TIẾT 1: CHÀO CỜ.
TIẾT2 + 3. MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: BÀ CHÁU.
I. Mục đích yêu cầu.
1 . Rèn kỹ năng đọc.
-Đọc: HS đọc trơn được cả bài.
-Đọc đúng các từ ngữ: Làng, nuôi nhau, giàu sang, sung sướng, màu nhiệm, lúc nào, ra lá
-Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Nhấn giọng ở các từ ngữ: vất vả, lúc nào cũng đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu lá, không thay được, buồn bã, móm mém, hiền từ, hiếu thảo.
-Phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật .
+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi.
+ Giọng bà tiên: trầm ấm, hiền từ.
+ Giọng hai anh em: cảm động, tha thiết.
2. Đọc – hiểu.
-Hiểu các từ ngữ trong bài: đầm ấm, màu nhiệm.
-Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà và cháu. Qua đó, cho ta thấy tình cảm quý giá hơn vàng bạc.
-Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008. TIẾT 1: CHÀO CỜ. TIẾT2 + 3. MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: BÀ CHÁU. I. Mục đích yêu cầu. 1 . Rèn kỹ năng đọc. -Đọc: HS đọc trơn được cả bài. -Đọc đúng các từ ngữ: Làng, nuôi nhau, giàu sang, sung sướng, màu nhiệm, lúc nào, ra lá -Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. -Nhấn giọng ở các từ ngữ: vất vả, lúc nào cũng đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu lá, không thay được, buồn bã, móm mém, hiền từ, hiếu thảo. -Phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật . + Giọng người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi. + Giọng bà tiên: trầm ấm, hiền từ. + Giọng hai anh em: cảm động, tha thiết. 2. Đọc – hiểu. -Hiểu các từ ngữ trong bài: đầm ấm, màu nhiệm. -Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà và cháu. Qua đó, cho ta thấy tình cảm quý giá hơn vàng bạc. -Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. II. Chuẩn bị. -GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng có ghi các câu văn, từ ngữ cần luyện đọc -HS: SGK III. Các hoạt động dạy học. TIẾT 1 Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Trò A. Ổn định. B. Bài cũ . - Gọi HS đọc bài Bưu thiếp. - Nhận xét, cho điểm từng HS C. Bài mới . 1. Giới thiệu bài: Treo bức tranh và hỏi: - Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? - Trong bức tranh nét mặt của các nhân vật ntn? -Tình cảm con người thật kì lạ. Tuy sống trong nghèo nàn mà ba bà cháu vẫn sung sướng. Câu chuyện ra sao chúng mình cùng học bài tập đọc Bà cháu để biết điều đó. - Ghi tên bài lên bảng. 2. Luyện đọc . 2.1/ Đọc mẫu . - GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng to, rõ ràng, thong thả và phân biệt giọng của các nhân vật. - Yêu cầu 1 HS khá đọc . / Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a)Luyện đọc câu. -GV theo dõi rút từ khó. -Dùng bảng phụ để giới thiệu câu cần luyện ngắt giọng và nhấn giọng. - Yêu cầu 3 đến 5 HS đọc cá nhân. b)Đọc từng đoạn trước lớp. - Yêu cầu HS đọc theo đoạn . c)Luyện đọc trong nhóm . -Chia nhóm HS đọc. d)Thi đọc . - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm - Nhận xét, cho điểm . e)Đọc đồng thanh . TIẾT:2. 3. Tìm hiểu bài. - Gia đình em bé có những ai? - Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao? - Tuy sống vất vả nhưng không khí trong gia đình như thế nào? - Cô tiên cho hai anh em vật gì? - Cô tiên dặn hai anh em điều gì? -Những chi tiết nào cho thấy cây đào phát triển rất nhanh? -Cây đào này có gì đặc biệt? + GV chuyển ý: Cây đào lạ ấy sẽ mang đến điều gì? Cuộc sống của hai anh em ra sao? Chúng ta cùng học tiếp. - Sau khi bà mất cuộc sống của hai anh em ra sao? - Thái độ của hai anh em thế nào khi đã trở nên giàu có? - Vì sao sống trong giàu sang sung sướng mà hai anh em lại không vui? - Hai anh em xin bà tiên điều gì? - Hai anh em cần gì và không cần gì? - Câu chuyện kết thúc ra sao? *Rút nội dung: 4. Luyện đọc theo vai. -Yêu cầu HS luyện đọc theo vai. -GV và HS nhận xét tuyên dương. D. Củng cố – Dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: bài sau. - Hát - 2 HS mỗi HS đọc và trả lời câu hỏi. -Quan sát và trả lời câu hỏi. - Làng quê . - Rất sung sướng và hạnh phúc. -HS nhắc lại đề bài. - HS theo dõi SGK, đọc thầm theo. -HS khá đọc. -HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong bài. - 3 đến 5 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ: làng, nuôi nhau, lúc nào, sung sướng. - Luyện đọc các câu: + Ba bà cháu / rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà / lúc nào cũng đầm ấm ./ + Hạt đào vừa reo xuống đã nảy mầm,/ ra lá, / đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc./ - Nối tiếp nhau đọc các đoạn trong bài. - Nhận xét bạn đọc. - Đọc theo nhóm. Lần lượt từng HS đọc, các em còn lại nghe bổ sung, chỉnh sửa cho nhau. - Thi đọc . -Lớp đọc đồng thanh. - Bà và hai anh em. - Sống rất nghèo khổ / sống khổ cực, rau cháu nuôi nhau. - Rất đầm ấm và hạnh phúc. - Một hạt đào . - Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng - Vừa gieo xuống, hạt đào nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái. - Kết toàn trái vàng, trái bạc. - Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc. - Cảm thấy ngày càng buồn bã hơn - Vì nhớ bà./ Vì vàng bạc không thay được tình cảm ấm áp của bà. - Xin cho bà sống lại. - Cần bà sống lại và không cần vàng bạc, giàu có - Bà sống lại, hiền lành, móm mém, dang rộng hai tay ôm các cháu, còn ruộng vườn, lâu đài, nhà của thì biến mất. *-HS đọc toàn bài. -* HS nhắc lại nội dung:Tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà và cháu.Qua đó thấy được tình cảm quý giá hơn vàng bạc. - 3 HS tham gia đóng các vai cô tiên, hai anh em, người dẫn chuyện. TIẾT 4: MÔN : TOÁN. BÀI : LUYỆN TẬP. I. Mục đích yêu cầu.-Giúp HS củng cố về: -Các phép trừ có nhớ dạng 11- 5; 31 – 5; 51 – 15. -Tìm số hạng trong một tổng. -Giải bài toán có lời văn (toán đơn 1 phép tính trừ). -Lập phép tính từ các số và dấu cho trước. - Tính toán nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị. - GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi. - HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Trò A. Ổn định. B. Bài cũ .51 - 15 - Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 81 và 44 51 và 25 91 và 9 - GV nhận xét. C. Bài mới . 1. Giới thiệu bài. - GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng 2. Luyện tập, thực hành. *Bài 1: - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả - GV ghi kết quả.nhận xét . *Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. -Khi đặt tính phải chú ý điều gì? - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. - Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 71 – 9; 51 – 35; 38+47: 41-25: -Nhận xét và cho điểm HS. *Bài 3: - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong 1 tổng rồi cho các em làm bài. -GV nhận xét ghi điểm. *Bài 4: - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, gọi 1 HS lên bảng tóm tắt -Bán đi nghĩa là thế nào? - Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam táo ta phải làm gì? - Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa. - Nhận xét và cho điểm HS. D. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. -Chuẩn bị: 12 – 8. - Hát - HS thực hiện. Bạn nhận xét. -HS nhắc lại đề bài. -HS đọc yêu cầu. - HS làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bài hoặc theo tổ) đọc kết quả từng phép tính 11 – 2 = 9 11 - 6 =5 11 – 3 = 8 11 – 7 = 4 11 – 5 = 6 11- 8 = 3 11 – 7 = 4 11 – 9 = 2 -HS đọc Đặt tính rồi tính. - Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục - Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính - 3 HS lần lượt trả lời. Lớp nhận xét 41 51 71 38 - 25 - 35 - 9 + 47 16 16 62 85 - Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia -HS làm bảng lớp cả lớp làm bảng con. X+18=61 23 +x = 71 X =61- 18 x = 71-23 X =43 x = 48 -HS đọc đề bài. Tóm tắt Có : 51 kg Bán đi : 26 kg Còn lại : . . .kg ? - Bán đi nghĩa là bớt đi, lấy đi. - Thực hiện phép tính: 51 – 26. Bài giải Số kilôgam táo còn lại là: 51 – 26 = 25 ( kg) Đáp số: 25 kg ------------------------------------------------------------- TIẾT 5: MÔN : ĐẠO ĐỨC. BÀI : QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN. (T1 ) I. Mục đích yêu cầu.- Giúp HS hiểu được: -Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với bạn, sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn. -Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. -Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. -Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung. -Đồng tình, noi gương với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè. -Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị. -GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận. -HS: Vở III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A Ổn định. B. Bài cũ .Thực hành: Chăm chỉ học tập - Kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân. - GV nhận xét. C . Bài mới . 1.Giới thiệu bài. - Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 1) 2. Giảng bài. * Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra? -Nêu tình huống: Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? -Yêu cầu HS nêu cách xử lí và gọi HS khác nhận xét. *Kết luận: Khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày phải nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm, giúp đỡ bạn. - Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến. * Hoạt động 2: Liên hệ. -Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống sau: Tình huống: - Hạnh học rất kém Toán. Tổng kết điểm cuối kì lần nào tổ của Hạnh cũng đứng cuối lớp về kết quả học tập. Các bạn trong tổ phê bình Hạnh -Theo em: 1. Các bạn trong tổ làm thế đúng hay sai? Vì sao? 2. Để giúp Hạnh, tổ của bạn và lớp bạn phải làm gì? *GV kết luận: - Quan tâm, giúp đỡ bạn có ngh ... đặt tính, kết quả phép tính. Tự kiểm tra lại bài của mình. x+ 18 = 52 x+24=62 x = 52 – 18 x =62-24 x = 34 x = 38 Tóm tắt Gà và thỏ : 42 con Thỏ : 18 con Gà : . . .con? Bài giải Số con gà có là: 42 –18 = 24 (con) Đáp số: 24 con - 4 hình. - 2 hình. - 2 hình, 2 hình. - Có tất cả 10 hình tam giác. D. Có 10 hình tam giác. TIẾT 2: MĨ THUẬT ------------------------------------------------------ TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN. BÀI : CHIA BUỒN ,AN ỦI. I. Mục đích yêu cầu. -Rèn kĩ năng nghe và nói. -Biết nói câu thể hiện sự quan tâm của mình với người khác. - Biết nói câu an ủi . -Viết bức thư ngắn để hỏi thăm ông bà . -Biết nhận xét bạn. II. Chuẩn bị. - GV: Tranh minh họa trong SGK . - HS: một tờ giấy nhỏ để viết. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Trò A. Ổn định. . B. Bài cũ .Kể ngắn theo tranh. - Gọi HS đọc bài làm của bài tập 2, tuần 10. - Nhận xét, cho điểm từng HS. C. Bài mới . 1. Giới thiệu bài. - Khi thấy người khác buồn em phải làm gì? - Các em có thường xuyên nói chuyện với ông bà không? - Khi ai đó gặp chuyện buồn, ta hãy nói một vài lời an ủi, người đó sẽ thấy vui hơn rất nhiều. Bài học hôm nay dạy các em biết nói lời an ủi với ông, bà hay những người già xung quanh mình. 2. Hướng dẫn làm bài tập. *Bài tập 1. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi HS nói câu của mình. Sau mỗi lần HS nói. - GV sửa từng lời nói. *Bài 2: - Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà? - Treo bức tranh và hỏi: Chuyện gì xảy ra với ông? - Nếu là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông? - Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt . *Bài 3 - Phát giấy cho HS . - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và yêu cầu HS tự làm . - Đọc 1 bưu thiếp mẫu cho HS . - Gọi HS đọc bài làm của mình . - Nhận xét bài làm của HS. - Thu một số bài hay đọc cho cả lớp nghe. D. Củng cố – Dặn dò . - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà. hay người thân ở xa. - Chuẩn bị: Gọi điện . - Hát - 3 đến 5 HS đọc bài làm. - Giúp đỡ và nói lời an ủi - Có / Không. -HS nhắc lài đề bài. - Đọc yêu cầu. - Ông ơi, ông làm sao đấy? Cháu đi gọi bố mẹ cháu về ông nhé./ Ông ơi! Ông mệt à! Cháu lấy nước cho ông uống nhé./ Ông cứ nằm nghỉ đi. Để lát nữa cháu làm. Cháu lớn rồi mà ông. -HS đọc yêu cầu. - Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết. - Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác./ Bà đừng tiếc bà ạ, rồi bà cháu mình sẽ có cây khác đẹp hơn. - Ông bị vỡ kính . - Ông ơi! Kính đã cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới./ Ông đừng buồn. Mai ông cháu mình sẽ cùng mẹ cháu đi mua kính mới nhé ông! - Nhận giấy . - Đọc yêu cầu và tự làm . - 3 đến 5 HS đọc bài làm. ---------------------------------------------------------- TIẾT 4: PHÂN MÔN : CHÍNH TẢ.(Nghe viết) BÀI : CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM. I. Mục đích yêu cầu. - Nghe, viết đúng đoạn: Oâng em trồng bày lên bàn thờ trong bài Cây xoài của ông em. - Viết đoạn đầu trong bài Cây xoài của ông em. - Củng cố qui tắc chính tả phân biệt g/gh, s/x, ươn/ương. - Giáo dục kính yêu ông bà. II. Chẩn bị. - GV: Bảng phụ chép sẵn bài chính tả và bài tập 2. 2 băng giấy khổ A2 viết bài tập 3. - HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Ổn định. B. Bài cũ .Bà cháu. - Gọi 4 HS lên bảng. - Nhận xét bài HS trên bảng. Nhận xét chung. C. Bài mới . 1.Giới thiệu bài: - Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ viết đoạn đầu trong bài Cây xoài của ông em. Củng cố về qui tắc chính tả g/gh, s/x, ươn/ương. 2: Hướng dẫn viết chính tả. a/ Tìm hiểu nội dung. - GV đọc đoạn cần chép. - Tìm những hình ảnh nói lên cây xoài rất đẹp? - Mẹ làm gì khi đến mùa xoài chín? b/ Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm các từ dễ lẫn và khó viết. Các từ: trồng, lẫm chẫm, nở, quả, những. - Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm. - GV sửa sai. c/ Hướng dẫn cách trình bày. - Đoạn trích này có mấy câu? - Gọi HS đọc đoạn trích. d/ Viết chính tả. - GV đọc mẫu lần 2. - Đọc cho HS chép mỗi câu 3 lần. e/ Soát lỗi g/ Thu và chấm bài. - GV chấm 4-5 bài.Nhận xét. 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. *Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Treo bảng phụ và yêu cầu HS tự làm. - Chữa bài cho HS. *Bài 3: - Cử 4 nhóm HS lên điền từ trên bảng lớp. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. - Khen HS tiến bộ. D. Củng cố – Dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ghi nhớ qui tắc chính tả, nhắc HS viết xấu về nhà chép lại bài. - Chuẩn bị: Sự tích cây vú sữa Hát - Viết 2 tiếng bắt đầu bằng g, gh, s, x. - HS dưới lớp viết vào nháp. -HS Nghe ,nhắc lại đề bài. -2 HS đọc đoạn chính tả. - Hoa nở trắng cành, chùm quả to, đu đưa theo gió đầu hè, quả chín vàng. - Mẹ chọn những quả thơm ngon nhất bày lên bàn thờ ông. - Đọc: trồng, lẫm chẫm, nở, quả, những. - 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con. - HS đọc. - 4 câu. - 2 HS đọc. -HS nghe viết bài vào vở. - HS đổi chéo vở soát lỗi. - Điền vào chỗ trống g/gh. - 2 HS lên bảng, dưới lớp làm Vở bài tập. + ghềnh, gà, gạo, ghi. - 2 nhóm làm bài tập 3a. 2 nhóm làm bài tập 3b. - Đáp án: sạch, sạch, xanh, xanh, thương, thương, ươn, đường. ------------------------------------------------------------ TIẾT 5: SINH