Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần thứ 30 (chi tiết)

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần thứ 30 (chi tiết)

Tiết 1 : CHÀO CỜ

------------------------------------------------------

Tiết 2 : TOÁN

 Bài: KI – LÔ - MÉT

I. Mục tiêu

 - Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.

 - Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét.

 - Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.

 - Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.

 - Làm được BT1, 2, 3.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV : SGK, bộ đồ dùng học toán, bản đồ Việt Nam

 - HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần thứ 30 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D NB BN BRX;m,TUẦN 30
Thứ hai, ngày 8 tháng 4 năm 2013
Tiết 1 : CHÀO CỜ
------------------------------------------------------
Tiết 2 : TOÁN
 Bài: KI – LÔ - MÉT
I. Mục tiêu
 - Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét.
 - Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
 - Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
 - Làm được BT1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : SGK, bộ đồ dùng học toán, bản đồ Việt Nam
 - HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS lên bảng làm bài
1m = ... dm 50dm = ...m
1m = ... cm 200cm = ...m
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới 
a) Giới thiệu
b) Phát triển các hoạt động 
* Giới thiệu đơn vị đo độ dài km:
- GV nêu: Để đo các khoảng cách lớn, ví dụ quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng đơn vị lớn hơn là ki lô mét.
- GV viết lên bảng: Ki-lô-mét viết tắt là km
- Yêu cầu HS luyện viết 
- Gọi Hs đọc lại
- Gv ghi: 1 km = 1000 m
+ 1 km bằng bao nhiêu m?
+ 1000m bằng bao nhiêu km?
c/ Thực hành.
Bài 1: Số ?
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 2 Hs làm bảng
- Yêu cầu dưới lớp đổi chéo vở nhận xét
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
? Bài tập yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng.
- Gọi HS nêu độ dài từng quãng đường.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát bản đồ Việt Nam
- GV giới thiệu cho HS về bản đồ Việt Nam.
- Gọi 2 HS viết vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng
4. Củng cố – dặn dò
- Hệ thống lại bài.
- GV dặn dò HS về chuẩn bị bài mới
5.Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp
- Hs luyện viết vào bảng con
- Hs đọc tên đơn vị đo km
- Hs nêu: 1 km = 1000 m
- Hs nêu: 1000m = 1km
- HS đọc yêu cầu bài.
- Điền số vào chỗ trống
- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng
1 km = 1000m 1000m = 1km
1 m = 10 dm 10 dm= 1 m
1 m = 100cm 10 cm = 1dm
- Lớp nhận xét
- Hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- Đọc yêu cầu
- Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi sau
- Hs quan sát hình vẽ
- Nêu độ dài từng quãng đường
AB = 23 km, BC = 42 km, CD = 48 km
- Hs thảo luận hỏi - đáp
 Các cặp trình bày trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Đọc yêu cầu
- Nêu số đo thích hợp (theo mẫu)
- Hs quan sát bản đồ Việt Nam
 Quãng đường
Dài
Hà Nội - Cao Bằng
Hà Nội - Lạng Sơn
Hà Nội - Hải Phòng
Hà Nội - Vinh
Vinh - Huế
TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ
TP Hồ Chí Minh- Cà Mau
285 km
169 km
102 km
308 km
368 km
174 km
528 km
- 2 HS viết vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.
- HS nghe
Tiêt 3 + 4 : TẬP ĐỌC
Bài: Ai ngoan sẽ được thưởng
I. Mục tiêu
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
 - Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ (trả lời được CH1, 3, 4, 5).
 - HS khá, giỏi trả lời đựoc CH2.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK, BP, tranh
 - HS : SGK, 
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS đọc bài: “Cây đa quê hương”. 
+ Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
a/ Giới thiệu bài
b/ Phát triển các hoạt động
* Luyện đọc
 a) Gv đọc diễn cảm, hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn cách đọc: 
b) HD Hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc từng câu
- Gv viết bảng các từ cần luyện đọc: quây quanh, non nớt, reo lên, trìu mến....
* Đọc từng đoạn trước lớp:
? Bài này được chia làm mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp 
+ GV treo bảng phụ có viết câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc và đọc mẫu:
Các cháu chơi có vui không? / Các cháu ăn có no không? / Các cô có mắng phạt các cháu không? / Các cháu có thích ăn kẹo không? / Các chấu có đồng ý không?
- “Hồng hào” có nghĩa là gì?
-> Gv giảng
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu Hs đọc trong nhóm. Các HS khác nghe, góp ý.
* Thi đọc giữa các nhóm:
 - Tổ chức cho các nhóm thi đọc
 - GV nhận xét, tuyên dương
* Đọc đồng thanh
 - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 
 - Gv nhận xét - chuyển tiếp 
- 2HS lên bảng thực hiện
- Mở SGK trang 100.
- HS chú ý lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc các câu trong bài.
- HS đọc các từ khó trên bảng.
- 3 đoạn
- HS nối tiếp đọc đoạn
- HS ngắt, nghỉ và nhấn giọng.
- Hs luyện đọc câu
- 2 HS đọc lại câu dài
- Hs đọc chú giải.
- HS đọc trong nhóm, theo dõi và nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm thi đọc đoạn.
- Lớp nhận xét, tuyên dương
- Đọc đồng thanh.
Tiết 2
c) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
* Đọc đoạn 1
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
-> Giảng từ: Đi thăm
-> Khi đi thăm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, các cháu thiếu nhi, Bác Hồ bao giờ cũng chú ý thăm nơi ăn, ở, nơi tắm rửa, vệ sinh. Sự quan tâm của Bác rất chu đáo, tỉ mỉ, cụ thể.
=> Bác Hồ đến thăm trại thiếu nhi...
* Đọc đoạn 2
- Bác hỏi các em học sinh những gì?
- Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì?
-> Giảng từ: Trìu mến
=> Bác Hồ trò chuyện với các cháu 
* Đọc đoạn còn lại
- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
- Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia?
- Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
- Giảng từ: Mừng rỡ
- Nếu là con, thì con sẽ làm gì?(KNS)
- Để xứng đáng là cháu ngoan của Bác chúng ta cần làm gì?(KNS)
=> Bác Hồ chia quà....
d/ Luyện đọc lại
- GV chia lớp thành các nhóm 
- Nhắc lại giọng đọc, lời Bác: ân cần, trìu mến, tình cảm. Lời các cháu: ngây thơ, kéo dài giọng. Lời Tộ, lúng túng, rụt rè.
 - Tổ chức đọc bài phân vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, Hs, Tộ
 - Tổ chức thi đọc phân vai
 - GV cùng lớp nhận xét nhóm, tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện này cho em biết điều gì?
- Dặn dò học sinh
5. Nhận xét tiết học
- Hs đọc đoạn 1, lớp theo dõi
- Bác đi thăm phòng ngủ, nhà ăn, nhà bếp và nơi tắm rửa.
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm theo.
- HS trả lời
- Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phân phát cho các em.
- HS đọc thầm đoạn 3
- Chia kẹo cho các bạn ngoan, bạn nào không ngoan thì không được ăn kẹo.
- Vì bạn Tộ không vâng lời cô.
- Bạn biết dũng cảm nhận lỗi.
- HS thảo luận và trả lời.
- Chia nhóm
- Đọc phân vai trong nhóm: người dẫn chuyện, Bác Hồ, Hs, Tộ
- Các nhóm thi đọc phân vai
- HS suy nghĩ trả lời
------------------------------------------------------- 
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC
Bài: Bảo vệ loài vật có ích
I. Mục tiêu
 - Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
 - Yêu quí và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có 
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : SGK, tranh
 - HS : SGK , VBT
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn đinh
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng kiểm tra: 
+ Vì sao em cần giúp đỡ các bạn bị khuyết tật khuyết tật ?
+ Em có thể làm được gì để giúp đỡ người khuyết tật?
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới
a/Gtb- Ghi đề
b/Nội dung
HĐ 1: Trò chơi “Đố vui đoán xem con gì?”
Mục tiêu: Hs biết ích lợi của một số con vật có ích
Cách tiến hành:
- Gv chia lớp thành 2 tổ
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi: tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ thắng
- GV giơ tranh ảnh các con vật và hỏi: 
+ Trong tranh vẽ con vật gì?
+ Nó giúp ích gì cho con người?
- Ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật lên bảng.
