chỗ trống cho thích hợp : ......ồng cây cây....e ......ở hàng ....ống gậy 2. Tập làm văn (5 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu). Kể về gia đình em theo gợi ý sau: - Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai? - Nói về từng người trong gia đình em? - Em yêu quý , chăm sóc những người trong gia đình em như thế nào? – – – – – – – – – – – – – – Đáp án và biểu điểm 1. Chính tả : ( 5 điểm ) - Bài viết không mắc lỗi , trình bày sạch đẹp được ( 5 điểm ) - Viết sai phụ âm đầu , vần , dấu thanh , không viết hoa đúng qui định mỗi lỗi trừ 0,5 điểm . 2. Tập làm văn : ( 5 điểm ) - HS viết đúng nội dung yêu cầu , trình bày sạch đẹp được 5 điểm . - Tùy mức độ sai sót , giáo viên có thể cho các mức điểm còn lại : 4,5 – 4 ; 3,5 – 3; 2,5 – 2 Tiêt 3 : Luyện tiếng việt : Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về vật nuôi - Các mẫu câu đã học *HS được luyện tập về: - Từ ngữ về vật nuôi. Mở rộng vốn từ về vật nuôi. - Biết dùng 1 số từ để đặt các câu đơn giản theo mẫu: +Ai(cái gì, con gì) như thế nào? II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hướng dẫn làm bài tập Bài1: YêucầuHS đọc đề bài và câu mẫu. Nối các cặp từ sau sao cho đúng với đặc điểm của mỗi con vật mà em hiểu là đúng: chó trung thành mèo thông minh thỏ nhanh trâu chậm voi khoẻ rùa chăm chỉ sóc nhanh nhẹn - GV chốt laị,kết luận về đáp án và cho HS làm bài vào vở Bài 2: Tìm thêm hình ảnh so sánh vào mỗi câu sau sao cho đúng theo mẫu sau : nhanh – nhanh như sóc a) khoẻ, to béo, nặng , gầy . b) chậm , thông minh. c) vàng, đen. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và làm bài mẫu. - GV cho HS chữa bài , nhận xét , GV bổ sung chốt lại. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Bài 3: Chọn những cặp từ ở bài 1 , hoặc ở bài 2 đặt câu theo mẫu câu : Ai thế nào ? VD: Con trâu nhà em cày rất khoẻ. -GV cho HS chữa bài , nhận xét . GV cho HS bổ sung chốt lại. * GV nhận xét chốt lại bài. - HS đọc đề bài và câu mẫu +1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. - HS thảo luận theo cặp, 2HS lên bảng làm, một vài cặp +Làm bài: VD: chó -----> trung thành mèo -----> thông minh. thỏ------> nhanh. - Nhận xét bài làm của bạn - Nhiều HS đọc bài +HS đọc yêu cầu và làm bài mẫu. - Làm bài cá nhân VD: khoẻ – khoẻ như voi. chậm- chậm như rùa. trắng – trắng như mây. .. - HS đổi vở kiểm tra. - HS chữa bài , nhận xét , HS bổ sung chốt lại. - Làm bài vào vở và đọc bài trước lớp - HS chọn những cặp từ ở bài 1 , hoặc ở bài 2 đặt câu theo mẫu câu : Ai thế nào ? VD: + Con trâu nhà em cày rất khoẻ. + Con mèo nhà em rất thông minh. + Con rùa là một con vật rất chậm chạp. - HS chữa bài , nhận xét , HS bổ sung chốt lại. Tiết 4: Luyện Toán: Luyện tập chung -Mục tiêu : - Củng cố về cộng trừ các số có kèm theo tên đơn vị lít . - Củng cố về điền số thích hợp vào chỗ chấm , giải toán . II- Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài : Tính - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở , gọi 3 em lên bảng làm Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài: Số? - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ điền số thích hợp vào chỗ chấm - Gọi 3 em nêu kết quả vừa điền Bài 3: Gọi 1 em đọc đề toán + Bài toán cho ta biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ta làm phép tính gì? Tóm tắt: Thùng thứ nhất :15 lít Thùng thứ hai hơn thùng thứ nhất:3 lít Thùng thứ hai : lít? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở , gọi 1 em lên bảng làm Bài 4: Gọi 1 em dựa vào tóm tắt sơ đồ đoạn thẳng đọc đề toán . - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở , 1 em lên bảng làm . 2. Củng cố – dặn dò: - Thu vở chấm , nhận xét giờ học. - 1 em nêu đề toán - Cả lớp làm bài vào vở , 3 em lên bảng làm : Mỗi em một cột - 1 em nêu yêu cầu của bài - Cả lớp điền vào vở : 6 lít, 7 lít , 25 lít - 3 em đọc kết quả vừa điền - 1 em đọc đề toán - Bài toán cho biết : Thùng thứ nhất có 15 lít, thùng thứ hai có nhiều hơn 3 lít . - Thùng thứ hai mấy lít dầu? - Làm phép tính cộng - Cả lớp làm vào vở , 1 em lên bảng làm , chữa bài Bài giải : Số lít dầu thùng thứ hai có là: 15 + 3 = 18 ( lít) Đáp số: 18 lít - 2 em đọc đề toán VD: Thùng 1 chứa 18 lít xăng , thùng thứ hai chứa ít hơn thùng thứ nhất 3 lít . Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít xăng? - Cả lớp làm vào vở , 1 em lên bảng làm
Tài liệu đính kèm: