Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 20

Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 20

Thứ hai ngày 23 tháng 1 năm 2006

TẬP ĐỌC

BỐN ANH TÀI ( TIẾP THEO )

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

 - Hiểu các từ ngữ trong bài .

- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , lọng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây .

2. Kĩ năng :

- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh .Đọc đúng câu đoạn trong bài. Đọc liền mạch các tên riêng.

3. Thái độ : ý thức giữ gìn sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

doc 34 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 20
Thứ hai ngày 23 tháng 1 năm 2006
tập đọc
bốn anh tài ( tiếp theo ) 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , lọng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây .
2. Kĩ năng : 
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh .Đọc đúng câu đoạn trong bài. Đọc liền mạch các tên riêng.
3. Thái độ : ý thức giữ gìn sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa.
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc .
- Bảng phụ ghi các câu văn cần luyện đọc .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 2 HS đọc bài Bốn anh tài, trả lời câu hỏi trong SGK 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài ( 2-3 lượt .)
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- GV chỉ định 1 HS điều khiển lớp trao đổi về bài học dựa theo câu hỏi trong SGK .
? Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ? 
? Yêu tinh có thuật phép gì ? 
? Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh ?
? Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắnh được yêu tinh ?
? ý nghĩa cảu câu chuyện này là gì ? 
Đại ý : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh , cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây .
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn .
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mâuc cho HS 
- Từng HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
3. Củng cố , dặn dò 
? Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì ?
- GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau : Trống đồng Đông Sơn 
Thứ ba ngày 24 tháng 1 năm 2006
chính tả ( nghe viết )
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp 
phân biệt ch / tr - uôt / uôc
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp .
2. Kĩ năng : Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm vần dễ lẫn : ch/ tr- uôt / uôc.
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
- VBT Tiếng Việt Tập 2 
- Bảng phụ.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : GV gọi 2 HS lên làm bài tập 3 .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nghe- viết 
- GV đọc chính tả bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp .
- HS đọc thầm lại bài văn .
? Bài văn nói điều gì ?
- GV nhắc HS cách ghi bài 
- HS gấp SGK . GV đọc cho HS viết bài 
- GV đọc lại một lượt . HS soát lỗi .
- Gv chấm và chữa một số bài .
- GV nêu nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 ( lựa chọn )
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
- HS đọc thầm khổ thơ rồi làm vào vở .
- GV dán bảng phụ đã viết sẵn nội dung của bài , phát bút dạ mời 3 HS lên bảng làm bài thi tiếp sức .
- Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được .
- GV cùng cả lớp nhận xét . Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
Bài tập 3 ( lựa chọn ) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
- GV chọn bài tập cho HS .
- Gọi một số HS chơi Tìm từ nhanh 
+ Cách chơi : Mõi HS được phát hai băng giấy . HS ghi vào mỗi băng giấy từ tìm được ứng với một nghĩa đã cho . Sau đó tưng em dán nhanh băng giấy vào cuối mỗi dòng trên bảng ( mặt chữ quay vào trong )
+ Khi tất cả làm bài song , các băng giấy được lật lại. Cả lớp và GV nhận xét .
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 3 , ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
Thứ tư ngày 24 tháng 1 năm 2006
luyện từ và câu
luyện tập về câu kể ai làm gì ?
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Củng cố kiến thức , kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ? 
2. Kĩ năng 
- Tìm được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn . Xác định được CN , VN trong câu văn .
- Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ? 
3. Thái độ : ý thức viết đúng qui tắc chính tả , sử dụng câu đúng ngữ pháp .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi sẵn từng câu văn trong bài tập 1 , 2 .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : Gọi một HS lên bảng làm bài 1 .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2. Dạy bài mới 
a, Hướng dẫn luyện tập 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn trao đổi cùng bạn để tìm hiểu câu kể Ai làm gì ?
- HS làm viẹc theo cặp .
- Hai HS lên bảng dán phiếu 
- GV cùng HS nhận xét .
Bài 2 
- HS nêu yêu cầu của bài .
- HS làm bài ca nhân .
- HS phát biểu .
- GV nhận xét đúng , sai .
Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm bài . GV pát riêng bút dạ và bảng phụ cho một số HS .
- HS nối tiếp nhâu đọc đoạn văn của mình .
- GV nhận xét , chấm bài .
3. Củng cố , dặn dò 
- Hãy đặt một câu kể 5theo kiểu Ai làm gì ?
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn có sử dụng câu kể A làm gì ?
kể chuyện
kể chuyện đã nghe đã đọc 
1. Kiến thức : Hiểu truyện , trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện .
2. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói: HS kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện các em đã nghe đã đọc nói về một người có tài .
+Rèn kĩ năng nghe : 
- Chăm chú nghe theo dõi các bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời kể của bạn .
3. Thái độ : Yêu thích môn học , luôn luôn phấn đấu học tập để trở thành người có tài , có ích cho xã hội .
ii. đồ dùng dạy học 
- HS sưu tầm truyện viết về những người có tài.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2.Hướng dẫn HS kể chuyện 
a, Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu cảu đề bài .
- Một HS đọc đề bài .
- Hai HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2 .
b, HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Gọi một HS đọc dàn ý bài văn kể chuyện 
* Kể chuyện trong nhóm : HS kể từng đoạn , sau đó kể toàn chuyện . Kể xong trao ổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK .
* Thi kể chuyện trước lớp 
- G gọi HS xung phong kể trước lớp .
- HS đưa câu hỏi phát vấn 
- GV nhận xét .
- Cả lớp bình chọn nhóm , cá nhân kể chuyện hay nhất , hiểu truyện nhất .
4. Củng cố , dặn dò .
- ? Qua mỗi câu chuyên các bạn kể em học tập được điều gì ?
- GV nhận xét tiết học.
 tập đọc
Trồng đồng đông sơn 
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kĩ năng : 
- Biết đọc trơn, trôi chảy toànbài với cảm hứng tự hào ca ngợi .
2. Kiến thức: 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài .
- Hiểu nội dung , ý ngjĩa cảu bài : Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú đa dạng với hoa văn rất đặc sắc , là niềm tự hào chính đáng cảu người Việt .
3.Thái độ: Tự hào về những di sản văn hoá Việt Nam luôn có ý thức gìn giữ những tinh hoa cảu dân tộc .
II. Đồ dùng dạy - học
- ảnh trống đồng Đông Sơn phóng to .
III. Các hoạt động dạy - học
A - Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Bốn anh tài trả lời câu hỏi trong SGK.
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài .
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài ( 2-3 lượt .)
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- GV chỉ định 1 HS điều khiển lớp trao đổi về bài học dựa theo câu hỏi trong SGK .
* Đạon 1 : HS đọc thầm 
? Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?
? Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào ?
* Đoạn 2 : HS đọc thầm 
? Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng ?
? Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng ?
? Vì sáo trồng đồng là niềm tự hào chính đáng của người dân Việt Nam ta ?
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn .
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS 
- Từng HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
3. Củng cố , dặn dò 
? Vì sao trống đồng Đông Sơn được coi là niềm tự hào chính đàng cảu người dân Việt Nam ?
- GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau : Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa .
Toán
tiết 96 :phân số 
i. Mục tiêu
 1. Kiến thức :
 - Bước đầu nhận biết về phân số , về tử số và mẫu số .
 2. Kĩ năng : Biết đọc viết phân số .
 3. Thái độ : Yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học
VBT Toán
iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. kiểm tra bài cũ : KT vở bài tập của HS
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu phân số 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình tròn để HS nhận biết được : 
+ Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau .
+ 5 phầnh đã được tô màu .
- Gv nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau , tô màu 5 phần . Ta nói đã tô màu 5 phần 6 hình tròn .
+ Năm phần sáu viết thành :5/6 .
- HS đọc 
- GV : Ta gọi 5/ 6 là phân số . Phân số 5/6 có tử số là 5 , mẫu số là 6 .
- GV hướng dẫn HS nhận ra : 
+ Mẫu số được viết dưới dấu gạch ngang . Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau . 6 là số tự nhiên khác 0 ( mẫu số phải là số tự nhien khác 0 ) 
+ Tử số viết trên gạch ngang . Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó . 5 là số tự nhiên .
2. Thực hành 
Bài 1
- HS nêu yêu cầu cảu từng phần 
- HS làm bài 
- HS báo cáo kết quả 
- GV nhận xét .
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu sau đó làm bài 
- Khi HS chữa bài có thể cho HS dựa vào bảng trong SGK để nêu hoặc viết trên bảng 
Bài 3: 
- HS đọc đề bài .
- HS làm bài vào vở .
Bài 4: 
- GV chuyển thành trò chơi .
- GV nêu luật chơi 
- Tổ chức cho HS chơi 
- Tuyên dương những HS có ý thức chơi , tập trung .
3. Củng cố , dặn dò 
? Lấy VD một phân số bất kì , nêu tử số và mẫu số của phân số đó?
