Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 20 - Hồ Hữu Trí

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 20 - Hồ Hữu Trí

Tập đọc-Tiết 58 , 59

ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

( CKTKN:29 ; SGK: 13 )

A-Mục tiêu: ( theo CKTKN )

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

-Hiểu nội dung bài: Con người chiến thắng thần gió, tức là chiến thắng thiên nhiên nhờ vào quyết tâm và lao động , nhưng con người sống nhân ái, hòa thuận với thiên nhiên.( trả lời được CH 1,2,3 HS khá giỏi trả lời được CH 5)

-Giao tiếp, ứng xử văn hóa

-Ra quyết định ; ứng phó ; giải quyết vấn đề.

-Kiên định.

B-Đồ dùng dạy học:

-GV: bảng phụ ghi từ,câu HDHS luyện đọc.

 

doc 35 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 20 - Hồ Hữu Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 09 tháng 01 năm 2012
Tập đọc-Tiết 58 , 59 
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
( CKTKN:29 ; SGK: 13 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN )
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
-Hiểu nội dung bài: Con người chiến thắng thần gió, tức là chiến thắng thiên nhiên nhờ vào quyết tâm và lao động , nhưng con người sống nhân ái, hòa thuận với thiên nhiên.( trả lời được CH 1,2,3 HS khá giỏi trả lời được CH 5)
-Giao tiếp, ứng xử văn hóa
-Ra quyết định ; ứng phó ; giải quyết vấn đề.
-Kiên định.
B-Đồ dùng dạy học: 
-GV: bảng phụ ghi từ,câu HDHS luyện đọc.
-HS: SGK
C-Các hoạt động dạy học: Tiết 1
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.KTBC: 
-KT 2 hs 
-Nhận xét,ghi điểm.
2.Bài mới :
a-Giới thiệu bài:
-Y/c hs nhận xét tranh ở bài đọc.
-Nêu: Hôm nay, các em sẽ đọc truyện Ông Mạnh thắng Thần Gió. Qua truyện này các em sẽ thấy con người đã quyết tâm và đã lao động thế nào trước thiên nhiên.
b-Luyện đọc:
-Đọc mẫu.
-Hướng dẫn HS đọc từ khó:về sau,sinh sống ,vững chãi,giận dữ,thỉnh thoảng.
-Cho HS đọc từng câu đến hết bài.
-Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi ( câu cuối đoạn 4).
-Hướng dẫn HS đọc đoạn trước lớp.
-HDHS đọc theo nhóm 4
-Cho thi đọc giữa các nhóm ( CN,từng đoạn)
-Nhận xét,tuyên dương
 Tiết 2
c-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+Nêu lần lượt các CH :
-Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?
-Ra quyết định ;Kiên định; ứng phó ; giải quyết vấn đề.
-Kể việc làm của ông Mạnh chống lại thần Gió?
-Hình ảnh nào chúng tỏ thần Gió phải bó tay?
-Ông Mạnh đã làm gì để thần Gió trở thành bạn của mình? 
-Giao tiếp, ứng xử văn hóa
-Ông Mạnh tượng trưng cho ai?-Thần Gió tượng trưng cho cái gì?
*GDHS: Biết sống thân thiện với thiên nhiên.
d-Luyện đọc lại:
-Hướng dẫn HS đọc theo vai.
-Cho 2 nhóm thi đọc.
-Nhận xét 
D.Củng cố-Dặn dò:
-Về nhà đọc lại bài, trả lời câu hỏi.
-Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét giờ học 
-Đọc và trả lời CH
-Lắng nghe.
-CN,ĐT
-Nối tiếp
-Cá nhân, đồng thanh.
-CN
-Luyện đọc trong nhóm
-Đại diện nhóm
-Bình chọn
+Trả lời CH
-Xô ông ngã lăn quay, cười ngạo nghễ
-Vào rừng lấy gỗ, cả 3 lần đều bị quật ngã
-Hình ảnh cây cối xung quanhvững chãi.
-Ông Mạnh an ủiThần Gió .đến chơi .
-Con người.-Thiên nhiên.
- 2 nhóm.
-Bình chọn
Thứ hai, ngày 09 tháng 01 năm 2012
Toán - Tiết 96 
 BẢNG NHÂN 3
( CKTKN: 66 ; SGK: 97 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Lập bảng nhân 3
-Nhớ được bảng nhân 3.
-Biết giải bài toán có 1 phép nhân ( trong bảng nhân 3)
-Làm được các BT1,BT2,BT3
B-Đồ dùng dạy học:
-GV: Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn,bảng cài
-HS: SGK
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: BT4/96
-KT việc làm BT của hs ; cho HS 1 nêu bài làm
-Nhận xét-Ghi điểm. 
2.Bài mới. 
1-Giới thiệu bài:Nêu MT bài học - Ghi tựa.
a-Hướng dẫn HS lập bảng nhân 3:
-Giới thiệu các tấm bìa.
-Lấy 1 tấm bìa gắn lên bảng: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn , 3 được lấy 1 lần , ta viết 3 x 1 = 3
-Lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn, tức là 3 được lấy 2 lần ,ta viết 3 x 2 = 6.
-Tương tự với 3 x 3 = 9
-Y/c hs nhận xét 3 phép nhân vừa lập , giúp hs nhận ra : Thừa số thứ hai tăng 1 thì tích tăng 3
- HDHS thuộc bảng nhân 3
c.Thực hành:
BT 1: Hướng dẫn HS làm vào SGK.
-Gọi 3 hs (TB,Y) trình bày KQ.
-Nhận xét 
-Nêu miệng
-Đọc lại
-Đọc lại
-Nêu nhận xét
-Học thuộc lòng bảng nhân 
-CN
-Nhận xét.
3 x 3 =9
3 x 5 = 15
3 x 9 = 27
3 x 8 = 24 3 x 1 = 3
3 x 4 = 12 3 x 10 = 30
3 x 2 = 6 3 x 6 = 18
BT 2:
-Gọi 2 hs đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích và tóm tắt và giải
-Gọi 1 hs lên bảng làm.
-Nhận xét :
-Lớp đọc thầm
-Nêu miệng
-Làm (CN) vào vở
-Nhận xét
Tóm tắt
Mỗi nhóm : 3 học sinh
10 nhóm : học sinh?
Giải
Số HS có tất cả là:
3 x 10 = 30 (HS)
 ĐS: 30 Hs
BT 3:
-Gọi 1 hs đọc y/c
- Hướng dẫn HS làm vào SGK
-Gọi 1 hs (TB,Y) trình bày
-Nhận xét (Thứ tự : 12, 15,18, 21, 24, 27, 30.)
D.Củng cố-Dặn dò:
-Gọi HS đọc bảng nhân 3.
-Về nhà xem lại bài
-Chuẩn bị bài tiếp theo
 -Nhận xét giờ học
-CN
-Nhận xét.
-CN
Thứ ba, ngày 10 tháng 01 năm 2012
Toán - Tiết 97
LUYỆN TẬP
( CKTKN :66 ;SGK: 98)
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Thuộc bảng nhân 3.
-Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 3)
-Làm được các BT1,BT3,BT4.
B-Đồ dùng dạy học : 
-GV: Bảng lớp ghi n/d BT1
-HS: SGK
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.KTBC: Bảng nhân 3
-Gọi 2 hs đọc thuộc lòng bảng nhân 3
-Nhận xét-Ghi điểm. 
2.Bài mới. 
a.Giới thiệu bài: 
 Nêu mục tiêu bài học- Ghi tựa.
b-Luyện tập:
BT 1:
- Hướng dẫn HS làm vào SGK
-Gọi 1hs lên bảng làm.
-Nhận xét
-Đọc thuộc lòng
-CN
-Nhận xét
-Sửa bài
BT 3: 
-Gọi 1 hs đọc đề bài .
-Hướng dẫn HS tóm tắt và giải
-Gọi 1 hs lên bảng làm
-Nhận xét,sửa
-Nêu miệng
-Làm CN vào vở.
-Nhận xét, bổ sung. 
Tóm tắt
Mỗi can : 3 lít.
5 can :  lít?
Giải
Số dầu ở 5 can đựng là:
3 x 5 = 15 (lít)
ĐS: 15 lít
BT 4: 
-Gọi 2 hs đọc đề bài
-Hướng dẫn HS làm tóm tắt và giải
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm
-Nhận xét
Giải
Số kg gạo 8 túi có tất cả là
3 x 8 = 24 kg
Đáp số : 24 kg
D.Củng cố-Dặn dò:
-HDHS về làm BT2/98
-Về nhà xem lại bài
 -Chuẩn bị bài tiếp theo.
 -Nhận xét giờ học
-Làm CN vào vở.
-Nhận xét.
