Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 18 năm học 2012

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 18 năm học 2012

Tiết 2.Toán: (Tiết 86 )

 Dấu hiệu chia hết cho 9

Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần

được hình thành

- HS thuộc bảng nhân, chia 9. - Biết dấu hiệu chia hết cho 9.

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.

I. Mục tiêu:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.

- Làm bài tập 1;2

II. Hoạt động dạy học:

 

doc 16 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 18 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
 Ngày soạn: 31/12/2011
 Ngày giảng: Thứ hai 1/1/2012
Tiết 1.Chào cờ:	 Tập trung toàn trường
Tiết 2.Toán: (Tiết 86 )
 Dấu hiệu chia hết cho 9
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- HS thuộc bảng nhân, chia 9.
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
I. Mục tiêu: 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
- Làm bài tập 1;2
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ. Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5, lấy ví dụ
2.Phát triển bài. a) Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn HS.
* Dấu hiệu chia hết cho 9.
VD1: 72 : 9 = 8 182 : 9 = 20(dư 2)
Ta có: 7 + 2 = 9 Ta có: 1 + 8 + 2 = 11
 9 : 9 = 1 11 : 9 = 1(dư 2)
VD2: 657 : 9 = 73 451 : 9 = 50(dư 1)
Ta có: 4 + 5 + 1 = 10
6 + 5 + 7 = 18 10 : 9 = 1 (dư 1)
 18 : 9 = 2 
- Các chữ số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
* Thực hành:
Bài 1(97)
Bài 2(97)
3. Kết luận:
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1,2 HS nêu, nhận xét đánh giá
- HS lấy ví dụ về các số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
- HS dựa vào cách tính tổng các chữ số và nêu nhận xét.
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho. xét bảng chia 9 có các số
9,18,27,36,45,54..đều chia hết cho 9.
- Hs tính nhẩm tổng các chữ số và nêu nhận xét.
- Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
- HS đọc yêu cầu bài.cả lớp làm vở, Hs nêu kết quả.
- số chia hết cho 9 là: 99, 108, 5643, 29385
- HS nêu yêu cầu bài, cả lớp nhẩm tính, HS nêu kết quả. Số không chia hết cho 9 là: 96;7853;5554;1097.
Tiết 2.Tập đọc: 
 Ôn tập học kỳ I (Tiết1)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều. 
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
- HS KG : đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/ phút).
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
II. Đồ dùng :
- Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Một tờ giấy khổ to kẻ sẵn bài tập 2
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ: HS đọc bài “Rất nhiều mặt trăng” phần 2.
2.Phát triển bài: a) Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn HS.
* Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc- học thuộc lòng. 1/6 số HS của lớp.
- Gv đặt câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời.
*Hoạt động 2: Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
- GV lưu ý HS: Lập bảng tổng kết chỉ ghi lại những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể( có chuỗi sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nói lên một điều có ý nghĩa.)
- GV gợi ý HS có thể xem lại nội dung chính của các bài tập đọc đã học.
- Gv tuyên dương nhóm làm bài tốt.
3. Kết luận: HS nhắc lại tên hai chủ điểm ôn tập.
- GV nhận xét giờ học
- về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1,2 HS đọcbài, cả lớp nhận xét, đánh giá
- HS bốc thăm chọn bài, chuẩn bị 1,2 phút.
- HS đọc bài trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo yêu cầu trong phiếu thăm.
- cả lớp nhận xét đánh giá.
- 1 HS đọc thầm yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
- Hs thảo luận nhóm2.
- Một số nhóm làm bài trên phiếu
- HS trình bày, Gv và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
Tiết4: Đạo đức: 
 Ôn tập thực hành kỹ năng giữa kì I
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Hs hiểu nội dung từ bài 1 đến bài 6.
- - Hs thực hiện hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Hs thực hành kĩ năng bày tỏ sự kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Hs thực hành kĩ năng biểu hiện của yêu lao động. 
I/ Mục tiêu: 
- Hs thực hành kĩ năng từ bài 6 đến bài 8
- Hs thực hiện hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Hs thực hành kĩ năng bày tỏ sự kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Hs thực hành kĩ năng biểu hiện của yêu lao động.
II/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ: Vì sao chúng ta phải yêu lao động? Kể ra những việc làm của em ở trường.
2.Phát triển bài: a) Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn Hs
Bài 1.
- Kể những việc làm hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Nêu biểu hiện chưa tốt với ông bà cha mẹ và giải thích lí do?
- Vì sao chúng ta phải chăm sóc ông bà, cha mẹ?
- Em đã chăm sóc ông bà, cha mẹ như thế nào?
Bài 2. 
- Đối với thầy, cô giáo em phải cư xử như thế nào?
- Vì sao phải kính trọng lễ phép thầy giáo, cô giáo? 
Bài 3. Hs sưu tầm câu ca dao, tục ngữ, truyện nói về biểu hiện của yêu lao động..
3.Kết luận: Gv nhận xét giờ học
- Về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I
- Hs thảo luận cặp theo câu hỏi gợi ý.
- Hs trình bày kết quả, cả lớp nhận xét
- Hs trả lời, Hs khác nhận xét.
- Ông bà cha mẹ là người sinh thành nuôi
dưỡng chúng ta nên người.Vì vậy chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Hs thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi.
- Các nhóm Hs tự đưa ra tình huống rồi xử lí tình huống.
- Các nhóm sắm vai xử lí tình huống, các nhóm khác nhận xét và kết luận.
- Các thầy giáo, cô giáo không quản ngại khó khăn, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải biết ơn thầy giáo, cô giáo
- Hs làm bài trên phiếu học tập, trình bày và giải thích nghĩa câu ca dao, tục ngữ đó
- 1,2 Hs trình bày, cả lớp nhận xét.
- Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc.Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.
 Ngày soạn: 1/11/2012
 Ngày giảng: Thứ ba 2/1/2012
Tiết 1.Toán: (Tiết 87) 
 Dấu hiệu chia hết cho 3 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Hs thuộc bảng chia 3. 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong các tình huống đơn giản. 
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong các tình huống đơn giản.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Ôn bài cũ. Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 lấy ví dụ
2. Phát triển bài. a) Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn HS
* Dấu hiệu chia hết cho 3.
- HS nêu ví dụ các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
VD1: 63 : 3 = 21 ; 91 : 3 = 30(dư 1)
Ta có: 6 + 3 = 9 9 + 1 = 10
 9 : 3 = 3 10 : 3 = 3(dư 1)
VD2: 
123 :3 = 41 125 : 3 = 41(dư 2)
Ta có: 
1 + 2 + 3 = 6 1 + 2 + 5 = 8
 6 : 3 = 2 8 : 3 = 2(dư 2)
* Thực hành:
Bài 1(98)
Bài 2(98)
(*Nếu còn tghời gian cho làmBT3;4)
Bài 3(98) Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 3.
Bài 4(98)
3. Kết luận:
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3.
- GV nhận xét giờ học.
- về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1,2 HS nêu, nhận xét đánh giá
- HS nêu ví dụ các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
- Dựa vào cách tính tổng các chữ số, HS nêu nhận xét về các số chia hết cho 3 và không chia hết cho3.
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3, và tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
- HS nêu nhận xét SGK(trang 97)
- HS nêu yêu cầu bài, tính nhẩm và nêu kết quả. Số chia hết cho 3 là: 231, 1872,
92313
 - Hs nêu yêu cầu bài, tính nhẩm và nêu kết quả. Số không chia hết cho 3 là:502,
6823; 55553, 641311.
- HS nêu yêu cầu, cả lớp làm vở, 1 HS làm bảng, nhận xét đánh giá
 441; 795; 711
- HS nêu yêu cầu bài, suy nghĩ làm bài.
HS nêu kết quả.
561; 795; 2235
Tiết 2.Chính tả:
 Ôn tập học kì I (Tiết 2)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học. 
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ dã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3). 
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ dã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
II. Đồ dùng: Phiếu viết tên bài tập đọc, học thuộc lòng.
- Giấy viết nội dung bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Giới thiệu bài. 
*Ôn bài cũ.
2.Phát triển bài
a, Giới thiệu bài
b, Kiểm tra: 1/6 số Hs trong lớp
Bài tập 2: 
- Ví dụ: a) Nguyễn Hiền rất có chí. 
 -Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao.
 b) Lê-ô-nác-đô đa vin-xi kiên nhẫn khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c) Xi-ôn-cốp-xki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có.
d) Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ
e) Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
Bài tập 3. Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên bạn.
a) Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao.
b) Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn.
c) Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác.
3. Kết luận: GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS bốc thăm bài, chuẩn bị 1,2 phút.
- HS đọc theo nội dung trên phiếu và trả lời câu hỏi.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS đặt câu theo yêu cầu bài tập 2
- HS nối nhau đọc câu văn vừa đặt, HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầubài. xem lại bài tập đọc Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học. 
- HS viết vào vở những thành ngữ, tục ngữ phù hợp với từng tình huống.
- Cả lớp làm vở, lần lượt HS nêu kết quả
- Có chí thì nên, có công.nên kim.
- Người có ch ... a hết cho 2,3,5,9.
Bài 2(99) Trong các số 75234, 64620, 5270, 77285.
- số nào chia hết cho cả 2 và 5?
- số nào chia hết cho cả 3 và 2?
- số nào chia hết cho cả 2,3,5 và 9?
Bài 3(99) Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho: 
a) 5 8 chia hết cho 3
b) 24 chia hết cho cả 3 và 5
c) 6 3 chia hết cho 9
d) 35 chia hết cho cả 2 và 3
(*Nếu còn thời gian làm BT5)
Bài 5(99)
- GV hướng dẫn làm, tìm số ít hơn 35 và nhiều hơn 20 nhưng chia hết cho cả 3 và 5.
3. Kêt luận: Gv nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1,2 HS nêu và lấy ví dụ.
- HS nêu yêu cầu bài, cả lớp làm vở, 2 HS làm bảng lớp. Nhận xét đánh giá.
a) số chia hết cho 2 là. 4568, 2050, 35766
b) số chia hết cho 3 là. 2229, 36766
c) số chia hết cho 5 là. 7435, 2050
d) số chia hết cho 9 là. 35766
- HS nêu yêu cầu bài, cả lớp làm vở, 2 HS làm bảng. nhận xét đánh giá.
a) số vừa chia hết 2 và 5 là.64620, 5270
b) số chia hết cả 2 và 3 là. 57234, 64620.
c) số chia hết cho cả 2,3,5 và 9 là.64620
- HS đọc yêu cầu bài, cả lớp tự làm vở.2,
HS làm bảng, nhận xét đánh giá.
a) điền số 2; b) điền số 0; c) điền số 0
 d) điền số 4.
- HS đọc bài toán, suy nghĩ làm bài.
- HS nêu kết quả. Số HS của lớp là 30.
Tiết 3.Tập làm văn 
 Ôn tập học kì I ( tiết 6)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Biết Biết đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học. 
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng . 
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2)
II. Đồ dùng: 
- Phiếu thăm viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Bảng nhóm để Hs lập dàn ý cho bài 2a
- vở bài tập tiếng việt.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1,Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ.
2.Phát triển bài. a) Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn HS
* Kiểm tra số Hs còn lại
Bài tập 2: GV hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu.
a) Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
- HS xác định yêu cầu đề bài.
- Đề bài: Tả một đồ dùng học tập của em.
b) Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng.
3.Kết luận: Gv nhận xét giờ học .
 - Về nhà học bài, hoàn chỉnh bài tập 2 vào vở.
- HS bốc thăm chuẩn bị 1,2 phút, đọc theo nội dung trên phiếu và trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.
- HS tự chọn một đồ dùng học tập để quan sát. HS quan sát đồ dùng của mình,
Ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý.
- 1,2 HS trình bày dàn ý của mình, cả lớp chọn một dàn ý tốt nhất để làm mẫu.
- HS viết bài, nối nhau đọc phần mở bài và kết bài của mình, cả lớp nhận xét.
Tiết 4.Luyện từ và câu: 
 Ôn tập học kì I (tiết 7)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Biết đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt. 
- - Kiểm tra về đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4 HKI (Bộ GD và ĐT- đề kiểm tra học kì cấp tiểu học, lớp 4, tập một. 
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra về đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4 HKI (Bộ GD và ĐT- đề kiểm tra học kì cấp tiểu học, lớp 4, tập một, NXB giáo dục năm 2008)
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ.
2.Phát triển bài a) Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn HS.
- Gv phát giấy kiểm tra cho HS, hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài và cách làm bài
- GV quan sát HS làm bài, thời gian làm bài 30 phút.
* Câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: ý c ( Tóc bạc phơ, chống gậy trúc,
Lưng đã còng.)
Câu 2: ý a (Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ
Ngơi.)
Câu 3: ý c (có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.)
Câu 4: ý c (vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.)
C) Câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: ý b (hiền từ, hiền lành)
âu 2: ý b (hai động từ “trở về, thấy”, hai tính từ “ bình yên, thong thả”.)
Câu 3: ý c (dùng thay lời chào)
Câu 4: ý b( sự yên lặng)
3. Kết luận: GV nhận xét giờ học.
 - về nhà học bài, chuẩn bị thi học kì I.
- HS đọc thầm bài về thăm bà.
- HS khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất vào ô trống trong bài kiểm tra.
 Ngày soạn: 5/1/2012
 Ngày giảng: Thứ sáu 6/1/2012
Tiết 1.Thể dục: Bài 36.
 Sơ kết học kì I. 
 Trò chơi: Chạy theo hình tam giác.
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Hs hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học. 
-yêu cầu hs hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập. Rút ra kinh nghiệm từ đó cố gắng luyện tập tốt hơn nữa. 
I. Mục tiêu: 
- Sơ kết học kì I. yêu cầu hs hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập. Rút ra kinh nghiệm từ đó cố gắng luyện tập tốt hơn nữa.
-Trò chơi: “chạy theo hình tam giác”. yêu cầu biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện.
- Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: còi, dụng cụ và kể sẵn vạch cho trò chơi.
III. Hoạt động dạy học.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập.
- HS khởi động các khớp, trò chơi kết bạn
- HS thực hiện bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản: 
a) Sơ kết học kì I: 
- GV và Hs hệ thống lại kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì (cả tên gọi, khẩu lệnh,cách thực hiện.)
- Ôn tập các kĩ năng đội hình, đội ngũ và một số động tác thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản đã học ở lớp 1 lớp 3.
- Quay sau, đi vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp.
Bài thể dục phát triển chung 8 động tác.
- Ôn một số trò chơi vận động đã học ở lớp 1,2,3 và các trò chơi mới: “nhảy lướt sóng”, “chạy theo hình tam giác”
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS, khen ngợi những em làm tốt, nhắc nhở những em chưa tốt có hướng phấn đấu trong kì II.
b) Trò chơi vận động: Chạy theo hình tam giác. Gv chia 3 tổ
3. Phần kết thúc: 
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- GVnhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
6-10 p
18-22p
4-6 p
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 *
Tiết 2.Toán: Kiểm tra cuối kì I 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Biết thực hiện các phép tính với số tự nhiên và kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
- Nhận biết hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song trong các hình đã học.
- Tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
- Giải bài toán tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Kiểm tra về những kiến thức đã học.
I. Mục tiêu: Kiểm tra về:
- Kĩ năng thực hiện các phép tính với số tự nhiên và kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
- Nhận biết hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song trong các hình đã học.
- Tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
- Giải bài toán tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đề bài:
Bài 1: Kết quả của phép cộng 572863 + 280192 là: 
A. 852 995; B. 853 995; C. 853 055 ; D. 852 055
Bài 2: Kết quả của phép trừ 728 035 – 49 382 là:
A. 678 753; B. 234 215; C. 235 215 D. 678 653
Bài 3: Kết quả của phép nhân 237 x 42 là:
A. 1312 ; B. 1422; C. 9954; D. 8944
Bài 4: Kết quả của phép chia 9776 : 47 là:
A. 28 ; B. 208 ; C. 233 (dư 25) D. 1108
Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3 m2 5 dm2 = . dm2
Bài 6: Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3450 m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai 170 m. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường?
Bài 7: Cho ba hình chữ nhật 1, 2, 3 có cùng chiều dài và có cùng chiều rộng, xếp lại được một hình vuông có cạnh là 12 cm. 
Cạnh BM cùng vuông góc với các cạnh nào? B 
 (1)
Cạnh AB cùng song song với các cạnh nào? A
Tính diện tích hình vuông ABMN 
Tính diện tích của mỗi hình chữ nhật 1, 2, 3 D	
 (2)
 (3)
III. Hướng dẫn đánh giá: K	H
Bài 1, 2, 3, 4, 5 Mỗi bài 1 đ	
Bài 6: 2 đ	M
Bài 7: 3 đ	 N 
Tiết 3.Tập làm văn: 
 Ôn tập học kỳ I ( tiết 8) 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Biết viết theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HKI .
 - Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HKI .
 . 
I . Mục tiêu: 
- Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HKI .
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ
2.Phát triển bài. a) Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn HS.
* Kiểm tra viết: GV chọn cho HS một đoạn văn dài khoảng 70 chữ để viết chính tả trong thời gian 10 phút.
- GV đọc cho HS viết đoạn 1 bài rất nhiều mặt trăng.
* Kiểm tra đọc hiểu: Bài về thăm bà
- GV thu vở chấm.
3. Kết luận: GV nhận xét giờ học
- Về nhà chuẩn bị sách vở cho học kì 2.
- HS viết bài vào vở.
- HS đọc thầm bài Về thăm bà đánh dấu x
vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất.
- HS làm vào vở bài tập.
Tiết 4: Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động HS, đề ra phương hướng hoạt động tuần 19.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể vững mạnh .
II. Nội dung: 
a, Lớp trưởng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18.doc