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Phân số và phép chia số tự ... ố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Bài 41
Địa lý
đồng bằng nam bộ 
I- Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt nam : sông Tiền , sông Hậu , sông đồng Nai , đồng Tháp Mười , Kiên Giang , Mũi Cà Mau .
2. Kĩ năng :
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ .
3. Thái độ :
- Ham hiểu biết , thích tìm hiểu mọi miền đất trên tổ quốc Việt Nam .
II- Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam .
- Tranh ảnh về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ .
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC: ? Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch ?
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Đồng bằng lớn nhất ở nước ta .
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
? Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước?
? Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì nổi bật ?
 ? Tìm và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ , đồng Tháp Mười , Kiên Giang , Cà Mau , một số kênh rạch ?
3. Mạng lưới sông ngòi , kênh rạch chằng chịt .
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
Bước 1:
- HS quan sát hình trong SGK và trả lời các câu hỏi trong mục 2 .
- HS nêu đặc điểm của sông Mê Công , giải thích vì sao ở nước ta lại có tên là Cửu Long ?
Bước 2: 
- HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
Bước 1:
- HS dựa vào SGK , vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi :
? Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông /
? Sông ở đôngd bằng nam Bộ có tác dụng gì ?
? Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô , người dân ở nơi đây đã làm gì ?
Bước 2:
- HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
5. Củng cố dặn dò 
- GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về diện tích , đất đai dồng bằng Nam Bộ .
- GV nhận xét tiết học .
lịch sử 
chiến thắng chi lăng 
I- Mục tiêu
1. Kiến thức :
- HS nắm được diễn biến của trận Chi Lăng .
- Nắm được ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn .
2. Kĩ năng : 
- HS trình bày được diễn biến của trận Chi Lăng .
- Nêu được ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn .
3. Thái độ :
- Ham hiểu biết , thích tìm hiểu lịch sử Việt Nam .
II- Đồ dùng dạy - học
- Hình minh hoạ trong SGK 
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC: ? Nêu tình hình nước ta cuối thời nhà Trần ?
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Ai Chi Lăng và bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng 
- GV trình bày hoàn cảnh dẫn tới trận Chi Lăng 
- GV treo lược đồ trận Chi lăng và yêu cầu HS quan sát hình 
? Thung lũng Chi Lăng ở những tỉnh nào nước ta ? 
? Thung lũng có hình như thế nào ? 
? Hai bên thung lũng là gì ? 
Lòng thung lũng có gì đặc biệt ?
? Theo em với địa thế như thế , Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch ?
- GV tổng kết , nêu ý chính .
3. Trận Chi Lăng 
* HS làm việc theo nhóm 
- HS quan sát hình trong SGK và nêu lại diễn biến của trận Chi Lăng .
- HS trình bày trước lớp .
4. Nguyện nhân thắng lợi và ý nghĩa chiến thắng của Chi Lăng 
? Hẫy nêu lại kết quả cảu trận Chi Lăng ?
? Theo em vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi lăng 
? Theo em chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ? 
5. Củng cố dặn dò 
- GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại diễn biến của trận Chi Lăng ?
- GV nhận xét tiết học .
Thứ năm ngày 26 tháng 1 năm 2006
tập làm văn
miêu tả đồ vật 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Kiểm tra kiến thức về văn miêu tả đồ vật .
2. Kĩ năng : 
- HS thực hành viết hoàn chỉnh môt đoạn văn miêu tả đồ vật sau giai đoạn học về văn miêu tả đồ vật .
3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ một số đồ vật .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : KT sự chuẩn bị của HS.
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trựctiếp 
2. HS làm bài
- GV viết đề bài lên bảng
Đề bài : Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất . 
- HS làm bài 
- GV thu bài chấm .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Luyện tập giới thiệu địa phương .
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : sức khoẻ 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : Mở rộng vốn từ , tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ của HS - Cung cấp cho HS một số thành ngữ tục ngữ liên quan đến sức khoẻ 
 2. Kĩ năng : Tìm được các câu thành ngữ , tục ngữ nói về sức khoẻ .
- Vận dụng vào làm các bài tập .
3. Thái độ : Yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bút dạ , bảng to viết nội dung bài tập 1, 2 , 3 .
iii. các hoạt động dạy học 
A KTBC : Gọi một vài HS đọc đoạn văn kẻ về công việc làm trực nhật lớp , chỉ rõ các câu Ai làm gì ? trong đoạn văn .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2. Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài tập 1 
- GV nêu yêu cầu của bài 
- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài , trao đổi theo nhóm nhỏ để làm bài tập . GV phát phiếu cho các nhóm .
