Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Năm 2008 - 2009 - Tuần 11

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Năm 2008 - 2009 - Tuần 11

Thủ công

KIỂM TRA CHƯƠNG 1- KĨ THUẬT GẤP HÌNH

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức:

- Đánh giá kiến thức, kĩ năng HS qua sản phẩm là một trong những hình gấp đã học

Kỹ năng:

- Gấp được một trong những sản phẩm đã học

- Hình gấp phải thực hiện đúng qui định, cân đối các nếp gấp thẳng phẳng

Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Đề kiểm tra

- Mẫu: Tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui

HS:

- Giấy thủ công, keo, bút màu.

 

doc 54 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Năm 2008 - 2009 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 11	Thủ công
KIỂM TRA CHƯƠNG 1- KĨ THUẬT GẤP HÌNH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Đánh giá kiến thức, kĩ năng HS qua sản phẩm là một trong những hình gấp đã học
Kỹ năng: 
Gấp được một trong những sản phẩm đã học
Hình gấp phải thực hiện đúng qui định, cân đối các nếp gấp thẳng phẳng
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Đề kiểm tra
Mẫu: Tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui
HS: 
Giấy thủ công, keo, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Khởi động: (1’) Hát
Bài mới: Kiểm tra
Đề:”Em hãy gấp một trong những hình gấp đã học”
GV nêu mục đích yêu cầu bài kiểm tra
Gấp một trong các hình đã học. Hình gấp phải đúng qui định các nếp gấp phải thẳng phẳng.
GV cho HS nhắc lại các bước gấp và quan sát mẫu các hình: Tên lửa, máy bay đuôi rời máy bay phản lực, thuyền phẳng đáy có mui, thuyền phẳng đáy không mui
Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra
3. Đánh giá: 
Hoàn thành:
Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thực hành
Gấp hình đúng qui định
Hình gấp cân đối, nếp gấp thẳng phẳng
Chưa hoàn thành:
Gấp chưa đúng qui định
Nếp gấp không thẳng, phẳng hình gấp không đúng hoặc không làm ra sản phẩm
4 Tổng kết – Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học
Về nhà: Gấp cắt dán hình tronø
HS lắng nghe
HS quan sát mẫu nhắc lại
HS làm bài
Thứ hai ngày:3/11/2008
NS : 31/10/2008
Tiết 31+32	Tập đọc
BÀ CHÁU (Tiết 1 +2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng: rau cháo nuôi nhau,đầm ấm, màu nhiện
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi tình cảm bà cháu quí giá hơn vàng bạc, châu báu.
Kỹ năng: Đọc trơn toàn bài
Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ
Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật (Cô tiên, hai cháu)
Thái độ: Biết yêu quí tình cảm trong gia đình
II. CHUẨN BỊ: GV: - Tranh minh họa, băng giấy ghi sẳn câu cần luyện đọc, SGK.
HS: - SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: Hát
Kiểm tra bài cũ: bưu thiếp 
Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi
 -GV nhận xét ghi điểm
Bài mới: “Bà cháu” (tiết 1)
. GV GTB- ghi bảng tựa bài
Hoạt động 1: Đọc mẫu 
 -GV đọc mẫu toàn bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
+ Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó:
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài.
Tìm từ ngữ khó đọc trong bài: GV viết bảng
+ Đọc từng đoạn trước lớp và kết hợp giải nghĩa từ:
+ Hướng dẫn HS luyện đọc câu dài:
- GV gắn câu dài, đọc mẫu
Hướng dẫn đọc
Gọi HS đọc lại các câu
Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp nối tiếp 
Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm 
Tổ chức thi đọc tiếp sức theo đoạn 
- Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4
TIẾT 2 : TÌM HIỂU BÀI:
-Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 Hướng dẫn HS đọc thầm từng đoạn để trả lời các câu hỏi trong SGK.
Hoạt động 2: Luyện đọc lại
GV hướng dẫn HS đọc theo vai:
Tổ chức HS đọc toàn bài theo phân vai
Nhận xét nhóm đọc hay nhất
Hoạt động 3: Củng cố
Gọi 1 HS đọc toàn bài diễn cảm
Qua câu chuyện này em hiểu điều gì?
4. Nhận xét – Dặn dò: 
Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS đọc kỹ lại bài. 
Hát
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi
 -HS nhắc lại
 -HS theo dõi ở SGK
-HS đọc nối tiếp
HS nêu và phân tích âm vần khó đọc,bạn đọc lại
- 1 HS đọc
Luyện đọc các câu dài.
HS đọc
- HS luyện đọc trong nhóm 
HS thi đọc theo dãy, dại diện 2 dãy đọc. HS nhận xét
Cả lớp đọc
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
4 HS phân vai đọc( 2 lượt)
1 HS đọc
HS nêu
TIẾT 51	 Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng.
Bảng trừ có nhớ
Kỹ năng: HS thuộc và nêu nhanh công thức của bảng trừ có nhớ ( 11 trừ đi một số) vận dụng tính nhẩm, thực hiện phép trừ, giải tóan
Thái độ: Tính cẩn thận, chính xác, khoa học
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bảng phụ, SGK
HS: - SGK, BTT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Ổn định: 
Bài cũ: “51 - 15”
 51 –13 62 - 14 53 – 14 37 - 18 
Nhận xét, tuyên dương
Bài mới: “Luyện tập”
GTB + ghi tựa
Hoạt động 1: Tính 
	* Bài 1/53: Tính nhẩm:
 11 – 5 =  11 – 8 =  11 – 6 =  11 – 9 = 
11 – 7 =  11 – 2 =  11 – 4 =  11 – 3 = 
 GV sửa bài và nhận xét
* Bài 2/53: 
Nêu yêu cầu của bài 2
 31- 19 81 – 62 51 – 34 41 – 25 61 – 6
- GV sửa bài và nhận xét
Hoạt động 2: Tìm số hạng chưa biết
	* Bài 4/53: Tìm x
GV sửa bài, nhận xét
	* Bài 3/53: Bài toán cho biết gì?
- Yêu cầu HS đặt tiếp câu hỏi cho bài toán?
GV sửa bài
Hoạt động 3: Điền dấu 
	* Bài 5/53: 
 9 . . . 8 = 17 11 . . . 8 = 3
 11 . . . 9 = 2 6 . . . 8 = 14
 18 . . . 8 = 10 8 . . . 6 = 14
Tổ chức thi đua 2 dãy
GV sửa bài và nhận xét
Dặn dò: 
Xem lại bài
Chuẩn bị “12 trừ đi một sốá: 12 – 8 ”
Hát
- 2 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào bảng con 
- HS nêu cách tính
- HS nhắc
HS làm VBT
Đặt tính rồi tính
HS làm VBT, nêu cách đặt tính, cách tính
- HS làm VBT
 -2 HS đọc đề
Có 51 kg táo
Bán 26 kg
Hỏi còn bao nhiêu kilôgam táo?
HS làm VBT
2 dãy thi đua điền dấu +, -
Thứ ba ngày 4/11/2008
Ngày soạn 1/11/2008
TIẾT 21	Thể dục
TRÒ CHƠI BỎ KHĂN –ÔN BÀI THỂ DỤC
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : 
	. Củng cố trò chơi bỏ khăn.
	2. Kỹ năng : 
	_ Yêu cầu thực hiệnđộng tác tương đối chính xác, đều và đẹp.
	_ Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
	3. Thái độ: 
	_ Trật tự không xô đẩy, chơi mọt cách chủ động.
LẤY NX :3.1 (CC 1,2,3 ) ; ĐTHS : TỔ 1
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.
_ Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
_ Còi, khăn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
	1. Phần mở đầu :
_ GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
_ Xoay các khớp cổ, chân, đầu gối, hông.
_ Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên: 60 – 80 m.
_ Đi thường và hít thở sâu.
_ Ôn bài thể dục.
_ Trò chơi : Có chúng em.
	2. Phần cơ bản:
.
_ Trò chơi : Bỏ khăn.
3. Phần kết thúc :
_ Cúi người thả lỏng : 5 – 6 lần.
_ Nhảy thả lỏng : 5 – 6 lần.
_ GV cùng HS hệ thống bài.
_ Gv nhận xét, giao bài tập về nhà.
7’
1’
1’
2’
1’
1’
1’
20’
12’
 8’
 5’
1’
1’
2’
1’
X x x x x x
X x x x x x
X x x x x x
X x x x x x
&
x x x x x x x x x x x x x x x  X x x x x x
X x x x x x
X x x x x x
X x x x x x
&
TIẾT 52	 Toán
12 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 12 - 8
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 12 – 8. 
- Bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
Kỹ năng: Vận dụng bảng trừ đã học để làm tính (tính nhẩm, tính viết)
Biết cách giải toán.
Thái độ: Thích thú học toán.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - 1 bó que tính và 2 que tính rời
HS: - Que tính, vở bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: “Luyện tập”
GV cho 2 HS làm bảng:
GV nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới: “12 trừ đi một số: 12 - 8”
GV GTB+ ghi tựa bài.
Hoạt động 1 : GT phép trừ 12 - 8
+ Bước 1: nêu vấn đề
Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?
Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
Viết bảng : 12 – 8 
+ Bước 2: đi tìm kết quả
Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Yêu cầu HS nêu cách bớt.
- Vậy 12 que tính bớt đi 8 que tính còn lại mấy que tính?
Vậy 12 trừ 8 bằng bao nhiêu?
+ Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
Yêu cầu HS lên bảng đặt phép tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
Yêu cầu 1 vài HS nhắc lại
Hoạt động 2: Lập bảng công thức : 12 trừ đi một số
- Cho HS sử dụng que tính tìm kết quả các phép tính.
- Yêu cầu HS thông báo kết quả.
GV ghi bảng 
Xóa dần bảng công thức 12 trừ đi một số cho HS học thuộc lòng.
Hoạt động 3: Thực hành giải toán
	* Bài 1:
Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả phần a và phần b.
Gọi HS đọc sửa bài
 * Bài 2:
Yêu cầu HS tự làm bài
* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
Hỏi: bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Mời HS lên bảng tóm tắt và giải toán
4. Củng cố, dặn dò 
Yêu cầu HS đọc lại bảng công thức 12 trừ đi một số.
Về nhà học thuộc
Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 HS lên bảng làm
11 – 8 =  81 – 48 = 29 + 6 =  38 + 5 = 
-HS nhắc lại
- Nghe và nhắc lại bài toán
Thực hiện phép trừ: 12 – 8
Thao tác trên que tính.
12 trừ 8 bằng 4.
 12
 - 8
 4
HS nêu
Vài HS nhắc lại
Thao tác trên que tính, tìm kết quả.
HS nêu
HS học thuộc lòng bảng công thức.
- HS làm bài vào vở bài tập
Đọc sửa bài, cả lớp tự kiểm tra bài mình.
- HS tự làm bài, 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài nhau.
- HS đọc đề bài.
2 HS làm bảng, lớp làm vào vở bài tập.
Tiết 11 	 Kể chuyện
BÀ CHÁU
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu.
Kỹ năng: Dựa vào trí nhớ, các tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung của câu chuyện bằng lời của mình.
Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Có khả năng tập trung nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng.
Thái độ: Tỏ lòng kính yêu ông bà, yêu thích môn kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh minh họa câ ... 4. Dặn dò : 
_ Về nhà hoàn thành bài viết.
_ Chuẩn bị : Chia buồn, an ủi.
_ Nhận xét tiết học. 
_ Hát
_ HS cả lớp suy nghĩ chọn đối tượng kể, 1 vài em nói trước lớp sẽ chọn kể về ai. 
_ HS tiến hành kể trong nhóm.
_ Đại diện nhóm thi kể.
_ Nhận xét, bổ sung.
_ 1 HS đọc.
_ HS làm bài vào vở.
_ HS đọc bài viết, cả lớp nghe, nhận xét.
_ HS nêu.
 Ôn thủ công (T9)
 Ôân gấp thuyền phẳng đáy có mui (tt)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: * HS biết gấp thành thạo thuyền phẳng đáy có mui.
HS nắm vững được quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui.
Kĩ năng: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui với các nếp gấp phẳng đều, đẹp.
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: giấy thủ công.
HS: Giấy thủ công, bút màu.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Thực hành gấp và trang trí 
- Phương pháp: Quan sát – Giảng giải.
Bước 1: HS làm mẫu.
- Cho 1 HS lên thực hiện lại các thao tác gấp thuyền phẳng đáy có mui
.- GV nhận xét, sửa chữa.
 Bước 2: Thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui 
- GV theo dõi, uốn nắn. Ị Nhận xét.
* Hoạt động 2: Trang trí sản phẩm 
- Phương pháp: Thực hành.
 Bước 1: Hướng dẫn trang trí.
- GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm: dùng bút màu hoặc giấy thủ công (cắt nhỏ dán vào).
Bước 2: Trang trí.
- Cho HS thực hành trang trí.
- GV chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên khích lệ các em.
- Đánh giá sản phẩm HS.
* Hoạt động 3: Trò chơi 
 Phương pháp: Trò chơi.
- GV cho HS thi thả thuyền
- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, vệ sinh, an toàn khi chơiỊ Nhận xét, tuyên dương.
 4. Nhận xét – Dặn dò:- Về nhà tập gấp nhiều lần.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nhắc lại.
- 2 bước:
- Hoạt động lớp.
- HS thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- Mỗi HS lấy ra 1 tờ giấy thủ công hình chữ nhật.
- HS lắng nghe.
- HS thao tác gấp thuyền phẳng đáy có mui
- Hoạt động cá nhân.
- HS vẽ ngôi sao 5 cánh hoặc viết chữ Việt Nam lên 2 cánh máy bay.
- HS thi đua thả thuyền.
 ÔN NHẠC (T17)
 Làm quen với đàn phím điện tử
Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008
NS : 07/10/2008
 TIẾT18 Ôn toán
 Đặt tính, tính dạng 52 – 28, giải toán
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :HS biết thực hiện phép trừ mà số bị trừ là số có 2 chữ số. Chữ số ở hàng đơn vị là 2, số trừ là số có 2 chữ số.
Kỹ năng :Vận dụng phép trừ đã học để làm tính (tính nhẩm, tính viết), và giải toán. Làm thành thạo các dạng toán đã học.
Thái độ : Cẩn thận, chính xác, nhanh nhẹn khi làm toán. 
II. CHUẨN BỊ:
GV: - SGK
HS: - SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới : 
GTB à Ghi tựa.
 · Bài 1: Tính
Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính .
·Bài 2: Đặt tính và tính.
Giới thiệu 2 số : 82 và 36. Gọi 1 HS lên đặt tính và nêu cách tính.
GV tiếp tục thực hiện tương tự với 2 phép tính : 72 và 28, 92 và 45
Nhận xét.
Bài 3:Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
Bài toán thuộc dạng gì ?
Đơn vị của bài là gì ?
GV yêu cầu lớp làm vào vở, một HS lên làm ở bảng phụ.
GV nhận xét.
	4. Dặn dò : 
Về làm bài sách BTT
Chuẩn bị : Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
_ Hát
_ HS đọc yêu cầu
_ Cả lớp làm vào vở. Sau đó nêu miệng và tự sửa bài.
 _ HS đọc yêu cầu bài
_ HS nêu cách đặt tính và tính, cách viết kết quả.
_ HS làm bài ai tính xong lên bảng sửa trên bảng con.
_ HS đọc đề và gạch chân dưới đề.
 ÔN NHẠC (T14)
Vận động phụ họa 
I. MỤC TIÊU
- Hát đúng giai điệu và lời ca bài Bà còng đi chợ và biết vận động phụ họa theo lời bài hát .
- HS yêu thích bài hát và có thái độ học tập tốt.
II.CHUẨN BỊ
HS: SGK
GV: - Hát thuộc, đúng nhạc, đúng lời bài hát.
 - Máy nghe, băng nhạc, nhạc cụ, tranh vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:- GV yêu cầu 2 – 3 HS lên tự chọn một bài hát mà em yêu thích và hát. 
- Nhận xét
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Ôn bài hát Bà còng đi chợ
- Giới thiệu bài hát.
- GV hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát.
- GV lắng nghe, cho học sinh tự nhận xét nhau, GV nhận xét lại.
- Hướng dẫn HS hát theo nhóm, hát cá nhân
Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động phụ họa
- Gv hướng dẫn HS vừa hát kết hợp vận động phụ họa với những động tác đơn giản.
- Sau mỗi lần HS hát yêu cầu các em nhận xét lẫn nhau.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách moat lần.
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về ôn lại bài hát.
- 2 – 3 HS lên thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh theo dõi
- Học sinh hát theo hướng dẫn của GV
- Nhận xét bạn hát
- Học sinh hát theo nhóm, hát cá nhân
- HS vừa hát kết hợp vận động phụ họa với những động tác đơn giản. theo nhóm, cá nhân.
- Nhận xét bạn
- Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách một lần.
 ÔN MĨ THUẬT (T14)
Vẽ ngoài trời 
I/ MỤC TIÊU :
HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên .
 HS biết vẽ õ màu tùy ý.
HS yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và có ý thức chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên.
II/ CHUẨN BỊ :
GV : Tranh ảnh 1 số cảnh vật tự nhiên.
HS : SGK, giấy vẽ, vở thực hành, bút tẩy, màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định :
2/ KTBC : Kiểm tra đồ dùng HS
3/ Bài mới : GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét.
GV cho HS ra sân và giới thiệu một số cảnh vật tự nhiên như cây cối, chim chóc, bồn hoa 
Hướng dẫn cho HS cách quan sát.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ.
GV đưa bài vẽ mẫu ù cho HS xem.
Phác họa khung hình vuông hoặc chữ nhật đứng.
Ước lượng.
Chỉnh sửa.
Vẽ màu
* Hoạt động 3 : Thực hành.
GV yêu cầu HS quan sát và vẽ theo ý thích.
Lưu ý HS : cách trình bày cho cân đối. Quan sát kĩ, sắp xếp bố cục, vẽ đúng các bước trình bày.
* Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá.
GV đưa các loại bài đã làm lên bảng cho HS nhận xét : về bố cục, hình dáng, màu sắc 4.Củng cố - Dặn dò : 
Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS
3 HS.
+ HS trả lời theo ý thích.
- HS kể tự do.
HS quan sát.
HS nhận xét.
- HS ra sân quan sát và vẽ theo ý thích.
 ÔN NHẠC (T7)
 Học hát bài tự chọn: Bà Còng đi chợ
I. MỤC TIÊU
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Hát đều, giọng hát êm ái, nhẹ nhàng.
- Biết bài hát Bà Còng đi chợ có nhạc của Phạm Tuyên và lời ca dao cổ.
II.CHUẨN BỊ
HS: SGK
GV: - Hát thuộc, đúng nhạc, đúng lời bài hát.
 - Máy nghe, băng nhạc, nhạc cụ, tranh vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:- GV yêu cầu 2 – 3 HS lên tự chọn một bài hát mà em yêu thích và hát. 
- Nhận xét
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Dạy bài hát Bà Còng đi chợ Giới thiệu bài hát.
- GV hát mẫu
- Hướng dẫn học sinh đọc lời ca
- Dạy hát từng câu
- GV lắng nghe, cho học sinh tự nhận xét nhau, GV nhận xét lại.
- Hướng dẫn HS hát theo nhóm, hát cá nhân
Hoạt động 2 : Hát kết hợp vỗ tay
- Gv hướng dẫn HS vừa hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca
- Sau mỗi lần HS hát yêu cầu các em nhận xét lẫn nhau.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách moat lần.
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về ôn lại bài hát.
- 2 – 3 HS lên thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh theo dõi
- Học sinh đọc lời ca theo hướng dẫn của GV
- Học sinh hát theo hướng dẫn của GV
- Nhận xét bạn hát
- Học sinh hát theo nhóm, hát cá nhân
- HS vừa hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca theo nhóm, cá nhân.
- Nhận xét bạn
- Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách một lần.
ÔN MĨ THUẬT (T11)
 Tập nặn : Đề tài tự chọn
I/ Mục tiêu :
HS nhận biết được hình dáng , đặc điểm con vật.
HS biết cách nặn và nặn con vật theo ý thích.
HS thêm yêu mến các con vật.
II/ Chuẩn bị :
GV : SGV, SGK, tranh ảnh một số con vật quen thuộc, hình gợi ý cách nặn, đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán.
HS : SGK, đất nặn, vở thực hành giấy màu, hồ dán.
III/ Các hoạt động chủ yếu :
 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
1/ Ổn định :
2/ KTBC : Kiểm tra dụng cụ học tập.
3/ Bài mới : giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Cách nặn.
- Gv hướng dẫn cách nặn.
GV dùng đất nặn màu. 
=> GV rút ra : Nặn con vật gồm 3 phần chính (đầu, mình, đuôi). Tìm ra đặc điểm chính của con vật và nặn hoàn chỉnh.
* Hoạt động 3 : Thực hành
HS nặn theo nhóm (tùy theo HS lựa chọn)
GV gợi ý cách nặn để HS làm bài tốt hơn, sáng tạo hơn. (gia đình, mèo, gà)
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV yêu cầu HS trình bày bài làm của mình
Nhận xét, xếp loại.
4/ Củng cố – Dặn dò: 
NX tiết học. 
Dặn HS về tập nặn và chuẩn bị bài sau
HS theo dõi cách nặn.
HS thực hiện nặn theo ý thích của mình.
- HS đưa sản phẩm lên bàn của mình.
{ RÚT KINH NGHIỆM:
 Chính tả: 	
 Thể dục: 	
 Tập làm văn: 	
 Toán: 	
Ngày . tháng ...năm 200.
KHỐI TRƯỞNG
Phạm Thị Phương Đông
Ngày  tháng  ... năm 200
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc