Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Bích Dung

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Bích Dung

Tuần 6:

Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009

Chào cờ.

-------------------------------------------------

Tập đọc

Tiết 11: NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY- CA

I-Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Đọc thành tiếng, đọc đúng các từ: An-đrây-ca, hoảng hốt, nấc lên, nức nở.

- Hiểu các từ : dằn vặt, nức nở, nấc lên.

- Nội dung: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca đáng quý, thể hiện tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với nỗi lầm của bản thân.

- Giáo dục HS biết trung thực và thương yêu mọi người.

II- Đồ dùng dạy học: - GV: tranh SGK + bảng phụ.

 - HS: SGK

III-Hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Bích Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6: 
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Chào cờ.
-------------------------------------------------
Tập đọc
Tiết 11: Nỗi dằn vặt của an - đrây- ca
I-Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 
Đọc thành tiếng, đọc đúng các từ: An-đrây-ca, hoảng hốt, nấc lên, nức nở...
Hiểu các từ : dằn vặt, nức nở, nấc lên.... 
Nội dung: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca đáng quý, thể hiện tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với nỗi lầm của bản thân.
Giáo dục HS biết trung thực và thương yêu mọi người.
II- Đồ dùng dạy học: - GV: tranh SGK + bảng phụ.
 - HS: SGK
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra HS đọc bài “ Gà Trống và Cáo và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Nhận xét và cho điểm. 
 B-Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2-Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a-Luyện đọc:
Gọi HS đọc to toàn bài.
Hướng dẫn HS chia đoạn: Bài chia làm mấy đoạn?
Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn.
Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
Luyện đọc theo cặp.
Hướng dẫn đọc: Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, xúc động.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
b- Tìm hiểu nội dung:10’
Gọi HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+An- đrây- ca mấy tuổi? Hoàn cảnh của gia đình em như thế nào?
+ Khi mẹ bảo đi mua thuốc thái độ của cậu như thế nào?
+ Trên đường đi mua thuốc cho ông cậu làm gì?
HS rút ra ý đoạn 1.
Gọi HS đọc đoạn 2 trả lời các câu hỏi để toát lên ý của đoạn.
+Chuyện gì xảy ra khi cậu mang thuốc về?
+ Lúc đó cậu bé như thế nào?
+ Cậu vặt như thế nào? 
Yêu cầu HS nêu ý của bài của đoạn 2: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca.
 - Yêu cầu HS nêu nội dung của bài.
c- Đọc diễn cảm: 12’
Gọi 1 HS đọc toàn bài.
GV treo bảng phụ có viết sẵn đoạn: “Bước vào phòng...vừa ra khỏi nhà”
HS đọc cá nhân.
Đọc diễn cảm.
 3- Củng cố- Dặn dò: 3’
 - 1 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi: Qua bài giáo dục các em điều gì?
Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
 -2 HS đọc bài- lớp nhận xét.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
- HS trả lời: bài chia làm 2 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầuđến mang về nhà
Đoạn 2: còn lại
- 2 HS đọc, lớp nhận xét, sửa sai.
- 2 HS đọc: Mỗi hS đọc 1 đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- An- đrây- ca 9 tuổi sống với mẹ và ông bị ốm.
- Nhanh nhẹn đi ngay.
- Gặp bạn rủ đi đá bóng, quên cả việc của mình nên đồng ý ngay.
+ Mải chơi quên lời mẹ dặn
1 HS đọc to, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Mẹ nấc lên, ông đã qua đời.
+ ân hận , dằn vặt kể cho mẹ nghe
+ khóc cả đêm dưới gốc cây.
 - HS trả lời đến đúng thì thôi.
 - HS đọc nội dung
 - 2 HS đọc nối tiếp - cả lớp theo dõi.
 - HS luyện đọc 
 - Thi đọc diễn cảm.
Toán
Tiết 26 :Luyện tập
I – Mục tiêu :
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
-Củng cố kỹ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột .
-Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ hình cột .
-Giáo dục HS chăm học .
II - Đồ dùng dạy – học . -Biểu đồ , bảng phụ .
III Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS chữa bài tập 2 (32).
-Kiểm tra vở BT của HS .
-Nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2 – HD luyện tập :
*Bài 1 (33) Yêu cầu HS đọc đề nêu yêu cầu của bài .
+Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
-Yêu cầu HS đọc kỹ biểu đồ tự làm bài , chữa bài .
*Bài 2 (34)
-Yêu cầu HS quan sát biểu đồ SGK +Biểu đồ biểu diễn gì ?
+Các tháng nào được biểu diễn ?
-Yêu cầu HS làm bài .
-Gọi HS làm bài –NX cho điểm .
*Bài 3 (34)( Dành cho HS khá, giỏi)
-Yêu cầu HS nêu tên biểu đồ .
+Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá 
của các tháng nào ?
+Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3 ?
Yêu cầu HS chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 .
-GV nêu vị trí đúng .
+Nêu bề rộng , chiều cao của cột .
-Gọi HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2 .
-GV nhận xét cách vẽ đúng .
-GV chữa bài .
C – Củng cố – Dặn dò :
-GV tổng kết giờ học .
-Dặn dò HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau .
-HS chữa bài .
-HS nhận xét, bổ sung .
-HS đọc nêu yêu cầu .
+Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9 .
-HS làm bài vào SGK .
KQ : S -Đ - S - Đ - S .
+Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004.
+Tháng 7, 8 , 9 .
-HS làm bài vào vở BT .
a) Tháng 7 có 18 ngày mưa .
b) Tháng 8 có 15 ngày mưa .
 Tháng 9 có 3 ngày mưa .
Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là :
 15- 3 = 12 (ngày )
c)Số ngày mưa TB của các tháng :
(18+15+3) : 3 = 12 (ngày )
-HS nhận xét bài của bạn .
-Biểu đồ :Số cá tàu Thắng Lợi bắt được .
-Chưa biểu diễn số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3 .
-Tháng 2 :2 tấn , tháng 3 : 6 tấn .
 HS chỉ chỗ vẽ .
-Cột rộng 1 ô , cao bằng vạch số 2 
vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá .
-HS vẽ , GV quan sát, nhận xét .
-HS vẽ 
-HS lớp vẽ vào SGK .
Kể chuyện
Tiết 6 : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I – Mục tiêu:
- Dựa vào gợi (SGK) biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. 
 - Hiểu được câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
 - Biết kể kèm theo cử chỉ, nét mặt. Biết đánh giá lời kể của bạn.
 - GD HS có ý thức rèn luyện mình trở thành người có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách
II - Đồ dùng dạy học : 
GV : Bảng lớp viết sẵn đề bài.
GV và HS chuẩn bị những câu chuyện, tập truyện ngắn nói về lòng tự trọng.
III – Các hoạt động trên lớp 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A – Kiểm tra bài cũ : Gọi HS kể lại câu chuyện về tính trung thực, nói ý nghĩa của chuyện.
B – Bài mới :
 1, Giới thiệu bài : Ghi đầu bài
 2, Hướng dẫn kể chuyện
 a, Tìm hiểu đề bài:
 - Gọi HS đọc và phân tích đề
 - Gọi HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý 
 Hỏi: Thế nào là lòng tự trọng?
 - Những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng? Em đọc câu chuyện đó ở đâu?
 b , Kể trong nhóm
 - Chia nhóm 4
 c , Thi kể trước lớp
 - Cho điểm
 - Bình chọn người có câu chuyện hay nhất, bạ kể chuyện hấp dẫn nhất.
3, Củng cố – dặn dò.
 - nhận xét tiết học
 - Khuyến khích HS nên đọc truyện
 - Dặn HS về kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- HS lên kể và nêu ý nghĩa
- 1 HS đọc
- 4 HS đọc
- HS nối tiếp trả lời
- HS kể trong nhóm và đặt câu hỏi cho nhau, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- 4 hoặc 5 HS thi kể
- HS khác nhận xét
Đạo đức
Bài 3 : Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Nhận thức được các em có quyền có ý kiến và quyền bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình và nhà trường.
3. Biết tôn trọng ý kiến người khác.
II Đồ dùng dạy - học
- SGK đạo đức 4.
- 1 số tranh và đồ vật.
- Bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ :
-Tại sao các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bầy ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em ?
+Nêu ghi nhớ SGK ?
- Đánh giá nhận xét cho điểm .
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Tìm hiểu bài:
*HĐ1: Tiểu phẩm một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
- Cả lớp xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng
- Cả lớp thảo luận:
- Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ, bố Hoa về học tập của Hoa
- Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không
- Nếu là Hoa em sẽ giải quyết như thế nào?
- HS trình bầy, nhận xét GV chốt lại
.*HĐ2: Trò chơi phóng viên.
- Một số HS đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn theo câu hỏi ở bài tập 3 
- Trình bầy, nhận xét GV chốt lại
HĐ3: HS trình bầy các bài viết, tranh vẽ ( bài tập 4ấpH trình bầy, nhận xét GV chốt lại
C .Củng cố - dặn dò
- Hệ thống nội dung bài. Về ôn bài.CB bài sau.
- HS trả lời
- Ghi tên bài lên bảng
- Những suy nghĩ, lo lắng của bố, mẹ về học tập của Hoa
- Một buổi đi học, một buổi phụ giúp mẹ làm bánh.
- Các em cần bầy tỏ ý kiến một cách lễ độ
- Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bầy ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em
Ôn Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu:
- Củng cố cách đọc, viết các số có nhiều chữ số.
- Rèn kĩ năng giải toán về tìm số trung bình cộng.
- GD HS say mê học toán.
II- Đồ dùng dạy học: HS: VBT, bảng con.
III- Các hoạt đông dạy học:
 Hoạt động dạy
1-Kiểm tra: Nêu cách tìm sổtung bình cộng của nhiều số?
2- Bài mới:
- Bài 1: Củng cố cách đọc, viết số có nhiều chữ số.
a, Đọc các số sau: 13 746 970; 142 356 218;
 9 765 804; 76 500 843.
b, Nêu giá trị của chữ số 4 trong mỗi số ở trên?
- GV yêu cầu HS nêu lại cách đọc, viết số có nhiều chữ số.
- Bài 2: Viết số có nhiều chữ số.
GV yêu cầu HS tự viết 5 số có tữ 7 đến 9 chữ số.
-Bài 3: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a, 54; 48 và 42. b, 68; 72; 41và 31.
- Bài 4: ( Dành cho HS khá, giỏi)
Số trung bình cộng của hai số bằng 142.Biết một trong hai số đó bằng 78, tìm số kia?
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhấn mạnh ND ôn tập.
- về ôn bài, làm BT.
 Hoạt động học
-3 HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
-5 HS đọc, các em khác lắng nghe, nhận xét, sửa sai.
- 3 HS nêu miệng, nhận xét, sửa sai.
- 2 HS nêu.
-HS viết bảng con, đố bạn đọc được các số mình vừa viết.
- HS tự làm vở.
-2 HS làm bảng, nhận xét, nêu lại cách tìm số TBC.
- HS làm vở, GV quan sát, chấm bài.
 ________________________________
Ôn Tiếng Việt
Rèn đọc, viết.
I-Mục tiêu:
- Đọc đúng , đọc diễn cảm bài : Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca.
- Viết đúng, đẹp đoạn một của bài đọc.
- Rèn kĩ năng đọc, viết đúng, nhanh.
II- Đồ ding dạy học: SGK, vở luyện viết ở nhà.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
1-Rèn đọc bài: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng, đọc diễn cảm.
-GV cho HS thi đọc diễn cảm cả bài trước lớp.
2- Luyện viết:
- GV đọc đoạn viết, nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- GV đọc chậm. rõ từng cụm từ, từng câu cho HS viết bài.
 GV yêu cầu HS viết đúng tốc độ, viết đúng và đẹp.
 GV quan sát , nhắc nhở HS khi viết bài.
-GV chấm. nhanh một số vở, nhận xét.
3 – Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học, tuyên dương HS có tiến bộ về đọc, viết.
- Về đọc các bàI trong SGK và đọc thêm sách, báo.
 Hoạt động học
-HS luyện đọc theo nhóm 2.
- HS thi đọc giữa các nhóm, nhận xét, đánh giá. ... tập luyện tập tiết 29 .
-Nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2 – Nội dung bài :
a)Củng cố kỹ năng làm tính trừ .
-GV viết 2 phép tính :
 865279- 450237 
 và 647253- 285749
Yêu cầu HS đặt tính rồi tính .
 865279 647253
- 450237 - 285749
 415042 361504
-Nhận xét bài .
+Nêu cách thực hiện phép trừ ?
b) Thực hành .
*Bài 1 (40) 
-GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính .
-Yêu cầu HS chữa bài .
-HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính .
-GV nhận xét cho điểm .
*Bìa 2 (40)
-Yêu cầu HS tự làm bài .
-Gọi 1 HS đọc kết quả .
-GV theo dõi giúp đỡ HS yếu .
*Bài 3 (40)
-Gọi HS đọc đề .
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK nêu cách tìm quãng đường đi từ Nha Trang đến TP HCM ?
- Chữa nhận xét bài .
Bài 4 (40) Dành cho HS khá giỏi. 
C – Củng cố – Dặn dò ;
-GV tổng kết giờ học .
-Dặn dò học ở nhà và chuẩn bị bài sau .
-HS chữa bài .
-HS nhận xét ,bổ sung .
-HS đọc phép tính .
- 2HS lên bảng thực hiện phép tính .
-Kiểm tra và nhận xét bài của bạn .
-HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính :
+Đặt tính : Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng viết thẳng cột với nhau , viết dấu -, và kẻ gạch ngang .
+Tính theo thứ tự từ phải sang trái .
-HS nêu lại cách tính .
-4 HS làm bảng , HS lớp làm vở .
 987864 969696 
 - 783251 - 656565 
 204613 313131 
 839084 628450
 - 246937 - 35813
 592147 592637 
-HS làm bài và kiểm tra bài của bạn
KQ :
 48600 65102
 - 9455 -13859
 39145 51243
 80000 941302
 - 48765 298764
 31235 642538
-HS đoc đề SGK .
-1 HS làm bảng , lớp làm vở .
Bài giải .
Độ dài quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh là :
1730 – 1315 = 415 ( km )
 Đáp số : 415 km .
-HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính .
 _____________________________________
Tập làm văn
Tiết 12: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
 I-Mục tiêu:
Dựa vào 6 tranh minh hoạ và lời gợi ý, xây dựng được cốt truyện Ba lưỡi rìu.(BT1)
Biết phát triển ‏‎ nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2)
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện.
 II-Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ cho truyện. Bảng lớp kẻ sẵn các cột.
- HS: vở TLV.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS đọc ghi nhớ giờ học trước.
Gọi HS kể chuyện :Hai mẹ con và bà tiên.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
 - Gọi HS đọc bài.
Dán tranh lên bảng. Yêu cầu HS đọc phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại truyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ kể lại cốt truyện.
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Hướng dẫn HS phát triển ý thành đoạn văn.
GV làm mẫu đoạn 1.
GV ghi nhanh câu trả lời.
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 5 tranh còn lại.
Gọi các nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
Gọi HS kể toàn bộ câu truyện.
C- Củng cố- Dặn dò:
Câu truyện nói lên điều gì?
Về nhà viết lại ra vở.
- 1HS trả lời- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- 1 HS đọc
- HS nêu – lớp nhận xét, bổ sung.
6 HS liên tiếp đọc nội dung dưới mỗi bức tranh.
3-5 HS kể lại cốt truyện. Lớp nhận xét ,bổ sung.
2 HS đọc.
Cả lớp nghe.
Gọi HS đọc thầm ý dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
HS thi kể.
Lịch sử
Bài 4 : Khởi nghĩa hai Bà Trưng
I – Mục tiêu : 
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng( chú ‏‎ nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
+ Nguyên nhân khởi nghĩa do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại( trả nợ nước, thù nhà).
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát,n HBT phất cờ khởi nghĩa Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
+ ‏‎ nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nược ta bị triều đại PKphương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về cuộc khởi nghĩa.
- GDHS yêu quí và giữ gìn lịch sử dân tộc.
II - Đồ dùng dạy – học .
-Hình minh hoạ SGK .
-Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
- Phiếu học tập của HS .
III – Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Gọi HS lên trả lời câu hỏi :
+Khi đô hộ nước ta , các triều đại PK phương Bắc đã làm những gì ?
+Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
- Nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :(29’)
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2 – Tìm hiểu bài :
*HĐ 1 – Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm :
- GV giải thích :Quận Giao Chỉ , Thái thú .
+Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
- Gọi HS trình bày .
-KL : Oán hận ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân ủng hộ ...
*HĐ 2 : Diễn biến của cuộc khởi nghĩa .
- Làm việc cá nhân .
- GV treo lược đồ , giới thiệu ...
- Yều cầu HS đọc SGK và lược đồ để thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? 
GV nhận xét , khen ngợi 1 số em trình bày tốt .
*HĐ 3 – Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
- HS làm việc cả lớp .
- GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời.
+Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt được kết quả như thế nào ?
+Khởi nghĩa thắng lợi có ý nghĩa như thế nào ?
+Sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ...nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ? 
C – Củng cố – Dặn dò :(3’) 
-GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK .
- GV tổng kết giờ học 
-2 HS trả lời .
- HS nhận xét, bổ sung .
- HS đọc SGK thảo luận , trả lời .
+1 HS nêu .
-HS theo dõi bổ sung .
+Do nhân dân ta căm thù giặc , việc Thi Sách chồng Bà bị giết là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra .
- HS tự tường thuật .
-2-3 HS trình bày .
+Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào mùa xuân năm 40 trên cửa sông Hát Môn, tỉnh Hà Tây ngày nay .Từ đây đoàn quân tiến lên Mê Linh và làm chủ Mê Linh , nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa , đánh chiếm Luy Lâu . Bị đòn bất ngờ , quân Hán thua bỏ chạy .
- HS tìm thông tin trong SGK trả lời 
+Trong vòng chưa đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi .
+Sau hơn 2 thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ , lần đầu tiên nước ta giành được độc lập .
+Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm .
- HS đọc SGK (20)
 __________________________________________
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 6
i- Mục tiêu
- HS nắm được ưu ,khuyết điểm trong tuần để có phương hướng phấn đấu cho tuần tiếp theo.
- Nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
ii- Các hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt.
2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần.
* Nề nếp :
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Không có HS bỏ giờ, bỏ tiết.
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép.
- Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp.
- Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy.
* Học tập :
- Sách vở, đồ dùng đầy đủ.
- Các em chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài.
- Một số em tích có kết quả học tập tốt.
- Một số em chưa cố gắng.
- Chữ viết còn chưa đẹp, cần rèn nhiều.
* Vệ sinh :
- Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ.
- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
- Đồng phục đúng quy định.
- Thể dục giữa giờ còn chưa đều đẹp.
3. Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
- Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp.
- Tập trung vào việc học tập.
Kỹ Thuật
Tiết 6: bài 4 Khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường(tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách khâu ghép hai mảnh bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đường khâu ghép 2 mảnh vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát.
- Vật liệu dụng cụ cần thiết.
+ 2 mảnh vải hoa có kích thước 20 cm x 30 cm.
+ Len( sợi), chỉ khâu
+ Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo thước, phấn vạch
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách vạch dấu trên vải và những lưu ý khi vạch dấu?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1 - Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học.
2 - Các hoạt động:
*HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu mũi khâu thường và giải thích: Khâu thường còn gọi là khâu tới, khâu luôn.
- Quan sát hình 3a, 3b(SGK) để nhận xét.
- GV bổ sung và kết luận của đường khâu mũi thường.
+ Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau và cách đều nhau.
- Thế nào là khâu thường?
- GV kết luận:
*HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản.
Hướng dẫn cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim.
- HS thực hành các thao tác mà GV hướng dẫn.
- GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV treo tranh quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước.
- GV hướng dẫn các thao tác kĩ thuật: Vạch dấu, cách khâu thường và nút chỉ đường khâu cuối.
- HS nhận xét.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
- HS tập khâu mũi thường, cách đều nhau một ô trên giấy kẻ ô li
- Nhận xét.
C. Tổng kết - dặn dò
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị giờ sau thực hành trên vải.
- 2 HS trả lời .
-HS nhận xét .
- HS quan sát nhận xét.
- HS đọc mục 1 ở phần ghi nhớ.
- HS nghe
- HS quan sát hình 1, 2a, 2b SGK.
- 3- 5 HS 
- HS nghe.
- HS đọc SGK.
- Trả lời câu hỏi.
- 3 HS 
- HS thực hành trên giấy.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 6
i- Mục tiêu
- HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần để có phương hướng phấn đấu cho tuần tiếp theo.
- Nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
ii- Các hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt.
2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần.
* Nề nếp :
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Không có HS bỏ giờ, bỏ tiết.
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép.
- Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp.
- Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy.
* Học tập :
- Sách vở, đồ dùng đầy đủ.
- Các em chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài.
- Một số em tích có kết quả học tập tốt.
- Một số em chưa cố gắng.
- Chữ viết còn chưa đẹp, cần rèn nhiều.
* Vệ sinh :
- Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ.
- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
- Đồng phục đúng quy định.
- Thể dục giữa giờ còn chưa đều đẹp.
3. Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
- Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp.
- Tập trung vào việc học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL4 tuan6CKTKN 2bngay.doc