HOẠT TẬP THỂ. BÀI: NHẬN XÉT CUỐI TUẦN. I. Mục đích yêu cầu. - HS nhận biết được ưu , khuyết điểm của mình để có hướng khắc phục. - Rèn ý thức phê và tự phê cao. -Triển khai kế hoạch tuần tới. II. Các hoạt động dạy học. 1-Lớp trưởng nhận xét hoạt động của lớp trong tuần. -Về các mặt. -HS khác bổ sung 2- GV nhận xét chung. *Ưu điểm. -Đa số HS đi học chuyên cần, đi học mang đầy đủ sách vở ,dụng cụ hcọ tập . -Duy trì tốt các hoạt động sinh hoạt . vệ sinh trường lớp sạch sẽ. -Có ý thức học tập tốt. * Khuyết điểm. -Vẫn còn đi học muộn, tình trạng ăn quà vặt vẫn còn xảy ra. -Trong giờ học vẫn còn nói chuyện riêng.Tình trạng không học bài vẫn còn xảy ra. -Vệ sinh một số buổi còn bẩn. 3- Triển khai kế hoạch tuần 12. a. Nề nếp: -Duy trì tốt mọi nề nếp sinh hoạt đầu giờ , giữa giờ .. -Đi học đúng giờ , chuyên cần , thường xuyên tổng dọn vệ sinh trường lớp sạch sẽ. b. Học tập. -Học bài , làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Thuồng xuyên rèn đọc , viết cho HS . -HD HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu. -GV thường xuyên chấm vở sạch chữ đẹp cho HS . -Giaó dục HS kính trọng thầy cô giáo c. Các hoạt động khác. -Tập nhiều bài hát ca ngợi thầy cô . Bác Hồ. -Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất. -Nhắc nhở HS nộp đủ tiền quỹ. ------------------------------------------------------- MÔN: MĨ THUẬT. BÀI : VTT: VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - Hs biết cách trang trí đường diềm đơn giản. - Vẽ tiếp được họa tiết và vẽ màu vào đường diềm. - Thấy được vẽ đẹp của đường diềm. II. CHUẨN BỊ: - Một vài đồ vật có trang trí đường diềm: cái đĩa, giấy khen, quần áo, khăn, - Một số hình minh họa hd cách trang trí đường diềm - Hs chuẩn bị: vở tập vẽ, thước, bút chì, chì màu. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. GIÁO VIÊN HỌC SINH A. ổn định . B. Kiểm tra bài cũ. “Vẽ tranh chân dung.” - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nhận xét bài cũ. C. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Vẽ trang trí: Vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm và vẽ màu. 2.Quan sát – nhận xét . - Cho HS xem một số đường diềm trang trí ở đồ vật như: áo, váy, đĩa, bát, . •- Trang trí đường diềm làm cho đồ vật như thế nào? - Các họa tiết giống nhau, ta vẽ như thế nào? -• Nêu một số ví dụ về đường diềm. 3. Cách vẽ họa tiết vào đường diềm và vẽ màu . + GV nêu yêu cầu bài tập. - Vẽ theo họa tiết mẫu cho đúng. - Vẽ màu đều và cùng màu ở các họa tiết giống nhau hoặc vẽ màu khác nhau xen kẽ giữa các họa tiết. •- Yêu cầu của hình 1 là gì? • - Hình 2 yêu cầu ta làm gì? - HD HS cách vẽ màu. - Các họa tiết trong đường này như thế nào? -Các họa tiết trong đường này như thế nào? - Ta chọn màu tô như thế nào? •* Lưu ý vẽ thêm màu nền ( màu nền khác với màu hoạ tiết) 4. Thực hành . - GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những HS còn lúng túng. - Nhắc HS không tô màu lem ra ngoài họa tiết. 5. Nhận xét – đánh giá . - HD HS nhận xét về: vẽ họa tiết, cách vẽ màu họa tiết, màu nền. - Nhận xét, tuyên dương. D.Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Về hoàn thành tiếp hình 2. Tự trang trí thêm đường diềm. - Chuẩn bị vẽ cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội. -HS dể đồ dùng lên bảng. - HS nhận biết. • -Làm cho đồ vật thêm đẹp. •- Các hoạ tiết giống nhau thường vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu. • -Bình hoa, gạch lát nhà. -HS quan sát hình 1 và hình 2. •- Vẽ hình theo các nét chấm rồi vẽ màu. - • Vẽ tiếp hình hoa thị vào các ô hình còn lại và vẽ màu. •- Giống nhau. •- Cùng một màu. - HS tự chọn màu để tô. -HS tự vẽ vào vở của mình hình một. - HS tự đánh giá, nhận xét và tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích.
Tài liệu đính kèm: