Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 30 (chuẩn)

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 30 (chuẩn)

TUẦN 30

Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 2013

TẬP ĐỌC

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I) Mục đích yêu cầu

 - Đọc đúng rõ ràng toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

 - Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4, 5. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 2.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.

* GD KNS:

- Tự nhận thức.

- Ra quyết định.

II) Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa trong SGK

 - Bảng phụ ghi sãn câu văn cần luyện đọc.

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 30 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 30
(từ ngày 25 /03 đến ngày 29 /03/2013)
Thứ
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Lồng ghép
2
25/03
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
1
2
3
4
Ai ngoan sẽ được thưởng
Ai ngoan sẽ được thưởng
Ki – lô – mét
Bảo vệ loài vật có ích (Tiết 1)
GD KNS + TH HCM
THMT + KNS
3
26/03
Kể chuyện
Toán
Chính tả
Thủ công
1
2
3
4
Ai ngoan sẽ được thưởng
Mi – li – mét
Ai ngoan sẽ được thưởng
Làm vòng đeo tay (Tiết 2)
GD KNS
4
27/03
Tập đọc
Toán
Luyện từ và câu
1
2
3
Cháu nhớ Bác Hồ
Luyện tập
Từ ngữ về Bác Hồ
TH BVMT + TT HCM
5
28/03
Tập viết
Toán
TN & XH
1
2
3
Chữ hoa M kiểu 2
Viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị
Nhận biết cây cối và các con vật
GD KNS
6
29/03
Chính tả
Toán
Tập làm văn
HĐTT
1
2
3
Cháu nhớ Bác Hồ
Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
Nghe – trả lời câu hỏi
GD KNS + TT HCM
TUẦN 30
Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 2013
TẬP ĐỌC
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I) Mục đích yêu cầu
 - Đọc đúng rõ ràng toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
 - Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
 - Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4, 5. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 2.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
* GD KNS:
- Tự nhận thức.
- Ra quyết định.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng phụ ghi sãn câu văn cần luyện đọc.
III) Hoạt động dạy học Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS đọc bài trả lời câu hỏi:
 + Từ ngữ và câu văn nào cho thấy cây đa sống rất lâu?
 + Ngồi dưới gốc đa hóng mát tác giả còn thấy vẻ đẹp gì của quê hương?
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài + Chủ điểm
 - HS quan sát tranh hỏi:
 + Tranh vẽ những gì?
 - Tuần 30 và 31 các em học các bài tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn gắn với chủ điểm nói về vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta là Bác Hồ.
 - Truyện mở đầu cho chủ điểm Ai ngoan sẽ được thưởng kể về sự quan tâm của Bác Hồ với thiếu nhi, về một bạn thiếu nhi thật thà dũng cảm nhận lỗi với Bác.
 - Ghi tựa bài
b) Luyện đọc
* Đọc mẫu: giọng kể chuyện vui, lời Bác ôn tồn, trìu mến. Giọng các cháu vui vẻ, nhanh nhảu, giọng Tộ: khẽ, nhẹ nhàng.
* Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
 - Đọc câu: HS nối tiếp nhau luyện đọc câu
 - Đọc từ khó: quây quanh, hồng hào, tắm rửa, lời non nớt, mắng phạt, trìu mến, mừng rỡ. Kết hợp giải nghĩa các từ ở mục chú giải.
+ GV giải nghĩa từ.
+ Hồng hào: (da) đỏ hồng, thể hiện sức khoẻ tốt
+ Lời non nớt: lời trẻ em thơ ngây
+ Trìu mến: thể hiện tình thương yêu
+ Mừng rỡ: vui mừng lộ rõ ra bên ngoài
 - Đọc đoạn: HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn
 - Đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng
 Các cháu chơi có vui không?/ Các cháu ăn có no không?/ Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không?/ Các cháu có đồng ý không?
 - Đọc đoạn theo nhóm
 - Thi đọc nhóm: CN, từng đoạn
 - Nhận xét tuyên dương
- Hát vui
- Cây đa quê hương
- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.
- Lúa vàng gợn sóng, đàn trâu ra về bóng sừng trâu kéo dài lan giữa ruộng đồng yên lặng.
- Phát biểu
- Nhắc lại
- Luyện đọc câu
- Luyện đọc từ khó