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả .
- GV nhận xét .
Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm việc theo nhóm , hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lân trình bày kết quả .
- GV nhận xét .
- HS làm bài vào VBT.
Bài tập 3 
Tương tự bài tập số 2
Bài tập 4 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm việc theo nhóm , hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lên trình bày kết quả .
- GV nhận xét , tuyên dương nhóm nào tìm được nhiều câu thành ngữ , tục ngữ nhất . 
4. Củng cố dặn dò 
? Đọc các câu thành ngữ , tục ngữ nói về sức khoẻ ?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Vị ngữc trong câu kể Ai thế nào?
Thứ sáu ngày 27 tháng 1 năm 2006
tập làm văn
luyện tập giới thiệu địa phương 
I. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức :
- HS nắm được cách giới thiệu địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn .
2. Kĩ năng : 
-Bước đầu biết quan sát và trình bày ddược những đổi mới nơi các em sinh sống . 3.Thái độ : Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương .
II. đồ dùng học tập 
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý của bài giới thiệu .
III. các hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài làm của HS . 
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 
- HS đọc nội dung bài tập 1 
- HS làm bài cá nhân , đọc thầm bài Nét mới ở Vĩnh Sơn , suy nghĩ , trả lời các câu hỏi.
- GV giúp HS nắm được dàn ý bài giới thiệu .
Bài tập 2 
- Xác định yêu cầu cảu bài 
+ HS đọc yêu cầu cảu bài .
+ Gv giúp HS phân tích đề , giúp HS nắm vững yêu cầu của bài , tìm được nội dung cho bài giới thiệu .
+ HS nối tiếp nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu .
- HS thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương .
+ Thực hành giới thiệu trong nhóm .
+ Thi giới thiệu trước lớp .
+Bình chọn bàn giới thiệu hay nhất .
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS giới thiệu hay , hấp dẫn .
- Yêu cầu HS viết lại bài giới thiệu vào vở .
Đạo đức
Bài 9: kính trọng và biết ơn người lao động
( tiết 2)
I. Mục tiêu
 - Đã soạn ở tiết 1
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. KTBC: 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: Đóng vai 
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm có nhiện vụ thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống .
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai .
- Các nhóm lên đóng vai .
- Gv phỏng vấn các HS đóng vai .
- Thảo luận cả lớp :
+ Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? 
+ Em cảm thấy như thế nào khi xử lí như vậy ?
3. Hoạt động 1: Trình bày sản phẩm ( bài tập 5, 6 ) 
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm 
- Cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung 
* Kết luận chung 
- GV mời 1, 2 HS đọc to phần ghi nhớ .
4.Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hiện nội dung học vào cuộc sống .
Kĩ thuật
trồng cây rau , hoa ( tiết 1 ) 
i. mục tiêu
1. Kiến thức :
- HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng .
2. Kĩ năng : 
- Trồng được cây rau , hoa trên luống hoặc trong bầu đất .
3. Thái độ :
- Ham thích trồng cây , quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ , đúng kĩ thuật .
ii. Đồ dùng dạy họC
- Cây con rau , hoa để trồng .
- Túi bầu có chứa đầy đất .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : KT sự chuẩn bị của HS 
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu qui trình kĩ thuật trồng cây con . 
- GV gọi một HS đọc nội dung trong SGK 
? Nhắc lại các bước gieo hạt và so sánh các công việc chuẩn bị gieo hạt với chuẩn bị trồng cây con ?
? Tại sao phải chọn cây con khoẻ ,không cong queo ,gầy yếu và không bị sâu bệnh ,đứt rễ,gãy ngọn ?
? Nêu cách chuẩn bị đất trước khi gieo trồng? 
? Cần chuản bị đất trồng cây con như thế nào ?
- Gv hướng dẫn quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con .
- HS nhắc lại các bước trồng cây con .
3. Hoạt động2 : Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn trồng cây con theo các bước trong SGK .
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Trồng cây rau ,hoa ( tiết 2 )
Kĩ thuật
trồng cây rau , hoa 
( tiết 2 )
i. Mục tiêu 
Đã soạn ở tiết một 
ii. đồ dùng dạy học 
Tương tự tiết một 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : Nêu các bước trồng cây con ?
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 3 : HS thực hành trồng cây con 
- HS nhắc lại các bước và cách thực hiện qui trình kĩ thuật trồng cây con .
- GV nhận xét và hệ thống lại .
- GV kiểm tra sự chuẩn bị cảu HS 
- Phân công các nhóm và giao nhiện vụ. 
- HS thực hành trông cây con .
- Nhắc nhở HS vệ sinh sau khi thực hành xong .
3. Đánh giá kết quả học tập của HS
- HS tự đánh giá 
- GV nhận xét, đánh giá .
- HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài .
4. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài " Trồng rau , hoa trong chậu ".

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_4_tuan_20.doc