Thứ ba, ngày 10 tháng 01 năm 2012
Chính tả (Nghe, viết )- Tiết 39 
GIÓ
( CKTKN:30; SGK:16)
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN )
- Nghe, viết chính xác bài CT, biết trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ .
-Làm được BT2a, BT3a.
B-Đồ dùng dạy học: 
-GV: Viết sẵn BT2a ở bảng lớp.
-HS: VBT
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS chọn từ đúng : 
a. bàn tay b. bàng tay
-Nhận xét 
2.Bài mới.
a-Giới thiệu bài: 
Nêu mục đích yêu cầu tiết học- Ghi tựa.
b-Hướng dẫn viết chính tả:
-Đọc mẫu lần 1
+Nêu những hoạt động của gió?
+Bài viết có mấy khổ thơ? Mỗi khổ có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ? ( gọi hs TB,Y)
+Những chữ nào có dấu hỏi,dấu ngã? ( gọi hs TB,Y)
-HDHS luyện viết từ khó: gió,rất xa, quả
-Đọc mẫu lần 2
-Đọc cho hs viết.
-HDHS dò lỗi
-Chấm bài 5-7 bài.
c-Hướng dẫn làm BT:
BT2 a: 
-Gọi 1 hs đọc y/c
-Hướng dẫn HS nắm nghĩa từ cần làm
-Gọi 1 hs lên bảng sửa
-Nhận xét : 
 - sen , xen 
 - súng , xúng 
BT 3a: 
-Hướng dẫn HS làm ở bảng con 
-Nhận xét: xuân, sương 
D.Củng cố-Dặn dò:
-Phát bài chấm,nhận xét
-HDHS sửa lỗi phổ biến.
-Nhận xét giờ học
-Về nhà luyện viết thêm
-Chuẩn bị bài tiếp theo. 
-Chọn a
-2 em đọc lại.
+Cù mèo mướp, rủ ông mật đếntrèo na.
+2 khổ, 4 câu, 7 chữ.
+rủ, ở, khẽ, cũng,bẩy,
-Bảng con.
-Dò theo
-Viết vở.
-Đổi vở
-Làm vào vào VBT theo nhóm 2
-Nhận xét
-CN
Thứ ba, ngày 10 tháng 01 năm 2012
Kể chuyện-Tiết 20 
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
( CKTKN:30; SGK: 15)
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện.(BT1)
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trinh tự
-HS khá ,giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2) ;đặt được tên khác cho câu chuyện.
-Giao tiếp
-Ra quyết định; giải quyết vấn đề.
-Kiên định.
B-Đồ dùng dạy học: 4 tranh minh họa câu chuyện trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: Chuyện bốn mùa.
-KT 4 hs 
-Nhận xét-Ghi điểm. 
2.Bài mới. 
a-Giới thiệu bài:
Nêu : Hôm nay các em sẽ tập kể lại câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió – Ghi tựa.
b-Hướng dẫn HS kể: 
BT1: Xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện
-Ra quyết định; giải quyết vấn đề.
-Gọi 1 hs đọc y/c
-Hướng dẫn HS quan sát ,nhận xét từng tranh để sắp xếp theo trình tự câu chuyện.
-Gọi HS nêu thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện.
-Nhận xét chốt lại : 4-2-3-1
BT2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Giao tiếp, 
-Hướng dẫn HS kể 
-Cho 2 em thi kể (K,G)
-Nhận xét.
BT3:Đặt tên khác cho câu chuyện
-Ra quyết định; giải quyết vấn đề.
-Gợi ý cho HS đặt tên khác cho câu chuyện.
-Chốt lại :Thần Gió và con người/Chiến thắng thần Gió/Ai thắng ai?
D.Củng cố -Dặn dò:
-Về nhà tập kể lại câu chuyện
-Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học 
-4 em kể 4 đoạn.
-Quan sát,nhận xét theo nhóm 2
-Đại diện nhóm trình bày. 
-Nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi;tập kể trong nhóm
-Lớp bình chọn
-Thảo luận nhóm theo n/d câu chuyện để đặt và trình bày
Thứ tư , ngày 11 tháng 01 năm 2012
Tự nhiên và xã hội -Tiết 20
AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
( CKTKN: 88 , SGK: 42 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
-Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông.
-HS khá ,giỏi : Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy , ô tô ,thuyền bè.
-Kĩ năng kiên định;
-Tư duy phê phán;
-Kĩ năng làm chủ bản thân
B-Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ :
-Y/c hs kể tên các loại đường giao thông, những phương tiện nào đi trên loại đường đó. 
-Nhận xét.
2. Bài mới:
a-Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài An toàn khi đi các phương tiện giao thông - Ghi tựa
b.Các hoạt động :
Hoạt động 1: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
-Kĩ năng kiên định;-Tư duy phê phán;
-Hướng dẫn HS quan sát tranh trang 42.
+Tranh vẽ gì?Điều gì có thể xảy ra? 
+Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
+Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ? ( gọi hs K,G)
*Kết luận: Để đảm bảo an toàn khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ôtô, tàu bè ,..; không bám ở cửa ra vào, không thò đầu ra ngoàikhi tàu, xe đang chạy.
Hoạt động 2: Biết một số quy định khi đi các phương tiện giao thông.
-Tư duy phê phán;-Kĩ năng làm chủ bản thân
-HDHS quan sát tranh trang 43.
+Tranh 4: Hành khách đang làm gì? Họ đứng gần hay xa mép đường?
+Tranh 5: Hành khách đang làm gì? Lúc ấy ôtô thế nào?
+Tranh 6: Hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khách phải thế nào khi ở trên ôtô?
+Tranh 7: Hành khách đang làm gì? Họ xuống xe đúng quy định chưa?
*Kết luận: Khi đi xe buýt, phải chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường. Đợi xe dừng hẳn mới lên xe. Không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài khi xe đang chạy. Khi xe dừng hẳn mới xuốn ...  Tiết 20
Chữ hoa Q
( CKTKN: 30 ; SGK: )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
Viết đúng chữ hoa Q ( 1 dòng theo cỡ chữ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ) ;chữ và câu ứng dụng ( 1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ) , Quê hương tươi đẹp ( 3 lần ).
B-Đồ dùng dạy học: 
-GV: Mẫu chữ viết hoa Q. Viết sẵn cụm từ ứng dụng ở bảng lớp.
-HS : Vở TV , bảng con
C-Các hoạt động dạy học: 
Giáo viên
Hocj sinh
1.KTBC:
-Cho HS viết chư hoa P, Phong.
-Nhận xét 
-Bảng con 
2.Bài mới. 
a-Giới thiệu bài: 
Nêu :Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em viết chữ hoa Q - Ghi bảng. 
b-Hướng dẫn viết chữ hoa: 
-Đính chữ mẫu lên bảng.
+Chữ hoa Q cao mấy ô li? Gồm mấy nét
-Nhận xét chốt lại: Có 2 nét: 1 nét cong kín (giống chữ O), 1 nét lượn ngang giống dấu ngã lớn.
-Quan sát.
+5 ô li ;2 nét
-Hướng dẫn cách viết.
-Quan sát.
-Viết mẫu lên bảng và nêu quy trình viết.
-Quan sát.
-Hướng dẫn HS viết.
-Bảng con.
c-Hướng dẫn cách viết câu ứng dụng:
-Giới thiệu câu ứng dụng.
-Giải nghĩa cụm từ ứng dụng: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương
-Y/C HS nhận xét về độ cao các con chữ .của câu ứng dụng: Quê hương tươi đẹp.
-Nhận xét
-Viết mẫu : Quê
-HDHS luyện viết ở bảng con
-Nhận xét,uốn nắn.