-> Gv kết luận: Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Giúp Hs hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích
Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi
+ Em biết những con vật có ích nào?
+ Kể những lợi ích của chúng?
+ Cần làm gì để bảo vệ chúng?(KNS)
- Gv nhận xét
-> Gv kết luận: 
Hoạt động 3: Nhận xét đúng, sai.
Mục tiêu: Giúp Hs phân biệt các việc làm đúng, sai khi đối xử với loài vật.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh phân biệt việc làm đúng, sai
-> GV kết luận: Các bạn trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ, chăm sóc loài vật. Các bạn trong tranh 2 đã có hành động sai.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Gv hệ thống lại bài
- Dặn Hs về ôn và biết bảo vệ các loài vật có ích
5.Nhận xét tiết học
- 2HS lên bảng thực hiện
Hs chia tổ
- Chú ý lắng nghe
- HS trả lời, Ví dụ:
- Trong tranh là con mèo.
- Con mèo giúp chúng ta bắt chuột.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Hs trao đổi nhóm
 Đại diện nhóm trình bày
- Trâu, bò, cá heo, ong, voi, ngựa, lợn, gà, chó, mèo, cừu,....
- Trâu cày ruộng, chó trông nhà, mèo bắt chuột, gà đẻ trứng,...
- Cần cho chúng ăn, không đánh đập,...
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS làm việc theo nhóm
 Đại diện trình bày, giải thích
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS nghe
**************************************************************************
Thứ ba, ngày 9 tháng 4 năm 2013
Tiết 1 : TOÁN
Bài : Mi – li – mét 
I. Mục tiêu
 - Biết mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với các đơn vị đo độ dài: xăng-ti-mét, mét.
 - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản.
 - BT cần làm: BT 1, 2, 4
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : SGK, BP, bộ đồ dùng toán
 - HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn đinh
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
* Giới thiệu đợn vị đo độ dài mm
- GV yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài đã được học?
- GV giới thiệu vào đơn vị mi li mét.
+ Mi li mét là một đơn vị đo độ dài
+ Mi li mét viết tắt là mm.
- GV yêu cầu HS quan sát độ dài 1cm trên vạch thước kẻ của mình.
? Độ ... ới thiệu
- HS nghe
---------------------------------------------------------
Tiết 5: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. MỤC TIÊU:
- Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT (2) a/b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv: bảng phụ.
- Hs: VBT, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Tiến trình bài học : (30’)
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 - Tiếng khó: 
 Yêu cầu Hs đọc nhẩm bài tìm từ khó viết
Quanh ( Qu + anh) 
 - Phụ âm dễ lẫn: tay dắt # giặt
 da Bác # đi ra
 - Danh từ riêng: Bác Hồ
 - Cách trình bày:
 + Đoạn văn có mấy câu?
 + Tìm các từ viết hoa?
* Viết bảng con từ khó, tiếng dễ sai
 - Gv nhận xét
* Hs chép vào vở:
 - Gv đọc theo dòng thơ.
 - GV theo dõi, uốn nắn.
 - Gv đọc lại đoạn chính tả
* Gv chấm, chữa bài:
 - Gv thu và chấm bài 
 - Gv nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Gv nhận xét giờ học
 - Dặn Hs về luyện viết chính tả và hoàn thành bài tập 
- Hs tìm từ khó trong bài: 
 ùa tới, quây quanh, Bác Hồ, da.
- Gồm 5 câu.
- Bác Hồ, các chữ đầu dòng
- Hs viết bảng con từ và tiếng khó: ùa tới, quây quanh, Bác Hồ.
- Lớp nhận xét
- HS nghe, nắn nót viết bài vào vở.
- HS soát lỗi và đổi chéo vở kiểm tra
- Hs chú ý theo dõi 
- HS nghe
**************************************************************************
Thứ sáu, ngày 12 tháng 4 năm 2013
Tiết 1 : THỂ DỤC
 (GV CHUYÊN DẠY)	
 ------------------------------------------------------
Tiết 2 : CHÍNH TẢ ( nghe – viết)
Bài: Cháu nhớ Bác Hồ
I. Mục tiêu
 - Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
 - Làm được BT (2) a, BT (3) a
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : SGK, BP, 
 - HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a/Gtb – Ghi đề
b/Hướng dẫn viết chính tả
a) Củng cố nội dung
 - GV đọc đoạn chính tả 
? Đoạn thơ nói về điều gì?
b) Nhận xét chính tả
 - Tiếng khó: 
 Yêu cầu Hs đọc nhẩm bài tìm từ khó viết
bâng khuâng ( b + âng, kh + uâng) 
 - Phụ âm dễ lẫn: chòm râu # quả dâu
