Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần 7, 8, 9

Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần 7, 8, 9

Tập đọc

NGƯỜI THẦY CŨ (2 Tiết)

I. Mục tiêu

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt hơi đúng ở các câu. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới : xúc động, hình phạt

- Hiểu nội dung bài và ý nghĩa : hình ảnh người thầy thật đáng kính, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ

II. Đồ dùng

GV : tranh minh hoạ bài tập đọc

HS SGK

 

doc 50 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần 7, 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay
Bước 4:Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng
Yêu cầu HS cả lớp thực hành
- GV đến từng nhóm quan sát, uốn nắn
c) HĐ 3: Trưng bày sản phẩm
GV hướng dẫn HS cách trưng bày sản phẩm theo tổ, nhóm
Gọi HS lên sử dụng máy bay, nhận xét
Tổ chức thi sản phẩm đẹp,tốt
- GV đánh giá kết quả của HS
4 Củng cố, dặn dò
 Nêu quy trình gấp máy bay đuôi rời?
	- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của HS
	- Dặn HS giờ sau mang giấy thủ công và giấy nháp để học tiết luyện gấp máy bay đuôi rời.
+ HS thực hành theo nhóm
 HS trang trí trưng bày sản phẩm
- HS phóng máy bay
Mỗi tổ chọn 2 bài đẹp thi với lớp
Nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp
Tuần 7
Ngày soạn 16/10/2008
Ngày giảng:	Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2008
Tập đọc
Người thầy cũ (2 Tiết)
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt hơi đúng ở các câu. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới : xúc động, hình phạt
- Hiểu nội dung bài và ý nghĩa : hình ảnh người thầy thật đáng kính, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ
II. Đồ dùng
GV : tranh minh hoạ bài tập đọc
HS SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Tiết 1:
1, Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài " Ngôi trường mới " và trả lời câu hỏi về nội dung bài .
- GV nhận xét, cho điểm
2, Bài mới
 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng
 Luyện đọc
a GV đọc diễn cảm toàn bài 
b HD HS Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Kết hợp tìm từ khó : nhộn nhịp, xúc động, hình phạt, ngạc nhiên...
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV gắn bảng phụ viết sẵn các câu HD HS chú ý khi đọc, HD học sinh ngắt câu dài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV chia nhóm ( 2 em ).GV nhận xét các nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
- GV gọi đại diện các nhóm thi đọc- GV nhận xét
* HD đọc đồng thanh
Yêu cầu HS đọc theo đoạn (đồng thanh)
Tiết 2
 Hướng dẫn tìm hiểu bài
Bố Dũng đến trường làm gì?
Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng đã thể hịên sự kính trọng thầy như thế nào?
Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
Bài học này nói về điều gì?
Các nhân vật trong bài thể hiện tình cảm thầy trò như thế nào?
Luyện đọc lại
a) luyện đọc diễn cảm
GV đọc mẫu diễn cảm đoạn 2
b) Luyện đọc theo vai
3, Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc kĩ bài, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- 2, 3 HS lên bảng
- Nhận xét
HS mở sách , quan sát tranh minh hoạ
- HS nghe
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp
- Cá nhân luyện đọc từ khó
- Cả lớp luyện đọc từ khó
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc các câu trên bảng phụ
HS đọc các câu dài đã ngắt đúng
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc các từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm
- Nhận xét bạn cùng nhóm
+ HS thi đọc 
- Nhận xét
- HS đọc đồng thanh đoạn, cả bài
Bố Dũng đến trường chào thầy giáo cũ.
Chú bỏ mũ, lễ phép chào thầy.
Chú nghịch trèo cửa sổ, làm thầy rất buồn.
Dũng rất xúc động
Nói về tình cảm đẹp giữa thầy và trò.
Thầy yêu thương trò, trò kính trọng, lễ phép và biết ơn thầy.
HS chọn đoạn đọc diễn cảm
Nghe GV đọc mẫu.
2-3 em đọc diễn cảm
Chia nhóm 3 luyện đọc theo vai
Thi đọc theo vai.
Toán - Tiết 31: 
 Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn.
- Rèn KN giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
- GD HS tự giác học tập 
II- Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài 1
- SGK, vở.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Làm lại bài 1(Trang 30)
3/ Bài mới:
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
( Bài toán về ít hơn)
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
( Bài toán về nhiều hơn)
Bài 4 thuộc dạng toán gì?
Bài toán cho biết gì?
Yêu cầu tìm gì?nêu cách tìm?
- Chấm bài- Chữa bài
Chốt bài giải đúng
4/ Các hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
- Nêu cách giải bài toán nhiều hơn, ít hơn?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
1 HS giải trên bảng
* Bài 2:đọc đề,Tóm tắt. Làm vào vở
- Đổi vở - Chữa bài
Em có số tuổi là:
 16 - 5 = 11 ( tuổi)
 Đáp số: 11 tuổi.
* Bài 3: Làm phiếu HT
- 1 HS chữa bài
Anh có số tuổi là:
 11 + 5 = 16 ( tuổi)
 Đáp số: 16 tuổi.
* Bài 4:
- HS quan sát tranh
- Đọc đề - Tóm tắt
- Làm bài vào vở
- Chữa bài
Toà nhà thứ hai có số tầng là:
 16 - 4 = 12 ( tầng)
 Đáp số 12 tầng
Muốn tìm số lớn ta lấy số bé cộng phần hơn. Muốn tìm số bé ta lấy số lớn trừ phần hơn.
Ngày soạn 17/10/2008
Ngày giảng: 	Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2008
Toán - Tiết 32:
 ki - lô - gam
I- Mục tiêu:
- HS có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn
- Làm quen với cân, quả cân, và cách cân.
- Nhận biết về đơn vị kg. Biết cách đọc ,viết, tên gọi kí hiệu của ki lô gam
- Thực hành cân một số đồ vật quen thuộc
- Biết làm tính cộng , trừ với các số kèm theo đơn vị kg
II- Đồ dùng:
- Cân đĩa với các quả cân 1kg, 2kg
- Túi đường 1 kg, 1 quyển sách toán 2, 1 quyển vở toán 2
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a- HĐ 1: Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn
- Dùng 2 tay để so sánh quyển sách toán và quyển vở toán , quyển nào nhẹ hơn?
b- HĐ 2: Giới thiệu cân đĩa và cách cân đồ vật
- Cho HS quan sát và giới thiệu cân đĩa
- Vật nào nặng hơn?
c- HĐ 3: Giới thiệu kg và quả cân 1 kg.
- Ki lô gam viết tắt là: Kg
- Giới thiệu quả cân 1kg, 2 kg
d- HĐ 4: Thực hành
- Cộng , trừ các số đo khối lượng ta làm ntn?
Chấm, chữa bài
3/ Các hoạt động nối tiếp:
* Trò chơi: Tập ước lượng đồ vật
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- HS thực hành so sánh
và rút ra kết luận: Quyển sách toán nặng hơn vở toán
- HS thực hành cân gói đường và quyển sách toán 2. NêuKL: Kim chỉ lệch sang bên gói đường. Vậy gói đường nặng hơn quyển sách.
- HS đọc
- HS xem, cầm quả cân
* Bài 1:
- HS đọc: 5 kg; ba ki- lô - gam. 
- Nhận xét
* Bài 2:
- HS làm vào vở
6 kg + 20 kg = 26 kg
47 kg + 12 kg = 59 kg
10 kg - 5 kg = 5 kg
24 kg - 13 kg = 11 kg.
HS tập ước lượng gói bánh, đường, túi gạo, chiếc cặp đựng sách vở...
Kể chuyện
Người thầy cũ
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng nói :
	- Dựa vào trí nhớ, câu hỏi gợi ý, kể được toàn bộ câu chuyện Người thầy cũ 
	- Giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt
	- Biết dựng lại câu chuyện theo vai 
+ Rèn kĩ năng nghe :
	- Lắng nghe bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn...
II. Đồ dùng dạy học
GV : Câu hỏi gợi ý trong SGK
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS kể lại chuyện Mẩu giấy vụn
- GV nhận xét
2. Bài mới
a Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b HD kể chuyện
* Dựa theo câu hỏi gợi ý kể chuyện
Yêu cầu HS quan sát, tóm tắt nội dung tranh
( trong tranh có ai, họ đang làm gì?)
Câu chuyện có mấy nhân vật?
Em hãy kể câu chuyện
- GV chia HS theo nhóm 2 
- GV nhận xét
* Phân vai dựng lại đoạn 2 câu chuyện 
- GV nêu yêu cầu của bài
- HD HS thực hiện
HS tự chọn nhóm đóng vai
GV nhận xét.
Câu chuyện muốn nói về điều gì?
Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với cô giáo? 
Nếu là một HS trong lớp học của câu chuyện, em sẽ làm gì?
3. Củng cố, dặn dò
 - Trong câu chuyện em thích nhân vật nào nhất? vì sao?
	- GV nhận xét tiết học
	- Khuyến khích HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
 - Dặn học sinh thực hành làm những việc thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo.
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện
- Nhận xét
- HS nghe
HS quan sát tranh trong bài tập đọc Người thầy cũ
Chú bộ đội là bố của Dũng, Dũng và thầy giáo Họ đang trò chuyện với nhau.
Có 3 nhân vật. - HS kể chuyện theo nhóm, mỗi HS đều kể toàn bộ câu chuyện
- Đại diện nhóm thi kể trước lớp
- Nhận xét
1 em nhắc lại yêu cầu.
Chọn theo nhóm 3
Luyện dựng câu chuyện theo nhóm
Luyện dựng lại đoạn 2 chuyện trước lớp
- HS đóng vai, mỗi vai kể một giọng riêng
- Cả lớp bình chọn những HS, nhóm kể chuyện hấp dẫn nhất
Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp 
HS tự liên hệ
Tình cảm đẹp của thầy và trò.
HS nêu ý kiến cá nhân
Bày tỏ lòng biết ơn của mình với thầy, cô giáo.
HS phát biểu ý kiến
Chính tả ( Tập chép)
Người thầy cũ
I. Mục tiêu
- Chép lại đúng một trích đoạn của chuyện Người thầy cũ
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có vần, âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : ui/uy ch/tr ; iên / iêng.
II. Đồ dùng
GV : Bảng phụ viết đoạn văn cần tập chép( đoạn 3)
HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ
- Viết : tìm kiếm, mỉm cười, hiếu học, long lanh, non nước, nướng bánh....
- Nhận xét
2/ Bài mới
a Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b HD tập chép
* HD HS chuẩn bị
- GV treo bảng phụ và đọc đoạn chép 
Bài chính tả có mấy câu?
Chữ đầu mỗi câu viết thế nào?
Đoạn văn có những dấu câu nào?
- HS viết tiếng dễ viết sai : ra chơi, xúc động, cửa sổ, lỗi, phạt, mắc lỗi.....
+ GV chấm, chữa bài
c HD làm bài tập chính tả
* Bài tập 2
- 1 HS đọc yêu cầu 
- GV nhận xét bài làm của HS
GV chữa bài:
Bụi phấn, huy hiệu.
Vui vẻ, tận tuỵ.
* Bài tập 3
- GV nêu yêu cầu
GV chốt lời giải đúng:
a) Tr hay ch
giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn
b) iên hay iêng
tiếng nói, tiến bộ.
lười biếng, biến mất.
3/ Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Khen những HS viết bài chính tả sạch đẹp
	- Những HS nào viết chưa đạt về nhà viết lại
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét
- 2, 3 HS đọc lại
có 3 câu.
Viết hoa.
- chấm, hai chấm, dấu phảy
- HS viết bảng con
+ HS chép bài trên bảng
+ Điền vào chỗ trống ui hay uy
- HS làm bài vào VBT
- Đổi vở cho bạn, nhận xét
- HS đọc bài làm đúng
+ HS làm bài vào VBT
- Đổi vở cho bạn kiểm tra nhận xét
HS đọc bài đúng( lưu ý phát âm chuẩn)
Đạo đức – Tiết 7:
Bài 4: Chăm làm việc nhà (Tiết 1)
I- Mục tiêu:
- HS biết tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng. Qua đó thể hiện tình thương yêu đối với ông, bà, cha, mẹ. Rèn tính tự giác làm việc nhà phù hợp
- GD HS yêu lao động
II- Đồ dùng:
- Bộ tranh. Các tấm thẻ chơi trò chơi. Vở BT
III- Các hoạt độngdạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a- HĐ 1: Tìm hiểu  ... 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1/ Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2/ Bài mới
a Kiểm tra HTL
- GV nhận xét
b Bài tập
* bài 2 ( 73 )
- HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài 3 ( 37 )
- Đọc yêu cầu của bài
- GV nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về nhà ôn lại bài
+ Từng HS lên bốc thăm bài chọn bài HTL
- Đọc thuộc lòng hoặc cả bài theo phiếu 
- Nhận xét
+ Dựa theo mục lục ở cuối sách nói tên các bài em đã học ở tuần 8
- HS làm việc độc lập, báo cáo kết quả
- Nhận xét
+ Ghi lại lời mời, nhờ đề nghị cuả em
- làm bài cá nhân
- HS nêu kết quả, nhận xét
Thể dục – Tiết 17
ôn bài thể dục phát triển chung.
điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc
I. Mục tiêu:
+Ôn tập bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện từng động tác tương đối chính xác, đẹp .
+Học điểm số 1-2, 1-2,...theo đội hình hàng dọc. Yêu cầu biết và điển đúng số rõ ràng.
II.Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, chuẩn bị khăn để tổ chức trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
4-5 ph
24-25 ph
5-6 ph
Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho h/s tập một số động tác khởi động.
Điểm số 1-2,1-2...theo đội hình hàng dọc:
+HD h/s thực hiện
Ôn tập 8 động tác đã học
+Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình vòng tròn.
+Từ đội hình vòng tròn cho h/s đứng quay mặt vào tâm( để tập TD )
Trò chơi "Nhanh lên bạn ơi !"
+GV nêu trò chơi, nhắc lại cách chơi và chỉ vào hình vẽ rồi cho h/s chơi.
Đi đều và hát:
+Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Cùng h/s củng cố bài 
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
+Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+Chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên ( 2 vòng quanh sân)
+Đi đều theo 2-4 hàng dọc
HS tập hợp 2-4 hàng dọc: Tập hô khẩu lệnh.
+Cho 1 ttỏ lên tập mẫu, cả lớp theo dõi-nhận xét.
+Cả lớp tập ( 3-4 lượt) rồi cho h/s thi chọn tổ nào tập đều, đúng, đẹp nhất.
Từ hàng dọc chuyển đội hình về hàng ngang, vòng tròn 
+Từ đội hình đó cho h/s quay mặt vào tâm.
+ Tập 8 ĐT: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy, điều hoà ( tập cả lớp, tập theo tổ, tập cá nhân) ( vài lượt)
+ Học sinh thi giữa các tổ, chọn tổ tập đều, đẹp nhất.
Tập hợp 4 hàng dọc:
+Nghe g/v h/dẫn, 4 em lên chơi thử cho cả lớp theo dõi.
+HS chơi.
HS thực hiện
+Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
+ Nhảy thả lỏng.
+ Nhận bài tập về nhà.
Toán - Tiết 44: 
kiểm tra định kì( giữa học kì 1)
(Kiểm tra theo đề chung của Tổ)
Tập đọc
Kiểm tra đọc ( đọc hiểu. Luyện từ và câu )
(Kiểm tra theo đề chung của Tổ)
Tự nhiên và xã hội – Tiết 9 
Đề phòng bệnh giun
I. Mục tiêu:
- Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ. Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn, nước uống.
- Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện ba điều vệ sinh: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch .
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ sgk, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ?
- Nhận xét, đánh giá bài h/s.
2. Bài mới:
* Khởi động: Cả lớp hát bài "bàn tay sạch"
HĐ1: Thảo luận về bệnh giun
a. Mục tiêu:
+Nhận ra triêu chứng của người bị nhiễm giun ;
+HS biết nơi giun thường sống trong cơ thể người;
+ Nêu được tác hại của bệnh giun.
b. Cách tiến hành: Thảo luận các câu hỏi
+Đã có ai bị tiêu chảy ra giun, buồn nôn và chóng mặt chưa?
+Giun thường sống ở đâu trong cơ thể ?
+ Giun ăn gì mà sống được ở trong cơ thể người?
+ Nêu tác hại do giun gây ra?
c. Kết luận:
HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân lây nhiễm giun.
a. Mục tiêu: HS phát hiện ra nguyên nhân và cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể.
b. Cách tiến hành:
Các nhóm qua sát H1-thảo luận các câu hỏi:
+Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra bên ngoài bằng cách nào?
+Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành bằng cách nào?
c. Kết luận:
HĐ3:Thảo luận cả lớp cách để đề phòng bệnh giun
a. Mục tiêu:
- Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun;
- Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi dép, ăn chín, uống sôi, không để ruồi đậu thức ăn, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường 
b. Cách tiến hành:
Hãy suy nghĩ cách ngăn chặn con đường ngăn chặn giun vào cơ thể.
c. Kết luận:
3/ Hoạt động nối tiếp: 
+Yêu cầu h/s nhắc lại ý chính trong bài.
+Dặn dò h/s: Nên: - 6 tháng tẩy giun một lần.
 Kể cho gia đình nghe về cách đề phòng bệnh giun.
- HS lên bảng, nhận xét
- Cả lớp hát
* Thảo luận cả lớp
- HS thảo luận từng câu hỏi một( bằng cách đưa ý kiến của mình trước lớp).
- Nhận xét, bổ sung.
- Vài h/s nhắc lại ý chính.
*Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm quan sát H1 và thảo luận theo nội dung câu hỏi.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Qua đường tiêu hoá( phân người).
Qua đường ăn uống, hô hấp...
* Thảo luận cả lớp:
- HS thảo luận theo nội dung các câu hỏi.
- Lớp bổ sung cho hoàn thiện.
- Nhắc lại ý chính.
+ HS thực hiện.
+Về nhà thực hành tốt.
Ngày soạn 04/11 /2008
Ngày giảng:	Thứ sáu ngày 07 tháng 11 năm 2008
Toán - Tiết 45: 
tìm một số hạng trong một tổng
I- Mục tiêu:
- HS biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia
- Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ( biểu thị cho số chưa biết)
- Gd HS chăm học
II- Đồ dùng:
- Phóng to hình vẽ trong bài học ra giấy
- Vở BTT
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Chữa bài KT
3/ Bài mới:
a- HĐ 1: Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm số hạng chưa biết trong tổng
* Cho HS quan sát hình 1 và ghi
6 + 4 =
 6 = 10 - .......
 4 = 10 -.........
- Nhận xét về số hạng và tổng trong phép cộng : 6 + 4 = 10
* Cho HS quan sát hình 2:
- Số ô vuông chưa biết ta gọi là x: Ta có
x + 4 = 10
- x được gọi là gì?
- Nêu cách tìm x?
b- HĐ 2: Thực hành
- Muốn điền số vào ô trống ta làm ntn?
- Chấm bài - Nhận xét
4/ Các hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
- Nêu cách tìm số hạng chưa biết?
* Dặn dò: Ôn lại bài
- Hát
- HS nêu
- HS nêu bài toán
- HS nêu
- HS nêu
* Bài 1: Tìm x (Giảm phần g/)
- HS làm bảng con
- Chữa bài
* Bài 2: - Làm vở BTT (giảm 3 cột cuối)
- HS chữa bài
* Bài 3:
- Đọc đề
- Tóm tắt
- Làm bài vào vở
- Chữa bài
Tập làm văn 
Kiểm tra viết ( Chính tả, Tập làm văn)
Kiểm tra theo đề của Tổ
Thể dục – Tiết 18:
Tiếp tục ÔN bài thể dục phát triển chung.
điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang
I. Mục tiêu:
+Ôn tập bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu hoàn thiện chuẩn bị kiểm tra.
+Học điểm số 1-2, 1-2,...theo đội hình hàng ngang. Yêu cầu biết và điển đúng số rõ ràng thực hiện động tác quay đầu sang trái.
II.Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, chuẩn bị khăn để tổ chức trò chơi " Nhanh lên bạn ơi".
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
4-5 ph
24-25 ph
5-6 ph
Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho h/s tập một số động tác khởi động.
Điểm số 1-2,1-2...theo đội hình hàng dọc:
+HD h/s thực hiện
Điểm số 1-2, 1-2, ..theo đội hình hàng ngang:
+HD h/s thực hiện: Khi điểm số quay đầu sang trái.
+ Khẩu lệnh (như cũ)
Ôn tập bài TD phát triển chung.
Trò chơi "Nhanh lên bạn ơi !"
+GV nêu trò chơi, nhắc lại cách chơi và chỉ vào hình vẽ rồi cho h/s chơi.
Đi đều và hát:
+Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Cùng h/s củng cố bài 
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
+Xoay khớp đầu gối, cổ chân, hông.
+Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
+ Trò chơi " có chúng em"
HS tập hợp 2-4 hàng dọc: Tập hô khẩu lệnh.
+Cho 1 ttỏ lên tập mẫu, cả lớp theo dõi-nhận xét.
+Cả lớp tập ( 3-4 lượt) rồi cho h/s thi chọn tổ nào tập đều, đúng, đẹp nhất.
+ Tập 8 ĐT: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy, điều hoà ( tập cả lớp, tập theo tổ, tập cá nhân) ( vài lượt)
Tập hợp 4 hàng dọc:
+HS chơi.
HS thực hiện
+Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
+ Nhảy thả lỏng.
+ Nhận bài tập về nhà: Ôn bài chuẩn bị giờ học sau kiểm tra.
Thủ công – Tiết 9
Gấp thuyền phẳng đáy có mui ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu
- HS biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui. HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui
	- HS hứng thú gấp thuyền
II. Đồ dùng
	GV : Mẫu thuyền phẳng đáy có mui. Mẫu thuyền phẳng đáy không mui của bài 4
 Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, hình vẽ minh hoạ từng bước
	HS : Giấy thủ công, giấy nháp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2/ Bài mới
a Hoạt động 1 : HD HS quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui
+ Thuyền có hình gì ?
+ Mũi thuyền, đáy thuyền như thế nào ?
+ Nhận xét về 2 bên mạn thuyền ?
+ Thuyền có tác dụng gì ?
+ Trong thực tế thuyền được làm bằng gì ?
- So sánh giữa thuyền phẳng đáy không mui và thuyền phẳng đáy có mui
- GV mở thuyền phẳng đáy có mui đến khi trở về HCN ban đầu. Gấp lại theo nếp gấp
b GV HD mẫu
* B 1 : gấp tạo mui thuyền
GV hướng dẫn HS các bước gấp 
* B 2 : Gấp các nếp gấp cách đều
- Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp hình 2 được hình 3. Gấp dôi mặt trước của hình 3 đựơc hình 4. Lật H4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được H5
* B3 : Gấp tạo thân và mũi thuyền
- Gấp theo đường dấu để tạo thành các hình 6,7,8,9,10.
* B4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui
- Lách 2 ngón tay vào trong 2 mép giấy
- Lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền
được thuyền phẳng đáy có mui
3/ Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung giờ học
	- Về nhà tập gấp lại thuyền phẳng đáy có mui
- Giấy thủ công, giấy mầu
+ HS quan sát
- HS trả lời
Hình thoi
Mũi nhọn, đáy phẳng
Mạn thuyền hình chữ nhật
Chở người, hàng hoá trên sông nước.
Sắt, gỗ...
- HS nhận xét
- HS quan sát biết được sơ bộ cách gấp
- HS quan sát
- HS lên bảng thao tác tiếp
- 1, 2 HS lên thao tác lại các bức gấp thuyền phẳng đáy có mui
- HS quan sát và nhận xét
- HS tập gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy nháp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7,8,9.doc