- 2 em đọc.
-Thảo luận nhóm4 - Đại diện trả lời.
- Nhận xét.
-Quan sát.
d-Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
Hướng dẫn HS viết theo thứ tự:
-1dòng chữ Q cỡ vừa.
-2 dòng chữ Q cỡ nhỏ.
-1dòng chữ Quê cỡ vừa.
-1 dòng chữ Quê cỡ nhỏ.
-3 lần câu ứng dụng.
-Viết vào vở.
-Chấm bài 5-7 bài. 
-Nhận xét.
D.Củng cố -Dặn dò:
-HDHS về nhà luyện viết thêm
-Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
Thứ năm, ngày 12 tháng 01 năm 2012
Toán - Tiết 99 
 LUYỆN TẬP
( CKTKN : 66 ; SGK : 100)
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Thuộc bảng nhân 4 qua thực hành tính và giải bài toán.
-Biết tính giá trị biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản.
-Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 4)
-Làm đượ BT1(a),BT2,BT3.
B-Đồ dùng dạy học :
 SGK
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ :
-Cho 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
-Nhận xét-Ghi điểm. 
2.Bài mới
a-Giới thiệu bài: 
 Nêu mục tiêu bài học - Ghi tựa.
b.Luyện tập:
BT 1(a):
-Hướng dẫn HS làm vào SGK.
-Gọi 3 hs ( TB,Y) lên bảng làm.
-Nhận xét
-CN
-Nhận xét
4 x 4 = 16
4 x 5 = 20
4 x 8 = 32
4 x 9 = 36
4 x 2 = 8
4 x 7 = 28
4 x 6 = 24 
4 x 10 = 40
4 x 1 = 4
BT 2: 
-Gọi 1 hs đọc y/c và mẫu.
-Hướng dẫn HS làm vào SGK ( giúp hs nắm cách làm : nhân rồi cộng)
-Gọi 3 hs lên bảng sửa 
-Nhận xét 
a- 4 x 8 + 10 = 32 + 10
 = 42
b- 4 x 9 + 14 = 36 + 14
 = 50
c- 4 x 10 + 60 = 40 + 60
 = 100
-Làm nhóm 2. 
-Nhận xét.
-Sửa bài
BT 3:
-Gọi 2 hs đọc đề bài
- Hướng dẫn HS tóm tắt và giải
-Gọi 1 hs lên bảng làm.
-Nêu miệng
-Làm CN vào vở.
Tóm tắt
Mỗi HS : 4 quyển
5 HS : quyển?
Giải
Số sách 5 em mượn là:
 4 x 5 = 20 (quyển)
 ĐS: 20 quyển.
-Nhận xét, bổ sung.
-Sửa bài
D-củng cố-Dặn dò:
-HDHS về làm BT4
-Về nhà học thuộc bảng nhẫn
-Nhận xét tiết học
Thứ năm, ngày 12 tháng 01 năm 2012
Chính tả (Nghe- viết) - Tiết 40 
MƯA BÓNG MÂY
( CKTKN : 30 ; SGK :20)
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Nghe- viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài.
-Làm được BT2b
B-Đồ dùng dạy học: 
-GV: Ghi sẵn nội dung bài tập 2a ở bảng lớp.
-HS: VBT
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ :
-Cho HS chọn từ đúng : 
 a.hoa sen, giọt sương b. hoa xen , giọt sương
-Nhận xét 
2.Bài mới
a-Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của bài – Ghi tựa.
b.Hướng dẫn HS nghe- viết:
-Đọc toàn bộ bài thơ.
+Mưa bóng mây có điểm gì lạ?
+Bài thơ có mấy khổ, mỗi khổ có mấy dòng thơ, mỗi dòng có mấy chữ? ( gọi hs TB,Y)
-Luyện viết từ khó: Y/C hs tìm và viết các chữ có vần ươi ,ươt,oang trong bài CT.
-Nhận xét.
-Đọc mẫu lần 2
-Đọc cho hs viết
-Hướng dẫn HS dò lỗi.
-Chấm 5-7 bài.
c-Hướng dẫn làm bài tập:
BT2b:
-Đọc y/c và n/d ( trọn tiếng)
- Hướng dẫn HS làm theo nhóm 2
-Gọi 1 hs lên bảng sửa.
-Nhận xét:
Chiết cành, chiếc lá.
Nhớ tiếc, tiết kiệm.
Hiểu biết, xanh biếc.
D.Củng cố -Dặn dò:
-Phát bài chấm ,nhận xét.
-HDHS sửa lỗi phổ biến
-Về nhà sửa lỗi
- Chuẩn bị bài sau 
-Nhận xét giờ học 
-Chọn a
-2 HS đọc lại.
+Thoáng qua rồi tạnh ngay, không làm ướt tóc ai.
+3 khổ, 4 dòng, 5 chữ.
-Bảng con.
-Viết bài vào vở
-Đổi vở dò lỗi.
-Làm ở VBT
-Nhận xét,bổ sung
-Sửa bài
Thứ sáu, ngày 13 tháng 01 năm 2012
 Toán - Tiết 100 
 BẢNG NHÂN 5
( CKTKN: 67 ; SGK : 101 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Lập được bảng nhân 5.
-Nhớ được bảng nhân 5.
-Biết giải bài toán có 1 phép nhân ( trong bảng nhân 5)
-Biết đếm thêm 5.
-Làm được BT1,BT2,BT3.
B-Đồ dùng dạy học: 
-GV:Các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn.
-HS: SGK 
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ :
-Cho HS trình bày KQ làm BT4/100
-Cho 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
-Nhận xét-Ghi điểm. 
2.Bài mới. 
a.Giới thiệu bài: 
 Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
b.Hướng dẫn HS lập bảng nhân 4:
-Giới thiệu các tấm bìa.
-Nêu và thao tác : (Lấy 1 tấm bìa gắn lên bảng ) Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa, tức là 5 được lấy 1 lần ta viết:
5 x 1 = 5.
+Đính 2 tấm bìa,nêu: Mỗi tấm có 5 chấm tròn,ta lấy 2 tấm bìa, tức là 5 được lấy 2 lần, ta viết 5 x 2 = 10.
 +Tương tự với 5 x 3 = 15
-HDHS lập và học thuộc lòng bảng nhân 5.
c.Thực hành:
BT 1: 
-Hướng dẫn HS làm vào SGK ; gọi 3 hs ( TB,Y) lên bảng làm.
-Nhận xét ,sửa.
-Nêu : chọn c
-2 em đọc học thuộc lòng bảng nhân 4.
-Lặp lại .
-Đọc đồng thanh.
-CN
-Nhận xét.
BT 2: 
-Gọi 2 HS đọc đề 
-Hướng dẫn HS tóm tắt và giải
-Gọi 1 hs lên bảng làm .
-Nhận xét
-Làm CN vào vở
-Nhận xét.
-Sửa bài
Tóm tắt
Mỗi tuần : 5 ngày.
4 tuần :.. ngày?
Giải
Số ngày mẹ đi làm trong 4 tuần là:
5 x 4 = 20 (ngày)
ĐS: 20 ngày.
BT 3: 
-Gọi 1 hs đọc y/c
-HD HS làm vào SGK ; gọi 1 hs lên bảng làm 
-Nhận xét : 5, 10, 15, 20, 25, 30,35,40,45,50
D.Củng cố-Dặn dò:
-Cho 2 hs đọc thuộc lòng bảng nhận 5
-Về nhà học thuộc lòng bảng nhân 5
-Chuẩn bị bài sau.
 -Nhận xét giờ học
-Làm CN.
-Nhận xét, bổ sung.
-Sửa bài
Thứ sáu, ngày 13 tháng 01 năm 2012
Tập làm văn - Tiết 20 
 TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
( CKTKN: 30 ;SGK: 21 )
A-Mục tiêu: ( theo CKTKN)
-Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn ( BT1).
-Dựa vào gợi ý, viết được một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu ) nói về mùa hè.
( BT2)
B-Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi bài giải của BT2
-HS: SGK,VBT
C- Các hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
-Cho 2 HS thực hành lại BT 1.
-Nhận xét-Ghi điểm. 
2.Bài mới. 
a-Giới thiệu bài: 
Nêu : Tiết TLV hôm nay sẽ tập cho các em tả ngắn về bốn mùa – Ghi tựa. 
b-Hướng dẫn làm bài tập:
BT 1 ( miệng ):
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
-Y/C cả lớp đọc bài “Xuân về”
+Những dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến?
+Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách nào ( nhìn,nghe hay ngửi )?
-Nhận xét.
BT 2 ( viết):
-Gọi 1 hs đọc y/c và gợi ý.
- Hướng dẫn HS làm (theo nhóm 4 ): Trả lời thành câu ,đủ ý .Ghi các câu thành đoạn văn ngắn.( Không xuống dòng ,không ghạch đầu dòng ở mỗi câu trả lời)
-Cho hs ( K,G) trả lời trước lớp.
-Nhận xét,uốn nắn.
-Cho hs làm vào VBT ( theo nhóm 2) và trình bày.