 bấy lâu # màu nâu
 - Danh từ riêng: Bác 
 - Cách trình bày:
 ? Cần viết hoa những chữ nào?
c) Viết bảng con từ khó, tiếng dễ sai
 - Gv nhận xét
* Hs chép vào vở
 - Gv đọc theo dòng thơ.
 - GV theo dõi, uốn nắn.
 - Gv đọc lại đoạn chính tả
* Gv chấm, chữa bài
 - Gv thu và chấm bài 
 - Gv nhận xét, đánh giá.
c/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
 - Gv nhận xét, chốt kết quả đúng
-> Gv: Củng cố quy tắc viết ch/tr
Bài tập 3: Thi đặt câu nhanh
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hs nối tiếp đặt câu
- Gv ghi bảng, nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống lại bài
- GV dặn dò HS về chuẩn bị bài mới
5.Nhận xét tiết học
- Hs chú ý lắng nghe
- 2 HS đọc bài thơ.
- Đoạn thơ nói về tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ.
- Hs tìm từ khó trong bài: 
 chòm râu, ngẩn ngơ, bâng khuâng, bấy lâu
- Viết hoa tất cả các chữ đầu dòng và tên riêng
- Hs viết bảng con từ và tiếng khó: chòm râu, ngẩn ngơ, bâng khuâng, bấy lâu
- Lớp nhận xét
- HS nghe, nắn nót viết bài vào vở.
- HS soát lỗi và đổi chéo vở kiểm tra
- Hs chú ý theo dõi 
- Đọc yêu cầu bài tập
- Điền vào chỗ trống 
- Làm bài cá nhân, 1 Hs làm bài trên bảng
 chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế .
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Đọc yêu cầu bài tập
- Thi đặt câu nhanh 
- Hs đặt câu
- Lớp nhận xét
- HS nghe
 --------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
Bài: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu
- Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : SGK, BP, 
 - HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a/Gtb – Ghi đề:
b/ Cộng các số có ba chữ số:
- GV ghi phép tính lên bảng.
326 + 253 = ?
- Gọi Hs đọc phép tính
- Yêu cầu Hs thao tác trên các ô vuông
- GV thực hiện tính trên các ô vuông biểu diễn.
- Yêu cầu Hs nêu cách đặt tính.
- Cho Hs tìm cách tính trong nhóm đôi
? Em rút ra kết luận gì về cách đặt tính và tinh?
? Nêu cách cộng các số có ba chữ số với số có ba chữ số?
c. Thực hành
Bài 1: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 2 Hs làm bảng
- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng
- YC HS nêu cách tính ở một phép tính cụ thể.
- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
-> GV: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
? Bài tập yêu cầu làm gì?
- Gv viết phép tính trên bảng, yêu cầu Hs nêu thành phần
- Yêu cầu 2 Hs làm bài trên bảng, lớp làm vở
- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng
- YC HS nêu cách tính ở một phép tính cụ thể.
- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
-> GV: Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện các phép tính cộng không nhớ trong phạm vi 1000.
Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)
? Bài tập yêu cầu làm gì?
- Gv đưa mẫu, gọi Hs nhận xét mẫu
400 + 300 = 700
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân
- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng
-Gv: Rèn kĩ năng cộng nhẩm các số tròn trăm
4. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách cộng các số có ba chữ số với số có ba chữ số?
- GVdặn dò học sinh 
5.Nhận xét tiết học
- Hs đọc phép tính 326 + 253 = ?
- Hs thao tác trên các ô vuông
- Hs theo dõi 
- Hs trao đổi tìm cách tính
- Các cặp trình bày trước lớp
+ Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
+ Tính: Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm.
+ Đặt tính sao cho thẳng hàng thẳng cột, tính từ phải sang trái...
- HS nêu yêu cầu bài.
- Tính 
-2 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT
 235 637 503 + + +
 451 354 43
686 991 546
 686 991 546
- Hs nêu cách tính
- Hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- HS nêu yêu cầu bài 
- Đặt tính rồi tính
- Hs nêu thành phần phép tính
-2 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT 
 832 257 
 + +
 152 321 
 984 578 
- Hs nêu cách tính
- Hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả
- Hs đọc yêu cầu
- Tính nhẩm theo mẫu
- Hs nhận xét mẫu: cộng các số ở hàng trăm với nhau, số 0 ở hàng chục và đơn vị giữ nguyên
- Hs làm bài cá nhân, nêu kết quả nối tiếp
500 +100 = 600 200 +200 = 400