- Luyện đọc đoạn
- Luyện đọc ngắt nghỉ
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
C) Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
 - Khi đi thăm cán bộ, chiến sĩ đồng bào, các cháu thiếu nhi, Bác Hồ bao giờ cũng rất chú ý thăm nơi ăn, nơi ở, nhà bếp, nơi tắm rửa, nơi vệ sinh. Sự quan tâm của Bác rất chu đáo, tỉ mỉ, cụ thể.
* Câu 2: Bác Hồ hỏi những em học sinh những điều gì? ( Dành cho HS khá giỏi).
 - Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì?
* Câu 3: Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
* Câu 4: Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo của Bác chia?
* Câu 5: Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
d) Luyện đọc lại
 - HS phân vai đọc lại câu chuyện
 - Nhận xét tuyên dương
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Câu chuyện này cho em biết điều gì?
 - Nhận xét tuyên dương
 - GDHS: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm tới thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà dũng cãm mới xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Chăm chỉ học tập tốt, để đạt được những gì mà Bác mong ước.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà luyện đọc lại bài
 - Xem bài mới
Bác Hồ đi thăm phòng ngủ, nhà ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa. 
- Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không? Các cô có mắng phạt các cháu không? Các cháu có thích kẹo không?
- Bác quan tâm tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phát cho các em.
- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho người ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.
- Vì Tộ thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Vì Tộ thật thà, dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan
- Thi đọc theo vai
- Nhắc tựa bài
- Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà dũng cảm.
TOÁN
KI – LÔ – MÉT
I) Mục tiêu
 - Biết ki – lô – mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki – lô – mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị ki – lô – mét với đơn vị mét.
 - Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
 - Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
 Các bài tập cần làm: bài 1, 2, 3. Bài 4 dành cho HS khá giỏi.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
 - Bảng nhóm
III) Đồ dùng dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS lên bảng làm bài tập
 - Nhận xét ghi điểm
15m + 15m = 40m 50m – 25m = 25m
60m + 40m = 100m 35m – 16m = 19m
3) Bài mới
a) Giới thiệu đơn vị đo độ dài ki – lô – mét 
( km).
 - Các em đã học các đơn vị đo độ dài là xăng – ti – mét, đề - xi – mét và mét. Để đo các khoảng cách lớn, chẳng hạn, quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng đơn vị lớn hơn là ki – lô – mét.
 - Ghi bảng: ki – lô – mét viết tắt là km.
1 km = 1000m
 - HS đọc lại
b) Thực hành
* Bài 1: Số?
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: các em vận dụng những quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài là km, m, dm, cm để làm.
 - HS làm bài tập bảng con
 - Nhận xét sửa sai
1 km = 1000 m 1000 m = 1 km
 1 m = 10 dm 10 dm = 1 m
 1 m = 100 cm 10 cm = 1 dm
* Bài 2: Trả lời câu hỏi
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: các em đọc kĩ chiều dài các quãng đường đã cho để trả lời các câu hỏi:
 + Quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu ki – lô – mét?
 + Quãng đường từ B đến D (qua C) dài bao nhiêu ki – lô – mét?
 + Quãng đường từ C đến A (qua B) dài bao nhiêu ki – lô – mét?
 - Nhận xét sửa sai
* Bài 3: Nêu số đo thích hợp
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: HS đọc bản đồ, để biết các thông tin trên bản đồ.
 VD: quãng đường từ Hà Nội đến Vinh dài 308 km.
 - HS làm bài tập theo nhóm
 - HS trình bày
 - Nhận xét tuyên dương
Quãng đường
Dài
- Hà Nội – Cao Bằng
- Hà Nội – Lạng Sơn
- Hà Nội – Hải Phòng
- Hà Nội – Vinh
- Vinh – Huế
- Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ
- Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau
- 285 km
- 169 km
- 102 km
- 308 km
- 368 km
- 174 km
- 354 km
 * Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS làm bài tập bảng con + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai ghi điểm
1 km = 1000 m 1m = 100 dm
 1 m = 10 cm 1 dm = 10 cm
 - GDHS: chăm chỉ học toán để học toán tốt hơn, nắm và đọc được tên các đơn vị đo độ dài khi viết bằng kí hiệu viết tắt.
4) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Mét
- Làm bài tập bảng lớp
- Đọc lại
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập bảng con
- Đọc yêu cầu 
- 23 km
- 90 km
- 65 km
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Nhắc tựa bài
- Làm bài tập bảng lớp + bảng con
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
I) Mục tiêu
 - Kể lại được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
 - Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
* GD KNS:
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong VBT
 - Phiếu thảo luận nhóm hoạt động 2
III) Hoạt động dạy học Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Chúng ta cần làm gì đối với người khuyết tật?
 + Chúng ta cần làm những việc gì để giúp đỡ người khuyết tật?
 - Nhận xét tuyên dương.
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học đạo đức bài: Bảo vệ loài vật có ích.
 - Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Trò chơi đố vui đoán xem con gì?
 - Phổ biến trò chơi: thầy nói tên con vật các em nêu đặc điểm của con vật đó và ích lợi của nó.
 - VD: Con chó
 - HS chơi
=> Kết luận: Hầu hết các con vật đều có ích cho cuộc sống.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 - Chia lớp thành 3 nhóm và thảo luận
a) Em biết được những con vật nào có ích?
b) Hãy kể ích lợi của chúng.
c) Em cần phải làm gì để bảo vệ chúng.
 - HS trình bày 
=> Kết luận: Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp ta sống trong môi trường trong lành. Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có ích lợi cụ thể, mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui mà giúp ta thêm nhiều điều kì diệu.
* Hoạt động 3: Nhận xét đúng sai
 - HS quan sát tranh trong VBT.
 + Tranh 1: Tịnh đang chăn trâu
 + Tranh 2: Bằng, Đạt dùng súng cao su bắn chim.
 + Tranh 3: Hương đang cho mèo ăn
 + Tranh 4: Thành đang rắc thóc cho gà ăn.
 - HS thảo luận
 - HS trình bày
 => Kết luận: Tranh 1, 3, 4 đúng, tranh 2 sai vì không nên giết hại chim.
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ loài vật có ích?
 - GDHS: chăm sóc và bảo vệ các loài vật có trong gia đình, thiên nhiên.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Giúp đỡ người khuyết tật
- Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật.
- Chúng ta giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng mình.
- Nhắc lại
 ...  nhanh
 - Nhận xét tuyên dương
328 = 300 + 20 + 8
 405 = 400 + 5
638 = 600 + 30 + 8
 - GDHS: nắm cách đọc số và phân tích số cẩn thận.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Luyện tập
- Làm bài tập bảng lớp
- Đếm số
- 357 gồm: 3 trăm, 5 chục, 7 đơn vị
-Làm bài bảng con + bảng lớp
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở + bảng lớp
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập theo nhóm
- Trình bày
- Nhắc tựa bài
- Phân tích số nhanh
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT
I) Mục tiêu
 - Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
 - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
* GD KNS:
- Kĩ năng quan sát và xử lí các thông tin về cây cối và các con vật.
- Kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng nhóm
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Hãy kể tên một số loài vật sống ở trên không?
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Để các em hiểu thêm về cây cối và các con vật sống dưới nước và trên cạn. Hôm nay các em học tự nhiên và xã hội bài mới.
 - Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Làm việc SGK
 - HS thảo luận nhóm
 - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi:
 + Hãy chỉ và nói: cây nào sống trên cạn, cây nào sống dưới nước, cây nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí.
 + Hãy chỉ và nói: con vật nào sống trên cạn, dưới nước, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, bay lượn trên không.
 - Các nhóm thảo luận
 - Đại diện nhóm báo cáo
 - Cây có thể sống ở đâu.
Hình
Tên cây
Sống trên cạn
Sống dưới nước
Trên cạn, dưới nước
Rễ hút hơi nước
1
2
3
4
Phượng
Phong lan
Súng
Rau muống
x
x
x
x
 - Các con vật có thể sống được ở đâu?
Hình
Tên con vật
Sống trên cạn
Sống dưới nước
Trên cạn, dưới nước
Bay lượn trên không
5
6
7
8
9
10
11
Cá
Sóc
Sư tử
Rùa
Vẹt
Ếch
Rắn
x
x
x
x
x
x
x
 - Nhận xét bổ sung
* Hoạt động 2: Triển lãm
 - Chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 Nhóm 1: Trình bày tranh ảnh của cây cối và con vật sống trên cạn.
 Nhóm 2: Trình bày tranh ảnh các cây cối và con vật sống dưới nước.
 Nhóm 3: Trình bày tranh ảnh cây cối con vật sống trên cạn, dưới nước và con vật sống trên không.
 - Các nhóm thảo luận
 - Các nhóm trình bày
 - Nhận xét kết quả của các nhóm
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS kể tên các cây cối, con vật sống dưới nước, trên cạn, vừa sống dưới nước, trên cạn?
 - GDHS: Chăm sóc, bảo vệ cây cối và các con vật.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Một số loài vật sống trên không
- Kể 
- Nhắc lại
- Thảo luận
- Quan sát
- Thảo luận
- Báo cáo
- Thảo luận
- Trình bày
- Nhắc tựa bài
- Kể
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2013
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I) Mục đích yêu cầu
 - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
 - Làm được bài tập 2, 3 a/ b.
II) Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2a
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS viết bảng lớp + nháp các từ: Bác Hồ, ùa tới, quây quanh, hồng hào.
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học chính tả bài: Cháu nhớ Bác Hồ.
 - Ghi tựa bài
b) Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
 - Đọc bài chính tả
 - HS đọc lại bài
* Hướng dẫn nắm nội dung bài
 - Bài thơ thể hiện tình cảm của ai đối với ai?
 - Bạn nhỏ ở đâu? Vào hoàn cảnh nào?
* Hướng dẫn nhận xét
 - Tìm trong bài những từ ngữ được viết hoa? Vì sao?
* Hướng dẫn viết từ khó
 - HS viết bảng con từ khó, kết hợp phân tích tiếng các từ: vầng trán, Bác, bâng khuâng, ngẩn ngơ.
* Viết chính tả
 - Lưu ý HS: thơ lục bát câu 6 viết lùi vào 1 ô, chữ đầu mỗi câu viết hoa, cách cầm viết, ngồi viết, để vở ngay ngắn.
 - Đọc bài, HS viết bài vào vở
 - Quan sát uốn nắn HS.
* Chấm, chữa bài
 - Đọc bài cho HS soát lại
 - HS tự chữa lỗi
 - Chấm 4 vở của HS nhận xét
c) Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2a: HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: các em chọn âm ch/ tr để điền vào các chỗ trống.
 - HS làm bài vào vở + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
 Chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế.
* Bài 3a: HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: Các em tìm từ có tiếng chứa âm ch/ tr rồi đặt câu với từ đó.
 - HS đặt câu
 - HS đọc câu vừa đặt
 - Nhận xét sửa sai
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS viết bảng lớp các lỗi mà lớp viết sai nhiều.
 - Nhận xét ghi điểm
 - GDHS: chú ý lắng nghe để viết đúng chính tả và đẹp hơn.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà chữa lỗi, xem bài mới
- Hát vui
- Ai ngoan sẽ được thưởng
- Viết bảng lớp + nháp
- Nhắc lại
- Đọc bài
- Của bạn nhỏ đối với Bác Hồ
- Trong vùng địch chiếm khi đất nước còn bị chia cắt làm hai miền
- Bác và các chữ đầu câu
- Viết bảng con từ khó
- Viết chính tả
- Chữa lỗi
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở + bảng lớp
- Đọc yêu cầu
- Đặt câu
- Đọc câu vừa đặt
TOÁN
PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I) Mục tiêu
 - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
 - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
 - Các bài tập cần làm: bài 1 (cột 1, 2, 3), 2 (a), 3. Bài 1 (cột 4, 5), 2 (b) dành cho HS khá giỏi.
II) Đồ dùng dạy học
 - Các hình vuông to, nhỏ và các HCN
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
- HS lên bảng làm bài tập
 - Nhận xét ghi điểm
825 = 800 + 20 + 5 320 = 300 + 20
173 = 100 + 70 + 3 209 = 200 + 9
3) Bài mới
a) Cộng các số có ba chữ số.
 - Số 326 (gắn 3 hình vuông to, 2 HCN và 6 ô vuông)
 - Số 253 (gắn 2 hình vuông to, 5 HCN và 3 ô vuông)
 - Để thực hiện cộng hai số này, để có kết quả chung.
 - Đặt tính
 +
 326 Đặt tính viết các số thẳng cột với
 253 nhau, thực hiện phép tính từ trái 
 Sang phải.
 - Tính 
 +
 326 . 6 cộng 3 bằng 9, viết 9
++++++
 253 . 2 cộng 5 bằng 7, viết 7
 579 . 3 cộng 2 bằng 5, viết 5
b) Thực hành
* Bài 1: Tính
 - HS đọc yêu cầu
 - Lưu ý HS: viết các số thẳng cột với nhau, thực hiện phép tính từ phải sang trái.
 - HS làm bài bảng con + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
+
+
+
 235 637 503
 451 162 354
 686 799 857
* Bài 2: Đặt tính rồi tính
 - HS đọc yêu cầu
 - Lưu ý HS: Đặt tính viết các số thẳng cột với nhau, thực hiện phép tính từ phải sang trái.
 - HS làm bài vào vở + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
a) 832 + 152 257 + 321
+
+
 832 257
 152 321
 984 578
* Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn mẫu
 a) 200 + 100 = 300 b) 800 + 200 = 1000
 - HS nhẩm các phép tính
 - HS nêu miệng kết quả
 - Ghi bảng
 - HS nhận xét sửa sai
a) 200+100=300 500+100=600 200+200=400
500+200=700 300+100=400 500+300=800
300+200=500 600+300=900 800+100=900
b) 800 + 200 = 1000 400 + 600 =1000
 500 + 500 = 1000
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS lên bảng làm bài tập
 - Nhận xét ghi điểm
+
+
+
 200 408 67
 627 31 132
 827 439 199
 - GDHS: làm tính cẩn thận để làm toán nhanh và đúng.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị
- Làm bài tập bảng lớp
- Đọc yêu cầu
- Làm bài bảng lớp + bảng con
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở + bảng lớp
- Đọc yêu cầu
- Nhẩm
- Nêu miệng kết quả
- Nhận xét sửa sai
- Nhắc tựa bài
- Làm bài tập bảng lớp
TẬP LÀM VĂN
NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I) Mục đích yêu cầu
 Nghe kể và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối (BT1); viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở bài tập 1 (BT2).
* TH tư tưởng Hồ Chí Minh.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh trong SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS kể lại câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
 - HS thực hành nói lời chia vui
 Năm nay bạn An học được hạng nhất
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học tập làm văn bài mới.
 - Ghi tựa bài
b) Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: miệng
 - HS đọc yêu cầu
 - HS quan sát tranh minh họa trong SGK
 + Tranh vẽ gì?
 - Kể chuyện 3 lần: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
 - Kể lần 1: dừng lại yêu cầu HS quan sát tranh và đọc các câu hỏi trong SGK.
 - Kể lần 2: Vừa kể vừa giới thiệu lại tranh.
 - Kể lần 3: nêu câu hỏi
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
d) Câu chuyện qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?
* Bài 2: Viết
 - HS đọc yêu cầu
 - Nhắc HS chú ý: chỉ viết câu trả lời cho câu hỏi d (BT1) không cần viết lại câu hỏi.
 - HS nêu lại câu hỏi d và câu trả lời.
 - HS viết bài vào vở
 - HS đọc bài vừa viết
 - Nhận xét ghi điểm
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Câu chuyện qua suối em rút ra bài học gì cho mình?
 - GDHS: Giúp đỡ mọi người nhất là người già yếu, khuyết tật. Cần quan tâm đến mọi người xung quanh và làm theo Bác.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Đáp lời chia vui. Nghe trả lời câu hỏi
- Kể chuyện
- Thực hành nói lời chia vui
- Nhắc lại
- Đọc yêu cầu
- Quan sát
- Tranh vẽ Bác Hồ và các chiến sĩ đứng bên bờ suối. Dưới suối có 1 chiến sĩ đang sửa lại hòn đá.
- Quan sát và đọc câu hỏi
- Bác Hồ và các chiến sĩ đi công tác.
- Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ xảy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
- Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
- Bác quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá cho người đi sau khỏi bị ngã nữa
- Đọc yêu cầu
- Đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi
- Làm bài vào vở
- Đọc bài
- Nhắc tựa bài
- Cần quan tâm đến tất cả mọi người

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 30.doc