-Nhận xét,uốn nắn; cho lớp xem bài giải ( chẳng hạn):
 Mùa hè bắt đầu từ tháng 4. Vào mùa hè, mặt trời chói chang, thời tiết rất nóng. Nhưng nắng mùa hè làm cho trái ngọt, hoa thơm. Được nghỉ hè chúng em tha hồ đọc truyện, đi chơi, lại còn được bố mẹ chở đi thăm ông bà. Mùa hè thật là thích.
D.Củng cố -Dặn dò:
-Hướng dẫn cách viết một đoạn văn ngắn .
-Về nhà làm lại bài.
-Chuẩn bị bài sau .
Nhận xét giờ học.
-2 em thực hiện :Chào và giới thiệu –Đáp lời của bạn
-1 em đọc to ,lớp đọc thầm.
+Mùi hương của các loài hoa, không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo. Cây cối cởi bỏ những lớp áo già đen thủi
+Ngửi( mùi hương thơm của hoa, không khí.)
+Nhìn ( mặt trời, cây cối đang thay màu áo mới)
-Theo dõi.
-Làm miệng .
-Làm vào VBT , 3 em đọc bài làm của mình. 
-Nhận xét.
-Đọc lại (CN)
Thứ sáu, ngày 13 tháng 01 năm 2012
Âm nhạc - Tiết 20 
Ôn tập bài hát TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG
( CKTKN : 95 ; SGK: )
A-Mục tiêu :( theo CKTKN)
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
-Biết vỗ tay đệm theo bài hát.
-Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản
-HS có năng khiếu : Biết gõ đệm theo phách ,theo nhịp.
B-Chuản bị :
-GV: Thanh phách
-HS: Tập bài hát.
C-Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.KTBC:
-Cho 2 hs hát và vỗ tay đệm theo bài hát Trên con đường đến trường.
-Nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Nêu MT bài học.
-Ghi tựa.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát.
-Chia hs theo nhóm 6.
-Làm mẫu ;Gõ đệm theo phách
-Cho hs tập hát và vỗ tay đệm theo phách.
-Cho các nhóm lần lựơt lên trình bày. 
-Nhận xét ,uốn nắn cho các nhóm trình bày chưa hợp lý,tuyên dương các nhóm trình bày hợp lý,hay.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp.
-HD mẫu 
-HDHS thực hiện từng câu hát.
-Cho 2,3 hs thực hiện
-Nhận xét,uốn nắn.
Hoạt động 3: Trò chơi Đọc theo tiết tấu bài hát.
-Giới thiệu một số bài thơ 5 chữ ( Đi học đều , Mưa bóng mây)
-Làm mẫu
-HDHS thực hiện.
-Cho chơi theo dãy.
Nhận xét,uốn nắn.
D.Củng cố-Dặn dò:
-Cho hs hát và vỗ tay đệm theo phách.
-Nhận xét tiết học.
-Về tiếp tục ôn lại bài hát.
-2 em thực hiện.
-Theo dõi
-Tập luyện trong nhóm chuẩn bị trình bày.
-Theo dõi
-Cả lớp.
-Nhận xét
-Theo dõi
-Cả lớp.
-Tiến hành chơi
-Cả lớp
Thứ sáu, ngày 13 tháng 01 năm 2012
SINH HOẠT LỚP (TUẦN 20)
1.Kiểm điểm tình hình trong tuần: 
 - Hăng hái tích cực phát biểu  
 - Viết bài,làm bài ở nhà: ..
 -Mang sách,vở ,dụng cụ học tập theo TKB:.
 - Lễ phép với thầy ,cô,nhân viên trong trường,với khách đến thăm lớp:...
 - Chuyên cần :
 -Giữ vệ sinh thân thể:.
 - Học tập: .
 -Nề nếp đạo dức :..
 -Trực nhật :.
 -Ra vào lớp :.
 -Giữ gìn sách,vở: ...
 2.Phương hướng tuần 21 : Thực hiện chủ điểm Em là trò ngoan
 - Thực hiện theo hướng dẫn của thầy trong học tập cũng như trong các hoạt động khác ở trường.
 -Rèn luyện chữ viết theo mẫu 
 -Đi học đều
 - Giữ vệ sinh thân thể
 -Làm tốt nhiệm vụ trực nhật.
 -Giữ lớp luôn sạch,không có rác.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_20_ho_huu_tri.doc