300 +100 = 400 500 +300 = 800
600 +300 = 900 800 +100 = 900
400 +600 = 1000 500 +500 = 1000
- Lớp nhận xét
- Đặt tính sao cho thẳng hàng thẳng cột, tính từ phải sang trái...
------------------------------------------------- 
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
Bài: Nghe - trả lời câu hỏi
I. Mục tiêu
 - Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối (BT1); viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1 (BT2).
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : SGK, BP
 - HS : SGK , đồ dùng học tập cá nhân
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng kể chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới
* Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập1: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi
 - Gọi HS đọc yêu cầu BT
? Bài yêu cầu làm gì? 
- Gọi Hs đọc 4 câu hỏi
- Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh
- GV kể chuyện 3 lần: Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Bác ân cần; giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
+ Kể lần 1: dừng lại, yêu cầu HS quan sát lại bức tranh, đọc lại 4 câu hỏi.
+ Kể lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.
+ Kể lần 3: không cần kết hợp kể với lời giới thiệu tranh.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn 4 câu hỏi, nêu lần lượt từng câu hỏi, yêu cầu Hs trao đổi cặp hỏi - đáp
+ Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
+ Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
+ Khi biết hòn đá bị kênh, bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
+ Câu chuyện “ Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ?
- Gv nhận xét
- Gọi 2 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện-> - Gv ghi điểm
Bài tập 2: Viết câu trả lời cho câu hỏi trong bài tập 1
- Yêu cầu HS đọc BT
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân
*Lưu ý: HS có thể thêm lời thoại nếu muốn.
- Gv nhận xét, chốt 
+ Bác rất quan tâm tới mọi người .
+ Cần quan tâm đến mọi người xung quanh.
+ Hãy tránh cho người khác gặp phải điều không may.
4. Củng cố, dặn dò
- Qua mẩu chuyện về Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho mình?
5.Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng kể, lớp theo dõi
- Hs đọc yêu cầu bài tập
- Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi 
- HS đọc 4 câu hỏi
- Lớp quan sát tranh minh hoạ và nêu nội dung của tranh: 
- Hs chú ý lắng nghe
- Hs trao đổi cặp trả lời
 Các cặp trình bày trước lớp
- Bác và các chiến sĩ đi công tác.
- Khi đi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có 1 hòn đá bị kênh.
- Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
 -Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người .
- HS suy nghĩ trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 2 HS kể trước lớp
- 1Hs đọc yêu cầu bài tập
- Viết câu trả lời cho câu hỏi trong BT1
- HS làm bài cá nhân.
- Hs đọc bài làm
- Lớp nhận xét
- Từng cặp HS đóng vai tình huống trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác.
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
I. Đánh giá hoạt động tuần 30 
1. Ưu điểm: 
- Có ý thức đi học đầy đủ
-Truy bài: nghiêm túc và có hiệu quả
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ
- Đã có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Thăm hỏi gia đình học sinh
2. Tồn tại:
- Một số em còn mất trật tự trong giờ học
- Một số em con chưa có đầy đủ đồ dùng học tập
- lớp học còn trầm, ít xây dựng phát biểu bài
II. Kế hoạch tuần 230
1. Nề nếp: 
- Thực hiện tốt các nội quy của trường lớp đề ra
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học phải có lí do.
- Hiểu ý nghĩa ngày 30/4 và 1/5
- Lễ phép với thầy, cô giáo.
2. Học tập:
- Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Có đầy đủ đồ dùng trước khi đến lớp
- Vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Trong lớp tích cực học tập, phát biểu ý kiến.
- Thăm hỏi gia đình học sinh.
- Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ các bạn yếu luyện đọc và làm toán
3. Công tác khác:
- Tham gia các phong trào đầy đủ.
- Đôn đốc học sinh nộp quỹ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 30 gui phuong.doc