Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 29

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 29

Tập đọc

Những quả đào ( 2 tiết )

I. Mục tiêu

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ;bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật .

- Hiểu ND : Nhờ quả đào ,ông biết tính nết các cháu .Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn ,khi bạn ốm . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

GDKNS : tự nhận thức; Xác định giá trị bản thân

 II. Phương tiện dạy học

 GV : Tranh minh hoạ bài đọc

 HS : SGK

III. Tiến trình dạy học

 

doc 21 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tập đọc
Những quả đào ( 2 tiết )
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ;bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật .
- Hiểu ND : Nhờ quả đào ,ông biết tính nết các cháu .Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn ,khi bạn ốm . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
GDKNS : tự nhận thức; Xác định giá trị bản thân
 II. Phương tiện dạy học
	GV : Tranh minh hoạ bài đọc
	HS : SGK
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. ổn định
2. Bài cũ : Cây dừa
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Cây dừa.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Khám phá
- Hỏi: Nếu bây giờ mỗi con được nhận một quả đào, các con sẽ làm gì với quả đào đó?
- Ba bạn nhỏ Xuân, Vân, Việt cũng được ông cho mỗi bạn một quả đào. Các bạn đã làm gì với quả đào của mình? Để biết được điều này chúng ta cùng học bài hôm nay Những quả đào.
- Ghi tên bài lên bảng. 
Kết nối
v Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài:
- GV chia đoạn: 4 đoạn và hướng dẫn ngắt nghỉ: 
- Luyện đọc nối tiếp câu .
- Hướng dẫn đọc từ khó và giải nghĩa từ: quả đào, nhỏ, hỏi, chẳng bao lâu, giỏi, với vẻ tiếc rẻ, vẫn thèm, trải bàn, chẳng, thốt lên,
- Luyện đọc nối tiếp đoạn .
 - GV đọc mẫu lần 2
 - Luyện đọc nhóm .
Thực hành
v Hoạt động 2: Thi đọc .
- Treo bảng phụ đoạn 3
- GV đọc mẫu . - 
- Tổ chức thi đọc trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
. Vận dụng 
- Hôm nay học bài gì?.
- Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Tiết 2 
- Hát
- 2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Cây dừa và trả lời câu hỏi cuối bài.
- HS dưới lớp nghe và nhận xét bài của bạn.
1 HS đọc.
-Gạch bút chì vào sgk
- Đọc 2, 3 lượt
 - Phát hiện từ khó đọc .
 - Đọc CN + ĐT
- 2, 3 lượt
- Đọc nhóm 4
- 1 HS đọc lại bài
- 2, 3 HS đọc lại
- Đại diện nhóm ( 6, 7 em đọc) cá nhân + ĐT.
- Nhận xét bình chọn
TIẾT 2
1. ổn định
2. Bài cũ 
Những quả đào (Tiết 1)
3. Bài mới 
Khám phá
Để biết được tính nết của tùng người cháu ,người ông đã dựa vào các quả đào .Từ đó người ông đã nhận xét về các cháu của mình như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc :: Những quả đào(T2) 
Kết nối
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- Người ông dành những quả đào cho ai?
- Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?
- Ông đã nhận xét về Xuân ntn?
- Vì sao ông lại nhận xét về Xuân như vậy?
- Bé Vân đã làm gì với quả đào ông cho?
- Ông đã nhận xét về Vân ntn?
- Chi tiết nào trong chuyện chứng tỏ bé Vân còn rất thơ dại?
- Việt đã làm gì với quả đào ông cho?
- Ông nhận xét về Việt ntn?
- Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy?
- Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
ý nghĩa: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngỵi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm
Thực hành:
v Hoạt động 2: Luyện đọc phân vai
- GV đọc mẫu.
- Tổ chức thi đọc trước lớp.
- Nhận xét tuyên dương .
Vận dụng: -Câu chuyện nói lên điều gì?
-Giáo dục tư tưởng: Nhận xét 
- Dặn dò - đọc bài.
Hát
- Theo dõi bài, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- Người ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ.
- Xuân đã ăn quả đào rồi lấy hạt trồng vào 1 cái vò. Em hi vọng hạt đào sẽ lớn thành 1 cây đào to.
- Người ông sẽ rằng sau này Xuân sẽ trở thành 1 người làm vườn giỏi.
- Oõng nhận xét về Xuân như vậy vì khi ăn đào, thấy ngon Xuân đã biết lấy hạt đem trồng để sau này có 1 cây đào thơm ngon như thế. Việc Xuân đem hạt đào đi trồng cũng cho thấy cậu rất thích trồng cây.
- Vân ăn hết quả đào của mình rồi đem vứt hạt đi. Đào ngon đến nổi cô bé ăn xong rồi vẫn còn thèm mãi. 
- Ông nhận xét: Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá.
- Bé rất háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn còn thèm mãi. Bé chẳng suy nghĩ gì ăn xong rồi vứt hạt đào đi luôn.
- Việt đem quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, Việt đặt quả đào lên gườn bạn rồi trốn về.
- Ông nói Việt là người có tấm lòng nhân hậu.
- Vì Việt rất thương bạn, biết nhường phần quà của mình cho bạn khi bạn ốm.
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Con thích Xuân vì cậu có ý thức giữ lại giống đào ngon.
+ Con thích Vân vì Vân ngây thơ.
+ Con thích Việt vì cậu là người có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương bạn bè, biết san sẻ quả ngon với người khác.
+ Con thích người ông vì ông rất yêu thích các cháu, đã giúp các cháu mình bọc lộ tính cách 1 cách thoải mái, 1 cách tự nhiên.
- 4 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn truyện.
- 5 HS đọc lại bài theo vai.
Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013
	Toán
Tiết 142: Các số có ba chữ số.
I. Mục tiêu:
-Nhận biết được các số có ba chữ số ,Biết cách đọc ,viết chúng . 
-Nhận biết số có có ba chữ số gồm số trăm ,số chục ,số đơn vị 
-Bài 2;Bài 3
II. Phương tiện dạy học:
- Các hình vuông biểu diễn các trăm, các chục và các đơn vị.
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- KT về thứ tự và so sánh số từ 111 đến 200
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) Giới thiệu bài : 
b)Hoạt động 1: GT các số có 3 chữ số.
- gắn hình biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn tiếp hình biểu diễn 40 và hỏi: Có mấy chục?
- Gắn 3 hình biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị?
- Hãy viết số gồm2trăm4 chục 3 đơn vị?
- 243 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
* Tiến hành tương tự với các số khác.
* GV đọc số bất kì.
c) Hoạt động 2: Luyện tập:
* Bài 2:
- BT yêu cầu gì?
- GV HD: Em cần nhìn số, đọc số theo đúng hướng dẫn về cách đọc, sau đó tìm cách đọc đúng và nối với số.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
Tương tự bài 2.
4/ Củng cố ,dặn dò:
- GV Ổn định cho hS thi đọc và viết số có 3 chữ số.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
5/ Nhận xét tuyên dương 
- Hát
- Vài HS đọc và viết số
- NHận xét.
- Có 2 trăm
- Có 4 chục
- có 3 đơn vị
- HS viết: 243- HS đọc CN+ ĐT
- Gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị
- HS đọc, viết các số: 235; 310; ...; 252.
- HS tìm hình biểu diễn cho số đó.
- Tìm cách đọc tương ứng với số.
- HS làm phiếu HT
315- d; 311- c; 322- g; 521- e; 450- b; 405- a.
Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2013
Tập đọc
Tiết 87 : Cây đa quê hương
I. Mục tiêu
-Đọc rành mạch toàn bài ; -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.
- Hiểu ND : Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương ,thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương . ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4) 
+ Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước.
II. Phương tiện dạy học :	GV : Tranh minh hoạ bài đọc, ảnh những cây đa to ở làng quê
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc 4 đoạn của chuyện Những quả đào
- Em thích nhân vật nào trong chuyện ? Vì sao ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV cho HS QS tranh minh hoạ, giới thiệu, ghi đầu bài
b. Hoạt động :Luyện đọc
+ GV đọc mẫu cả bài
- HD HS giọng đọc, cách đọc
+ HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Chú ý các từ dễ sai : liền, nổi lên, lúa vàng gợn sóng, nặng nề, yên lặng.... 
* Đọc từng đoạn trước lớp
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Cả lớp đọc đồng thanh
c. Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài
- Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu ?
- Các bộ phận của cây đa ( thân, cành, ngọn, rễ ) được tả bằng những hình ảnh nào ?
- Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận cây đa bằng một từ 
- Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy cảnh đẹp nào của quê hương ?
d. Luyện đọc lại
- GV nhắc HS chú ý đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng những từ gợi tả gợi cảm
4. Củng cổ ,dặn dò 
- Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào ? ( Tác giả yêu cây đa, yêu quê hương, luôn nhớ tới kie niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương
5. Nhận xét tuyên dương 
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS nối nhau đọc bài
- Trả lời câu hỏi
+ Quan sát tranh minh hoạ
+ theo dõi SGK
+ HS nối nhau đọc từng câu
+ HS nối nhau đọc từng đoạn trong bài
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét bạn
+ HS đọc bài
- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. 
- Thân cây : là một toà cổ kính. Cành cây : lớn hơn cột đình. Ngọn cây : chót vót giữa trời xanh. Rễ cây : nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
- HS trả lời
- Tác giả thấy lúa vàng gợn sóng, đàn trâu lững thững ra về, bóng sừng trâu dưới ánh chiều....
+ 3, 4 HS thi đọc bài
Kể chuyện
Tiết 29 :Những quả đào.
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu .(BT1).
- Kể lại được từng đoạn cậu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2)
-Học sinh khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT3)
+ Giáo dục học sinh lòng nhân hậu, yêu thương bạn bè.
GDKNS : tự nhận thức; Xác định giá trị bản thân
II. Phương tiện dạy học
	GV : Bảng phụ viết ND tóm tắt 4 đoạn của câu chuyện
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. ổn đinh
2. Bài cũ : Kho báu.
- Gọi 3 HS lên bảng, và yêu cầu các em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Kho báu.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Khám phá
Treo tranh và đặt câu hỏi, kết hợp giới thiệu bài:
-Trong tiết kể chuyện này, các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Những quả đào.
- Ghi tên bài lên bảng. 
Kết nối
v Hoạt động 1: GV kể chuyện
Gv kể lần 1 và giới thiệu tác giả .
- Gv kể lần 2 kết hợp tranh .
- Gọi kể mẫu .
Thực hành
v Hoạt động 2: Học sinh kể
A) Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 ntn?
- Đoạn này có cách tóm tắt nào khác mà vẫn nêu được nội dung của đoạn 1?
- SGK tóm tắt nội dung đoạn 2 ntn?
- Bạn có cách tóm tắt nào khác?
- Nội dung của đoạn 3 là gì?
- Nội dung của đoạn cuối là gì?
- Nhận xét phần trả lời của HS.
B) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý 
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể.
- Tổ chức cho HS kể 2 vòng.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể.
- Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.
C) Kể lại toàn bộ nội dung truyện
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 5 HS, yêu cầu các nhóm kể theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, người ông, X ... ôi
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. Hoạt động 1 :HD tập chép
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn chép trên bảng 1 lần
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao viết hoa ?
* Chấm, chữa bài
- chấm 5, 7 bài
- nhận xét bài viết của HS
c. Hoạt động 2 : làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
4. Củng cổ ,dặn dò 
- GV nhận xét tiết học
- Những em viết sai viết lại cho đúng những chữ còn mắc lỗi trong bài chính tả.
5. Nhận xét tuyên dương 
- 3 HS lên bảng viết
- Cả lớp viết bảng con
+ HS theo dõi bảng
- 2, 3 HS đọc lại
- Những chữ cái đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa
- HS tập viết vào bảng con những chữ các em dễ viết sai 
+ HS chép bài vào vở
+ Điền vào chỗ trống s / x
- HS làm bài vào VBT
- 1 em lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
cửa sổ, chú sáo nhỏ, sổ lồng, trước sân, mèo mướp xồ tới, cành xoan.
Chính tả ( nghe - viết )
Tiết 58 :	Hoa phượng
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác bài Chính tả ,trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ .
-Làm được BT2(a,b) hoặc BTCT Phương ngữ do giáo viên soạn 
 - Giáo dục học sinh ý thức luyện viết chữ đúng đẹp.
II. Phương tiện dạy học
	GV : Bảng phụ viết ND BT2
	HS : VBT
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định 
2.Kiểm tra bài cũ
- Viết : xâu kim, chim sâu, cao su, đồng xu, củ sâm, xâm lược, .....
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. Hoạt động 1 nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài thơ
- Nêu nội dung bài thơ ?
+ Viết : lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực, ....
* GV đọc, HS viết bài
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. Hoạt động 2 : làm bài tập
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
4. Củng cổ ,dặn dò 
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu hS tự soát lại lỗi trong bài chính tả.
5. Nhận xét tuyên dương 
- 2 HS lên bảng viết
- cả lớp viết bảng con
+ HS theo dõi SGK
- 2, 3 HS đọc bài
- Bài thơ là lời của bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng
- HS viết bảng con
+ HS viết bài vào vở
+ Điền vào chỗ trống s hay x
- HS làm bài vào VBT
- 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
Toán
Tiết 141 : Các số từ 111 đến 200
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200
- Biết cách đọc ,viết các số từ 111 đến 200
- Biết cách so sánh các số từ 111 đên200
-Biết thứ tự các số từ 111 đến 200
Bài 1;Bài 2( a) ;Bài 3
II. Phương tiện dạy học:
- Các hình vuông biểu diễn trăm, chục và đơn vị. Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gv KT về đọc viết và so sánh số từ 101 đến 110.
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a)Giới thiệu bài : 
b)Hoạt động1:Giới thiệu các số từ 101 đến 200.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Để chỉ tất cả 1 trăm, 1 chuc, 1 đơn vị người ta dùng số một trăm mười một và viết là: 111
- Tương tự giới thiệu số 112, 115, ...
- Đọc các số vừa lập được.
c) Hoạt động 2: Thực hành.
* Bài 1: - Nêu KQ. Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2: Tượng tự bài 1.
* Bài 3:
- BT yêu cầu gì?
- Để điền dấu đúng ta làm gì?
- Ghi bảng: 123...124 và hỏi:
+ Hãysosánh chữ số hàng trăm của 2 số?
+ Hãysosánh chữ số hàng chục của 2 số?
+ Hãysosánh chữ số hàng ĐV của 2 số?
- Khi đó ta nói 123 nhỏ hơn 124 và viết 123 123.
- Tương tự yêu cầu HS làm các ý còn lại.
- Chấm bài, nhận xét.
4/ Củng cố ,dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
5/ Nhận xét tuyên dương 
- Hát
- Vài HS đọc viết và so sánh số.
- HS nhận xét.
- Có 1 trăm
- Có 1 chục và 1 đơn vị
- HS đọc
- Đồng thanh các số vừa lập được
- HS nêu miệng
- HS làm nháp- Đổi vở Kiểm tra bài cũ.
- Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm.
- So sánh các số với nhau
- Chữ số hàng trăm cùng là 1
- Chữ số hàng chục cùng là 2
- 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn hơn 3.
- HS đọc
- Làm bài vào vở
- 3 HS chữa bài
Toán
Tiết 143: So sánh các số có ba chữ số
I. Mục tiêu: 
-Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số ; 
-Nhận Biết thứ tự các số ( không quá 1000) ;Bài 1;Bài 2( a) ;Bài 3( dòng 1)
II. Phương tiện dạy học: 
Các hình vuông biểu diễn trăm, chục , đơn vị.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi: 221; 222; 223; .....; 230. Yêu cầu HS đọc số, viết số? Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) Giới thiệu bài : 
b)Hoạt động 1: So sánh 234 và 235.
- Gắn hình biểu diễn số 234 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông nhỏ?
- Gắn hình biểu diễn số 235 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông ?
- So sánh số hình vuông hai bên?
- 234 và 235 số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
- So sánh chữ số hàng trăm của 2 số?
- So sánh chữ số hàng chục của 2 số?
- So sánh chữ số hàng đơn vị của 2 số?
Vậy 234 234.
Tương tự với các phép so sánh khác.
c) Hoạt động 2: Kết luận.
- Khi so sánh các số có 3 chữ số ta bắt đầu so sánh từ hàng nào?
- Số có hàng trăm lớn hơn sẽ ntn so với số kia?
- Khi đó ta cần so sánh đến hàng chục không?
- Khi nào cần so sánh tiếp đến hàng chục?
- Nếu hàng trăm bằng nhau thì số có hàng chục lớn hơn sẽ ntn so với số kia?
- Nếu hàng chục của các số cần so sánh bằng nhau ta phải làm gì?
- Khi hàng trăm và hàng chục bằng nhau, số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ ntn so với số kia?
d) Hoạt động 3: Luyện tập.
* Bài 1: Nhận xét, cho điểm
* Bài 2: BT yêu cầu gì?
- Để tìm được số lớn nhất ta phải làm gì?ư
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3: Đếm theo dãy số vừa lập được?
4/ Củng cổ ,dặn dò :
Dặn dò: Ôn lại bài.
5/ Nhận xét tuyên dương 
- Hát
- HS đọc và viết số.
- Có 234 hình vuông
- có 235 hình vuông
- 234 hình vuông ít hơn 235 hình vuông .
- 234 bé hơn 235; 235 lớn hơn 234
- Chữ số hàng trăm cùng là 2
- Chữ số hàng chục cùng là 3
- 4 < 5
- 194 > 139; 199 < 215.
- Bắt đầu so sánh từ hàng trăm.
- Số có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn.
-Không cần so sánh tiếp.
- Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau.
- Số có hàng chục lớn hơn sẽ lớn hơn.
- Ta phải so sánh đến hàng đơn vị.
- Số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ lớn hơn.
- HS làm bài vào vở BT
- Nêu KQ
- Tìm số lớn nhất và khoanh vào số đó.
- Phải so sánh các số với nhau.
- HS làm bài vào phiếu HT: Số 695 là số lớn nhất vì có hàng trăm lớn nhất.
- HS tự làm bài
- HS đếm
- HS chơi theo cặp
+ HS 1: Nêu 2 số cần so sánh
+ HS 2: Nêu KQ
 Toán
Tiết 145: Mét
I. Mục tiêu:
- Biết mét là một đơn vị đo độ dài ,biết đọc ,viết kí hiệu đơn vị mét .
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài : đề xi mét ,xăngti mét
- Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản ; (Bài 1;Bài 2;Bài 4 )
II. Phương tiện dạy học:
- Thước mét, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ 
3/Bài mới:
a) Giới thiệu bài : 
b) Hoạt động 1: Giới thiệu mét( m)
- Đưa ra thước mét, chỉ cho HS vạch 0, vạch 100, nói: Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
- Vẽ đoạn thẳng dài 1mlên bảng, nói: Đoạn thẳng này dài 1mét
- Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt 
là : " m"
- Đoạn thẳng trên dài mấy dm?
GV: 1m = 10 dm
- 1 mét bằng bao nhiêu cm?
GV: 1m = 100 cm
b) Hoạt động 2: Luyện tập
* Bài 1:
- BT yêu cầu gì?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:- Đọc đề?
- Các phép tính có gì đặc biệt?
- Ta thực hiện ntn?
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3:
- Đọc đề?
- Cây dừa cao mấy mét?
- Cây thông cao ntn so với cay dừa?
- BT yêu cầu gì?
-Làm thế nào để tính được chiều cao của cây thông?
- Chấm bài, nhận xét.
4/ Củng cố ,dặn dò:
- Dùng thước mét đo chiều dài, rộng của bàn, ghế, lớp học...
- Dặn dò: Ôn lại bài.
5/ Nhận xét tuyên dương 
- Hát
- 10 dm
- Đọc: 1m = 10 dm
- 100 cm
- Đọc: 1m = 100 cm
- Điền số thích hợp vào ô trống
- HS làm vào phiếu HT
- Là phép tính với các đơn vị đo độ dài mét. Ta thực hiện như với STN sau đó ghi tên đơn vị vào KQ.
- HS làm bài vào vở
- Nêu KQ
- Cây dừa cao 8m
- Cây thông cao hơn cây dừa 5m.
- Tìm chiều cao của cây thông.
- Thực hiện phép cộng 8m và 5m.
 Bài giải
 Cây thông cao là:
 8 + 5 = 13( m)
 Đáp số: 13 m.
- HS thực hành đo.
Thủ công
Tiết 29 : Làm vòng đeo tay ( tiết1)
 I. Mục tiêu
- Biết cách làm vòng đeo tay .
-Làm được vòng đeo tay .Các nam làm vòng tương đối đều nhau .Dán ( nối ) và gấp được các nam thành vòng đeo tay .Các nếp gấp có thể chưa phẳng ,chưa đều.
Với HS khéo tay :
Làm được vòng đeo tay .Các nam đều nhau .Các nếp gấp phẳng.Vòng đeo tay có màu sắc đẹp
 II. Phương tiện dạy học
	GV : Mẫu vòng đeo tay bằng giấy, quy trình làm vòng đeo tay, giấy thủ công, kéo....
	HS : Giấy thủ công, kéo, hồ dán
 III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
a. Hoạt động1 : GV HD HS quan sát và nhận xét
+ GV giới thiệu mẫu vòng đeo tay
- Vòng đeo tay được làm bằng gì ?
- Có mấy màu ?
b. Hoạt động2 : GV HD mẫu
+ Bước 1 : Cắt thành các nan giấy : Lấy 2 tờ giấy thủ công khác màu nhau cắt thành các nan giấy rộng 1 ô
+ Bước 2 : Dán nối các nan giấy : dán nối các nan giấy cùng màu thành 1 nan giấy dài 50 ô đến 60 ô. Làm 2 nan như vậy
+ Bước  : Gấp các nan giấy : dán đầu của 2 nan như H1. gấp nan dọc đè lên nan ngang sao cho nếp gấp sát mép nan, lại gấp nan ngang đè lên nan dọc. Tiếp tục gấp theo thứ tự như trên cho đến hết 2 nan giấy. Dán phần cuối của 2 nan lại, được sợi dây dài
+ Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay : Dán 2 đầu sợi dây vừa gấp, được vòng đeo tay bằng giấy
4. Củng cổ ,dặn dò 
- Về nhà tập gấp lại vòng đeo tay
5. Nhận xét tuyên dương 
- GV nhận xét tiết học
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán
+ HS quan sát
- Vòng đeo tay được làm bằng giấy
- Có 2 màu
+ HS quan sát
+ HS tập gấp vòng đeo tay bằng giấy
	.
THỨ TỰ CÁC BƯỚC LÀM VÒNG ĐEO TAY 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan29-13- Đúng Chuẩn.doc